K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 7 2022

Gợi ý cho bạn đoạn văn sau ạ:

Nếu có ai hỏi rằng trong cuộc đời của tôi, điều gì làm tôi hối hận nhất thì tôi sẽ cúi đầu mà trả lời rằng việc tôi hối hận nhất là hiểu nhầm người vợ của tôi và khiến cô ấy phải chết. Tôi là Trương Sinh, sinh ra trong một hoàn cảnh đất nước có chiến tranh tôi phải tòng quân đi lính như biết bao chàng trai khác. Trước khi đi lính mẹ tôi cưới cho tôi một người con gái rất xinh đẹp lại nết na. Đó là người vợ của tôi sau này. Trong khoảng thời gian chưa ra trận tôi và cô ấy đã có với nhau một mầm sống. Tôi ở chiến trận trải qua biết bao nhiêu gian khổ, đã có biết bao nhiêu người ngã xuống. Tôi từng chứng kiến biết bao nhiêu cái chết thương tâm, chết không nhắm mắt. Mỗi lúc như thế nghĩ về gia đình tôi lại có động lực để vượt qua tất cả để trở về với họ. Ngày tôi trở về tôi được tin mẹ tôi đã mất vì quá thương nhớ tôi. Tôi là người con duy nhất mà mẹ tôi có, cha mất sớm mẹ nuôi bằng chính sức lực của mình không có ai giúp đỡ. Mẹ xót tôi nơi chiến trận, nghĩ mà tôi không kìm được nước mắt. Dẫu sao giờ đây ông trời đã bù đắp cho tôi bằng một cậu con trai vô cùng dễ thương, một người vợ ngày đêm chung thủy đợi tôi về. Những tưởng hạnh phúc, thế nhưng đứa bé không gọi tôi là cha, nó không nhận tôi. Nó nói ba nó thường đến lúc khuya. Tôi tức giận lắm, hóa ra vợ tôi không chung thủy như tôi nghĩ. Trong cơn nóng giận tôi đã đánh cô ấy và đuổi ra khỏi nhà. Đêm đến tôi bế đứa con, bỗng nhiên nó chỉ vào cái bóng của tôi trên tường mà nói rằng đó là ba nó. Người tôi như điêu đứng, tôi hiểu ra sự tình, tôi chạy đi tìm vợ mình nhưng không thấy. Rồi nghe tin cô ấy đã tự sát, nhảy xuống sông. Lúc ấy, tôi bàng hoàng hoang mang không thể chấp nhận sự thật đau buồn này. Tôi hối hận lắm, tôi vô cùng ân hận với việc làm của mình. Bây giờ thì người mà tôi thương yêu đã mất đi thật rồi, tôi sẽ nhớ mãi cái sự ngu đần này của mình đến suốt đời. Cả đời này của tôi sẽ không cưới thêm một ai nữa để chuộc lại lỗi lầm của mình - dù chỉ được một phần nào đó thôi!.

31 tháng 7 2022

Gợi ý cho em các ý để em viết nhé:

Mở bài: Giới thiệu về nhân vật mình nhập vai (Ví dụ: Xin chào mng, tôi là Trương Sinh- một người chồng, người cha chưa tốt dẫn đến bi kịch của gia đình. Trong suốt thời gian vừa rồi, tôi đã rất ân hận, tôi sẽ kể cho các bạn nghe về câu chuyện của gia đình tôi)

Thân bài:

+ Trước khi đi lính:

TS tự giới thiệu về lai lịch của mình (Quê quán, gia cảnh...)

Vì sao lại lấy VN làm vợ? (Vì mến mộ tư dung, nhan sắc, phẩm chất...)

Nhận xét của TS về VN (Ví dụ: Tôi thấy vợ tôi là một người phụ nữ hiền lành, xinh đẹp, hiếu thảo và rất biết quan tâm chồng...)

+ Khi đi lính: 

Nói về hoàn cảnh của mình (Phải đi lính, để lại mẹ già, VN đang mang thai để lên đường...)

Nói về vợ khi mình đi vắng (Phải chăm mẹ già, nuôi con 1 mình, vẫn giữ gìn phẩm hạnh...)

+ Khi trở về: 

Mẹ già đã mất, con không nhận cha

Con chỉ ''cái bóng'' trên tường, hàm hồ không nghe chuyện

Nghi ngờ vợ không trung thủy, trách mắng vợ mặc người khác khuyên ngăn (Lấy dẫn chứng trong SGK)

Vợ phải tự vẫn để bảo toàn khí tiết

Sau khi biết hết sự thật, tỉnh ngộ, biết mọi chuyện đã muộn.

