K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 8 2022

1) Lớp 6DCN//,tập trung toàn những bạn học sinh khá giỏiVN
2) Bức tranh anh ấy vẽCN// rất đẹpVN
3) Quyển sách bạn cho tôi mượnCN// rất hayVN
4) Đây làTN// nhàCN// của tôiVN

17 tháng 8 2022

Giúp mình nhanh mình tick điểm cho nhéeee

 

17 tháng 8 2022

Gợi ý cho em các ý để em viết nhé:

Mở bài: Giới thiệu về nhà văn Nguyễn Dữ và tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương (hoặc tác phẩm Truyền kì mạn lục)

Giới thiệu về vấn đề cần nói tới (Ở đây là vai trò của chi tiết chiếc bóng)

Thân bài:

Vai trò của chiếc bóng:

Đối với VN: Là ''người chồng, người cha'' do VN tự nghĩ ra để dỗ bé Đản, cho bé Đản cảm giác có đủ cả cha lẫn mẹ.

Đối với bé Đản: Là ''người cha'' trong tiềm thức được mẹ chỉ cho, hoàn toàn không biết gì về người này.

Đối với Trương Sinh: Vì chiếc bóng này do bé Đản chỉ mà lầm tưởng vợ không chung thủy, từ đó sinh ra ghe tuông, nghi oan cho vợ khiến nàng phải tự vẫn.

Chi tiết chiếc bóng là nút mở, là điều giải oan cho VN:

Sau khi TS hiểu ra từ việc bé Đản chỉ chiếc bóng trên tường, hối hận vì nghi oan cho vợ.

Mọi điều bắt đầu và cũng kết thúc vì chiếc bóng

Khiến cho VN phải chịu nhiều đau khổ, tố cáo xã hội phong kiến bất công với người phụ nữ. 

Kết bài.

Bày tỏ suy nghĩ của em về chiếc bóng.

_mingnguyet.hoc24_

17 tháng 8 2022

Tham khảo

 

Ngoài những chi tiết kì ảo, chi tiết cái bóng trong tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương" của nhà văn Nguyễn Dữ cũng là một trong những chi tiết đặc sắc tạo nên thành công cho tác phẩm. Cái bóng là nguyên nhân gây ra mọi bi kịch song cũng là chi tiết hóa giải mọi hiểu lầm. Khi chồng vắng nhà, để con không cảm thấy thiếu vắng tình thương của cha, Vũ Nương cùng con trai chơi trò "trỏ bóng" trên vách. Nàng thường "hay đùa con, trỏ bóng mình mà bảo là cha Đản". Thế nhưng Vũ Nương đâu biết rằng chính cái bóng đó lại gây nên sóng gió cho gia đình nàng, gây nên mối bi kịch đau đớn cho cuộc đời nàng. Cái bóng khiến chồng nàng "đinh ninh là vợ hư thân" mà không tiếc lời mắng nhiếc, "đánh đuổi" nàng đi mặc cho nàng biện bạch trong nước mắt. Nó cũng chính là nguyên do khiến nàng phải "gieo mình xuống sông mà chết" để chứng minh cho sự trong sạch của mình. Cái bóng đó là nút thắt trong câu chuyện nhưng nó cũng là chi tiết mở nút giúp Vũ Nương giải oan. Khi Trương Sinh ngồi cùng con, bé Đản đã "trỏ vào bóng chàng trên vách" mà bảo rằng: "Cha Đản lại đến kia kìa!". Lúc bấy giờ, chàng mới hiểu ra "thấu nỗi oan của vợ". Chi tiết cái bóng đã đẩy sự kịch tính của câu chuyện lên cao, khiến người đọc hiểu rõ về tính đa nghi, ghen tuông mù quáng của Trương Sinh, hiểu về nỗi đau của Vũ Nương khi bị chồng ngờ vực. Việc sử dụng chi tiết cái bóng- một chi tiết mờ nhạt nhưng lại gây nên bi kịch to lớn cho người phụ nữ, Nguyễn Dữ muốn tố cáo xã hội bất công, "nam quyền" dồn ép những người phụ nữ truyền thống tới đường cùng. Và qua đó, ông cũng bày tỏ sự thương cảm đối với số phận bi kịch của những người phụ nữ trong xã hội xưa.

