K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 7 2022

Mọi người giúp e đg cần gâpd

1 tháng 8 2022

          

30 tháng 7 2022

Mở đoạn:

Dẫn dắt, giới thiệu quê em mình

Vd: có thể dẫn từ một dịp mình được về quê và chứng kiến cảnh đẹp đó, một việc gì đó khiến mình nhớ lại quê hương của mình,.v..v.

Thân đoạn:

Bắt đầu tả khái quát cảnh vật:

Đầu tiên là giới thiệu bao quát quê của mình ở đâu, nhà mình, liệt kê ra những đặc điểm nổi bật ở quê mình. (liệt kê)

Thứ 2: Tả chi tiết cảnh:

- Tả con sông: 

Vd: Con sông quê em chính là người bạn không bao giờ nói nhưng khi buồn, em lại cảm nhận được chị ấy đang an ủi em (nhân hóa)

+ Vào thời gian mùa hạ, trưa nắng thì ông mặt trời chiếu xuống những giọt nước đang xô đẩy nhau trong lòng chị khiến chị trở nên lấp lánh như kim cương vậy (so sánh). 

- Tả núi non, làng xóm (nếu ở quê mình có hoặc muốn thêm vào).

Thứ 3: Nêu lên suy nghĩ, tình cảm của mình dành cho sông nước ở quê:

- Cảm thấy rất thích sông nước ở quê, nhờ có những hiện vật như vậy mới khiến cho bức tranh làng quê thêm đẹp. 

- Sông nước sống mãi với thời gian, với cuộc đời của từ thế hệ trước đến thế hệ sau và vô cùng ý nghĩa, nó luôn chiếm một phần trong trái tim em. (câu ghép)

Kết đoạn:

Khẳng định lại vẻ đẹp của quê hương mình, tình cảm sâu sắc mình dành cho quê hương.

30 tháng 7 2022

 Từ hồi về thành phố 

   Quen ánh điện cửa gương

   Vầng trăng đi qua ngõ 

    Như người dưng qua dường

Phân tích tác dụng:

vầng trăng " tức chỉ cảnh đẹp thiên nhiên", người dưng "người lạ không quen biết".

Ý chỉ ở đây là muốn gợi đến sự vô tâm, hời hợt của những con người thành phố đối với cảnh đẹp thiên nhiên, họ không còn một trái tim biết rung cảm trước vẻ đẹp kỳ diệu ấy. Với họ chỉ có công việc.

Tác dụng của việc sử dụng BPTT hoán dụ: làm cho cách diễn đạt hiện ra một cách trữ tình, sâu sắc dù mang ý phê phán chê bai. Đồng thời, câu thơ còn được thêm gợi cảm, mang giá trị cao về cảm xúc lẫn hình ảnh/chất thơ.

30 tháng 7 2022

Câu 2:

Những hình ảnh: con đường, hơi cỏ vương, hương đồng, hoa dại, đám lúa, nương sắn, ao rêu, nắng hè, mưa lụt.

Những BPTT: nhân hóa, so sánh, điệp ngữ.

Yếu tố tự sự có vai trò kể lại cảm nhận, suy nghĩ của con đường với những gì liên quan đến quê làng. Yếu tố miêu tả giúp cho yếu tố tự sự thêm sâu sắc, hay hơn. Từ đó, bài thơ thêm sự gợi hình gợi cảm, hấp dẫn người đọc.

Câu 3:

Nội dung xuyên suốt là bày ra suy nghĩ của con đường quê với thời gian quá khứ đến hiện tại. Từ đó, cái suy nghĩ ấy cũng là đang bộc lộ suy nghĩ của tác giả, con đường cũng chính là tác giả.

Câu 4:

Bộc lộ tâm trạng yêu quê hương, cảm xúc tràn đầy sự thương mến với quê nhà, nỗi niềm lo lắng mùa màng quê mình. Bên cạnh đó còn là tình quê ở buổi hẹn hò làm tác giả hết cái buồn khi đau đáu với cái nắng hè.

Câu 5:

Bài thơ: Nẻo đường quê em, Trên những nẻo đường quê tôi!.

Câu 6:

Nhận thức: quê nhà là nơi thân thuộc nhất với mình, là con đường giúp em vững vàng bước vào đời.

Thái độ: càng cảm thấy yêu thương quê mình hơn xiết bao, dù cho có đi đâu và làm gì thì hình ảnh quê hương vẫn luôn ở trong trái tim em không bao giờ phai nhòa. Em sẽ cố gắng học thật giỏi, cống hiến cho quê nhà mai này thêm tươi đẹp.

- Chị Dậu

+ Số phận

Có hoàn cảnh đáng thương : nghèo, không có gì để ăn, món nợ sưu nhà nước vẫn chưa trả, a Dậu ốm, tính mạng bị đe doạ

+ Phẩm chất

- Tình yêu thương chồng, chu đáo, quan tâm yêu thương, động viên chồng

- Nhún nhường hạ thấp mình, chịu đựng, nỗi đau về tinh thần và thể xác

+ Sức phản kháng của chị Dậu

- Lúc đầu tha thiết van xin 

- > Tư thế của kẻ bề dưới

- Biết không thể van xin nên chuyển sang đấu lí

-> Tư thế ngang hàng

- Đấu lực -> Tư thế của kẻ bề trên 

=> Mộc mạc, hiền dịu, đầy vị tha, sống khiêm nhường, biết nhẫn nhục chịu đựng nhưng không hề yếu đuối -> Là điển hình xuất sắc của ng phụ nữ trong xh phong kiến xưa

29 tháng 7 2022

BPTT: So sánh (là chùm khế ngọt)

Tác dụng: Giúp cho câu thơ trở nên giàu sức gợi hình gợi cảm, giàu hình ảnh.