Lập đàn cầu siêu, giải oan cho vợ, nhưng vợ mãi mãi ko trở về được nữa.

Cảm xúc của nhân vật: 

+ Có lỗi với mẹ, với vợ, với con. Mong vợ được trở về. 

+ Trách bản thân hồ đồ, dại dột

+ Mong muốn ngược thời gian để rút lại lời nói của mình, bù đắp, yêu thương vợ hơn. 

+ Khuyên mọi người nên biết suy nghĩ, xem xét kĩ mọi việc trước khi nói ra. 

...

Kết bài.

Bày tỏ một lần nữa bày tỏ niềm hối hận của bản thân. 

_mingnguyet.hoc24_

31 tháng 7 2022

Tham khảo:

 

Nhân vật ông Hai trong tác phẩm " Làng" của Kim Lân là người có tình yêu làng sâu đậm. Khi nghe tin làng Chợ Dầu theo Tây, ông Hai như sụp đổ hoàn toàn. Ông không tin vào những gì mình vừa nghe thấy. Ông đã phải hỏi lại đến hai lần rằng điều đó có phải là sự thật không. Và khi người ta xác định rõ ràng đó là sự thật rồi thì ông như chết lặng. Nếu như trước đây ông ngẩng cao đầu mà đi,đi để khoe khắp mọi nơi về làng của mình thì giờ đây ông chỉ biết cúi gằm mặt xuống mà đi, đi trong sự xấy hổ, bẽ bàng. Cái làng mà ông vẫn luôn tự hào vì có những con người thà chết chứ nhất định không bỏ làng mà đi giờ lại theo Tây ư ? Cái làng Chợ Dầu mà ông vẫn kiêu hãnh kể với người ta giờ lại đổ đốn đến như vậy ư ? Nghĩ đến việc này, lòng ông Hai đau như cắt. Ông mang tâm sự ấy kể với con mình. Ông hỏi con nhưng thực chất là đang nói với lòng mình, dặn mình đinh ninh :" Làng thì yêu thật đấy nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù " . Sự quả quyết ấy của ông đã cho thấy ông là người có tình yêu làng sâu đậm, có sự phân biệt rạch ròi giữa phải - trái, đúng - sai. Ông đã đặt tình yêu nước lên trên tình yêu làng, lấy quốc gia làm trọng đặt trên tình cảm cá nhân. Chẳng phải đó chính là minh chứng rõ ràng nhất về tình yêu làng sâu đạm của người nông dân chất phác ấy hay sao . 

Khởi ngữ : Sự quả quyết ấy của ông

Tình thái từ : Chẳng phải.

31 tháng 7 2022

Mở đoạn:

Dẫn dắt, giới thiệu câu chủ đề: "chúng ta cần có bản lĩnh để gìn giữ giá trị của bản thân".

Vd: có thể lấy thẳng câu chủ đề, nêu lên một đạo lý, trích dẫn câu nói, ....v..v..

Thân đoạn:

1. Giải thích câu chủ đề trên.

- Bản lĩnh là gì?

+ là năng lực của bản thân dám đương đầu - đối mặt với thử thách, dám suy nghĩ thì dám làm việc, không bao giờ ngại ngần thử thách và khó khăn trong cuộc sống.

- Giá trị của bản thân là gì?

+ đơn giản có thể hiểu rằng đó là mức độ quan trọng bạn đặt lên chính mình. 

2. Bàn luận, phân tích:

- Vì sao nói chúng ta cần có bản lĩnh để gìn giữ giá trị của bản thân?

+ Bởi ví dụ khi mình có một nhân phẩm tốt đẹp, một tính cách tốt nhưng mình không có năng lực làm việc, sợ khó khăn thì giá trị của bản thân mình lúc ấy cũng chỉ bằng không.

+ Khi có bản lĩnh, dám nghĩ dám làm thì lúc đó: giá trị bản thân mình mới thật sự có giá.

3. Mở rộng vấn đề hơn:

- Ở một khía cạnh khác, giá trị bản thân còn là những gì vô giá với mình. Nếu không có bản lĩnh để bảo vệ, chúng ta sẽ bị mất đi những điều ấy - mất đi giá trị bản thân mình.

Dẫn chứng: một cô gái muốn làm một việc gì đó, cô rất giỏi trong việc này - đã tính toán tất cả rất chu toàn nhưng cuối cùng không dám làm (cô sợ thất bại. Cuối cùng, cơ hội ấy bị người bản lĩnh - người dám làm giành lấy. Và cô gái lại mất đi một cơ hội, không thể gìn giữ giá trị bản thân mình.

