K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 12 2019

1) - Em không đồng ý với ý kiến đó.

- Nếu một người tự làm lấy mọi việc, tự quyết định mọi việc mà ko cần tham khảo ý kiến của người khác là người tự cao. Người ấy luôn cho rằng mình đúng, luôn hành động chỉ dựa vào suy nghĩ của mình. Người tự cao luôn chắc chắn rằng mình là giỏi nhất, ko quan tâm đến ý kiến của các đối tượng khác.

+ Còn người tự tin là người dù tin tưởng vào khả năng của bản thân, nhưng họ hành động một cách chắc chắn. Họ phải lắng nghe người khác từ đó hình thành nên một công việc chung mà họ là người chủ động.

+ Người tự tin và tự cao không giống nhau. Người tự tin sẽ gặp điều thuận lợi (tạo nên sức mạnh, nghị lực và sức sáng tạo) và tạo nên một khối đoàn kết. Còn người tự cao thường gặp phải những thất bại, lo toan khi kế hoạch "đơn độc" của mình đổ vỡ.

2) * Tiêu chuẩn gia đình văn hóa:

- Là gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ.

- Thực hiện kế hoạch hóa gia đình.

- Đoàn kết với xóm giềng.

- Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân.

* Ý nghĩa:

- Gia đình là tổ ấm nuôi dưỡng, giáo dục con người.

- Gia đình có bình yên thì xã hội mới yên ổn, văn minh, tiến bộ.

17 tháng 12 2019

Chuẩn quá

Sửa lại đề bài: Trong buổi sinh hoạt lớp với chủ đề: “Học tập, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp” có hai ý kiến là: - Một số học sinh cho rằng: Để lập nghiệp chỉ cần học văn hóa, tiếp thu khoa học- kĩ thuật, rèn luyện kĩ năng lao động là đủ; không cần phải tích cực tham gia hoạt động chính trị - xã hội. - Số còn lại cho rằng: Học văn hóa tốt, rèn luyện kĩ năng lao động là cần nhưng chưa...
Đọc tiếp

Sửa lại đề bài:

Trong buổi sinh hoạt lớp với chủ đề: “Học tập, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp” có hai ý kiến là:

- Một số học sinh cho rằng: Để lập nghiệp chỉ cần học văn hóa, tiếp thu khoa học- kĩ thuật, rèn luyện kĩ năng lao động là đủ; không cần phải tích cực tham gia hoạt động chính trị - xã hội.

- Số còn lại cho rằng: Học văn hóa tốt, rèn luyện kĩ năng lao động là cần nhưng chưa đủ, phải tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội của địa phương, của đất nước.

a. Em đồng tình với ý kiến nào? Tại sao?

b. Em đã từng tham gia các hoạt động chính trị - xã hội nào mà nhà trường tổ chức trong các năm học qua. Khi tham gia các hoạt động chính trị - xã hội đó em thấy có lợi gì cho bản thân và cho xã hội.

1
16 tháng 12 2019

a. Em đồng tình với ý kiến: Học văn hóa tốt, rèn luyện kĩ năng lao động là cần thiết nhưng vẫn chưa đủ, phải tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội của địa phương, của đất nước.

Bởi vì, học văn hóa tốt, tiếp thu rèn luyện kĩ năng lao động tốt, biết tham gia các hoạt động chính trị - xã hội sẽ trở thành con người phát triển toàn diện, vì có tình cảm, biết yêu thương chia sẻ, cảm thông với tất cả mọi người, có trách nhiệm với tập thể, có lối sống cộng đồng.
b. * Em đã từng tham gia các hoạt động chính trị - xã hội mà nhà trường tổ chức:

- Mua tăm nhân đạo ủng hộ cho người mù.

- Quyên góp sách, truyện giúp đỡ các bạn nghèo vùng sâu, vùng xa.

- Dâng hương và làm cỏ tại nghĩa trang liệt sĩ thành phố.

- Thăm và giao lưu với Hội Cựu chiến binh của Tỉnh nhân ngày Quân đội nhân dân Việt Nam (22 - 12).
* Khi tham gia các hoạt động chính trị - xã hội đó em thấy có lợi cho bản thân và cho xã hội là:

- Là điều kiện cho mỗi em bộc lộ, rèn luyện, hình thành và phát triển thái độ, tình cảm, niềm tin trong sáng, rèn luyện năng lực giao tiếp ứng xử, năng lực tổ chức quản lí, năng lực hợp tác ..., đóng góp công sức, trí tuệ của mình vào công việc chung của xã hội.

