K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 3 2021

    Phía chân trời xa,1 cụ già khoảng 70 tuổi ung dung ngồi câu cá.Cụ mặc chiếc áo màu xanh, dáng người mảnh khảnh.Khuôn mặt cụ hơi vuông hình chữ điền trông rất phúc hậu.Râu tóc đều bạc trắng như cước nhưng da mặt cụ vẫn hồng hào,nhất là đôi mắt rất sáng và cái miệng luôn mỉm cười làm tôn thêm vẻ quắc thước , yêu đời của cụ.Đặc biệt , cụ có vầng trán cao cao biểu lộ sự thông minh, minh triết.Chòm râu của cụ dài,trắng.Thỉnh thoảng cụ đưa tay lên vuốt râu và nở nụ cười rất tươi.

6 tháng 3 2021

Mk ko bt viết đou ;-; , chỉ sương sương thui

    Tiết trời như ấm lên mỗi ngày, xuân đã về đến mái trường e.Chỉ sau một tuần, những chồi xanh bé li ti đã điểm hết các cành to, cảnh nhỏ của cây bàng dưới sân trường.Thoáng cái đã thấy màu xanh non bao phủ lấy thân cây rồi dần dần chuyển sang màu xanh đậm.

Nhưng đóa hoa màu tím thướt tha lớn nhanh một cách kì lạ.Hương thơm bay tỏa ngạt ngào.Thần xuân thúc giục các chồi non nhanh chóng nảy mầm , các bông hoa cũng thi nhau đua sắc dưới ánh nắng dễ chịu và ấm áp...........................................

7 tháng 3 2021

cảm ơn

   Tham khảo :

Em thích những chú chim bồ câu lông trắng. Chú chim bồ câu bạo dạn đi trên sân lúa. Chú chim đi vòng quanh đống rơm, mổ lấy những hạt thóc thừa con sót lại trên cọng rạ. Chú có bộ lông trắng như tuyết, đầu tròn và thân hình thon lẳn. Mắt chú chim đẹp thật: to và đen láy, viền mắt màu đỏ hồng. Mỏ chú chim màu vàng ngà. Ức của nó có lông màu trắng, bóng mượt, mịn màng như nhung. Chú chim câu có đôi chân thấp, hồng hồng, mang một dúm lông trắng như tua chi. Chú chim đi lại từ tốn ung dung trên sân. Em rất yêu quý chim bồ câu. Hình ảnh đẹp ấy in vào tâm trí em những kỷ niệm êm đềm không bao giờ quên.

#H

Link : Tả về một loài chim mà em yêu thích Hay chọn lọc (68 mẫu) - Bài tả về loài chim đạt điểm cao - VnDoc.com

6 tháng 3 2021

Trong bầy công ở sở thú, nổi bật nhất là chàng công. Chàng công cao độ bảy mươi xăng-ti-mét, đầu to bằng quả nắm đấm lớn, mắt hơi xếch. Chàng ta khoác một áo choàng lông màu lục ánh đồng. Dầu và ức của chàng có màu vàng xanh. Mỏ chàng công hơi khoằm. Mào của chàng hẹp và thẳng đứng. Khi chàng công xếp đuôi lại, chàng ta trông giống một con vịt xiêm lông sặc sỡ, có đôi chân giống chân gà. Chàng công đẹp nhất khi múa. Khi chàng công múa, lông đuôi xòe ra hình nan quạt. Lông đuôi có nhiều hình sao màu vàng, nâu, xanh, đỏ đồng rất đẹp. Đuôi công xòe ra như chiếc ô màu rực rỡ, nhịp nhàng đôi chân xoay theo hình vòng cung. Em thật sự rất yêu thích loài chim này.

7 tháng 3 2021

Nếu như ánh lửa trong lều chỉ sưởi ấm cho các anh chiến sĩ ở đó thì ánh lửa trong lòng Bác có sức lan tỏa, có thể sưởi ấm lòng tất cả nhân dân Việt Nam , Và trong những ngày đầu kháng chiến đầy gian nan, thử thách thì Bác chính là nguồn tình cảm ấm áp nhất, là ngọn lửa thắp lên niềm tin cho toàn quan, toàn dân ta. Khổ thơ cuối đã khẳng định một chân lí bình dị mà lớn lao

                         Đêm nay Bác ngồi đó 

                        .................................

