K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I – NĂM HỌC 2022-2023 Môn: Ngữ Văn - Lớp 6 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)             I. Đọc (6.0 điểm) Đọc ngữ liệu và thực hiện các yêu cầu bên dưới: SỰ TÍCH HOA CÚC TRẮNG “Ngày xưa có một cô bé vô cùng hiếu thảo sống cùng với mẹ trong một túp lều tranh dột nát. Thật không may mẹ của cô bé lại bị...
Đọc tiếp

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I – NĂM HỌC 2022-2023

Môn: Ngữ Văn - Lớp 6

Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

 

 
 

 

 

 

I. Đọc (6.0 điểm) Đọc ngữ liệu và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

SỰ TÍCH HOA CÚC TRẮNG

“Ngày xưa có một cô bé vô cùng hiếu thảo sống cùng với mẹ trong một túp lều tranh dột nát. Thật không may mẹ của cô bé lại bị bệnh rất nặng nhưng vì nhà nghèo nên không có tiền mua thuốc chữa bệnh, cô bé vô cùng buồn bã.

Một lần đang ngồi khóc bên đường bỗng có một ông lão đi qua thấy lạ bèn dừng lại hỏi. Khi biết sự tình ông già nói với cô bé:

        - Cháu hãy vào rừng và đến gốc cây cổ thụ to nhất trong rừng hãy lấy một bông hoa duy nhất trên đó. Bông hoa ấy có bao nhiêu cánh thì tức là mẹ cháu sống bằng ấy năm.

Cô bé liền vào rừng và rất lâu sau mới nhìn thấy bông hoa trắng đó, khó khăn lắm cô mới trèo lên được để lấy bông hoa, nhưng khi đếm chỉ có một cánh…hai cánh…ba cánh…bốn cánh…năm cánh. Chỉ có năm cánh hoa là sao nhỉ? Chẳng lẽ mẹ cô chỉ sống được từng đó năm thôi sao? Không đành lòng cô liền dùng tay xé nhẹ dần từng cánh hoa lớn thành những cánh hoa nhỏ và bông hoa cũng theo đó mà nhiều cánh dần lên, nhiều đến mức không còn đếm được nữa. Từ đó, người đời gọi bông hoa ấy là bông hoa cúc trắng để nói về lòng hiếu thảo của cô bé dành cho mẹ mình.”

 

Câu 1: (0,5điểm)Truyện trên thuộc thể loại nào?(Nhận biết- Trắc nghiệm)

a. Truyện cổ tích.        b. Truyện ngụ ngôn.              c. Truyền thuyết.            d. Truyện cười.

Câu 2: (0,5 điểm) Truyện được kể bằng lời của ai? (Nhận biết- Trắc nghiệm)

a. Lời của cô bé.b. Lời của ông lão.c. Lời của người mẹ. d. Lời của người kể chuyện.

Câu 3: (0,5 điểm)Truyện trên được kể theo ngôi thứ mấy? (Nhận biết- Trắc nghiệm)

a. Ngôi thứ nhất.       b. Ngôi thứ hai.          c. Ngôi thứ ba. d. Kết hợp ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba.

Câu 4: (0,5 điểm)Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản? (Nhận biết- Trắc nghiệm)

a. Tự sự. b. Miêu tả.            c. Biểu cảm.              d. Nghị luận.

Câu 5: (0,5 điểm) Vì sao cô bé lại xé cánh hoa lớn ra nhiều cánh hoa nhỏ? (Thông hiểu- Trắc nghiệm)

a. Vì cô muốn bông hoa có nhiều cánh,

b. Vì cô đang buồn nên mới xé cánh hoa thành nhiều cánh nhỏ,

c. Vì cô mong muốn người mẹ của cô được sống lâu hơn,

d. Vì mẹ cô muốn cô bé làm như vậy.

Câu 6: (0,5 điểm) Trong các từ sau, từ nào là từ láy? (Nhận biết- Trắc nghiệm)

a. dột nát

b. vui sướng

c. buồn bã

d. hiếu thảo                       

Câu 7: (0,5 điểm) Yếu tố “cổ” trong từ “cổ thụ” nghĩa là gì? (Thông hiểu- Trắc nghiệm)

a. xưa.                                    b. nay.                                    c. mới.                                     d. .

