K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 11 2019

Đáp án C

Một hệ quả quan trọng của cách mạng khoa học – công nghệ từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, nhất là từ sau Chiến tranh lạnh, thế giới đã diễn ra xu thế toàn cầu hóa

9 tháng 4 2018

Chọn đáp án A

Cuộc chiến tranh lạnh khởi đầu khi Tổng thống Mĩ Truman đọc diễn văn trước Quốc hội Mĩ đề ra Học thuyết Truman và sau đó là cuộc chạy đua vũ trang và sự bùng phát của các cuộc xung đột khu vực giữa hai phe Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa. Mặc dù không phát triển thành cuộc chiến tranh thế giới nhưng loài người luôn phải hứng chịu những đòn tâm lí và nguy cơ của cuộc chiến tranh hạt nhân. Cả hai cực Liên Xô và Mĩ đều mải chạy đua vũ trang nên mất tập trung phát triển kinh tế và đã bị Nhật và Tây Âu vươn lên cạnh tranh gay gắt. Từ sau cuộc khủng hoảng năng lượng, hai cường quốc đã kí một số hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân từng bước giảm dần nhịp độ của cuộc chiến tranh lạnh. Nhưng phải đến nửa sau thập kỉ 80 của thế kỉ XX, quan hệ quốc tế mới chuyển từ đối đầu sang đối thoại khi mà Liên Xô và Mĩ đã có những cuộc gặp gỡ cấp cao mà nhất là cuộc gặp gỡ không chính thức tại đảo Manta tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh thì thời kì đối thoại trong các mối quan hệ quốc tế mới ngày càng phổ biến

10 tháng 5 2019

Phương pháp: Phân tích, nhận xét.

Cách giải: Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu đã thúc đẩy các nước xã hội chủ nghĩa khác trên thế giới, trong đó có Việt Nam phải tiến hành đổi mới, không đi vào con đường sai lầm của Liên Xô trước đó – không thể xây dựng một mô hình không đúng đắn, không khoa học như Liên Xô. Các quốc gia phải tiến hành đổi mới toàn diện sao cho phù hợp với tình hình trong nước và thế giới, tập trung phát triển kinh tế là chủ đạo.

Chọn: A

15 tháng 7 2019

Phương pháp: Suy luận.

Cách giải: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, đặc trưng nổi trong quan hệ quốc tế là sự hình thành hai cực, hai phe Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa do Mĩ và Liên Xô đứng đầu. Khi các nhà nước dân chủ nhân dân Đông Âu được thành lập, chủ nghĩa xã hội đã trở thành hệ thống thế giới. Đặc biệt trải dài từ Đông Âu đến phía Đông châu Á khi Cách mạng Trung Quốc thành công và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời. Đây chính là mối lo ngại lớn nhất của Mỹ trong những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, khiến Mĩ nhanh chóng phát động chiến tranh lạnh với mục tiêu lớn nhất là ngăn chặn, đẩy lùi và xóa bỏ hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới.

Chọn: C

13 tháng 12 2018

Đáp án D

Một trong những điểm hạn chế của xu thế toàn cầu hóa là: tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc và xâm phạm nền độc lập tự chủ của các quốc gia

14 tháng 6 2018

Chọn đáp án A

Phạm Văn Phi (Vinh) trong những năm chiến tranh lập ra công ti xe hơi, tới năm 1918 đã có xe chạy khắp Bắc Kì, Trung Kì. Ở các ngành khác, cũng xuất hiện nhiều cơ sở kinh doanh của người Việt như: xưởng thủy tinh Chương Mĩ ở Hà Đông; công ty xà phòng Quảng Hưng Long ở Hà Nội...

24 tháng 11 2017

Phương pháp: Nhận xét, đánh giá.

Cách giải:

- Các nước Đông Nam Á ở thời kì giữa hai cuộc chiến tranh thế giới đánh dấu bước phát triển của phong trào dân tộc tư sản và sự lớn mạnh của giai cấp tư sản dân tộc.

+ Giai cấp tư sản đề ra mục tiêu đấu tranh rõ ràng, bên cạnh mục tiêu kinh tế, mục tiêu độc lập tự chủ như đòi quyền tự chủ về chính trị, đòi dùng tiếng mẹ đẻ trong nhà trường.

+ Đảng Tư sản được thành lập và ảnh hưởng rộng rãi trong xã hội. (Đảng Dân tộc ở Inđônêxia, phong trào Tha Kin ở Miến Điện, Đại hội toàn Mã Lai...)

- Thời kì này, xu hướng vô sản cũng xuất hiện:

+ Công nhân tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lê-nin nên chuyển biến mạnh về nhận thức. Vì vậy, Đảng Cộng sản đã được thành lập ở nhiều nước: Đảng Cộng sản Inđônêxia (5- 1920); năm 1930: Đảng Cộng sản Đông Dương, Mã Lai, Xiêm, Philippin...).

+ Đảng lãnh đạo cách mạng, đưa phong trào trở nên sôi nổi, quyết liệt như: khởi nghĩa vũ trang ở Inđônêxia (1926-1927); phong trào 1930 - 1931 mà đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh ở Việt Nam.

=> Như vậy:

- Các đáp án B, C, D: là điểm mới trong phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.

- Đáp án A: thời kì này chưa có sự chuyển từ con đường cách mạng dân chủ tư sản sang con đường cách mạng vô sản.

Chọn: A

14 tháng 9 2018

Đáp án A

Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5/1941) nhấn mạnh chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng toàn dân

30 tháng 7 2019

Đáp án A

“Toàn cầu hóa” là cơ hội mang tính lịch sử, cơ hội lớn cho sự phát triển của tất cả các nước, nhất là các nước đang phát triển.

Xu thế của thế giới ngày nay là hòa bình, ổn định, hợp tác cùng phát triển. Các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược, lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm, mở rộng hội nhập, tăng cường hợp tác, tham gia vào liên minh khu vực và thế giới. Vì thế, các nước đang phát triển có thể khai thác nguồn đầu tư khoa học – công nghệ từ các nước khác theo phương châm đi tắt, đón đầu, rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước. Các nước cần tranh thủ thời cơ và những thuận lợi đó, và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ

4 tháng 6 2017

Chọn đáp án B

Từ những năm 70 của thế kỉ XIX, nước Pháp chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Yêu cầu về thị trường, nguyên liệu, nhân công và lợi nhuận đặt ra ngày càng cấp thiết. Thực dân Pháp ráo riết xúc tiến xâm lược toàn bộ Việt Nam. Để dọn đường, quân Pháp lợi dụng các điều khoản của Hiệp ước 1874 để phái người đi điều tra trình hình mọi mặt ở Bắc Kì. Năm 1882, chúng lại vu cáo triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1874 để lấy cớ kéo quân ra Bắc Kì.