K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 3

    Không chỉ là nhà hoạt động cách mạng kiên trung, bất khuất Bác còn là một con người hết sức lạc quan trong hoàn cảnh khó khăn, khắc nghiệt. Những vần thơ hóm hỉnh như:

Khách đến thì mời ngô nếp nướng
Săn về thường chén thịt rừng quay
Non xanh nước biếc tha hồ dạo,
Rượu ngọt, chè tươi mặc sức say

     Những vần thơ như vậy xuất hiện khá nhiều trong các tác phẩm của Bác. Đặc biệt trong thời gian đầu cuộc kháng chiến của dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, phải hoạt động nơi rừng núi Cao Bằng, nhưng không vì thế mà tinh thần ung dung, lạc quan bị mất đi. Nó được thể hiện rõ nét nhất trong bài thơ Tức cảnh Pác Bó.

     Mở đầu bài thơ gợi nên không gian hoạt động bí mật của Người ở Việt Bắc: Sáng ra bờ suối tối vào hang. Câu thơ tạo thành hai vế rất cân đối với nhau, thời gian sáng tối, không gian suối – hang, hoạt động ra – vào, cho thấy nhịp sinh hoạt hết sức nề nếp, đều đặn và hết sức nhịp nhàng của người.

     Đồng thời cũng cho thấy không gian hoạt động bí mật và còn hết sức khó khăn. Trong giai đoạn đầu, cách mạng còn non yếu, chưa có thế và lực nên phải hoạt động bí mật và gặp nhiều khó khăn nhưng người chiến sĩ cách mạng vĩ đại vẫn hết sức ung dung, tự tại. Quy luật vận động đó cũng khẳng định tinh thần làm chủ hoàn cảnh, chủ động, lạc quan của người chiến sĩ cách mạng.

     Không chỉ khó khăn, thiếu thốn trong không gian sống, mà sự khó khăn ấy còn hiện lên trong cả bữa ăn, nơi làm việc của Bác:

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng

     Câu thơ cho thấy tâm thế ung dung, lạc quan của Bác. Núi rừng thiên nhiên Việt Bắc vẫn luôn sẵn sàng cháo bẹ, rau măng phục vụ cho người chiến sĩ cách mạng. Câu thơ vừa cho thấy cái gian khổ, khắc nghiệt mà Bác phải đối mặt, nhưng đằng sau đó còn là nụ cười hóm hỉnh của một con người tuy sống trong hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn hết sức lạc quan yêu đời.

     Và hàng ngày Người vẫn ngồi bên bàn đá chông chênh viết Đường cách mệnh, phục vụ cho cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc. Hai chữ chông chênh gợi lên tư thế không chắc chắn, không vững vàng, cho thấy những khó khăn chất chồng của hiện thực cuộc kháng chiến. Nhưng trên nền hoàn cảnh khắc nghiệt đó, người chiến sĩ cách mạng vẫn vượt lên để hoàn thành nhiệm vụ, để thực hiện nghĩa vụ, lí tưởng cao đẹp của mình, quả đáng trân trọng và khâm phục.

     Dù hoạt động cách mạng gian khổ là vậy, nhưng câu kết của toàn bài lại đem đến cho người đọc sự bất ngờ, mà cao hơn chính là cảm phục: Cuộc đời cách mạng thật là sang. Sang được hiểu là sang trọng, đầy đủ. Nhưng trong hoàn cảnh của Bác, ăn uống, nghỉ ngơi thiếu thốn trăm bề liệu có thật sang không?

     Đối với Bác điều đó không phải sang, mà cái sang nhất ở đây chính là dịch sử Đảng, là được hoạt động cách mạng để thực hiện lí tưởng đẹp đẽ của mình, đem lại độc lập, tự do, cho dân tộc. Giọng điệu thơ tự nhiên, dí dỏm, mà cũng rất khẩu khí, khẳng định tinh thần thép của người chiến sĩ cách mạng.

     Bài thơ sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, ý tại ngôn ngoại, lời thơ hàm súc cô đọng, cùng với giọng điệu thơ hỏm hỉnh, vui đùa đã làm nổi bật lên chân dung người chiến sĩ cách mạng. Đó là một con người mang trong mình phong thái ung dung, lạc quan, mang trong mình lí tưởng cao đẹp, cứu nước, cứu đời.