                         Bác là Hồ Chí MInh

Việc Bác ko ngủ vì lo cho bộ đội, lo cho dân công, lo cho dân tộc là một lẽ thường tình, một điều hết sức bình thường vì bác chính là Hồ Chí Minh. Bác là một vị lãnh tụ, một người Cha Già của dân tộc đã dành trọn đời mình cho dân, cho nước. Đây ko phải là đêm duy nhất Người ko ngủ và cũng ko biết đã bao nhiêu đêm Người ko ngủ như thế. Vì vậy việc Bác ko ngủ là một điề bình thường nhưng đó là cái bình thường của một bậc vĩ nhân mà chỉ khi ở bên Người ta mới hiểu được điều đó

6 tháng 3 2021

Có nghĩa là dù có đi đâu về đâu vân phải nhớ công ơn các vua Hùng có công dựng nước bản thân cần phải có gắng học hành để ko phụ lòng những người đi trước

6 tháng 3 2021

Em hiểu câu ca dao sau  như thế nào "Dù ai đi ngược về xuôi

                                                  Nhớ ngày dỗ tổ mùng mười tháng ba

Trả lời:

Câu ca dao gợi nhắc một truyền thống tốt đẹp của người dân Việt Nam : thủy chung luôn nhớ về cội nguồn dân tộc . Dù ai đi đâu xa cũng luôn nhắc nhở nhau nhớ về ngày giỗ Tổ, nhớ về cội nguồn dân tộc. 

Cụ thể trong hai câu ca dao trên muốn nhắc nhở con cháu Việt Nam đến ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch phải nhớ đến ngày giỗ của các vua Hùng, người đã có công xây dựng nên đất nước Việt Nam này.

6 tháng 3 2021

mik nghĩ là ngựa giả hoặc ngựa đồ chơi

6 tháng 3 2021

Mình cũng nghĩ là ngựa giả.

6 tháng 3 2021

đọc kĩ quy định ko đăng linh tinh nha bn :)

6 tháng 3 2021

lêu lêu

6 tháng 3 2021

Trăng vốn là người bạn tâm tình, là nguồn cảm hứng dạt dào, bất tận của thi sĩ muôn đời. Trong thơ đông tây kim cổ đã có biết bao nhiêu bài thơ hay viết về trăng và để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc. Một trong những tác giả viết nhiều về trăng là Hồ Chí Minh. Suốt cuộc đời cách mạng gian truân và vẻ vang của mình, Bác luôn coi trăng là người bạn tri ân, tri kỉ. Bài thơ Ngắm Trăng – Vọng nguyệt là một trong những bài thơ đặc sắc của Người được lấy nguồn cảm hứng từ trăng.

“Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,

Đối thử lương tiêu nại nhược hà?

Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,

Nguyệt tòng song khích khán thi gia.”

Thật vậy, một trong những thú vui tao nhã của giới văn nhân, tài tử xưa là uống rượu, đánh cờ, xem hoa nở, ngắm trăng bên cạnh bạn hiền. Trăng chỉ xuất hiện ban đêm, khi mọi bận rộn mưu sinh thường nhật được tạm nghỉ ngơi, con người có chút phút giây thảnh thơi cho riêng mình. Con người thường ngắm trăng lúc nhàn nhã, thảnh thơi, tâm hồn không quá lo lắng và không quá đau khổ. Vậy mà, Hồ Chí Minh lại ngắm trăng trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt, có một không hai: Tháng 8 – 1942, Bác từ Pác Bó bí mật sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ quốc tế cho cách mạng Việt Nam. Khi đến thị trấn Túc Vinh thì người bị chính quyền địa phương bắt giữ, rồi bị giải tới giải lui gần 30 nhà giam của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây, bị đày đọa cực khổ hơn một năm trời. Trong những ngày đó Người đã viết tập thơ Nhật kí trong tù bằng thơ chữ Hán, để ghi lại những ngày gian khổ đó. Bài thơ Ngắm Trăng – Vọng nguyệt nằm trong tập Nhật kí trong tù. Bài thơ cho chúng ta biết Bác Hồ ngắm trăng, thưởng trăng trong hoàn cảnh bị tù đày gian khổ trong nhà lao Tưởng Giới Thạch. Trong bốn bức tường của phòng giam với những xiềng xích đớn đau, Bác Hồ vẫn ung dung ngắm trăng:

“Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,

Đối thử lương tiêu nại nhược hà?”

Trăng soi vào nhà tù làm cho khung cảnh trở nên đẹp đẽ, người tù trở nên bồi hồi, xao xuyến và phân vân vì cảnh đẹp thế, trăng đẹp thế thì “biết làm thế nào”. Lẽ dĩ nhiên, cuộc sống trong tù rất khổ cực và thiếu thốn, lấy đâu ra hoa, và rượu cho thi nhân thưởng trăng. Hai từ “vô” điệp lại khẳng định được sự thiếu thốn đó. Thế nhưng, trước cảnh đêm trăng sáng đang mời chào, thưởng thức người chiến sĩ cách mạng ao ước rằng một lần có rượu và có hoa để đối đãi với trăng thật đủ đầy. Đây chính là một nỗi băn khoăn, một ước ao đầy thơ mộng của thi nhân. Bởi đây là một người tù đặc biệt, một tâm hồn thanh cao, khát khao hòa hợp với thiên nhiên trời đất. Bởi chỉ có con người với tâm hồn nghệ sĩ và một tình yêu thiên nhiên bao la, bát ngát mới có được những niềm xúc động và khát khao hết sức lãng mạn ấy. Niềm băn khoăn, trăn trở của thi nhân cũng thể hiện một bản lĩnh vững vàng của con người bất chấp gian khổ của cuộc đời sống ngục tù để giữ nguyên vẹn một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, luôn biết yêu và rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên, của cuộc đời.

Thi nhân, người chiến sĩ cách mạng ở trong tù, ngưỡng vọng ra ngắm trăng. Và, cũng thật tài tình, ở bên ngoài, ánh trăng sáng vằng vặc cũng đang “nhòm khe cửa” để “ngắm nhà thơ”:

“Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,

Nguyệt tòng song khích khán thi gia.”

Câu thơ tuyệt hay với nghệ thuật đăng đối. Hai đầu của hai câu là người và trăng (nhân – nguyệt, nguyệt – thi gia) và giữa hai câu, giữa người và trăng là các song sắt chắn giữa thật thô bạo. Người và trăng bị chắn bởi song sắt của nhà tù. Thế nhưng không hề bị cách biệt. Mà ngược lại, giao hòa, giao cảm với nhau. Tầm mắt con người vượt qua song sắt ghê tởm để thưởng thức vẻ đẹp của tự nhiên của đất trời, của tự do. Còn trăng, ánh trăng xuyên thấu nhà tù để nhìn lại, sẻ chia với người tù. Với biện pháp nhân hóa, nhà thơ đã khắc họa ánh trăng đâu còn là một vật vô tri, vô giác mà là như gương mặt của một con người, có tâm hồn, có niềm đồng cảm. Trăng trở thành người bạn tâm giao, tri ân, tri kỷ với thi nhân. Trăng nhìn người, người nhìn trăng. Phút giây đó thật đẹp biết bao. Dường như mọi đau thương, khổ đau, khó khăn của nhà tù Tưởng Giới Thạch đã không còn nữa. Thay vào đó là những giây phút lãng mạn, thăng hoa của người tù cách mạng, của trăng. Không còn tù ngục, không còn xiềng xích, chỉ còn “trăng sáng” và “nhà thơ”: tri kỉ.