Câu 8: (0,5 điểm) Hình ảnh bông hoa cúc trắng trong truyện nói về điều gì? (Thông hiểu - Trắc nghiệm)

a. Lòng dũng cảm.

b. Lòng yêu thương con người.

c. Lòng hiếu thảo.

d. Lòng yêu nước.

Câu 9.(1,0 điểm) Việc làm nào của cô bé trong truyện khiến em tâm đắc nhất? Vì sao? (Vận dụng - Tự luận)

Câu 10. (1,0 điểm) Theo em, qua câu chuyện trên,tác giả dân gian gửi tới chúng ta thông điệp gì? (Vận dụng - Tự luận)

II. Viết (4,0 điểm)

Kể lại một truyện truyền thuyết mà em yêu thích.

1
24 tháng 8 2022

1.a  2.d  4.c  5.c  6.c   8.c  9.?   10. chúng ta phải luôn biết ơn và yêu thương người đã sinh ra chúng ta và hơn hết vẫn là lòng hiếu thảo sâu sắc. 

                                    BÀI LÀM

Đời Hùng Vương thứ sáu, ở một làng kia có hai vợ chồng ông lão, chăm chỉ làm ăn lại có tiếng là phúc đức. Nhưng đến lúc sắp già mà vẫn chứa có lấy một mụn con.

Một ngày kia bà vợ ra đồng trông thấy một bước chân to, bèn đặt chân mình vào ướm thử. Về nhà bà mang thai. Nhưng không ngờ, khác với người thường, đến mười hai tháng sau bà mới sinh ra một cậu bé mặt mũi khôi ngô. Cậu bé ra đời là niềm mơ ước cả đời của hai vợ chồng nên ông bà mừng lắm. Nhưng chẳng biết làm sao, dù đã ba tuổi nhưng cậu bé vẫn chẳng biết nói, biết cười, cứ đặt đâu nằm đó. Ông bà buồn lắm.

Bấy giờ, giặc Ân sang xâm lược bờ cõi nước ta. Chúng gây bao nhiêu tội ác khiến dân chúng vô cùng khổ sở. Thế giặc mạnh, nhà vua bèn sai người đi khắp nước cầu hiền tài. Đi đến đâu sứ giả cũng rao:

- Ai có tài, có sức xin hãy ra giúp vua cứu nước.

Nghe tiếng rao, cậu Gióng đang nằm trên giường bèn cất tiếng:

- Mẹ ơi! Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con.

- Nghe tiếng con, vợ chồng lão nông dân thấy lạ đành mời sứ giả vào nhà. Cậu Gióng liền yêu cầu sứ giả về chuẩn bị ngay: roi sắt, ngựa sắt, áo giáp sắt để cậu đi phá giặc.

Càng lạ hơn, từ lúc cậu Gióng gặp sứ giả, cậu cứ lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cậu cũng không no, áo vừa mặc xong đã sứt chỉ. Vợ chồng ông bà nọ đem hết gạo ra nuôi mà không đủ bèn nhờ hàng xóm cùng nuôi cậu Gióng. Trong làng ai cũng mong cậu đi giết giặc cứu nước nên chẳng nề hà gì.

Giặc đã đến sát chân núi Trâu. Người người hoảng sợ. Cũng may đúng lúc đó, sứ giả mang những thứ cậu Gióng đã đề nghị đến nơi. Cậu bèn vươn vai đứng dậy như một tráng sĩ, khoác vào áo giáp, cầm roi rồi nhảy lên ngựa phi thẳng tới trận tiền. Bằng sức mạnh như cả ngàn người cộng lại, chẳng mấy chốc cậu đã khiến lũ giặc kinh hồn bạt vía. Đang đánh nhau ác liệt thì roi sắt gãy, cậu bèn nhổ ngay từng bụi tre ở bên đường quật vào lũ giặc. Quân giặc bỏ chạy toán loạn nhưng rồi cũng bị tiêu diệt không sót một tên.