Cho thấy vai trò của quê hương đối với mỗi người. Quê hương luôn là điều tuyệt vời, ngọt ngào nhất với tuổi thơ, cũng là nơi để ta trở về sau mỗi lần phong ba sau này. 

29 tháng 7 2022

Ý em là viết thân bài và kết bài cho đoạn thơ?

Gợi ý cho em các ý:

Thân bài:

"Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan.''

Khái quát khung cảnh của đêm trăng vàng lung linh:

+ ''Đêm vàng bên bờ suối'': Đêm trăng vàng yên bình, lung linh, ánh trăng chiếu vàng rọi bóng cây, xuống sông suối, phản chiếu hình ảnh hùng dũng của ''chúa Sơn Lâm''

+ Đại từ ''ta'' thể hiện sự oai linh của hổ

+ ''say mồi'': Hổ say mê với men chiến thắng khi mà nó còn tự do, là chúa của muôn loài. 

+ Bptt ẩn dụ chuyển đổi cảm giác ''uống ánh trăng tan'' khiến cho anh trăng càng thêm lộng lẫy, mênh mông, rộng lớn

''Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới.''

Những ngày mưa ở rừng già: 

+ ''những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn'': Những ngày mưa rừng già rộng lớn đã khiến cho muôn loài sợ hãi, lẩn tránh nhưng với hổ thì vẫn rất bình thản, thư thái.

+ ''lặng ngắm'': sự trầm lặng và thư thái ngắm nhìn khu rừng của hổ, như một nốt trầm mặc trong bản hùng ca rừng già. 

+ ''giang sơn đổi mới'': hổ ngắm khu rừng nơi nó là loài đứng đầu đổi mới từng chút một. Một thời uy nghiêm của hổ nay đã không còn mà chỉ còn chuỗi ngày cô độc trong cũi sắt. 

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

Sau cơn mưa, trời lại sáng: 

+ Sau những ngày mưa rừng u tối, rừng lại về những ngày trong trẻo, yên bình ''nắng gội'' để muôn loài lại trở lại cuộc sống. 

+ ''bình minh cây xanh'': Khung cảnh bình yên, thơ mộng sau cơn mưa, khi mặt trời vừa lên trên rừng già, khởi đầu của một cuộc sống yên bình với muôn loài. 

+ ''tiếng chim ca'', ''tưng bừng'': không khí vui tươi, náo nhiệt của các loài chim đã khiến cho hổ cảm thấy khoan khoái và chìm vào giấc ngủ mà nó thấy thoải mái nhất. 

Cảm nhận của em về toàn bộ đoạn thơ?

Kết bài:

Tình cảm của hổ đối với rừng là gì?

Qua đó, có thể hiện sự đối lập với cuộc sống hiện tại của hổ không?

_mingnguyet.hoc24_

30 tháng 7 2022

em cảm ơn nhayeu

29 tháng 7 2022

Gợi ý cho em các ý để em viết nhé:

Mở bài: Nêu lên vấn đề cần bàn luận: (Ví dụ: Tình trạng nghiện game online là một hiện tượng đáng lo ngại đối với nhiều người hiện nay..)

Thân bài:

Bàn luận: 

Nêu khái niệm nghiện game online?

Tác hại của nghiện game online:

+ Gây hại cho mắt, sức khỏe...

+ Làm giảm chất lượng học tập

+ Làm suy thoái đạo đức

...

Dẫn chứng:

Ví dụ: Nghiện game dẫn đến túng thiếu tiền bạc, đi cướp, trộm để có tiền chơi game...

Mở rộng vấn đề:

Nghiện game online khác với chơi game để giải trí

Bản thân em có hay chơi game để giải trí không?

Em sẽ làm gì để ngăn chặn tình trạng nghiện game online?

Kết bài.

Bày tỏ một lần nữa quan điểm của em về vấn đề nghiện game online. 

_mingnguyet.hoc24_

29 tháng 7 2022

Gợi ý cho em các ý để em viết nhé:

Mở bài: Nêu lên vấn đề cần bàn luận: (Ví dụ: Bạo lực gia đình là vấn đề được mọi người cũng như xã hội lên án...)

Thân bài:

Bàn luận:

Khái niệm bạo lực gia đình là gì?

Nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình là:

+ Do mâu thuẫn về tiền bạc, tình cảm

+ Do nghi ngờ giữa các thành viên

+ Do áp lực ngoài xã hội

...

Tác hại của bạo lực gia đình:

+ Làm tình cảm của các thành viên rạn nứt

+ Làm ám ảnh tâm lí của các thành viên, nhất là con trẻ

+ Khiến cho đạo đức của người bạo hành đi xuống

...

Dẫn chứng:

Ví dụ: Bé V.A 8 tuổi ở Tp HCM bị bố và mẹ kế bạo hành dẫn đến tử vong...

Mở rộng vấn đề:

Trái với bạo lực gia đình là gì?

Em sẽ làm gì để ngăn chặn bạo lực gia đình? 

Kết bài.

Bày tỏ một lần nữa bày tỏ quan điểm của em về vấn đề bạo lực gia đình. 

_mingnguyet.hoc24_