28 tháng 3

hủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc Việt Nam. Người không chỉ là một nhà quân sự tài ba, một vị lãnh tụ vĩ đại mà còn là một người nghệ sĩ chân chính . “Tức cảnh Pác Bó” được Bác Hồ sáng tác tại hang Pác Bó thuộc tỉnh Cao Bằng vào năm 1941. Bài thơ có thể coi là một trong những sáng tác đặc sắc nhất trong đời hoạt động nghệ thuật của Người.

Tại hang Pác Bó, Người đã sống trong một hoàn cảnh vô cùng khó khăn, thiếu thốn và gian khổ nhưng trong hoàn cảnh ấy, Người vẫn vui vẻ, lạc quan…

Trước hết, hai câu thơ mở đầu đã tái hiện cuộc sống của Bác tại hang Pác Bó:

“Sáng ra bờ suối tối vào hang

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng”

Hai câu thơ đã gợi mở không gian, thời gian và hoàn cảnh Bác sống rất cụ thể. Câu thơ đầu “Sáng ra bờ suối, tối vào hang” với nhịp ¾ cùng hình ảnh đối “sáng- tối”, “ra- vào” gợi nhịp sống đều đặn của Bác Hồ. Không gian sống, không gian sinh hoạt của người là ở “suối”, là “hang”, là những nơi thâm sâu cùng cốc, những nơi con người thường e ngại, không muốn sống tại đó. Tuy nhiên, đọc câu thơ, ta lại thấy tâm thế rất ung dung, chủ động đón của Bác.

Và bữa ăn của Bác cũng hết sức đạm bạc, thanh dã đó là có cháo bẹ, có rau măng. Đây là những bữa ăn quen thuộc của Bác, lấy nguyên liệu sẵn có từ tự nhiên nơi núi rừng và nó cũng gợi ta nghĩ về cuộc sống sinh hoạt của các bậc trí thức ngày trước. Trong hoàn cảnh khó khăn đó, những bữa ăn có cơm ngon là điều rất khó. Nhưng Người lại nói “vẫn sẵn sàng”. Điều này cho thấy tinh thần rất lạc quan của Người…

Không chỉ sống trong không gian đầy hiểm trở với những bữa ăn đạm bạc mà bàn làm việc của Bác với:

“Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng”

Phiến đá bên bờ suối Lenin gợi ra sự không cân bằng, nhấp nhô nhưng vượt lên trên tất cả, Người vẫn quyết tâm làm việc. Người không ngại ngần những gian khổ để tìm ra con đường đi đúng cho dân tộc mình. Người cần tìm một lý tưởng đúng đắn. Như vậy, tại hang Pác Bó, với những bữa ăn thanh đam, với chỗ làm việc trên một phiến đá, những vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc ta vẫn sẵn sàng đón nhận, coi như đó là một lẽ tự nhiên trong cuộc đời. Hỏi rằng trên thế giới này có mấy vị lãnh tụ nào giống Bác?

Ba câu đầu, Bác tập trung nói về không gian mình sinh sống, làm việc và đến câu thơ cuối, Người cho rằng:

"Cuộc đời Cách mạng thật là sang”

Vì sao cuộc sống ở nơi thâm sâu cùng cốc đó, Người lại cho là “sang”? Cái "sang” ở đây có lẽ không phải đến từ những thức ăn, từ nơi làm việc mà “sang” vì tại đây, Người đã sống một cuộc đời Cách mạng, một cuộc đời cống hiến, vì nhân dân, vì đất nước và đó là một cuộc đời đầy ý nghĩa.

Chỉ với bốn câu thơ ngắn gọn, súc tích, qua đó chúng ta đã thấy chân dung tinh thần của một vị lãnh tụ- một con người không ngần ngại những gian khổ, dù sống trong hoàn cảnh nào cũng vì dân vì đất nước.

