K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 11 2020

Khi một con người sinh ra, người đó chỉ là một đứa bé bình thường, khi họ trưởng thành có thể họ sẽ nổi tiếng, cũng có thể họ chỉ là chiếc bóng lặng lẽ và khi mất đi liệu họ có còn chút gì để người khác nhớ đến?

Thời gian cứ thế trôi đi, đời người thì càng rút ngắn lại. Đứng trước quỹ thời gian vô tận đó con người thật nhỏ bé, con người chỉ tồn tại cùng thời gian được bằng cách tự khẳng định giá trị đích thực của mình. "Hãy sống thật với chính mình đừng cố gắng trở thành người nổi tiếng mà trước hết hãy là người có ích."

Bạn đang theo đuổi mục đích gì cho mình? Trở thành một người nổi tiếng chăng? Nhưng bạn có thực sự hiểu được nổi tiếng là gì không? Người nổi tiếng là những người được người khác khâm phục, được nhiều người biết đến về tài năng và sự thành công ở mỗi lĩnh vực nào đó. Còn người có ích là người đem lại lợi ích, giá trị tót đẹp cho xã hội bằng những việc làm cụ thể của mình. Chung quy lại, ý kiến trèn nhằm khẳng định giá trị đích thực của mỗi cá nhân thông qua những đóng góp của họ đối với gia đình và xã hội.

Con người luôn có những mơ ước, hi vọng và ai cũng mong mình trở thành người nổi tiếng. Đó là một khát vọng chính đáng nhưng không phải ai cũng có đủ năng lực, tố chất và điều kiện để đạt được. Trở thành người nối tiếng không phải là chuyện nói ngày một ngày hai là có thể làm được. Trước hết, bản thân người ấy phải có một tố chất, năng lực đặc biệt nổi trội hơn người khác thì mới có cơ hội được công chúng biết đến nhờ tài năng của họ, hoặc nhờ những tố chất ấy mà người đó mới làm nên những điều lớn lao được mọi người biết đến. Mỗi thiên tài được phát hiện chả phải do họ có một tài năng thiên bẩm về một lĩnh vực nào đó sao? Do đó điều kiện thứ nhất hoàn toàn thuộc về chủ quan. Thiên tài thì vô cùng hiếm hoi, liệu bạn có là một trong số những thiên tài đó không? Nhưng con đường đi đến sự nổi tiếng như một vườn hoa hồng ngát hương và đầy gai nhọn. Nếu có tài nhưng không có điều kiện để rèn luyện phát huy thì cũng chẳng làm gì.

Điều kiện ở đây bao gồm nhiều yếu tố khách quan cấu thành: về khả năng tài chính, về môi trường rèn luyện. Chang hạn. một ca sĩ nối tiếng không chỉ nhờ hát hay mà còn phải tốn nhiều chi phí đầu tư khác đế công chúng biết đến. Một nghệ sĩ dương cầm dù có năng khiếu nhưng phải khố’ luyện mười mấy năm mới có được chút danh tiếng. Đến thiên tài mà chỉ có một phần trăm là năng khiếu còn chín mươi chín phần tràm còn lại là sự cố gắng mới có thể nổi tiếng; còn bạn, bạn có đủ nhẫn nại không?

Vần biết rằng trở thành người nổi tiếng là một điều khó tưởng nhưng nhiều người như “con thiêu thân” lao vào lửa tìm kiếm danh vọng, sự nồi tiếng bằng mọi cách dù phải trả giá đắt. Mơ ước lấn át cả lí trí, họ không còn đủ tỉnh táo để nhận thức về thực chất bản thân. Họ chìm đắm trong mơ tưởng, làm nô lệ cho chính ảo tường của bản thân. Vì thế, những người ấy trở nên mù quáng, bất chấp tất cả để nổi tiếng. Họ dễ sinh ra đố kị với những người nổi tiếng, dễ thất vọng về bản thân do sự tự tin thái quá mà có những hành động quá khích gây nguy hại cho bản thân và xã hội. Mơ tưởng là quyền của mỗi người nhưng mơ tưởng ấy không thực tế thì đủ hại cả cuộc đời họ. Bởi vậy, sự nối tiếng hào nhoáng, lộng lẫy bao nhiêu thì mặt trái của nó càng tăm tối, đáng sợ bấy nhiêu.

