K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 8 2022

Gợi ý cho em các ý để em viết nhé:

Mở bài: Giới thiệu về tác giả HCM và tác phẩm Cảnh khuya (Hoặc em có thể giới thiệu cả về tác phẩm ''Nhật kì trong tù'')

Giới thiệu về 2 câu thơ (Đây là 2 câu thơ đầu của bài thơ)

Thân bài:

Câu thơ đầu tiên:

''Tiếng suối trong như tiếng hát xa''

+ Tác giả cảm nhận tiếng suối reo bằng thính giác

+ BPTT so sánh đã làm cho tiếng suối càng trở nên du dương, êm dịu trong đêm khuya thanh vắng

+ Tiếng suối được so sánh với ''tiếng hát xa'' cho thấy âm thanh từ xa vọng về, nhẹ nhàng nhưng để lại ấn tượng cho người nghe

=> Bác đã cảm nhận tiếng suối bằng một tâm hồn tinh tế, các giác quan nhạy bén và của một người có tinh thần yêu thiên nhiên. 

''Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa''

+ Bóng trăng rộng lớn bao la phủ lên những cây cổ thụ trong rừng

+ Bóng các cây cổ thụ lại nhẹ nhàng ôm lấy các cây hoa, làm cho chúng như một bức tranh duyên dáng.

+ Điệp từ ''lồng'' đã được Bác sử dụng một cách đắt giá, khiến nó trở thành ''nhãn tự'' của câu thơ, giúp cho người đọc cảm nhận mọi vật như đang hòa vào nhau.

=> Bác đã quan sát vô cùng tinh tế, hữu tình. 

Kết bài.

Bày tỏ suy nghĩ về cả 2 câu thơ. 

_mingnguyet.hoc24_

2 tháng 8 2022

ụa cảm nhận cái gì men=))) ủa là sao???

ủa cái đề kỳ vậy=)

nóng tht chớ sao có mỗi cái đề cũng không làm đàng hoàngđược=)

2 tháng 8 2022

ủa rồi khổ thứ 3 đâu=)

ụa rồi sao không đánh cái khổ đó ra người ta làm luôn=)

làm vậy người ta đi kiếm mệt bome=)

 rút kinh nghiệm đi bạn hiền làm đề đàng hoàng chút đi.

2 tháng 8 2022

Em ơi, nếu em không giúp được bạn ấy em có thể hỏi lại bạn ấy đề hoặc không trả lời nữa cũng được, để người khác làm, chứ chị thấy em không trả lời giúp bạn ấy rồi còn dùng từ ngữ không được nhẹ nhàng, như vậy có hay không?

2 tháng 8 2022

Có lẽ, không có một ai người Việt mà không biết đến câu chuyện dân gian "Thạch Sanh Lý Thông. Em rất thích câu truyện đó, đặc biệt là ở chi tiết cây đàn thần và niêu cơm bởi nó thật sự rất ý nghĩa. Về chi tiết cây đàn thần, em vẫn còn nhớ thế này: lúc ấy, Thạch Sanh bị Lý Thông bắt vào ngục vì tội trộm đồ của nhà vua, chàng buồn vì sự bất nhân phụ nghĩa của Lý Thông và buồn vì công chúa không giữ lời hứa hẹn, chàng lấy đàn thần được vua Thủy Tề tặng trước đó đem ra gãy. Tiếng đàn ấy tượng trưng cho công lí và thể hiện quan niệm của nhân dân ta lúc đó" Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác." Tiếp theo, ở gần cuối câu truyện, tiếng đàn còn đánh được quân 18 nước chư hầu, buộc họ phải cởi giáp xin hàng. Tiếng đàn lúc này là cái thiện và tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta. Về chi tiết niêu cơm, cũng ở gần cuối câu chuyện. Thạch Sanh đã thiết đãi quân giặc ăn hết 1 niêu cơm bé xíu, nào ngờ họ ăn mãi cũng không hết được. Niêu cơm lúc đó thế hiện tấm lòng nhân đạo, tình yêu hòa bình của nhân dân ta. Khép lại, qua chi tiết cây đàn thần và niêu cơm thần dù được hiện lên với sự không có thật nhưng nó lại có ý nghĩa rất lớn, thể hiện tấm lòng và tình yêu của nhân dân ta.

So sánh: Tiếng đàn lúc này là cái thiện và tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta. 

CDT: quân 18 nước chư hầu.

CĐT: ăn mãi cũng không hết được.