Mỗi lần đọc bài thơ, ta lại nhớ đến hình ảnh vị lãnh tụ kính yêu trong cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc. Thế mới biết rằng hòa bình mà chúng ta đang hưởng, cuộc sống không có bom rơi đạn nổ ngày nay đã phải đổi lấy bao mồ hôi, công sức của lớp lớp thế hệ đi trước. Do đó, là những con người được sống trong bối cảnh hiện đại, không nghe thấy tiếng súng, chúng ta phải gìn giữ hòa bình, phải gắng sức đưa đất nước sánh vai với các cường quốc năm châu như Bác Hồ lúc sinh thời từng mong muốn.

 b. Tinh thần dũng cảm, gan dạ trong một lần phá bom:- Khung cảnh và không khí chưa đầy sự căng thẳng “Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Ðất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa”.=> Không cần tô vẽ, tự bản thân khung cảnh ấy, với những hình ảnh của hung thần chiến tranh đã đủ gây ấn tượng về chiến trường ác liệt, nơi hằng ngày Phương Định cùng với...
Đọc tiếp

 

b. Tinh thần dũng cảm, gan dạ trong một lần phá bom:

- Khung cảnh và không khí chưa đầy sự căng thẳng “Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Ðất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa”.

=> Không cần tô vẽ, tự bản thân khung cảnh ấy, với những hình ảnh của hung thần chiến tranh đã đủ gây ấn tượng về chiến trường ác liệt, nơi hằng ngày Phương Định cùng với những người đồng đội của mình phải sống và chiến đấu, làm nhiệm vụ. Trang viết của Lê Minh Khuê đã ghi lại một cách ít lời nhất cuộc chiến đấu khốc liệt của tổ trinh sát mặt đường.

- Trong không khí căng thẳng và vắng lặng đến rợn người, nhưng rồi một cảm giác bỗng đến với cô làm cô không sợ nữa: “Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới”. Lòng dũng cảm của cô như được kích thích bởi sự tự trọng. Chính tình đồng đội đã khiến cô vững tâm hơn, yên tâm hơn về công việc nguy hiểm mà mình đang và sẽ phải đối mặt ở phía trước.

- Và khi đã ở bên quả bom, kề sát với cái chết có thể đến tức khắc, từng cảm giác của cô như cũng trở nên sắc nhọn hơn và căng như dây đàn: “thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người cứa vào da thịt tôi, tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành”. Thần chết nằm chực ở đó chờ phút ra tay. Cô phải nhanh hơn, mạnh hơn nó, không được phép chậm chễ một giây. Thật đáng sợ cái công việc chọc giận Thần Chết đó. Ai dám chắc là quả bom sẽ không nổ ngay bây giờ, lúc Phương định đang lúi húi đào đào, bới bới ấy. Thế mà cô vẫn không run tay, không bỏ cuộc và thực hiện nhiệm vụ cho đến thao tác cuối cùng. Cô cố gắng thực hiện các động tác nhanh, chạy đua với thời gian nhưng vẫn cẩn trọng, nhẹ nhàng; chỉ cần sai sót nhỏ thôi là bom sẽ nổ ngay lập tức.

- Xong nhiệm vụ, Phương Định chạy tới chỗ ẩn nấp, hồi hộp chờ đợi, lo lắng, “tim đập không rõ”, thần kinh căng thẳng cao độ. Cô có nghĩ đến cái chết, nhưng đó là “một cái chết mờ nhạt, không cụ thể”; tâm trí Phương Định chỉ còn băn khoăn việc “liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai”. Cô không ngần ngại hi sinh; cái công việc khủng khiếp bóp nghẹt trái tim này đâu chỉ diễn ra hôm nay, những nguy hiểm không kể xiết ấy diễn ra từng ngày, trở thành một điều quen thuộc.: “Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần”. Cô chỉ sợ đường không thông, không hoàn thành nhiệm vụ. Rồi khi bom nổ - một thứ tiếng kì quái váng óc - ngực nhói, mắt cay, cô vẫn phủi áo và chạy xuống ngay nơi nổ.

- Trong truyện, có lẽ đây là đoạn xuất sắc nhất; tâm lí nhân vật được miêu tả vô cùng chi tiết. Khi cái chết im lìm và đáng sợ kề bên, mọi cảm giác của Phương Định đều trở nên sắc nhọn. Chính sự khốc liệt của chiến trường đã tôi luyện tâm hồn vốn nhạy cảm của một nữ sinh thành bản lĩnh của người thanh niên xung phong kiên cường, bất khuất.

=> Cảm xúc và suy nghĩ chân thực của cô đã truyền sang cho người đọc nỗi niềm đồng cảm yêu mến và sự kính phục. Một cô nữ sinh nhỏ bé, hồn nhiên, giàu mơ mộng và nhạy cảm mà cũng thật anh hùng, thật xứng đáng với những kì tích khắc ghi trên những tuyến đường Trường Sơn bi tráng. Một ngày trong những năm tháng Trường Sơn của cô là như vậy! Những trang lịch sử Trường Sơn không thể quên ghi một ngày như thế!