Tuy nhiên nếu không nổi tiếng, đối với nhiều người cũng chả hề gì bởi họ không mong được nổi tiếng. Họ chỉ muốn đem chút sức lực bé nhỏ công hiến cho xã hội để xã hội tốt đẹp hơn. Đó chỉ là những việc làm bình thường như: bảo vệ môi trường, tiếp sức mùa thi, tham gia công tác tình nguyện giúp đỡ trẻ em nghèo... nhưng ý nghĩa việc làm ấy mới thật giá trị. Cuộc sống thường nhật cứ trôi qua cùng họ, họ không hổ thẹn với cuộc sống ấy, bởi họ đã làm được nhiều việc có ích cho đời. Những đóng góp thầm lặng ấy tuy không đủ được nổi tiếng nhưng hoàn toàn có thể khẳng định được giá trị của họ đối với cộng đồng. Đấy mới là điều thật sự đáng quý ở họ. Và biết đâu thần may mắn sẽ mỉm cười với họ, sẽ có dịp nào đó họ được nổi tiếng. Vì thế, trở thành người có ích vẫn có thể có cơ hội nổi tiếng. Nhưng cũng xin nhớ cho rằng, có ích chỉ là điều kiện để nổi tiếng, vì vậy nếu bạn muốn thành người nổi tiếng thì trước hết hãy là người có ích. “Đừng sống theo ước muốn, hãy sống theo điều ta có thể” điều đó làm bạn có ích cho cuộc sống.

Tuy nhiên, xã hội còn có những người chỉ bằng lòng, an phận với những gì họ đã có. Cuộc sống đó thật vô vị, buồn tẻ; nó làm con người ta thêm tụt hậu, không có tham vọng cầu tiến. Đối với họ “cái tôi cá nhân” là hàng đầu. Vì bằng lòng, an phận với cuộc sống nên họ thiếu đi ý chí và khát vọng sống tốt, sống đẹp. Mất ý chí khát vọng xem như con người đã lâm vào bước đường cùng, họ chỉ là cái bóng lu mờ của cuộc sống. Cứ sống lặng lẽ như vậy, cuộc sống đối với họ chỉ là duy trì sự tồn tại của bản thân trên cõi đời. Họ sẽ không còn được biết đến niềm vui của cuộc sông khi làm được những việc có ích, thế nên họ không tìm thấy ý nghĩa thực sự để tồn tại. Y nghĩa cuộc sống trong suy nghĩ của họ chỉ là một mảnh đất bạc màu. Hi vọng trở thành người nổi tiếng cứ mãi vơi dần và đến một lúc nào đó nó cũng sẽ rời bỏ họ. Chính họ đã tự vùi dập đi niềm tin cuộc sống.

Đã có nhiều người lỡ bước trên dòng đời vì họ chạy theo ham muốn ảo tưởng. Đã có người mỉm cười lúc mất đi vì họ đã sống thật xứng đáng với bản thân. Cũng đều được tạo hóa ban tặng cho cuộc sổng, vậy tại sao giữa họ lại có sự khác nhau như vậy? Vì mục đích sống mà họ theo đuổi trong cuộc đời khác nhau nên mới có sự khác biệt ấy. Bởi vậy, chúng ta - những thế hệ trẻ cần phải xác định rõ mục đích sông của bản thân cho tương lai. Hơn nữa cần nhận thức được điều quan trọng trong cuộc đời của chúng ta là phải khẳng định giá trị của bản thân bằng những đóng góp tích cực cho xã hội. Sẽ có ý nghĩa biết bao khi xã hội có những người công dân trẻ sống có ích, biết cổng hiến cho cộng đồng.