2 tháng 8 2022

Hôm đó, gia đình em theo đoàn du lịch thăm quan tượng đài Thánh Gióng được đặt trên đỉnh núi Đá Chồng, thuộc dãy núi Sóc, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Tượng đài được đúc bằng đồng nguyên chất, có chiều cao tới đỉnh là 11,07 m với độ vươn ra là 16 m, trọng lượng ước tính 85 tấn. Tượng được đặt trên đỉnh Vệ Linh - đỉnh cao nhất của núi Sóc, với độ cao tuyệt đối của nơi đặt tượng sau khi hoàn thành cải tạo là 297 m.Tượng mô phỏng hình ảnh vị thánh trẻ tuổi tay mang tre ngà, thúc ngựa hướng về trời xanh. Chân tượng được tạo hình từ sự cách điệu của mây và hào quang, thể hiện rõ tính "động" cho bức tượng. Tượng được đặt hướng về phía Nam, được cho là để thể hiện Thánh Gióng đang hướng về quê mẹ ở phương Nam (Phù Đổng, Gia Lâm), đồng thời đang trông coi bờ cõi của toàn nước Việt. Lúc đó, bỗng nhiên Thánh Gióng hiện ra, em bàng hoàng và bất ngờ. Thánh Gióng nói với em rất nhiều câu chuyện lịch sử hồi đó, rằng mình đã đánh giặc Ân ra sao và những vị anh hùng dân tộc bấy giờ dũng cảm như thế nào. Em ngồi nghe mà lòng cảm phục họ quá!. Bừng tỉnh giấc, hóa ra đó chỉ là giấc mơ nhưng sao lại chân thực kỳ lạ, cứ như em vừa nói chuyện với Thánh Gióng thật vậy. Qua giấc mơ này, em càng cảm thấy biết ơn ông cha ta thời xưa đã luôn cố gắng bảo vệ sự tự do và hòa bình cho đất nước đến tận ngày nay.

2 tháng 8 2022

Bài 1:

a.

Đã dùng những từ ngữ: 

áo nâu - áo xanh 

b.

Nhằm chỉ đối tượng: người ở quê và người ở thành phố.

c.

Tác dụng: tăng giá trị diễn đạt cho câu thơ, tăng sức gợi hình gợi cảm hơn cho lời thơ.

Bài 2:

a.

Hình ảnh hoán dụ: tay sào, tay chèo

Thuộc kiểu hoán dụ: Lấy một bộ phận để gọi toàn thể.

b.

Hình ảnh hoán dụ: thanh xuân.

Thuộc kiểu hoán dụ: lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật.

Bài 3:

a.

Tác dụng: làm cho tình yêu thương của con người với nhau được thể hiện qua hành động, điều đó làm cho câu thành ngữ thêm hay và ý nghĩa.

b.

Tác dụng: làm cho hìn hảnh người nông dân được hiện ra trong đầu của người nghe, người đọc một cách sâu sắc/ ẩn ý, điều đó làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.

2 tháng 8 2022

Tham khảo
Câu 1:

Lão Hạc - Nam Cao. PTBĐ: Miêu tả 

Câu 2:

"lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước"

"Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc."

=> Tác dụng: giúp người đọc hình dung một lão Hạc già nua khổ sở và diễn tả sâu sắc Nỗi Dằn Vặt Của Lão khi phải bán Cậu Vàng.

Câu 3: 

Trường từ vựng chỉ trạng thái con người :khóc, hu hu, có rúm, mếu, móm mém.

Câu 4: Tình yêu thương, sự đồng cảm có tác dụng vô cùng to lớn trong cuộc sống của chúng ta. Yêu thương, đồng cảm là những thái độ tình cảm tốt đẹp mà ta dành cho người xung quanh được biểu hiện qua hành động quan tâm, sẻ chia với những khó khăn của mọi người. Với bản thân người trao đi yêu thương và đồng cảm, họ sẽ cảm thấy được cuộc sống của mình vui vẻ hơn. Bản thân là người có ích khi ta được giúp đỡ, được trao gửi những điều tốt đẹp tới người xung quanh. Nhờ những lan tỏa yêu thương và đồng cảm đó mà cuộc sống của chúng ta sẽ ngày một tốt đẹp hơn. Ở đó, không có những con người lạnh lùng vô cảm mà luôn giàu nhân ái, có đức hi sinh cao thượng để giúp đỡ người khác. Những người nhận được những tình cảm cao đẹp đó họ có thêm sức mạnh để lạc quan, tin tưởng và có thể vượt qua khó khăn. Mọi khổ đau, tủi nhục trong họ đều sẽ mờ dần chính nhờ bàn tay yêu thương, đồng cảm của cộng đồng người nghĩa tình. Chính tình cảm này sẽ cảm hóa con người ra khỏi những điều xấu xa, tầm thường và hướng đến những giá trị chân thiện mỹ trong cuộc đời này. Biết bao lương tri đã được đánh thức, bao ước mơ đã được bay lên bởi đôi cánh của yêu thương, đồng cảm. Hãy luôn là một trái tim với tình yêu đủ lớn nhân lên yêu thương cùng sự đồng cảm để làm đẹp cuộc sống này. 