Dẹp giặc xong, cậu Gióng không quay về kinh để nhận công ban thưởng mà thúc ngựa đến núi Sóc, bỏ lại áo giáp sắt, một người một ngựa bay thẳng về trời. Nhiều đời sau người ta còn kể, khi ngựa thét lửa, lửa đã thiêu trụi một làng nay làng ấy gọi là làng Gióng. Những vết chân ngựa ngày xưa nay đã thành những ao hồ to nhỏ nối tiếp nhau.

Câu chuyện về người anh hùng Thánh Gióng đã không chỉ còn là niềm yêu thích của riêng em, mà nó đã là niềm say mê của bao thế hệ học trò.

                                        hoặc 

Vua Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái. Nàng tên là Mị Nương. Người đẹp như hoa, tính nết dịu dàng. Nhà vua muốn kén cho con một người chồng xứng đáng nên đã tổ chức lễ kén rể.

Một hôm, có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ: vẫy tay về phía đông phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Người còn lại tài năng cũng không hề thua kém: gọi gió gió đến, hô mưa mưa về. Chàng tên là Thủy Tinh. Cả hai người đều ngang sức ngang tài khiến vua vô cùng khó xử, không biết chọn ai. Vua bèn cho gọi các Lạc hầu vào bàn bạc, xong vua gọi hai chàng vào rồi nói:

- Hai người đều vừa ý ta cả, nhưng ta chỉ có một người con gái. Vậy nên nếu ngày mai ai mang được sính lễ đến trước sẽ được rước dâu về.

Cả hai cùng nghe xong, liền tâu hỏi đồ sính lễ gồm những gì. Vua Hùng liền nói:

- Sính lễ gồm có một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà gà chín cựa ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.

Tờ mờ sáng hôm sau, Sơn Tinh đã mang lễ vật đến trước. Nhà vua lấy làm hài lòng, quyết định gả Mị Nương cho Sơn Tinh. Còn Thủy Tinh đến sau không lấy được vợ đùng đùng nổi giận, đem theo quân đánh Sơn Tinh. Thần hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên đánh Sơn Tinh. Nước ngập khắp các đồng ruộng nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi sườn núi, thành Phong Châu nổi lềnh bềnh trên một biển nước. Nhưng Sơn Tinh chẳng hề nao núng. Thần dùng phép lạ, bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngắn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu.

Cả hai đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã cạn kiệt, thần nước đành rút quân. Kể từ đó, oán nặng thù sâu, năm nay, Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh. Nhưng lần nào, Thủy Tinh cũng đều nhận phải lấy thất bại nặng nề.

Phiếu học tập số 2: Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Quê hương là một tiếng ve Lời ru của mẹ trưa hè à ơi     Dòng sông con nước đầy vơi            Quê hương là một góc trời tuổi thơ Quê hương ngày ấy như mơ         Tôi là cậu bé dại khờ đáng yêu ...                                               Quê hương ta đó...
Đọc tiếp

Phiếu học tập số 2: Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Quê hương là một tiếng ve

Lời ru của mẹ trưa hè à ơi

    Dòng sông con nước đầy vơi

           Quê hương là một góc trời tuổi thơ

Quê hương ngày ấy như mơ

        Tôi là cậu bé dại khờ đáng yêu ...

                                              Quê hương ta đó là nơi

        Chôn rau cắt rốn người ơi nhớ về.”

(Trích Quê hương - Nguyễn Đình Huân )

a. Chỉ ra biện pháp tu từ có trong sáu câu thơ đầu? Nêu tác dụng?

b. Hình ảnh quê hương được tác giả khắc họa qua những hình ảnh, chi tiết nào?

c. Hai câu thơ “Quê hương ta đó là nơi/ Chôn rau cắt rốn người ơi nhớ về” gợi cho em suy nghĩ gì về quê hương trong mỗi con người? (Trình bày khoảng 5 đến 7 dòng)

0
a) Các thành phần trong câu VD: Hôm nay, tôi // đi học.             TN       CN     VN - Thành phần chính của câu gồm: + Chủ ngữ: Là thành phần nêu……………………………………………………… Chủ ngữ thường trả lời cho câu hỏi…………………………………………………. + Vị ngữ: Là thành phần thường kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian. Vị ngữ thường...
Đọc tiếp

a) Các thành phần trong câu

VD: Hôm nay, tôi // đi học.