- Đem lại niềm vui, sự an ủi về tinh thần, giảm bớt những khó khăn về vật chất cho những người cần được chia sẻ, giúp đỡ.

- Thiết lập được mối quan hệ lành mạnh giữa người với người, phát huy được những truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc, góp phần xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

17 tháng 12 2019

thế câu hỏi là gì ạ ?

16 tháng 12 2019

Nếu em là Nam ,em sẽ hoà đồng ,kết bạn và không rụt rè ,không bỡ ngỡ đối với thầy cô ,bạn bè.

CHÚC BẠN THI TỐT!!!😀😀

16 tháng 12 2019

ks bn nha

6 tháng 1 2020

em sẽ giai thích cho natasa hiêu về ý nghĩa cua mâm cố đó và nói cho natasa hiêu về truyền thống tôn sư trọng đạo cua vn

16 tháng 12 2019

Đối với những học sinh, sinh viên nghèo vượt khó, những người tàn tật thiệt thòi nhưng đã biết vươn lên trong cuộc sống và có những người thành đạt, chúng ta phải cảm thông, chia sẻ và khâm phục ý chí tự lập của họ. Họ là những người đáng trân trọng và ca ngợi.

⇒ Vì thế, cần có những tổ chức, cá nhân và Nhà nước giúp đỡ tạo điều kiện cho họ có một cuộc sống đầy đủ hơn, hạnh phúc hơn.

16 tháng 12 2019

Trên 16 tuổi nha bạn.

16 tháng 12 2019

>18 tuổi.

16 tháng 12 2019

- Em đồng tình với ý kiến đó.

- Bởi vì giữ lời hứa là biểu hiện quan trọng nhất của giữ chữ tín. Giữ chữ tín không phải chỉ là giữ lời hứa mà còn phải thể hiện ở ý thức trách nhiệm và quyết tâm của mình khi thực hiện lời hứa trong công việc, quan hệ xã hội và quan hệ hợp tác kinh doanh.

16 tháng 12 2019

- Lịch sự là những cử chỉ, hành vi dùng trong giao tiếp ứng xử phù hợp với quy định của xã hội, thể hiện truyền thống đạo đức của dân tộc.

- Tế nhị là sự khéo léo sử dụng những cử chỉ, ngôn ngữ trong giao tiếp ứng xử, thể hiện là con người có hiêu biết, có văn hóa.

* Ý nghĩa:

- Tạo nên một môi trường giao tiếp thân mật để học hỏi lẫn nhau, cùng giúp đỡ nhau.

- Được mọi người trân trọng, yêu mến và tin tưởng.

- Bản thân tự tin hơn trong cuộc sống.

- Thể hiện trình độ văn hóa, đạo đức của mỗi người.

Ví dụ: Nam dậy muộn nên phải vội vàng đi học kẻo muộn. Sau khi dắt xe xong, Nam chạy hì hục vào lớp mà quên để ý người khác. Bỗng Nam va vào một bạn nữ của lớp cạnh bên làm bạn ấy ngã. Nam vội vàng dìu bạn ấy đứng dậy và gom đồ cho bạn ấy. Xong xuôi, Nam mới hỏi thăm bạn có làm sao không và xin lỗi bạn ấy vì không để ý. Bạn nữ vui vẻ chấp nhận lời xin lỗi của Nam.

Như vậy, Nam là một người biết nhận lỗi và xin lỗi, Nam là người lịch sự và tế nhị.

16 tháng 12 2019
  • Lịch sự là những cử chỉ, hành vi dùng trong giao tiếp ứng xử phù hợp với quy định của xã hội, thể hiện truyền thống đạo đức của dân tộc.
  • Tế nhị là sự khéo léo sử dụng những cử chỉ, ngôn ngữ trong giao tiếp ứng xử, thể hiện là con người có hiểu biết, văn hóa.
  • Ngoài ra lịch sử, tế nhị thể hiện ở lời nói và hành vi giao tiếp, biểu hiện ở sự hiểu biết những phép tắc, những quy định chung của xã hội trong quan hệ giữa con người với con người, thể hiện sự tông trọng người giao tiếp và những người xung quanh.
  • * Ý nghĩa:

    - Tạo nên một môi trường giao tiếp thân mật để học hỏi lẫn nhau, cùng giúp đỡ nhau.