Một cái cây sẽ chẳng thể lớn lên khi nó mới chỉ được gieo mầm trên mảnh đất. Nó còn cần phải được tưới nước, bón phân, chăm sóc thì mới phát triển tươi tốt. Con người cũng vậy, phải không ngừng nuôi dưỡng khát vọng vươn lên trong cuộc sống. Chỉ khi ấy họ mới có thể khẳng định được chỗ đứng trong xã hội, tự tạo cơ hội nổi tiếng cho chính họ. Khát vọng vươn lên trong cuộc sống làm nên những ngã rẽ cho cuộc đời chúng ta, nó hướng chúng ta đến một cuộc sống tốt đẹp hơn. Đừng cố gắng trở thành người nổi tiếng mà trước hết hãy là người có ích. Một bài học định hướng cho cuộc sống thật ý nghĩa. Nổi tiếng rồi cũng sẽ lụi tàn nhưng những việc làm có ích sẽ mãi được biết đến. Giá trị đích thực của mỗi con người không nằm ở sự nổi tiếng mà ở những việc làm của bản thân họ cho xã hội. Cuộc đời của con người thì hữu hạn trong cái vô hạn của thời gian, hãy để lại chút gì trên quãng đời ấy để “Khi bạn sinh ra, bạn khóc còn mọi người xung quanh cười (...) khi bạn qua đời, mọi người khóc còn bạn, bạn cười”. (Bailey).

Đề thi đánh giá năng lực

Tên thí sinh: Vũ Thế MInh Hiếu Link tài khoản hoc24: https://hoc24.vn/?l=user.profile Gmail: 1713010078@studenthuph.edu.vn Thể loại dự thi: tản văn Bài dự thi cuộc thi viết "20/11" Thầy tôi 10 năm có lẽ là khoảng thời gian dài đối với con người ta, nhất là đối với những người trong giai đoạn trưởng thành. Chúng ta thường quên đi những người đã đi qua, là quá khứ trong cuộc đời mỗi con người, nhưng họ lại...
Đọc tiếp

Tên thí sinh: Vũ Thế MInh Hiếu

Link tài khoản hoc24: https://hoc24.vn/?l=user.profile

Gmail: 1713010078@studenthuph.edu.vn

Thể loại dự thi: tản văn

Bài dự thi cuộc thi viết "20/11"

Thầy tôi

10 năm có lẽ là khoảng thời gian dài đối với con người ta, nhất là đối với những người trong giai đoạn trưởng thành. Chúng ta thường quên đi những người đã đi qua, là quá khứ trong cuộc đời mỗi con người, nhưng họ lại là một nguồn sinh lực đã đắp thành con người ta như hiện tại. Mỗi người đều có ít nhất một vài câu chuyện riêng, và với tôi những ký ức về người thầy chủ nhiệm thời cấp 2, tiếng giảng bài, ánh nắng ngập tràn trong lớp học là câu chuyện mà mãi tôi không bao giờ quên.

Thầy chủ nhiệm? Tôi khi ấy là 1 đứa nhóc mới bước chân vào lớp 6 tỏ ra khá ngạc nhiên khi chưa từng thấy một ai là giáo viên là đàn ông cả. Quãng thời gian cấp 1 của tôi luôn gắn liền với những giáo viên là các cô, kể cả là môn thể dục, chỉ có ngoại trừ bác bảo vệ thôi, nhưng tôi chỉ giao tiếp với bác bằng những lời chào khi đến trường và ra về, chứ chưa lần nào nói chuyện với bác cả. Đặc biệt hơn là khối lớp 6 trường tôi có 5 lớp, và chỉ duy nhất lớp tôi là thầy giáo chủ nhiệm.

Đứng vào hàng để nhận lớp, tôi lo lắng khi không biết thầy có nghiêm khắc như bố không, mặc dù tôi khá tự tin là mình không phải là một thằng bày trò hay hỗn láo gì. Nhưng những suy ấy qua nhanh khi các bạn khác đến bắt chuyện với tôi vì thấy tôi đứng cùng lớp. Quá mải mê nói chuyện với các bạn mới, tôi mới nhận ra là thầy đã đến và dẫn chúng tôi vào nhận lớp.