1
28 tháng 3

đề bài là gì vậy em?

Đọc văn bản: (…) (1) Người ta nhớ nhà, nhớ cửa, nhớ những nét mặt thương yêu, nhớ những con đường đã đi về năm trước, nhớ người bạn chiếu chăn dắt tay nhau đi trên những con đường vắng vẻ ngào ngạt mùi hoa xoan còn thơm ngát hơn cả hoa cau, hoa bưởi. Người ta nhớ heo may giếng vàng; người ta nhớ cá mè, rau rút; người ta nhớ trăng bạc, chén vàng. Nhớ quá, bất cứ cái gì của Hà Nội cũng nhớ,...
Đọc tiếp

Đọc văn bản: (…) (1) Người ta nhớ nhà, nhớ cửa, nhớ những nét mặt thương yêu, nhớ những con đường đã đi về năm trước, nhớ người bạn chiếu chăn dắt tay nhau đi trên những con đường vắng vẻ ngào ngạt mùi hoa xoan còn thơm ngát hơn cả hoa cau, hoa bưởi. Người ta nhớ heo may giếng vàng; người ta nhớ cá mè, rau rút; người ta nhớ trăng bạc, chén vàng. Nhớ quá, bất cứ cái gì của Hà Nội cũng nhớ, bất cứ cái gì của Bắc Việt cũng nhớ, nhớ từ cánh đồng lúa con gái mơn mởn nhớ đi, nhớ từ tiếng hát của người mẹ ru con buổi trưa hè mà nhớ lại; nhớ hoa sấu rụng đầu đường Hàng Trống, nhớ quả bàng ở Hải Hậu rụng xuống bờ sông Đào, nhớ sen Linh Đường thơm ngào ngạt của bầu trời nhớ lên, nhớ nhãn Hưng Yên, vải Vụ Bản, cá anh vũ Việt Trì, na Láng, bưởi Vạn Phúc, cam Bố Hạ, đào Sa Pa mà nhớ xuống. Nhớ không biết bao nhiêu, nhớ bát canh rau sắng chùa Hương, nhớ khóm tiễn xuân la trồng ở bên giậu trúc; nhớ mưa bụi, vợ chồng nửa đêm thức giấc đi uống một ly rượu ấm ở cao lâu, nhớ những buổi trưa hè có ve sầu kêu rền rền, nhớ luôn cả những cô gái Thổ cưỡi ngựa thổ đi trong rừng có những cánh hoa đào rơi lả tả nơi vai áo... Càng nhớ như vậy thì càng yêu Hà Nội biết bao nhiêu, lại càng say đắm Bắc Việt biết bao nhiêu!

(2) Hà Nội! Bắc Việt của một ngày xa xưa ơi! Bây giờ liễu ở Hồ Gươm có còn xanh mươn mướt như hồi ta bước ra đi? Những chồi sơn trúc, thạch hương ở Nghi Tàm có còn chứa phong quang như cũ? Núi Nùng ra sao? Hồ Tây thế nào? Con đường Bách Thảo thơm nức mùi lan tây, hàng đêm, ta vẫn cùng đi với người vợ bé nhỏ, bồng con ở trên tay để đến thăm người bạn sống cô chích ở trong vườn "Bình Bịp" bây giờ ra thế nào? Trên con đường Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai các đồn điền cam quýt ở hai bên bờ sông Thao vẫn còn tốt tươi như cũ và các cô gái ngăm ngăm da dâu có còn nắm lấy tay các du khách mà ví von ca hát không cho về? Ở trước cửa chợ Đồng Xuân, có còn chăng những hàng nước chè tươi; ở chợ Hôm, những hàng phở gánh bán cho khách ăn đêm; và ở trên khắp nẻo đường, những người đội thúng, cầm một chiếc đèn dầu ở tay, lặng lẽ đi trong đêm rao "giò, dầy"?

(3) Nhớ không biết chừng nào là nhớ, nhớ sao nhớ quá thế này! Thì ra cái người nhớ Hà Nội, nhớ Bắc Việt cũng như thể chàng trai nhớ gái; bất cứ thấy ai cũng tưởng ngay đến người thương của mình và đem ra so sánh thì bao nhiêu người đẹp ở trước mắt đều kém người thương mình hết. (…) (Trích Thương nhớ mười hai, Vũ Bằng, Nxb Văn học, Hà Nội, 2001)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Văn bản trên viết về vùng đất nào?