17 tháng 8 2022

Gợi ý cho em các ý để em viết nhé:

Mở bài: Nêu lên vấn đề cần bàn luận: (Ví dụ: Bốn mùa trong năm, nếu như mùa xuân có khí hậu ấm áp, mùa hè nóng nực, mùa đông lạnh giá thì em lại thích nhất mùa thu - mùa có khí hậu dễ chịu nhất trong năm...)

Thân bài:

Nêu ra các lí do em thích mùa thu:

+ Được đi khai trường

+ Được đón tết trung thu

+ Được cảm nhận những cơn gió heo may và ngắm cây thay lá

+ Cảnh vật yên bình, nhẹ nhàng trôi đi...

Em có thể nêu ra vài kỉ niệm của em ở mùa thu?

Nêu cảm xúc của em về mùa thu:

Vui vẻ, hào hứng được đón chào khí hậu dễ chịu nhất trong năm, được đến trường cùng bạn bè, được ngắm nhìn cây thay lá, mùa thu để lại trong em về kỉ niệm những ngày đầu đến trường...

Kết bài.

Bày tỏ một lần nữa tình cảm của em về mùa thu.

_mingnguyet.hoc24_

17 tháng 8 2022

Gợi ý cho em các ý để em viết nhé:

Mở đoạn: Nêu lên vấn đề cần bàn luận: (Ví dụ: Trong cuộc sống hiện nay, nước được coi là một trong những tài nguyên quý giá và cần được sử dụng một cách có trách nhiệm...)

Thân đoạn:

Bàn luận:

Vai trò của nước:

+ Giúp cho mọi người có sản phẩm để uống, sinh hoạt

+ Phục vụ cho muôn loài: cây cối, động vật

+ Cân bằng hệ sinh thái

...

Dẫn chứng:

Ví dụ: Thiếu nước khiến cho cuộc sống của bà con Châu Phi còn gặp nhiều khó khăn trong khi đó một số bộ phận chưa có ý thức sử dụng hợp lí nguồn nước. 

Bàn luận mở rông:

Trái với việc sử dụng nước có trách nhiệm?

Bản thân em đã làm gì để thể hiện việc sử dụng nước có trách nhiệm?

Kết đoạn.

Trình bày vai trò của việc sử dụng nước có trách nhiệm thêm một lần nữa.

_mingnguyet.hoc24_

17 tháng 8 2022

Đọc nhiều sách tham khảo, học nhiều câu thơ, đoạn trích làm dẫn chứng, viết nhiều

17 tháng 8 2022

Em nên đọc thêm nhiều tài liệu, những bài văn mẫu để có cách mở bài, kết bài ấn tượng nhất nhé. Ngoài ra với phần nghị luận xã hội, nên đọc thêm một chút tin tức hàng ngày để lấy dẫn chứng mới nhất, tránh việc lấy dẫn chứng cũ sẽ ko còn hấp dẫn nữa. Nghị luận văn học thì học kĩ tác giả, tác phẩm, liên hệ thêm với tác phẩm khác nữa em nhé. 

Chúc em học tốt ☘

23 tháng 8

Chịu

23 tháng 8

Em lớp 5

 

17 tháng 8 2022

Gợi ý cho em các ý để em viết nhé:

Mở bài: Nêu lên vấn đề cần bàn luận. (Nhân vật chị Dậu đã phản ánh chân thực số phận đau thương nhưng sáng ngời phẩm chất cao đẹp của người nông dân xã hội cũ)

Thân bài:

Nêu lên hoàn cảnh của chị Dậu?

Phẩm chất của chị Dậu:

+ Yêu thương chồng, lo lắng cho chồng

+ Dũng cảm bảo vệ chồng

Liên hệ với người nông dân trong xã hội cũ:

Ví dụ: Người nông dân trong xã hội cũ phải chịu nhiều khổ cực, bất công, bị chèn ép đến cùng nhưng họ vẫn luôn giữ được phẩm chất lương thiện, dũng cảm. Trong đó phải kể đến chị Dậu. Tuy chị chỉ là một người phụ nữ nhỏ bé nhưng cách chị chăm sóc, lo lắng cho chồng đã thể hiện rõ tình cảm của chị dành cho chồng. Khi chồng bị bắt trói, chị sẵn sàng vùng lên để bảo vệ chồng. Điều đó chứng tỏ, những khổ cực trong xã hội thời đó không làm mờ đi phẩm chất của họ mà còn làm cho nó nổi bật hơn bao giờ hết...

Kết bài.

Bày tỏ tình cảm của em về chị Dậu. 

_mingnguyet.hoc24_