Điều ngạc nhiên tiếp theo là thầy không giống với những gì tôi tưởng tượng, tôi nghĩ thầy trông sẽ tầm trung niên như bác bảo vệ hay như thầy hiệu trưởng vừa phát biểu trong buổi lễ vừa rồi vậy. Nhưng thầy thật sự rất trẻ, trông như người anh trai hơn tôi 10 tuổi vậy, và điều đó đã khiến tôi cảm thấy thầy trông thật gần gũi với mình hơn.

Sau khi ổn định và xếp lớp học, thầy mới giới thiệu là thầy chỉ hơn chúng tôi 13 tuổi, và mới ra trường đại học, khi ấy tôi chẳng hiểu đại học là gì cả nên tôi cũng không ước lượng được là thầy khác chúng tôi hay khi tôi vào cấp 3 như thế nào. Buổi học đầu tiên kết thúc với những lời dặn dò cho buổi học ngày mai là đem sách vở, mặc đồng phục và đúng giờ để xếp hàng dưới sân trường.

Sau một năm học với thầy chủ nhiệm, những nỗi lo ngày ấy về người thầy giáo trong tôi đã tan biến từ lâu, thay vào đó là sự ngưỡng mộ và cả sự tự ti không biết 10 năm nữa mình có thể làm được điều mà bây giờ thầy đang làm hay không. Mặc dù những bài kiểm tra ở trưởng không làm khó được tôi, nhưng sự tự tin và cả tính sáng tạo của tôi đều chưa được hình thành. Là thầy giáo dạy văn, nên có lẽ thầy đã nhận ra điểm yếu của bản thân tôi qua những lời văn không có chút biến hóa nào so với những bài văn mẫu của thầy. Và thật sự, tôi phải cảm ơn thầy vì thầy đã hành động ngay để sinh ra trong tôi sự tự tin và cả sự sáng tạo.

Việc đầu tiên là thầy đã giới thiệu cho cả lớp về việc đọc sách, thầy mang ra những cuốn sách, truyện ngắn như “ Dế mèn phiêu lưu ký”, “ Đất rừng phương nam” để nói về việc đọc sách sẽ giúp chúng tôi tưởng tượng ra những câu chuyện mà tác giả viết. Không chần chừ, tôi và mẹ đã ra hiệu sách để mang về ngay 2 quyển sách đó, và đó là 2 quyển sách đầu tiên tôi đọc đã khiến tôi có một niềm đam mê sách mãnh liệt. Từ đó đến nay, tiền tôi kiếm được luôn trích phần lớn để mua sách, tôi thích cảm giác mua sách, thích mùi sách, thích cầm những quyển sách dày cộp, và hơn hết là tôi thích những thế giới diệu kỳ mà tôi tưởng tượng ra qua lời văn đầy phép thuật trong những quyển sách. Càng đọc nhiều sách, tôi thấy mình càng nhỏ bé, càng hiểu về từng câu chữ trong quyển sách, tôi càng thấy mình thật kém cỏi. Và đó, thầy là một người thầy chuẩn mực, đã khai sáng cho tôi con đường đọc sách mà nếu không có thầy, tôi sẽ không thể có một niềm đam mê mãnh liệt với những giá trị văn hóa kiêu sa đến vậy. Sách giúp tôi thư giãn trong thế giới muôn màu dù chỉ trong quyến sách nhỏ bé, giúp mở rộng vốn văn chương trong tôi để có thể thỏa ước mơ viết một quyển sách. Từ một đứa chỉ biết chăm chăm viết theo văn mẫu, không có sự biến chuyển gì, thì nhờ đó, tôi đã tự có thể xây dựng được thế giới của riêng mình và thu gọn vào những lời văn. Không chỉ vậy, khi nhận thức chúng ta càng cao, sách càng giúp ta nhìn thấy cuộc sống, về cách sống, về cách ăn nói, biểu lộ cảm xúc ở một tầm cao mới, mà tôi đã tự đặt cho nó là “ giao tiếp đỉnh cao”. Nhờ đó mà mọi mối quan hệ xung quanh tôi hiện tại đều diễn ra tốt đẹp và không xảy ra rắc rối gì. Điều đó đều là nhờ thầy tôi đã dạy cho tôi bài học không có trong sách giáo khoa, mà là nhờ tâm của một người giáo viên.