            TN       CN     VN

- Thành phần chính của câu gồm:

+ Chủ ngữ: Là thành phần nêu………………………………………………………

Chủ ngữ thường trả lời cho câu hỏi………………………………………………….

+ Vị ngữ: Là thành phần thường kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian.

Vị ngữ thường trả lời cho câu hỏi……………………………………………………

- Thành phần phụ của câu:

Trạng ngữ: Là thành phần thêm vào câu để…………………………………………

…………………………………………………………………………………

b) Câu chia theo cấu tạo ngữ pháp

- Câu đơn: Là câu có ….. kết cấu CN – VN.

- Câu ghép:

+ Là câu có chứa từ …. kết cấu CN – VN không bị bao chứa nhau tạo thành.

+ Mỗi vế câu có cấu tạo giống …. câu đơn có CN – VN thể hiện quan hệ chặt chẽ 

0
22 tháng 8 2022

Tác dụng dấu phảy để cách câu

 

22 tháng 8 2022

Tác dụng dùng để ngăn cách câu 

23 tháng 8 2022

Đêm trung thu là đêm được lũ trẻ con chúng em mong đợi nhất, bạn nào cũng háo hức được đón chị Hằng. Đêm rằm năm ngoái em đã được đón tết Trung Thu cùng với những bạn nhỏ trong tổ dân phố. Trước khi trăng lên, trẻ con tụ tập vừa đủ tại sân của nhà văn hóa. Khi tiếng hô mở màn toàn bộ cùng nhau rước đèn. Đi đầu đội rước là một đội múa lân, chú lân vừa đi vừa nhãy múa, lắc lư đầu thật vui nhộn. Hòa cùng nhịp múa lân là nhịp trống đánh rộn ràng. Chúng em bước nhanh chân theo nhịp trống, điệu nhạc phía trước. Trong đám rước đèn bạn nhỏ nào cũng cầm trên tay một chiếc đèn trung thu, nào là đèn ông sao, đèn hình con cá chép, đèn siêu nhân. Có bạn cầm đèn ông sao năm cánh đẹp tươi, mỗi cánh tỏa sáng một màu. Bạn lại cầm chiếc đèn lồng nhỏ xíu, vừa phát sáng vừa có âm thanh nhạc vui tai. Có bạn còn cầm cả chiếc đèn kéo quân, ánh sáng của nó tỏa ra lấp lánh lung linh, nó xoay tròn, những đốm sáng vận động và di chuyển thật vui mắt. Bạn nhỏ nào cũng muốn khoe chiếc đèn của mình, vừa đi vừa trò chuyện tò mò về đèn của những bạn xung quanh. Đoàn rước đèn đã đi gần đến cuối xóm, sắp đến lúc toàn bộ quay lại nhà văn hóa để cùng đón trăng lên. Đi trong đám rước đèn hoàn toàn có thể nghe thấy những âm thanh tiếng nói cười ríu rít, tiếng nhạc sung sướng và tiếng trồng dồn dập. Vùa đi lũ trẻ vừa hát “ Chiếc đèn ông sao, sao năm cánh tươi màu … ”. Hai bên đường là những ngôi nhà trong tổ, nhà nào nhà nấy đều treo đèn lộng lẫy trước cổng khiến cả đường phố trở nên lộng lẫy hơn. Khi chúng em đi tới đâu thì những bác đều từ trong nhà bước ra vẫy tay chào với khuôn mặt vui mắtĐêm trung thu là đêm được lũ trẻ con chúng em mong đợi nhất, bạn nào cũng háo hức được đón chị Hằng. Đêm rằm năm ngoái em đã được đón tết Trung Thu cùng với những bạn nhỏ trong tổ dân phố. Trước khi trăng lên, trẻ con tụ tập vừa đủ tại sân của nhà văn hóa. Khi tiếng hô mở màn toàn bộ cùng nhau rước đèn. Đi đầu đội rước là một đội múa lân, chú lân vừa đi vừa nhãy múa, lắc lư đầu thật vui nhộn. Hòa cùng nhịp múa lân là nhịp trống đánh rộn ràng. Chúng em bước nhanh chân theo nhịp trống, điệu nhạc phía trước. Trong đám rước đèn bạn nhỏ nào cũng cầm trên tay một chiếc đèn trung thu, nào là đèn ông sao, đèn hình con cá chép, đèn siêu nhân. Có bạn cầm đèn ông sao năm cánh đẹp tươi, mỗi cánh tỏa sáng một màu. Bạn lại cầm chiếc đèn lồng nhỏ xíu, vừa phát sáng vừa có âm thanh nhạc vui tai. Có bạn còn cầm cả chiếc đèn kéo quân, ánh sáng của nó tỏa ra lấp lánh lung linh, nó xoay tròn, những đốm sáng vận động và di chuyển thật vui mắt. Bạn nhỏ nào cũng muốn khoe chiếc đèn của mình, vừa đi vừa trò chuyện tò mò về đèn của những bạn xung quanh. Đoàn rước đèn đã đi gần đến cuối xóm, sắp đến lúc toàn bộ quay lại nhà văn hóa để cùng đón trăng lên. Đi trong đám rước đèn hoàn toàn có thể nghe thấy những âm thanh tiếng nói cười ríu rít, tiếng nhạc sung sướng và tiếng trồng dồn dập. Vùa đi lũ trẻ vừa hát “ Chiếc đèn ông sao, sao năm cánh tươi màu … ”. Hai bên đường là những ngôi nhà trong tổ, nhà nào nhà nấy đều treo đèn lộng lẫy trước cổng khiến cả đường phố trở nên lộng lẫy hơn. Khi chúng em đi tới đâu thì những bác đều từ trong nhà bước ra vẫy tay chào với khuôn mặt vui mắt.Em hy vọng rằng Trung Thu năm nay sẽ còn vui hơn, em muốn tận thưởng những phút giây ý nghĩa như vậy .

