K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 10 2019

Môi trường giáo dục là nơi đào tạo những lớp người có tri thức để phục vụ xã hội. Thế hệ trẻ là tương lai của đất nước, là giường cột của nước nhà. Môi trường giáo dục lành mạnh là điều kiện tiên quyết để đào tạo thế hệ trẻ trở thành những công dân tốt có tài năng, đạo đức. Trường học là nơi rèn đức, luyện tài, trang bị kiến thức cho học sinh. Trong môi trường này, học sinh phải biết về trách nhiệm và nghĩa vụ của bản thân đối với thầy cô, bạn bè và các mối quan hệ khác.

Vậy thực trạng văn hoá học đường ngày nay như thế nào? Phần lớn thế hệ trẻ trong nhà trường hiện nay có kiến thức rất rộng, nhanh nhạy trong nắm bắt thông tin có sức khoẻ tốt, tinh thần cầu thị trong học tập, khả năng ứng dụng những kiến thức học vào thực tiễn cao, quý trọng thầy cô, đoàn kết với bạn bè sống có kỷ cương, không ngừng phấn đấu vươn nên trong học tập và trong cuộc sống. Nhưng cũng có một bộ phận không nhỏ thế hệ trẻ đang ứng xử một cách vô văn hoá. Nhà tư vấn tâm lý Phạm Thị Thuý cho rằng: Văn hoá ứng xử học đường Việt Nam đã ở vào cấp độ báo động đỏ. Quá nhiều hành vi thiếu văn hoá của cả học sinh và giáo viên. Văn hoá học đường đang xuống cấp nghiêm trọng, là sự xuống cấp đáng sợ nhất của một nền giáo dục. Hiện có rất nhiều người đồng tình với ý kiến này khi cho rằng văn hoá ứng xử học đường đang bị xem nhẹ. Nhà trường chỉ tập trung vào việc dạy kiến thức tự nhiên xã hội mà quên đi giáo dục nhân cách sống cho học sinh. Thực tế cho thấy trong môi trường học đường, nơi văn hoá được coi trọng, đượcxây dựng và phát huy lại đang diễn ra những điều thiếu văn hoá. Trong môi trường giáo dục hai mối quan hệ chính là quan hệ giữa thầy và trò và quan hệ giữa các trò với nhau. Trong đó mối quan hệ giữa thầy và trò là mối quan hệ cốt lõi nhất để xây dựng môi trường giáo dục. Theo thống kê của Bộ giáo dục đào tạo, từ đầu năm học 2009-2010 đến nay cả nước đã xảy ra gần 1600 vụ học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học, trong đó có các vụ án hình sự ngày càng gia tăng. Học sinh đánh nhau không chỉ dùng chân tay hay cặp sách nữa mà là những hình ảnh các học em sinh mặc đồng phục tuổi từ 10 đến 18 cầm dao, phớ, kiếm và cả súng tự chế hay súng mua chui trên thị trường để “Xử nhau” chỉ vì những lí do rất trẻ con như “nhìn đểu”, không cho chép bài, nói xấu, ghen tuông hoặc chỉ đơn giản là đánh cho bõ ghét.

Không dừng lại ở việc đánh lộn lẫn nhau học trò hiện nay yêu quá sớm, yêu nhiều và quan niệm yêu gắn liền với tình dục đã để lại những hậu quả khó lường. Có những bạn trẻ đứng trước nguy cơ vô sinh hoặc đã bị vô sinh do nạo hút thai ở tuổi dậy thì, sức khoẻ giảm sút, tâm lý tổn thương….Đã có rất nhiều bậc phụ huynh khi đưa con gái vào bệnh viện vì con đau bụng dữ dội mới tá hoả khi nhận được tin dữ con gái họ đã mang thai. Không ít những cô cậuđã phải làm cha, làm mẹ ở độ tuổi “ăn chưa no lo chưa tới” do quan niệm quá thoáng về tình yêu.

Văn hoá ứng xử giữa học trò với nhau ngày nay mang nhiều màu sắc biến tướng. Tình trạng kết bè, kết phái tạo thành băng, hội cũng là vấn đề nhức nhối nó không những làm ảnh hưởng đến môi trường giáo dục mà còn làm cho xã hội quan tâm lo lắng. Hiện tượng lập băng nhóm rồi đi cướp, trấn lột, dằn mặt lẫn nhau, thanh toán ân oán cá nhân của học trò làm gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh đối với các nhà làm công tác giáo dục và quản lí giáo dục.