Việc thứ hai là thầy nhận ra tôi là một đứa nhút nhát, thiếu tự tin trong giao tiếp và cả việc phát biểu trước đám đông. Trừ bạn trong lớp ra, tôi thường không nói chuyện với các bạn lớp khác và không dám tham gia các trò chơi do trường tổ chức. Nhờ thành tích học tập tốt, tôi đã vào được ban bí thư lớp, và khi nói về các nội dung trong giờ sinh hoạt, tôi luôn chăm chăm nhìn vào tờ giấy để đọc mà không chú ý đến những người nghe ở dưới. Sau những buổi như vậy, thầy nhắc việc đó là việc đọc chứ không phải là nói, là phát biểu, nên ít nhất là hãy tập vừa đọc xong vừa dùng ánh mắt để giao tiếp với các bạn và khuôn mặt phải biểu cảm nữa. Ban đầu, tôi khá lúng túng khi không biết khi phải giao tiếp ánh mắt vào bạn nào, vì trước mặt tôi là cả lớp, chứ không phải là vài bạn khí nói chuyện những ngày bình thường. Nhưng sau dần, thầy vẫn giao cho tôi việc đó, tôi đã quen dần hơn với vị trí đứng đối diện trước cả lớp, quen với không gian đứng cao hơn mọi người, quen với những tiếng thì thầm ở dưới, quen với sự co lên của cơ mặt khi cười. Sự tiến bộ của tôi là minh chứng cho việc thầy đã cử tôi phát biểu trước những ngày hội ở trường, biểu diễn trên sân khấu. Nhờ đó, tôi không còn rụt rè, nhút nhát như trước, kể cả khi vào đại học, tôi vẫn luôn nhận vừa làm bài tập nhóm, vừa đứng lên thuyết trình trước cả khoa. Nhiều bạn đại học nhận xét tôi là một thằng rất dễ nói chuyện, và tôi biết, tôi có được điều đó là nhờ người thầy đã tận tâm hình thành đức tính tự tin đó cho tôi.

Lời kết, tôi muốn cảm ơn chương trình đã giúp tôi nhớ lại về những gì đã qua và hợp lại những ký ức về người thầy đáng ngưỡng mộ, một người thầy chuẩn mực trong lòng tôi. Hơn hết, em cũng xin cảm ơn thầy rất nhiều về những gì thầy đã nghĩ, đã làm, đã đắp nên con người em như bây giờ, em thật sự cảm thấy mình thật may mắn khi đó đã đứng ở nơi tập hợp lớp 6D đó.

1
13 tháng 11 2020

bài văn hay,có cảm xúc:33

ngoài lề 1 chút: a-c vào đại học rồi ạ?

Cho tới thời điểm hiện tại, bão lụt vẫn đang hoành hành, tàn phá ở Miền Trung! Chính trong những lúc nguy nan như vậy, chúng ta mới thấy tình cảm đồng bào, nhân dân hướng về nhau thật lớn lao! Rất nhiều bà con ở khắp mọi miền Tổ quốc, cũng như hải ngoại, đã đóng góp tiền bạc, vật tư, nhu yếu phẩm giúp bà con miền Trung trong hoạn nạn. (…) Lúc này, cứu giúp miền Trung đã trở thành một “mệnh lệnh...
Đọc tiếp

Cho tới thời điểm hiện tại, bão lụt vẫn đang hoành hành, tàn phá ở Miền Trung! Chính trong những lúc nguy nan như vậy, chúng ta mới thấy tình cảm đồng bào, nhân dân hướng về nhau thật lớn lao! Rất nhiều bà con ở khắp mọi miền Tổ quốc, cũng như hải ngoại, đã đóng góp tiền bạc, vật tư, nhu yếu phẩm giúp bà con miền Trung trong hoạn nạn.

(…) Lúc này, cứu giúp miền Trung đã trở thành một “mệnh lệnh trong trái tim” mỗi người dân Việt. Bất chấp trời mưa tầm tã, trên quốc lộ 1 và các tỉnh lộ nơi nước lũ đã mấp mé tràn bờ, những đoàn xe tải với những dòng chữ “Hướng về miền Trung”, “Thương về miền Trung”… vẫn nối đuôi nhau, ngược xuôi vào các rốn lũ.