Kết đoạn:

Tổng kết lại vấn đề, khẳng định lại suy nghĩ của mình.

- Liên hệ đến bản thân và đưa lời nhắn nhủ đến mọi người thông qua đoạn văn này.

31 tháng 7 2022

Mã Giám Sinh đã vi phạm các phương châm hội thoại gồm:

- Phương châm lịch sự: trả lời quá ngắn gọn, không có sự tôn trọng dành cho người hỏi - nghe.

- Phương châm về lượng: trả lời chưa rõ ràng khi người hỏi hỏi tên mình mà lại trả lời bằng họ và chức danh của mình.

- Phương châm về chất: không nói đúng với sự thật vì trả lời quê huyện Lâm Thanh cũng gần trong khi mình là khách ở xa.

Bản chất nhân vật Mã Giám Sinh được bức lộ:

- Bản chất ít học hành, không có sự tử tế - lịch sự và tôn trọng người nghe, nhân vật này không phải là thư sinh như lời nói.

31 tháng 7 2022

a. TỰ SỰ. CẢM XÚC

b. đơn điệu ( đơn thân, điệu đà), khác hẳn ( khác nhau, phân hẳn ra)

c. = Cuộc sống ngày qua ngày, hôm nay như hôm qua ... không mới mẻ nhưng không giống ai cả.

a. TỰ SỰ. CẢM XÚC

b. đơn điệu ( đơn thân, điệu đà), khác hẳn ( khác nhau, phân hẳn ra)

c. = Cuộc sống ngày qua ngày, hôm nay như hôm qua ... không mới mẻ nhưng không giống ai cả.

Đọc bài "Cảm xúc mùa xuân" và ghi lại 10 câu văn con cho là giàu hình ảnh nhất, 5 câu văn con cho là cảm xúc nhất    Đó là con gió hiền hòa ấm ấp qua vai, những hạt nắng trong veo dịu dàng nhảy trên mái đầu, hay bằng những hạt xuân long lanh trong bàn tay nhỏ bé mỗi chiều mưa phùn.  Mùa xuân về rồi đấy! Đưa tay dang rộng đón lấy xuân, lòng tôi lâng lâng như chìm vào thiên đường tuyệt đẹp, Xuân nhẹ nhàng gói mưa vào...
Đọc tiếp

Đọc bài "Cảm xúc mùa xuân" và ghi lại 10 câu văn con cho là giàu hình ảnh nhất, 5 câu văn con cho là cảm xúc nhất 

  Đó là con gió hiền hòa ấm ấp qua vai, những hạt nắng trong veo dịu dàng nhảy trên mái đầu, hay bằng những hạt xuân long lanh trong bàn tay nhỏ bé mỗi chiều mưa phùn.

 Mùa xuân về rồi đấy! Đưa tay dang rộng đón lấy xuân, lòng tôi lâng lâng như chìm vào thiên đường tuyệt đẹp, Xuân nhẹ nhàng gói mưa vào trong nắn, chập chờn những cơm mua vội vã ban chiều, không mỏng manh như cô thiếu nữ e thẹn dưới ánh nắng chiều, xuân ôm từng hạt nắng trong lòng cúc vàng, nhuộm sắc những cơn mưa phùn nhỏ phong sương. Tôi có thể cảm nhận được gió xuân luồn qua, mang hương thơm dìu dịu mùi hoa mai, mạnh mẽ, vui tươi, lạc quan và một chút vô vập, mùa xuân đến không ai hay, như có bàn tay phép thuật thần kì đưa tay biến đổi đất trời.

 "Điều gì xuất phát từ trái tim sẽ đi đến trái tim", tôi cảm nhận mùa xuân bằng chính trái tim của mình, nhớ mỗi dịp chợ Tết bước nhẹ giữa sắc vàng hoa mai, hít thở thật sâu mùi vị quen thuộc, ấm áp của trời xuân. Thật thú vị khi ngày Tết đến chở theo những tà áo mới, mang theo những ánh mắt tràn ngập niềm vui được gặp người thân, được bắt đầu một năm kí ức mới. Qua 12 năm đi về trên con đường chưa bao giờ hết gió bụi, vời vợi một màu mây bàng bạc nối gót với những chiếc lá bàng già rơi lác đác sân trường, ngày đi học trở nên lãng mạng hơn trong tôi. Không định hình được niềm vui hay nỗi phấn khởi, lo ấu, tôi cứ xách cặp đi, đạp nhẹ những vòng xe, niềm bâng khuâng mơ hồ.