Từ trước đến nay, chúng ta vẫn nghe nhiều về đạo thầy - trò (Đạo làm thầy và đạo làm trò). Quan hệ thầy trò xưa kia là mối quan hệ đáng kính và đáng chân trọng. Người xưa có câu “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” nghĩa là dạy một chữ cũng là thầy mình mà dạy nửa chữ cũng là thầy và lấy ông thầy làm trung tâm, học trò nhất nhất phải nghe theo, coi thầy là tấm gương để học theo. Cách đây hơn hai nghìn năm Khổng Tử bàn đến mối quan hệ Quân - Sư - Phụ (Vua - thầy - cha)tức là học trò kính thầy như kính vua, kính cha. Những quan niệm coi thầy là cha còn ăn sâu tới nỗi khi thầy chết học trò để tang như để tang cha mẹ. Mỗi khi muốn hỏi thầy hoặc trao đổi vấn đề gì phải thưa gửi lễ phép đàng hoàng. Đứng trước mặt thầy phải chỉnh tề, nhã nhặn, gặp thầy phải cúi chào từ xa, khoanh hai tay trước ngực khi nào thầy trả lời mới được ngửng lên. Nhưng ngày nay học trò của chúng ta đã không thể làm đủ lễ nghi với thầy cô họ lại còn xuyên tạc, làm biến tướng các nghi lễ, thiếu sự tôn trọng với thầy cô, coi thường việc học. Ví dụ như: Cách chào của học trò khi gặp thầy cô, họ vừa đi thậm chí là chạy ù ù qua thầy cô vừa chào “cô ạ”, “thầy ạ” để tiết kiệm từ và nói cho nhanh hơn nữa học trò chào thầy cô (nếu là cô giáo) “Quạ! Quạ!”, (nếu là thầy) “Thạ! Thạ!” rồi cười hô hố rất phản cảm làm cho giáo viên chẳng thể hiểu học trò chào mình hay chào cái gì?. Sau lưng học trò gọi thầy cô mình là ông nọ, bà kia tệ hại hơn là gọi bằng đại từ nhân xưng “nó”. Khi làm bài kiểm tra không tốt bị thầy cho điểm kém không vừa ý mình học trò sẵn sàng lôi bài kiểm tra ra xé trước mặt thầy cô để tỏ thái độ. Có trường hợp trò vì mâu thuẫn nhỏ, xung đột ý kiến hoặc bị giáo viên phạt mà quay ra thù thầy cô, tạt a-xít vào thầy cô, cả kể việc thuê người giết chết thầy cô mình. Nhìn lại xem đây là lối ứng xử gì?

Những năm gần đây hiện tượng tiêu cực trong giáo dục không phải là ít. Những sự việc như học trò biếu phong bì cho thầy cô đổi lại thầy cô cho học trò điểm cao (mặc dù bài làm rất kém) để học trò đỡ tốn công học. Biếu xén thầy cô để tránh bị kỷ luật…nó đã góp phần làm biến tướng và thương mại hoá quan hệ thầy trò, làm cho thầy không còn là thầy, không được tôn trọng, không uy nghiêm, được học trò coi là tấm gương để noi theo học tập, trò cũng chẳng phải trò, chẳng lễ phép, kính trọng thầy và chăm chỉ học hành tu dưỡng. Ở đâu đó chúng ta còn thấy những thầy giáo không đủ tư cách làm tấm gương, những cô giáo thiếu tinh thần trách nhiệm, những học trò bàng quan với việc học với tương lai, cuộc đời, chúng ta có thể thấy rằng việc giáo dục giới trẻ hiện nay đang là vấn đề cấp thiết được cả xã hội quan tâm. Việc xây dựng được môi trường giáo dục mà ở đó thầy đúng nghĩa là thầy, trò đúng nghĩa là trò, trong môi trường giáo dục đó chỉ có tình yêu thương, sự kính trọng, bao dung biết ơn và hoà hiếu đó là mơ ước của tất cả mọi người. Nhưng đáng buồn thay thực trạng văn hoá ứng xử của thế hệ trẻ trong nhà trường đang xuống cấp một cách nghiêm trọng cả về đạo đức lối sống và ý thức sống.

Đã đến lúc chúng ta phải thấy được sự cần thiết của việc giáo dục tư tưởng đạo đức và lối ứng xử có văn hoá cho thế hệ trẻ. Xây dựng một thế hệ trẻ có sức khoẻ, có trí lực, lòng nhiệt huyết, luôn trau dồi về lý tưởng và đạo đức cách mạng. Ngoài ra trong cuộc sống luôn chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước, gương mẫu trong cộng đồng, làm tròn bổn phận của người công dân.

22 tháng 10 2019

Tiết kiệm là sử dụng 1 cách hợp lí , đúng mức của cải vật chất , thời gian , sức lực của mình và của người khác

Tiết kiệm thể hiện sự quý trọng kết quả lao động của mình và của người khác

Những việc làm thể hiện em siêng năng,kiên trì, tiết kiệm là : siêng năng học hành , làm bài tập và học bài trước khi đến lớp , tiết kiệm nước sạch và tiền của bố mẹ cho mình

25 tháng 10 2019

Cái này là cái giúp nhau học tập những bài nâng cao mà bạn.

Chỗ này là để bạn chủi là được à.