A. TIẾNG VIỆT1. Rút gọn câu có tác dụng gì .      TL: - Làm cho câu gọn hơn, thông tin nhanh vừa tránh lặp lại ngững từ ngữ xuất hiện trong câu đứng trước.            - Ngụ ý đặc điểm, hành động là của chung mọi người ( lược bỏ CN) 2. Khi rút gọn câu cần chú ý điều gì ?    TL: - Không làm cho người nghe , người đọc hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói .            - Không biến câu thành câu nói...
Đọc tiếp

A. TIẾNG VIỆT

1. Rút gọn câu có tác dụng gì .

      TL: - Làm cho câu gọn hơn, thông tin nhanh vừa tránh lặp lại ngững từ ngữ xuất hiện trong câu đứng trước.

            - Ngụ ý đặc điểm, hành động là của chung mọi người ( lược bỏ CN)

 2. Khi rút gọn câu cần chú ý điều gì ?

    TL: - Không làm cho người nghe , người đọc hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói .

            - Không biến câu thành câu nói cộc lốc, khiếm nhã .

3. Xác định câu rút gọn trong các ví dụ sau và cho biết thành phần nào của câu được lược bỏ ? Vì sao ?

      a. Hai ba người đuổi theo nó. Rồi ba bốn người, sáu bảy người.

      b. - Bao giừ cậu đi Hà Nội ?

         - Ngày mai.

4. Trong các câu sau, câu nào không phải là câu rút gọn?

   a .Học ăn, học nói, học gói, học mở.        

   b. Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà.          

   c. Người Việt Nam thương người như thể thương thân.  

   d .Thương người như thể thương thân.

5. Thế nào là câu đặc biệt ? Nêu tác dụng của câu đặc biệt?

    TL: - Câu đặc biệt là loại câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ, vị ngữ .

           - Tác dụng :

              + Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra của sự việc.

              + Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, sự việc , hiện tượng .

              +  Bộc lộ cảm xúc

              + Gọi đáp

6 .Xác định câu đặc biệt? Nêu tác dụng của các câu đặc biệt mà em mới tìm được?

     a. Cha ôi! Cha! Cha chạy đi đâu dữ vậy ?

     b. “ Mọi người lên xe đã đủ. Cuộc hành trình tiếp tục. Xe chạy giữa cánh đồng hiu quạnh. Và lắc. Và xốc.”

7. Xác định câu đặc biệt, câu rút gọn có trong đoạn văn sau. Nêu tác dụng của việc rút gọn câu và của câu đặc biệt ?

     Khi xuống đến cầu thang, cô nói to với tôi:

          - Ðừng quên cô nhé!

     Ôi! Cô giáo rất tốt của em, chẳng bao giờ, chẳng bao giờ em lại quên cô được!                        

                                                                                      (Ét- môn- đô đơ A- mi- xi)   

8. Thêm trạng ngữ cho câu để làm gì?

         - Để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu.

        - Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, giữa câu, cuối câu.

9. Xác định trạng ngữ và nêu tác dụng.

   - Mùa đông , giữa ngày mùa - làng quê toàn màu vàng -  những màu vàng rất khác nhau .  ( Tô Hoài)

   - Vì mải chơi, em quên chưa làm bài tập.

   - Để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ, chúng ta phải học tập và rèn luyện thật tốt.

   - Với giọng nói dịu dàng, chị ấy mời chúng tôi vào nhà.

   - Bằng chiếc xe đạp cũ, Lan vẫn đến trường đều đặn.

   -  Bốp bốp, nó bị hai cái tát.

   -  Nó bị điểm kém, vì lười học.

   - Để không bị điểm kém, nó phải chăm học.

    - Nó đến trường bằng xe đạp.

    - Bên vệ đường, sừng sững một cây sồi.

    - Lan và Huệ chơi rất thân với nhau từ hồi còn học mẫu giáo.

    - .Qua cách nói năng , tôi biết nó đang có điều gì phiền muộn trong lòng.

    - Mặt trời đã khuất phía sau rặng núi .

    -  Buổi sáng, trên cây gạo ở đầu làng, những con chim hoạ mi, bằng chất giọng thiên phú, đã cất lên những tiếng hót thật du dương.

   -  Đêm qua, trời mưa to. Sáng nay, trời đẹp -> Tg

  -  Vì trời mưa , sông suối đầy nước-> Chỉ nguyên nhân

  - Để mẹ vui lòng , Lan cố gắng học giỏi ->Chỉ mục đích

  - Bằng thuyền gỗ, họ vẫn ra khơi -> Chỉ phương tiện

10. Thế nào là câu chủ động ?  Thế nào là câu bị động ? VD.

     -  Câu chủ động là câu có chủ ngữ hướng tới người khác . Câu bị động là câu có chủ ngữ được người khác hướng vào.