nhớ like đấy xem chùa đấm chết!

 

23 tháng 8 2022

Không khí tết Trung Thu đang đến thật gần, khắp các đường phố đều có quầy hàng bán bánh trung thu. Đi đến đâu em cũng thấy các những tấm băng rôn vui tươi, nhiều màu sắc để chào đón Trung Thu. Có lẽ mùa Trung Thu em nhớ nhất là Trung Thu năm ngoái.

   Đêm trung thu là đêm được lũ trẻ con chúng em mong đợi nhất, bạn nào cũng háo hức được đón chị Hằng. Đêm rằm năm ngoái em đã được đón tết Trung Thu cùng với các bạn nhỏ trong tổ dân phố. Trước khi trăng lên, trẻ con tụ tập đầy đủ tại sân của nhà văn hóa. Khi tiếng hô bắt đầu tất cả cùng nhau rước đèn. Đi đầu đội rước là một đội múa lân, chú lân vừa đi vừa nhãy múa, lắc lư đầu thật vui nhộn. Hòa cùng nhịp múa lân là nhịp trống đánh rộn ràng. Chúng em bước nhanh chân theo nhịp trống, điệu nhạc phía trước. Trong đám rước đèn bạn nhỏ nào cũng cầm trên tay một chiếc đèn trung thu, nào là đèn ông sao, đèn hình cá chép, đèn siêu nhân. Có bạn cầm đèn ông sao năm cánh xinh tươi, mỗi cánh tỏa sáng một màu. Bạn lại cầm chiếc đèn lồng nhỏ nhắn, vừa phát sáng vừa có âm thanh nhạc vui tai. Có bạn còn cầm cả chiếc đèn kéo quân, ánh sáng của nó tỏa ra lấp lánh, nó xoay tròn, những đốm sáng di chuyển thật vui mắt. Bạn nhỏ nào cũng muốn khoe chiếc đèn của mình, vừa đi vừa trò chuyện tò mò về đèn của các bạn xung quanh. Đoàn rước đèn đã đi gần đến cuối xóm, sắp đến lúc tất cả quay lại nhà văn hóa để cùng đón trăng lên. Đi trong đám rước đèn có thể nghe thấy những âm thanh tiếng nói cười ríu rít, tiếng nhạc vui tươi và tiếng trồng dồn dập. Vùa đi lũ trẻ vừa hát “Chiếc đèn ông sao, sao năm cánh tươi màu ...”. Hai bên đường là những ngôi nhà trong tổ, nhà nào nhà nấy đều treo đèn lung linh trước cổng khiến cả đường phố trở nên lung linh hơn. Khi chúng em đi tới đâu thì các bác đều từ trong nhà bước ra vẫy tay chào với khuôn mặt vui tươi.