21 tháng 10 2019

Người sống trên đời phải yêu thương nhau là điều hiển nhiên. Vì con người là một thực thể có nhận thức có tình cảm nên sống trên đời con người yêu thương nhau là điều hoàn toàn có thể hiểu được. Dẫu đó không là người mình quen biết, họ đôi khi chỉ là những người mà chúng ta có thể chỉ gặp một lần trong đời mà thôi.
Hai từ yêu thương nghe đơn giản nhưng nó mang trong mình những điều kỳ diệu. Yêu thương không đơn thuần chỉ là tình cảm lứa đôi, gia đình và bạn bè mà nó còn có những điều khác nữa... Hãy sống và yêu thương để cảm nhận được những điều đó bạn à!
"Người với người sống để yêu nhau"

Chúc bạn học tốt!

21 tháng 10 2019

Vì yêu thương con người là truyền thống quý báo của dann tộc cần giữ gìn và phát huy.Người biết yêu thương mọi người sẽ được mọi người yêu quý và kính trọng và người biết yêu thương con người sẽ trở thành người có ích cho xã hội

22 tháng 10 2019

+Không vì bảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn thế giới chứ không riêng VN

+ Việt Nam cần hợp tác với các tổ chúc, quốc gia trên toàn thế giới để có thể bảo vệ môi trường 1 cách hiệu quả nhất

+Liên quan đến chủ đề Hợp Tác Cùng Phát Triển

21 tháng 10 2019

Trả lời:

a) - Không tán thành những hành vi trên những hành vi đó thể hiện không biết sống hòa bình trong sinh hoạt hằng ngày, thể hiện sự thiếu tôn trọng, kì thị với người khác, dùng vũ lực với bạn bè, thờ ơ trước hành vi sai trái.

b) - Nếu chứng kiến sự việc, em sẽ không đứng ngoài xem, tỏ thái độ phản đối hành vi đánh bạn, can ngăn các bạn không đánh bạn . Nếu không can ngăn được thì báo cho những người có trách nhiệm biết để kịp thời ngăn chặn.

21 tháng 10 2019

* Mối quan hệ đạo đức và kỉ luật:

  • Đạo đức và kỉ luật có mối quan hệ chặt chẽ. Người có đạo đức là người tự giác tuân thủ kỉ luật và người chấp hành tốt kỉ luật là người có đạo đức. Sống có kỉ luật là biết tự trọng, tôn trọng người khác.

Chúc bạn học tốt!

21 tháng 10 2019

Người có đạo đức là người luôn tuân thủ kỉ luật

Người chấp hành tốt kỉ luật là người có đạo đức

Sống có đạo đức và kỉ luật làm ta cảm thấy thoải mái và được mọi người tôn trọng ,quý mến ,và luôn thành công trong công việc.

câu 1: ca dao VN có câu: Dù ai nói ngả nói nghiêng Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân. a) em hiểu như thế nào về câu ca dao trên? câu ca dao nói đến phẩm chất đạo đức nào của con người? b)em hãy nêu nội dung, ý nghĩa của phẩm chất đạo đức đó câu 2: tình huống: ông Bình - tổ trưởng tổ dân phố đã quyết định mỗi gia đình nộp 50000 đồng làm quỹ để hỏi thăm các gia đình gặp khó khăn. a)em hãy nhận xét...
Đọc tiếp

câu 1: ca dao VN có câu:

Dù ai nói ngả nói nghiêng

Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.

a) em hiểu như thế nào về câu ca dao trên? câu ca dao nói đến phẩm chất đạo đức nào của con người?

b)em hãy nêu nội dung, ý nghĩa của phẩm chất đạo đức đó

câu 2: tình huống:

ông Bình - tổ trưởng tổ dân phố đã quyết định mỗi gia đình nộp 50000 đồng làm quỹ để hỏi thăm các gia đình gặp khó khăn.

a)em hãy nhận xét về việc làm của ông Bình trong tình huống trên.

b) nếu em là ông Bình, em sẽ làm gì?

câu 3: tình huống:

chủ nhật, Hằng được mẹ cho đi chơi phố. qua các cửa hiệu có quần áo mới đúng mốt, bộ nào Hằng cũng thích. em đòi mẹ mua hết bộ này đến bộ khác làm mẹ bực mình. buổi đi chơi mất vui.

a) em hãy nhận xét về việc làm của Hằng?

b) em sẽ khuyên Hằng như thế nào?

1
21 tháng 10 2019

1.

Lập trường là 1 thứ rất quan trong nên có ở mỗi con người, tuy nhiên lập trường bảo thủ quá thì nó lại không tốt. Vì thế vừa có lập trường chính kiến của mình vừa biết học hỏi những cái hay là 1 điều không phải dễ. Nhưng dù gì có lập trường sẽ giúp ích bạn rất nhiều trong cuộc sống và đặc biệt là công việc. Vì nếu không có lập trường vững bạn sẽ rất dễ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau và sẽ làm kết quả của mình không được như ý muốn. Câu ca dao Dù ai nói ngả nói nghiêng, lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân là 1 trong những câu thường được dùng để khuyên mọi người phải biết giữ ý kiến lập trường của mình chứ đừng như việc đẽo cày giữa đường. Trong xã hội thì mỗi người cũng có những cách nhìn, tính cách khác nhau bạn không thể làm hài lòng tất cả mọi người.

22 tháng 10 2019

giải hộ mình 2 câu còn lại đi