  Tôi thích ngắm những cơn mưa xuaanm không phải bận áo dài đến trường, ghé vào quán ngô nướng ven đường thưởng thức vị ngọt dẻo của từng hạt ngô. Có ai đó nói với tôi rằng:"Mưa xuân, lúc vui ngắm mưa sẽ vui hơn, những lúc buồn ngắm mưa chỉ càng buồn hơn.", nhưng đối với tôi, được ngắm từng hạt mưa nhỏ bé  nhảy múa trên vòm lá non đầy sức sống, luồn nhanh xuống mặt đất như đang chơi trốn tìm, tôi luôn mỉm cười dù đang vui hay buồn, vì lúc ấy, tâm hồn như thả trôi mênh mông, cảm xúc buồn sẽ bị rửa trôi và chỉ còn những niềm vui nằm gọn trong tim.

 Màu trắng là biểu tượng của tinh khôi, đôi khi đón những hạt xuân ào ạt của đất trời, tôi cảm thất không chỉ có màu trắng của mây trôi, còn của con sóng mà còn cả màu sắc trời xuân cũng chan chứ sự tinh khôi bí ẩn. Một nhánh mai rừng vời vợi giữa đồi núi, một chùm hoa sứ ngan ngát nỗi chờ mong, tôi đưa tay nắm lấy bàn tay xuân một cách nhẹ nhàng, níu giữ xuân như níu giữu một nét truyền thống cổ kính trên đất Việt.

 Nhưng rồi cái nhịp sống tất bật hằng ngày không cho phép tôi mãi mơ mộng, vì mưa xuân cũng sẽ ướt áo, ướt cặp, cũng sẽ khiến đường hoa trở nên gập ghềnh, ngao ngán, nắng xuân làm ướt áo lúc tiếp tục công việc của một sinh viên. Mệt, nhưng được lao động, được làm, được lắng nghem chia sẻ với xuân, đôi khi tôi bỏ quên lại kí ức những tháng ngày mệt mỏi. Tôi bước tiếp cùng thười gian để lại được nằm trong vòng tay trời xuân, nắm lấy mùa xuân.

 Tôi xòe đôi tay nhỏ, hứng lấy những giọt xuân để biết trân trọng từng khoảnh khắc của đời.

Bạn nào rảnh làm hộ mình với ạ!!!

0
31 tháng 7 2022

TK nhé

   Nhắc đến văn xuôi Việt Nam trước cách mạng tháng Tám có lẽ không ai là không nhớ đến Ngô Tất Tố, một cây bút lỗi lạc của văn học hiện thực đương thời. "Tắt đèn" là tác phẩm tiêu biểu của ông viết về người nông dân và hiện thực xã hội Việt Nam trong những ngày sưu thuế ở nông thôn mà chương XVIII của tác phẩm với đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" đã để lại cho người đọc nhiều ấn tượng. Qua “Tức nướcc vỡ bờ, Ngô Tất Tố đã vẽ lên bức tranh xã hội đương thời, một xã hội thối nát tàn bạo và bẩn thỉu ghê tởm. Cái xã hội thực dân phong kiến đã đày đoạ người nông dân đến đường cùng mà biểu hiện trong "Tức nước vỡ bờ" chính là tên cai lệ hông hách, tàn ác; bọn người nhà lý trưởng hèn yếu mà cũng dã man không kém. Chúng như những con chuột ma ranh cố mà đục, mà khoét. Từ những của cải vật chất nhỏ nhoi của người nông dân đến những người sức lực điền mạnh mẽ nay chỉ còn là những hơi tàn sức kiệt chúng vẫn không buông tha, vẫn "dai như đỉa" mà hành hạ. Tác phẩm đã để lại tiếng vang bởi giá trị hiện thực và giá trị nhân văn sâu sắc được thể hiện qua tính cách mỗi nhân vật.

 

1 tháng 8 2022

có đúng diễn dịch ko ạ

31 tháng 7 2022

Giới thiệu tác giả Ngô Tất Tố:

- Ông là nhà văn hiện thực lớn. 

- Ông còn là nhà báo, nhà Nho học, dịch giả và nhà nghiên cứu có ảnh hưởng lớn ở Việt Nam giai đoạn trước 1954.

- Ông quê ở làng Lộc Hà, tổng Hội Phụ, phủ Từ Sơn, Bắc Ninh (nay là thôn Lộc Hà, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội).

