K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 11 2022

Tham khảo :

Người phụ nữ trong thơ Xuân Hương nói riêng và trong xã hội phong kiến nói chung đều là những con người với số phận bi đát. Càng đọc, ta càng hiểu thêm bối cảnh xã hội nước ta lúc bấy giờ và càng trân trọng họ. Họ là những đóa hoa sen thơm mát, tỏa hương cho đời, "gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn".

20 tháng 11 2022

Động cơ học tập chính là yếu tố định hướng, thúc đẩy hoạt động học tập, nó phản ánh đối tượng có khả năng thỏa mãn nhu cầu chiếm lĩnh tri thức của người đọc. Bởi vậy, động cơ học tập đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong suốt quá trình học tập của mỗi người. Nó có thể ảnh hưởng tới tương lai của chúng ta.

20 tháng 11 2022

giúp em với ạ em đang gấp

20 tháng 11 2022

Để có được động lực học tập nói riêng trước hết cần phải có đối tượng bên ngoài chủ thể, có giá trị đối với chủ thể và làm nảy sinh ở chủ thể nhu cầu cần chiếm lĩnh nó. Khi nhu cầu sự chiếm lĩnh đó được cá nhân ý thức, sẽ trở thành động lực thúc đầy, định hướng và duy trì hành động. Động lực luôn gắn với nhu cầu, mong muốn của cá nhân. Nói khác đi, nhu cầu mong muốn là những yếu tố bên trong quan trọng nhất để hình thành động lực

20 tháng 11 2022

?

 

CT
Cô Tú Anh
Giáo viên
21 tháng 11 2022

Em tham khảo dàn ý sau:

1. Mở bài:

– Nói chuyện riêng là hành động xấu cần loại bỏ bởi đó là một đức tính xấu ảnh hưởng lớn đến vấn đề học tập của học sinh trong học đường…

2. Thân bài.

– Gọi tên: Nói chuyện riêng giờ học là rì rầm bàn tán, chuyện to chuyện nhỏ, chuyện lớn lao… không thuộc phạm vi bài giảng mà thầy cô đang giảng trên lớp.

– Biểu hiện: trao đổi, bàn tán về một vấn đề nào đó mà chúng ta đang quan tâm. Cho dù những chuyện đó là nhỏ hay lớn đều được đem ra bàn luận rất hào hứng bằng nhiều hình thức: viết giấy, hành động, cử chỉ.

– Nguyên nhân: Do ý thức kém, chưa chú ý học tập chưa chú ý vào vấn đề học tập, chưa coi việc học là việc quan trọng hàng đầu. Do học kém, do bị bạn bè rủ rê, lôi kéo nói chuyện. Do tò mò thích khám phá những vấn đề của người khác hoặc thích người khác chú ý đến mình, do thầy cô chưa nghiêm khắc hoặc xử phạt quá nhẹ với học sinh vi phạm.

– Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc nói chuyện riêng trong giờ học nhưng cho dù là nguyên nhân gì đi chăng nữa thì việc nói chuyện riêng là một thói xấu đáng chê trách cần phải loại bỏ.

– Tác hại:

+ Mất đi một lượng kiến thức mà thầy cô đã giảng

+ Không hiểu bài giảng của thầy cô dẫn đến chán học, bỏ học, chơi bởi lêu lổng

+ Ảnh hưởng tới người xung quanh, làm cho mọi người xung quanh có ấn tượng không tốt với mình.

+ Ảnh hưởng đến qua trình giảng bài của thầy cô có thể thầy cô bị ức chế không thể giảng bài hay không thể chuyền tải đủ lượng kiến thức như vậy học sinh mất đi lượng kiến thức.

– Biện pháp: Đây là một hành vi xấu, vì vậy mỗi chúng ta cần khắc phục những thói xấu đó bằng nhiều cách

+ Cách 1: Rèn luyện về ý thức, xây dựng mục đích học tập đúng đắn khi đến trường

+ Cách 2: Quan tâm đến vấn đề thầy cô đặt ra trong quá trình giảng bài bằng cách hăng hái giơ tay phát biểu ý kiến xây dựng bài.