Trải qua bao biến động tàn khốc, truyền thống yêu nước thương nòi, “nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng”, “lá lành đùm lá rách”, “một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ“... vẫn là mạch ngầm âm ỉ trong lòng dân tộc, khi có tình huống là nó bùng phát lên mãnh liệt.

(…)Từ thiện không đơn giản là cho tiền, là những lời nói hoa mỹ mà là tạo niềm tin, động lực, lan truyền tinh thần tích cực tới những hộ dân nghèo, những cái nắm tay thật ấm, thật chân thành, những việc làm, hành động thiết thực… Tựa như danh họa Van Gogh khi chia sẻ những tấm áo rét, mẩu bánh ít ỏi của mình cho những người thợ mỏ, đã nhận ra “Chính cuộc sống và hành động mới là tiếng nói chân tình và ấn tượng nhất, hơn tất cả mọi lời hoa mỹ”…

Câu hỏi:

Anh/chị có đồng tình với quan điểm của Van Gogh khi cho rằng “Chính cuộc sống và hành động mới là tiếng nói chân tình và ấn tượng nhất, hơn tất cả mọi lời hoa mỹ”… không? Vì sao?

0
8 tháng 11 2020

Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Quang Dũng là một nhà thơ khoác áo lính, một tấm gương tiêu biểu của thời kỳ chống Pháp. Anh ấy là một nghệ sĩ đa tài với hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa.

- Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu của Quang Dũng và bài thơ xuất sắc viết về người lính thời chống Pháp với bút pháp lãng mạn, tài hoa.

- Bài thơ không gây ấn tượng với người đọc bởi hình ảnh người lính Tây Tiến anh dũng, hào hoa mà còn bởi hình ảnh thiên nhiên miền Tây đẹp, hùng vĩ nhưng cũng rất trữ tình, lãng mạn.

Phân tích hai đoạn trích

* Đoạn 1: Vẻ đẹp của những cung đường Tây Tiến

- Thiên miền Tây đầy ấn tượng được tác giả tập trung bút lực để khắc họa là núi cao vực sâu, là trùng điệp đèo:

Dốc lên khúc cua thăm dò

Heo hút lửa mây trời

Ngàn size up cao up to down

+ Những câu thơ chủ yếu dùng thanh trắc tạo nên những nét vẽ gân guốc, mạnh mẽ, điểm nổi bật trước mắt người đọc cái hùng vĩ và dữ dội của thiên nhiên.

+ Nhịp ngắt 4/3 thuộc tính thơ 7 như bẻ gẫy câu chữ để tạo dựng đứng giữa hai triền núi:

- Dốc lên khúc quanh / dốc thăm dò;

- Ngàn kích thước lên cao / ngàn kích thước xuống

Nhịp đập trở thành điểm phân tích của ròi hai hướng lên vô số con dốc tạo thành các cung đường của quân đoàn Tây Tiến, gợi ý các dãy núi xếp theo hình nan quạt trải dài khắp miền Tây Bắc. Người đọc dung lượng hình ảnh dốc rồi quay lại nối tiếp nhau, khúc gập ghềnh đường lên, rồi thăm lại .

+ Những từ láy sức mạnh tạo hình , dò liên quan, heo hút được đặt tiếp nhau để đặc biệt trùng lặp gian nan. Dốc khúc khuỷu vì quanh co, hiểm trở, Gap Ghềnh khó đi, vừa lên cao have vội đổ dốc, cứ khoảng cách khúc serial nhau. Thăm dò không chỉ đo chiều cao mà gợi ý về độ sâu, cảm giác như người thu hút ánh nhìn, không biết đâu là cuối cùng của giới hạn. Heo hút ra khỏi vẻ ngoài, quạnh hiu của vùng rừng rậm nước độc. Từ láy cũng mang đến cho người đọc cảm nhận về người lính Tây Tiến vượt qua vô số những con đèo để chinh phục đỉnh núi cao nhất.