   Chúng em trở về đến nhà văn hóa, ở đó các mâm cỗ bánh kẹo đã được bày sẵn. Đúng là thứ mà mọi đứa trẻ đều thích. Đủ thứ bánh kẹo nhưng trong mâm cỗ trung thu không thể không có bánh nướng, bánh dẻo và bưởi. Tất cả cùng hát bài hát thiếu nhi, bài về trung thu, tiếng reo hò, tiếng vỗ tay vang khắp sân nhà văn hóa. Tất cả đang hồi hộp chờ giây phút trăng lên để ngắm chị hằng và phá mâm cỗ hấp dẫn.

   Cuối cũng trăng cũng bắt đầu nhú lên, ban đầu chỉ là một góc nhỏ bị che khuất bởi các tòa nhà cao tầng. Rồi dần dần trăng lên cao hơn, vầng trăng tròn trịa, tỏa ánh sáng trong trẻo. Trăng soi tỏ khắp các con ngõ. Em có thể nhìn thấy rõ hình ảnh cây đa, chú cuối trên mặt trăng tròn trịa. Lũ trẻ cùng ngửa mặt lên trông trăng, có lẽ trong đầu đang tưởng tượng đến cung trăng đầy những điều kì diệu. Cứ vậy, vừa phá cỗ vừa trầm trồ ngắm trăng. Đây là lúc trăng sáng nhất, tròn nhất trong năm. Bởi vậy trăng đêm trung thu có lẽ là đẹp nhất. Ánh trăng trong veo tỏa xuống soi rõ gương mặt vui tươi của mỗi đứa trẻ. Kết thúc buổi trung thu hôm đó em cảm thấy rất vui vì mình được đi rước đèn, được ngắm trăng cùng các bạn.

   Em hi vọng rằng Trung Thu năm nay sẽ còn vui hơn, em muốn tận hưởng những phút giây ý nghĩa như vậy.

 Giúp mình với mai mình phải nộp bài rồi!! 3 bạn trả lời nhanh nhất mình sẽ tick đúng và bảo bạn mình cũng tick cho ^^                                         "Chim họa mi hót" Chiều nào cũng vậy, con chim hoạ mi ấy không biết tự phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ờ vườn nhà tôi mà hót. Hình như nó vui mừng vì suốt ngày đã được tha hồ rong ruổi bay chơi trong khắp...
Đọc tiếp

 Giúp mình với mai mình phải nộp bài rồi!! 3 bạn trả lời nhanh nhất mình sẽ tick đúng và bảo bạn mình cũng tick cho ^^ 

                                       "Chim họa mi hót"

Chiều nào cũng vậy, con chim hoạ mi ấy không biết tự phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ờ vườn nhà tôi mà hót.

Hình như nó vui mừng vì suốt ngày đã được tha hồ rong ruổi bay chơi trong khắp trời mây gió, uống bao nhiêu nước suối mát lành trong khe núi. Cho nên những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi giữa tĩnh mịch, tường như làm rung động lớp sương lạnh mờ mờ rủ xuống cỏ cây.

Hót một lúc lâu, nhạc sĩ giang hồ không tên không tuổi ấy từ từ nhắm hai mắt lại, thu đầu vào lông cổ, im lặng ngủ, ngủ say sưa sau một cuộc viễn du trong bóng đêm dày.

Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con hoạ mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm. Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe. Hót xong, nó xù lông rũ hết những giọt sương rồi nhanh nhẹn chuyền từ bụi nọ sang bụi kia, tìm vài con sâu ăn lót dạ, đoạn vỗ cánh bay vút đi. 

trả lời câu hỏi :

câu 1 : Bài văn trên cho chúng ta thấy được điêu gì?

câu 2 : hãy miêu tả lại cách ngủ của chim họa mi

0