+ Góp ý, phê bình với những bạn hay nói chuyện riêng. không những tập thể phê bình mà mỗi cá nhân trong lớp cũng phải có trách nhiệm phê bình, thầy cô phải xử phạt thật nghiêm khắc đối với những bạn nói chuyện riêng trong giờ, bị nhắc mà không sửa đổi.

– Học sinh chúng ta khi còn ngồi trên ghế nhà trường phải chú ý lắng nghe thầy cô giảng bài, tập trung vào học tập để hiểu kỹ, hiểu sâu kiến thức, muốn được như vậy thì ngay từ hôm nay chúng ta cần phải loại bỏ thói xấu này để không còn tồn tại trong ngôi trường học tập của chúng ta.

3. Kết bài:

– Nói chuyện riêng trong giờ học là hành động xấu cần phải loại bỏ, mỗi chúng ta hãy chung tay góp sức vì môi trường học đường văn minh, vì tương lai tươi sáng của đất nước.

CT
Cô Tú Anh
Giáo viên
21 tháng 11 2022

1. Mở bài
- Dẫn dắt vấn đề: Có thể đi từ đề tài tình cảm gia đình
- Giới thiệu khái quát giá trị nội dung tác phẩm Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng
2. Thân bài
* Hoàn cảnh đáng thương của nhân vật chính - bé Hồng: 
- Là kết quả của cuộc hôn nhân không tình yêu giữa cha và mẹ: Mẹ cậu vốn là người phụ nữ xinh đẹp, tần tảo, luôn khát khao có tình yêu chân chính nhưng không có quyền tự quyết định cuộc đời mình; cha cậu làm cai ngục, lại nghiện ngập héo mòn dần rồi chết. Mẹ Hồng vì cùng túng quá mà phải bỏ lại anh em Hồng, đi tha hương cầu thực
- Mẹ bỏ nhà đi, hai anh em chỉ còn biết nương vào bà cô ruột trong nhà, tuy nhiên, anh em Hồng lại bị bà cô ghẻ lạnh, hắt hủi, gieo rắc vào đầu những ý nghĩ xấu xa về mẹ
* Hồng bị gieo rắc những ý nghĩ xấu xa về mẹ:
- Bà cô xỉa xói, tiêm nhiễm vào đầu cậu bé những lời lẽ không đúng sự thật, độc ác về mẹ cho đến khi cậu bật khóc
* Tình cảm của Hồng dành cho người mẹ tội nghiệp
- Khi nghe những lời cay nghiệt của bà cô, những giọt nước mắt lăn dài trên má cậu bé, không phải vì cậu hận hay ghét mẹ mà vì thương mẹ
- Khi nhớ đến khuôn mặt rầu rầu mệt mỏi của mẹ, cậu lại càng thương mẹ nhiều hơn, dù từ khi bỏ đi mẹ chưa một lần quay về tìm hai anh em những cậu vẫn không hề trách mẹ mà luôn khao khát gặp mẹ
- Cậu bé căm ghét những hủ tục đã đày đọa người mẹ tội nghiệp, muốn bảo vệ, che chở cho mẹ "Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi... nghiến cho kì nát vụn mới thôi"
- Khi được gặp mẹ:
+ Thoáng nhìn bóng người trên xe giống mẹ, Hồng cất lên tiếng gọi đầy bối rối "Mợ ơi! Mợ ơi"
=> Tiếng gọi mẹ chứa chan niềm thương nhớ, mong mỏi, khát khao
+ Khi được mẹ "vừa kéo tay... òa lên khóc rồi cứ thế nức nở" 
=> Tiếng khóc cho những tủi nhục, đau đớn mà mẹ phải gánh chịu, cho hạnh phúc vỡ òa, cho những uất ức bấy lâu bị dồn nén
+ Khi được "lăn vào lòng một người mẹ... êm dịu vô cùng"
=> Tình mẫu tử thiêng liêng, cao đẹp.
3. Kết bài
- Khẳng định tình mẫu tử sâu sắc trong đoạn trích "Trong lòng mẹ"
- Nêu suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.