- Giữa cái dữ dội tột đỉnh của thiên nhiên “ dốc lên… ngàn thăng xuống ”, người lính vẫn thấy khi cùng cảnh vô cùng lãng mạn, bay bổng:

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

→ Ở đây, Quang Dũng rất tài hoa trong điệu nghệ phối hợp. Từ những đoạn liên kết trong 3 câu thơ trên, mật mã dòng thơ toàn thanh bằng cân bằng lại mạch thơ, tạo cảm giác nhẹ nhàng, thư thái như chưa từng có hành trình vượt qua.

Người lính Tây Tiến như quên hết mệt mỏi, khổ, phóng to mắt xa. Trong màn mưa phủ kín trời, một vài đốm nhỏ ẩn hiện thấp thoáng, bồng bềnh như giữa biển khơi, thật thi vị, nên thơ, ấm áp…

Hai chữ “ nhà ai ” phiếm chỉ thật tình tứ, có thể trong tưởng tượng của những người lính Tây Tiến cũng là những chàng trai Hà thành hào hoa, chủ nhân của những nhà kia là những sơn nữ xinh đẹp.

* Đoạn 2: Bốn câu thơ cuối là bức tranh sông nước miền Tây sương mù

- Before out of a natural background frame:

Người đi Châu Mộc chiều sương

Có hồn lau bến bờ

+ Không gian bao trùm bởi một màn che màn che trở nên mờ ảo, như hư ảo, như thực. Sương mù bảng lảng toàn bộ chứ không còn là “ sương mù đoàn quân mỏi ” khi màn đêm buông xuống.

+ Sông nước, bến bờ lặng lẽ, hoang dại như tiền sử, chỉ có màu lau trắng trải dài tít tắp, phất phơ theo chiều gió, xao xuyến lòng người… Thiên nhiên như có linh hồn , “ Hồn lau ” hài hòa với “ hồn thơ ” của những người lính đa cảm. Cũng có thể hiểu “ hồn lau ” là một ẩn dụ đặc sắc về vẻ đẹp giản dị, gần, hồn hậu của những con người miền Tây - những người lao động trên sông nước mênh mông.

- Yên tĩnh trên da và thơ mộng đó nổi bật hình ảnh con người:

Người có kiểu dáng trên độc mộc

Dòng nước lũ đưa ra

+ “ Dáng người trên độc mộc ” thì phải có kiểu dáng mềm mại, chuyển sang thiếu nữ sơn trên cây độc mộc trên dòng sông Mã, tạo nên chất thơ tan vẻ dữ dội của “ dòng nước lũ ” hung hãn

+ Như để hòa hợp với con người, những bông hoa rừng cũng được đưa cho những người yêu thích trên dòng nước. “ Hoa đưa ” là một hình ảnh lạ, hoa lá vô hồn như được thổi hồn vào, gợi ý ánh mắt, liếng tình tứ của cô gái vùng núi xinh đẹp trẻ trung

+ Xem như in khổ thơ nào của bài thơ cũng thấp thoáng bóng dáng của người đẹp như vậy:

- Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

- Nhớ ôi Tây Tiến cơm cháy

- Mai Châu mùa em thơm phức (đoạn 1)

- Kìa em xiêm áo tự bao giờ

- Đêm mơ Hà Nội phong cách kiều thơm (đoạn 3)

→ Hình ảnh người đẹp thấp thoáng trong các khổ thơ điểm cho kí ức Tây Tiến một chút lãng mạn, mộng mơ, khiến cho câu trở nên mềm mại hơn và lòng người cũng nhẹ nhàng hơn…

- Những từ đó , có nhớ là những người tự hỏi lòng mình bâng khuâng, lưu luyến khi xa với Tây Tiến cả về thời gian và thời gian…

· Tổng hợp, đánh giá

- Cả hai đoạn thơ đều miêu tả bức tranh thiên nhiên về miền Tây vừa hùng vĩ, vừa thơ mộng; đồng thời qua đó ta cũng thấy được tình cảm sâu nặng của tác giả dành cho miền đất mà mình đã cùng những người đồng đội gắn bó qua năm tháng chiến tranh.

- Hai đoạn trích cũng là tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật thơ Quang Dũng.