Câu 2. Chỉ ra 01 câu văn chứa yếu tố trữ tình.

Câu 3. Cảm xúc chủ đạo của văn bản trên là gì?

Câu 4. Nêu hiệu quả của câu hỏi tu từ được sử dụng trong đoạn (2) của văn bản.

Câu 5. Khái quát chủ đề của văn bản.

Câu 6. Anh/Chị rút ra được thông điệp gì sau khi đọc văn bản trên?

Câu 7. Nhận xét về cái tôi của tác giả được thể hiện qua văn bản.

2

Câu 1: Văn bản trên viết về vùng đất Hà Nội và Bắc Việt.
Câu 2: Câu văn chứa yếu tố trữ tình: "Nhớ không biết bao nhiêu là nhớ, nhớ sao nhớ quá thế này!"
Câu 3: Cảm xúc chủ đạo của văn bản trên là nỗi nhớ da diết, niềm thương mến sâu sắc của tác giả đối với Hà Nội và Bắc Việt.
Câu 4: Hiệu quả của câu hỏi tu từ được sử dụng trong đoạn (2) của văn bản:
$-$ Nhắc lại những địa danh, cảnh vật quen thuộc của Hà Nội và Bắc Việt để khơi gợi nỗi nhớ da diết trong lòng tác giả.
$-$ Gợi lên sự quan tâm, lo lắng của tác giả về sự thay đổi của cảnh vật và con người nơi quê hương.
$-$ Nhấn mạnh nỗi nhớ nhung, khắc khoải của tác giả.
Câu 5: Chủ đề của văn bản: Nỗi nhớ và tình yêu sâu sắc của tác giả dành cho Hà Nội và Bắc Việt.
Câu 6: Thông điệp sau khi đọc văn bản:
$-$ Tình yêu quê hương là một thứ tình cảm thiêng liêng, cao đẹp.
$-$ Dù đi xa, dù thời gian trôi qua, ta vẫn luôn nhớ về quê hương với những gì thân thương nhất.
$-$ Cần trân trọng và giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống của quê hương.
Câu 7: Cái tôi của tác giả được thể hiện qua văn bản:
$-$ Là một người con xa quê, luôn hướng về quê hương với tình cảm yêu thương, gắn bó sâu nặng.
$-$ Có tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, biết rung động trước những cảnh vật bình dị của quê hương.
$-$ Có khả năng ngôn ngữ phong phú, sử dụng nhiều biện pháp tu từ để thể hiện cảm xúc.

27 tháng 3

 

Câu 1: Văn bản viết về vùng đất Hà Nội và Bắc Việt (miền Bắc Việt Nam).

Câu 2: "Nhớ không biết bao nhiêu, nhớ bát canh rau sắng chùa Hương, nhớ khóm tiễn xuân la trồng ở bên giậu trúc..."

Câu 3: Cảm xúc chủ đạo của văn bản là tình yêu và nỗi nhớ sâu sắc đối với Hà Nội và Bắc Việt, những hình ảnh và kỷ niệm quý giá trong quá khứ.

Câu 4: Câu hỏi tu từ được sử dụng trong đoạn (2) giúp tạo ra sự sống động, hình ảnh chi tiết và sâu sắc về những nơi và khoảnh khắc trong quá khứ, đồng thời khơi gợi cảm xúc của đọc giả và tạo ra một không gian tưởng tượng sống động.

Câu 5: Chủ đề của văn bản là sự yêu thương và kỷ niệm về Hà Nội và Bắc Việt, sự gắn bó sâu sắc với quê hương và những hình ảnh, trải nghiệm trong quá khứ.

Câu 6: Thông điệp của văn bản là sự gắn bó mãnh liệt và không thể phai nhạt của con người với quê hương, với những kỷ niệm và hình ảnh đẹp đẽ của tuổi thơ và quá khứ. Nó cũng gợi lên ý nghĩa và giá trị của việc giữ gìn và tôn trọng nguồn gốc văn hóa, địa danh của mình.