Qua bài thơ, người đọc cảm thấy người tù cách mạng dường như bất chấp cả song sắt cản ngăn, không chút bận tâm về những cùm xích, đói rét, muỗi rệp, ghẻ lở,… của chế độ nhà tù khủng khiếp để tâm hồn bay bổng tìm đến vầng trăng thân thiết. Để làm được điều đó, người chiến sĩ cách mạng phải là một người có tình yêu thiên nhiên tha thiết, sâu đậm.

TẾT XƯA (THANH TÂM)Con cào cào giật mình nhảy tanh tách vào tháng giêngLũ gà con ríu rít tranh nhau chú giun mẹ gà mới mớmMẹ rọc lá chuối đem hong trong nắng sớmCha chẻ nốt đống củi đang vương vãi phía sau nhà... Xuân đến dịu dàng như cách mẹ cầm tay chaLễ những mảnh dằm mà như nâng niu niềm hạnh phúcCún con ham chơi rượt đám gà xao xácMèo già rướn người rũ biếng lười cọ cọ gốc cau...
Đọc tiếp

TẾT XƯA (THANH TÂM)

Con cào cào giật mình nhảy tanh tách vào tháng giêng

Lũ gà con ríu rít tranh nhau chú giun mẹ gà mới mớm

Mẹ rọc lá chuối đem hong trong nắng sớm

Cha chẻ nốt đống củi đang vương vãi phía sau nhà...

 

Xuân đến dịu dàng như cách mẹ cầm tay cha

Lễ những mảnh dằm mà như nâng niu niềm hạnh phúc

Cún con ham chơi rượt đám gà xao xác

Mèo già rướn người rũ biếng lười cọ cọ gốc cau non...

 

Xuân đến rộn ràng như bầy chim nghịch ngợm ở góc vườn

Bé trai quét bồ hong bồ hóng nơi chái nhà, góc bếp

Em gái vặt lá để gốc mai điệu đà kịp thay váy vàng đón Tết

Cha dán giấy mới vào liếp phên đã cũ qua bao mưa tạt gió lùa...

 

Bụi tre già cũng theo gió xạc xào khua

Như nhắc cha dựng cây nêu để đuổi xua những điều không may mắn

Mẹ dọn cỗ cúng ông Táo ông Công với tất cả lòng thành kính

Khấn nguyện cho mọi người một năm mới được an yên...

 

Xuân đến nhẹ nhàng như đôi mắt trẻ hồn nhiên

Cứ lôi ra, cất vô chiếc áo mẹ mới mua dù thèm thuồng vẫn nén lòng để dành mặc Tết

Mẹ trải lá, nếp mới, đậu xanh, miếng thịt heo ngon để gói từng đòn bánh tét

Cha nhen bếp khói nồng cời lên mắt cay cay...

 

Lũ trẻ hứa hẹn thức đón giao thừa nhưng rồi đứa nào cũng ngủ lăn quay

Sáng mùng một bịt tai, trốn xa khi cha châm lửa vào phong pháo đỏ

Chúc mẹ chúc cha những điều tốt lành để được lì xì và hân hoan khi mình trở nên giàu có

Nhặt pháo lép xong rồi hớn hở chạy đi chơi...

 

Người lớn dẹp lo âu để gặp ai cũng mừng rỡ tươi cười

Uống tách trà thơm, ôn cố tri tân và nói nhiều về hy vọng

Bỗng thấy thương người, thương mảnh đất mình đang sống

Như tiếp thêm nghị lực, niềm tin để đi qua gian khó cuộc đời ...

Tết xưa ơi...!

Câu 1. (1.0 điểm) Xác định kiểu câu và chức năng của các câu thơ in đậm.

Câu 2. (1.0 điểm) Xác định biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong câu thơ: “Con cào cào giật mình nhảy tanh tách vào tháng giêng”. Nêu hiệu quả của các biện pháp nghệ thuật đó.

Câu 3. (1.0 điểm) Theo văn bản, tại sao người lớn lại phải “dẹp lo âu” khi đón khách vào những ngày tết?

Câu 4. (2.0 điểm) Em có đồng ý với điều mà tác giả chia sẻ trong hai câu thơ cuối? Lý giải ngắn gọn trong 3-5 câu.

0