    - Được mọi người trân trọng, yêu mến và tin tưởng.

    - Bản thân tự tin hơn trong cuộc sống.

    - Thể hiện trình độ văn hóa, đạo đức của mỗi người.

    Ví dụ: Nam dậy muộn nên phải vội vàng đi học kẻo muộn. Sau khi dắt xe xong, Nam chạy hì hục vào lớp mà quên để ý người khác. Bỗng Nam va vào một bạn nữ của lớp cạnh bên làm bạn ấy ngã. Nam vội vàng dìu bạn ấy đứng dậy và gom đồ cho bạn ấy. Xong xuôi, Nam mới hỏi thăm bạn có làm sao không và xin lỗi bạn ấy vì không để ý. Bạn nữ vui vẻ chấp nhận lời xin lỗi của Nam.

    Như vậy, Nam là một người biết nhận lỗi và xin lỗi, Nam là người lịch sự và tế nhị.

16 tháng 12 2019

Trong tương lai có rất nhiều nghề nghiệp để chọn, ví dụ như giáo viên, kĩ sư, bác sĩ, hay là một nhà khoa học, hay chỉ là những nghề hết sức giản đơn như là một đầu bếp, một người công nhân viên… Em có rất nhiều sự lựa chọn cho tương lai của mình. Em có thể làm giáo viên để dẫn dắt, dạy bảo cho những em bé nhỏ những điều hay lẽ phải, những kiến thức mà trước giờ các em bé ấy chưa biết. Em có thể làm một người đầu bếp nấu những món ăn thật ngon cho mọi người thưởng thức. Em có thể làm một nhiếp ảnh gia để chụp những tấm hình thật đẹp cho mọi người. Em có thể làm một kĩ sư vẽ ra nhiều công trình kiến trình thật tốt và đẹp. Em cũng có thể làm một nhà khoa học để mỗi ngày em đều phát hiện ra một điều mới. Em cũng có thể làm một người cảnh sát truy bắt tội phạm giúp ích cho đời.Nhưng điều mà em thích nhất là sau này em có thể trở thành một vị bác sĩ .

Nhưng tại sao em lại chọn nghề này trong số tất cả các nghề. Lý do đầu tiên là vì em rất thích nó. Em thích nó ngay từ khi lần đầu tiên nghe thấy từ “bác sĩ”. Nhìn thấy hình ảnh một vị bác sĩ tận tâm chữa bệnh cho bệnh nhân, ân cần hỏi thăm bệnh tình khiến cho em rất thích.Lý do thứ hai để em chọn nó là vì đối với em đây là một nghề mang ý nghĩa rất lớn, nó là nghề cứu sống người khác, là nghề mang lại hy vọng cho những người bị bệnh và biến những hy vọng đó thành hiện thực. Bác sĩ sẽ chữa hết bệnh cho những bệnh nhân của mình, sẽ đưa ra những lời khuyên cho các bệnh nhân của mình, sẽ đưa ra những lời động viên giúp bệnh nhân có thêm nghị lực để vượt qua căn bệnh. Lý do thứ ba để em thích nó chắc có lẽ là vì bác sĩ là một nghề có thu nhập cao.

Em sẽ cố gắng hết sức, nỗ lực hết mình để có thể thực hiện được ước mơ của mình. Một khi em đã trở thành một bác sĩ, em sẽ làm việc không ngừng nghỉ để chữa bệnh cho mọi người. Em sẽ chữa bệnh miễn phí cho những người nghèo, em sẽ dùng chính tiền của em để giúp đỡ cho họ.Em sẽ đi khắp nơi giúp đỡ cho những bệnh nhân nghèo để họ có thể vượt qua căn bệnh.

16 tháng 12 2019

Sau này, em ước mơ mình sẽ trở thành một thầy giáo dạy học sinh tiểu học. Sở dĩ em thích nghề này là vì mẹ em và bà ngoại em đều là những cô giáo dạy tiểu học và em rất thích được làm thầy giáo chỉ cho các em nhỏ những bài học đầu tiên. Để thực hiện được ước mơ của mình, em cần phải chăm chỉ học tập để có thật nhiều kiến thức, có như vậy mới có thể truyền đạt lại cho các em học sinh.