K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 3 2022

Từ nhiều nghĩa và từ đồng âm có gì giống và khác nhau?

- Từ đồng âm là hiện tượng chuyển nghĩa của từ làm cho các nghĩa của từ hoàn toàn khác nhau.

- Từ nhiều nghĩa là từ chuyển nghĩa của từ loại giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển luôn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.

- Từ nhiều nghĩa trong nghĩa chuyển có thể thay thế bằng từ khác.

Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm những khác hẳn nhau về nghĩa.

Từ đa nghĩa là từ mang nghĩa gốc hay một số nghĩa chuyển, các nghĩa của từ đa nghĩa luôn có mỗi liên hệ với nhau.

13 tháng 3 2022

1, Các nghĩa hoàn toàn khác nhau.
...
Khái niệm.

Từ đồng âmTừ đồng nghĩa
Có sự giống nhau về từ ngữ, cách đọc nhưng khác nhau về ý nghĩa.Từ hoặc cách đọc có thể là khác nhau, tuy nhiên cùng mang một ý nghĩa hoặc có sự liên quan mật thiết về nghĩa với nhau.
13 tháng 3 2022

bn ko nên đăng những câu trl linh tinh trên diễn đàn nhé

12 tháng 3 2022

bn tham khảo ạ :

"Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa"

Đó chính là những câu thơ nói về nghề giáo, nghề mà luôn được yêu quý, kính trọng. Tôi rất yêu mến các thầy cô giáo của mình, nhưng người để lại cho tôi những ấn tượng sâu sắc nhất chính là cô Hiềnn- cô giáo chủ nhiệm của chúng tôi.

Cô có mái tóc rất dài, mượt mà, đen nhánh và luôn phảng phất hương thơm. Đôi mắt cô to tròn, đen láy, vô cùng cương nghị nhưng cũng không kém phần dịu dàng. Khi chúng tôi đạt thành tích cao trong học tập, cô luôn nhìn chúng tôi với ánh mắt trìu mến. Còn mỗi khi chúng tôi mắc lỗi, đôi mắt cương nghị của cô lại đượm buồn. Đôi bàn tay cô thon dài, luôn viết ra những mạch văn giàu cảm xúc để chuyển tải bài học đến với chúng tôi. Cô còn giúp chúng tôi nhớ bài lâu hơn bằng giọng nói của mình. Giọng nói của cô thật truyền cảm, khi thì dịu dàng, ấm áp, lúc lại dí dỏm, vui tươi khiến cho chúng tôi luôn tập trung vào bài học, quên cả thời gian. Tính cách cô hiền lành, chính trực, cô luôn nghiêm túc với công việc của mình. Hàng ngày, cô rất hay vui đùa với chúng tôi nhưng khi đã vào tiết học, cô cũng rất nghiêm khắc. Với cô dạy học không chỉ là một nghề, mà còn là một niềm đam mê. Cô luôn chuẩn bị rất kỹ cho bài giảng của mình, nhiều khi cô còn sử dụng cả những đoạn clip ngắn về bài học, giúp chúng tôi có thể tiếp thu bài nhanh nhất. Dù cô đã là một giáo viên nhưng cô vẫn học, đó là sở thích của cô. Cô luôn thức đến ba, bốn giờ sáng mới đi ngủ vì sau khi soạn giáo án, cô lại tiếp tục học bài. "Học như một con đò ngược dòng vậy, các con ạ!" Lời cô nói thấm thía lòng chúng tôi.

13 tháng 3 2022

Tác dụng:

- Tăng sức gợi hình, gợi cảm

- Giúp câu văn thêm sinh động, cuốn hút

- Sự vật "Quê hương" được khắc hoạ rõ nét, chi tiết hơn

- Bộc lộ tài quan sát, trí tưởng tượng phong phú và tình yêu quê hương của tác giả   của pạn nìa:)

PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (5 điểm) Đọc đoạn văn sau rồi trả lời các câu hỏi:“….Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ. Bỗng roi sắt gãy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ, Đám tàn quân giẫm đạp lên nhau...
Đọc tiếp

PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (5 điểm)

 Đọc đoạn văn sau rồi trả lời các câu hỏi:

“….Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ. Bỗng roi sắt gãy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ, Đám tàn quân giẫm đạp lên nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc. Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời.”

 (Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam - Nguyễn Đổng Chi)

Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Văn bản đó thuộc thể loại nào của văn học dân gian? Nêu hiểu biết của em về thể loại văn học dân gian đó?

Câu 2: Nội dung chính trong đoạn văn trên là gì?

Câu 3: Giải nghĩa từ “tráng sĩ”?

Câu 4: Tìm những chi tiết tưởng tượng, kì ảo trong đoạn văn? Ý nghĩa của những chi tiết đó?

Câu 5: “Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời.”

        Em có thích cách kết thúc này của tác phẩm không? Vì sao?

PHẦN II. PHẦN VIẾT (5 điểm)

Đóng vai nhân vật người em kể lại truyện cổ tích “Cây khế”.

 

2
12 tháng 3 2022

giúp mk với , biết câu nào thì các bạn cứ làm . 

12 tháng 3 2022

1. Đoạn văn trên được trích trong văn bản Thánh Gióng thuộc thể loại truyện truyền thuyết. Những hiểu biết về thể loại truyện truyền thuyết: thể loại truyện dân gian, có các yếu tố hư cấu kì ảo kể về những nhân vật, sự kiện có liên quan đến lịch sử; truyện kể về những người anh hùng lập nên những công lao to lớn hoặc lí giải nguồn gốc của một phong tục tập quán; truyện kể theo mạch tuyến tính; lời kể cô đọng, mang sắc thái trang trọng...

2. ND chính: Chiến công to lớn và sự hóa thân của Thánh Gióng.

3. Tráng sĩ nghĩa là người đàn ông có sức khỏe, cường tráng.

4. Chi  tiết tưởng tượng, kì ảo trong đoạn văn là ngựa phun lửa, một mình Gióng đánh đuổi hết quân thù, Gióng  cưỡi ngựa bay lên trời.

=> Ý nghĩa của những chi tiết kì ảo đó: làm cho câu chuyện hấp dẫn, thú vị; tô đậm tài năng, công lao, sức mạnh của Thánh Gióng, làm bất tử hóa người anh hùng.

5. HS đưa ra quan điểm cá nhân và giải thích thuyết phục.

Gợi ý: em thích cách kết thúc như vậy vì cách kết thúc này làm bất tử hóa anh hùng, người anh hùng vô tư, không màng danh lời/ Em không thích vì Thánh Gióng có công lao to lớn, nên được mọi người tán tụng, nên ở lại đất nước để bảo vệ đất nước.