11. Có mấy cách chuyển câu chủ động thành câu bị động ?

      + Chuyển  từ chỉ đối tượng lên đầu câu thêm từ bị/được sau cụm từ ấy .

       + Chuyển từ chỉ đối tượng lên đầu câu thêm hoặc không thêm các từ bị/được sau cụm từ ấy. Đồng thời lược bỏ đi từ chỉ chủ thể của hoạt động.

12. Tìm câu bị động tương ứng với các câu chủ động sau:

      -  Người lái đò đẩy thuyền ra xa.

      - Nhiều người tin yêu Bắc

      - Người ta chuyển đá lên xe

      -  Mẹ rửa chân cho em bé.

      - Bọn xấu ném đá lên tàu hoả

      - Cảnh sát đã bắt giam tên cướp và đang chờ ngày xét xử.

      - Con người đang ngày càng làm cho môi trường ô nhiễm hơn

      -  Nhân ngày khai trường mẹ tặng Lan chiếc cặp sách mới .

      - Ông tôi đã xây ngôi nhà này từ ba mươi năm trước đây

      - Nhà vua truyền ngôi cho cậu bé .

      - Gió làm lật thuyền.

      - Từ thuở nhỏ , cha đã dạy Tố Hữu làm thơ theo những lối cổ.

      -  Mỗi lần được điểm cao , ba mẹ mua tặng tôi một thứ đồ dùng học tập mới.

      -  Cơn bão làm cho khu vườn tan hoang .

      - Mẹ tôi tự tay đan cho tôi một cái áo len.

      - Tên kẻ trộm đã lấy cắp ví của cô giáo tôi.

     - Màn sương dày che khuất cảnh vật khiến cho khung cảnh càng trở nên huyền ảo.

     -  Hôm nay, cô giáo khen tôi rằng tôi rất hăng hái phát biểu ý kiến.

     - Bố tôi đã xây một ngôi nhà mới trên nền ngôi nhà cũ.

     - Các bạn yêu mến tôi.

 13. Cụm C-V  được dùng để mở rộng thành phần nào trong câu.

      - CN, VN, PN trong cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ.

14 . Tìm cụm C-V để mở rộng câu , cụm c-v mở rộng thành phần nào của câu ?

      - Chị Ba đến  khiến tôi rất vui và vững tâm

      - Khi bắt đầu kháng chiến, nhân dân ta tinh thần rất hăng hái.

      - Lan học giỏi khiến cha mẹ vui lòng.

      - Lan//  làm bài tập toán mà cô giáo ra

     - Cả lớp lắng nghe cô giáo giảng bài

     -  Tôi nhìn qua khe cửa thấy em tôi đang vẽ những bức tranh mà bố tôi đã hướng dẫn.                                                                                  

     - Chiếc áo này vải rất tốt .

     - Nó học giỏi khiến cha mẹ vui lòng.

     - Cơn bão làm cho khu vườn tan hoang .

      - Màn sương dày che khuất cảnh vật khiến cho khung cảnh càng trở nên huyền ảo.

      - Nhà này cửa rất rộng.

      - Quyển sách mẹ cho con rất hay.

     - Người thanh niên ấy làm mọi người rất khó chịu.

     -  Nam làm cho bố mẹ vui lòng.

     - Gió thổi làm đổ cây.

    -  Lan năng nổ học tập khiến mọi người ngạc nhiên.

    -  Anh ấy làm việc rất đáng khen.

    - Quyển sách này  bìa rất đẹp.

     - Cái áo treo trên mắc giá rất đắt.

     -  Mẹ về khiến cả nhà vui .

     - Chiếc x e máy này phanh hỏng rồi

    - Chúng tôi// thấy đàn bò đang gặm cỏ

   - Tôi //rất thích bức tranh bạn vẽ.

  - Con hư làm lòng buồn mẹ.

    - Con được 9 điểm// là tốt lắm rồi mẹ ạ.

1
2 tháng 8 2022

ủa ?? là sao má=)

ủa đưa cái gì lên vậy=)

ủa rồi câu hỏi thì phải lọc ra chứ?

có vụ cop một đống rồi đưa lên người ta phải chọn lọc người ta làm hết ra à=)

ủa lười vậy=)

đưa cái đề nhằm khi khó chịu t bất mãn lâu lắm rồi=)

2 tháng 8 2022

các từ láy là:

thanh thản;run rẩy;khúc khuỷu;thăm thẳm;xinh xắn;đủng đỉnh;may mắn