Câu 7: Tác giả thể hiện cái tôi qua việc miêu tả và tả lại những cảm xúc, kỷ niệm và tình cảm của mình đối với Hà Nội và Bắc Việt. Qua đó, tác giả thể hiện sự nhạy cảm, sâu sắc và tình cảm mãnh liệt đối với quê hương và bản sắc văn hóa của mình.

27 tháng 3

một lò xo xo có chiều dài tự nhiên là 10 cm nếu treo một vật có khối lượng 200g thì lò xo có chiều dài 14cm

a) tìm độ dãn của lò xo khi treo vật 

b) tìm chiều dài của lò xo khi treo vật có khối lượng 0,35 kg

c) tìm khối lượng của vật khi lò xo có chiều dài 1,78 dm

27 tháng 3

Đăng ở phần hỏi bài nha em

27 tháng 3
Mùa Xuân nho nhỏ là một bài thơ của nhà thơ Thanh Hải, nổi tiếng với những hình ảnh tươi sáng và tình cảm đậm đà. Bài thơ bắt đầu bằng câu khởi ngữ “Mùa Xuân nho nhỏ, một mùa Xuân nhỏ bé” để tạo ra một không gian nhỏ gọn và tinh tế. Nhà thơ sử dụng câu ghép để mô tả những hình ảnh và cảm xúc trong mùa Xuân.Bài thơ mang đến cho người đọc một cảm giác nhẹ nhàng và tươi mới. Nhà thơ miêu tả mùa Xuân như một “cơn gió nhẹ nhàng thổi qua” và “những cánh hoa mở rộng”. Những hình ảnh này tạo ra một không gian mở và tươi vui, mang đến cho người đọc cảm giác hạnh phúc và lạc quan.Nhà thơ cũng sử dụng câu ghép để thể hiện tình cảm sâu sắc của mình. Ông viết về “những giọt nước mắt trong veo” và “những nụ cười tươi sáng”. Những câu này tạo ra một sự tương phản giữa những cảm xúc buồn và vui, thể hiện sự đa dạng và phong phú của cuộc sống.Mùa Xuân nho nhỏ là một bài thơ đẹp và sâu sắc, mang đến cho người đọc những cảm xúc tươi mới và lạc quan. Nhà thơ đã sử dụng câu ghép và khởi ngữ một cách tinh tế để tạo ra những hình ảnh và cảm xúc đậm đà trong mùa Xuân.
27 tháng 3

Câu ghép vs khởi ngữ ạ

27 tháng 3
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của khổ thơ trên là so sánh.Câu 2: Cụm từ “bảy mươi chín mùa xuân” có thể hiểu là thời gian trôi qua, đại diện cho sự trưởng thành và tuổi tác của người viết. Nó cũng có thể ám chỉ đến sự trải qua nhiều kỷ niệm, kinh nghiệm trong cuộc sống.Câu 3: Trong câu thơ thứ hai, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ “một mặt trời trong lăng rất đỏ”. Biện pháp tu từ này là ẩn dụ, trong đó “một mặt trời trong lăng rất đỏ” được dùng để chỉ sự tưởng tượng, sự mơ hồ và sự khao khát của người viết. Nó tạo ra một hình ảnh mạnh mẽ và tạo cảm giác sâu sắc cho độc giả.

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của khổ thơ trên là biểu cảm.
Câu 2: 
$-$ Nghĩa đen: Bác Hồ đã sống qua bảy mươi chín mùa xuân, tượng trưng cho một cuộc đời dài và đầy cống hiến.
$-$ Nghĩa bóng: Bảy mươi chín mùa xuân là biểu tượng cho sự trường tồn, vĩnh cửu của Bác trong lòng dân tộc.
Câu 3:
$-$ Biện pháp tu từ: Ẩn dụ
$\Rightarrow$ Tác dụng:
$+$ So sánh Bác Hồ với “mặt trời”:
$-$ Bác là nguồn sáng soi đường cho dân tộc, là niềm tin và hy vọng của nhân dân.
$-$ Hình ảnh “mặt trời trong lăng rất đỏ” thể hiện sự vĩnh cửu, bất diệt của Bác trong lòng dân tộc.
$+$ Khổ thơ sử dụng điệp ngữ “ngày ngày”:
$-$ Nhấn mạnh sự lặp lại liên tục, không ngừng nghỉ, thể hiện sự trân trọng, yêu kính của nhân dân đối với Bác.
$-$ Gợi ra sự liên tục, vĩnh cửu của hình ảnh Bác Hồ trong lòng dân tộc.