Giới thiệu tác phẩm:

- Một trong các tác phầm nổi tiếng của ông là tác phẩm "Tắt đèn" nổi bật với đoạn trích "Tức nước vỡ bờ".

- Đoạn trích nói về hoàn cảnh nghèo khó, bị chèn ép ức hiếp đến bước đường cùng của nhà chị Dậu. Và cuối cùng, chị không thể nào nhịn được mãi như thế, chị đã vùng lên đánh lại tên cai lệ giành lại quyền công dân bình đẳng cho mình.

31 tháng 7 2022

https://lazi.vn/edu/exercise/810884/viet-doan-van-5-den-7-cau-co-su-dung-bien-phap-tu-tu-va-so-sanh-nhan-hoa-va-diep-da-hoc-neu-suy-nghi-cua-em-ve-vai-tro-cua-tre-em

bạn cũng không phải thành viên mới.

31 tháng 7 2022

Mở đoạn:

Dẫn dắt, giới thiệu chủ đề: "Vai trò của trẻ em đối với xã hội"

Vd: có thể dẫn từ trách nhiệm của một con người đối với đất nước mình, ...v...v.v

Thân đoạn:

Bàn luận:

Có câu: "Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai".

Tức muốn nói đến thế hệ trẻ em chính là nguồn lực, là điều kiện để xây dựng một thế giới trong tương lai tốt đẹp hơn.

--> Từ ấy, có thể hiểu được vai trò của trẻ em là quan trọng như thế nào.

Suy nghĩ, phân tích, làm rõ:

- Trẻ em là mầm non tương lai sau này của đất nước, tương lai xã hội có phát triển hay không phụ thuộc vào trẻ em ở hiện tại. (so sánh)

- Như đã nói, trẻ em có vai trò quan trọng đối với đất nước sau này. Đi đôi với điều đó là trách nhiệm của trẻ em.

- Trẻ em cần có trách nhiệm học hành, có trách nhiệm chăm ngoan,.. kèm theo là có phẩm chất tốt. (điệp ngữ).

Mở rộng: Điều này cũng có liên quan đến sự giáo dục.

Kết đoạn:

Khẳng định lại suy nghĩ bản thân.

- Nói gọm lại, trẻ em có vai trò rất lớn trong việc để đất nước đi đến con đường phát triển vượt bật. (nhân hóa)

                   Mẹ ta không có yếm đào         Nón mê thay nón quai thao đội đầu                   rối ren tay bí tay bầu         váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa                                   Cái cò ...sung chát đào chua ...         câu ca mẹ hát gió đưa về trời                   ta đi trọn kiếp con người          cũng không đi hết mấy lời mẹ ru                                          ("Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa"-...
Đọc tiếp

                   Mẹ ta không có yếm đào

        Nón mê thay nón quai thao đội đầu

                  rối ren tay bí tay bầu

        váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa 

            

 

                  Cái cò ...sung chát đào chua ...

        câu ca mẹ hát gió đưa về trời

                  ta đi trọn kiếp con người

         cũng không đi hết mấy lời mẹ ru

                                         ("Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa"- Nguyễn Duy)

Câu 1:Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.

Câu 2 :Chỉ ra các từ ghép có trong đoạn trích.

Câu 3:Theo em,trong cuộc sống hiện đại ngày nay khi nhiều thiết bị hiẹn đại ra đời(như nôi điện)thì liệu những lời ru có còn vai tro hay không?

 

2
31 tháng 7 2022

mình cần gấp

 

31 tháng 7 2022

1.

- Phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản:

- Tự sự, miêu tả, biểu cảm.

3.

Lời ru của mẹ không xa lạ trong thi ca như ta thường thấy, vậy mà những ngôn ngữ rất đời thường của Nguyễn Duy lại khiến ta xốn xang trước phận mình bởi nhà thơ đã nhận ra “kiếp con người” dễ gì sánh được “mấy lời mẹ ru”“Mấy lời” thôi nhưng là sự kết tinh của một cuộc đời và cả nhiều cuộc đời. Nó không chỉ chứa đựng tình mẹ bao la mà còn là những bài học làm người vô cùng quý giá mà chúng ta phải dành cả cuộc đời để học, để thấm và để biết ơn. Nói cách khác, lời ru của mẹ đã thức tỉnh muôn người, hãy nhìn lại mình trên nẻo về với cõi thiêng liêng.

2.

Yếm đào, nón mê,nón quai thao, câu ca, cái cò