K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 5 2021

“Trăm hay không bằng tay quen”. Người lao động xưa đã dạy lí thuyết hay không bằng thực hành giỏi. Vấn đề này luôn đúng trong mọi thời đại và được đúc kết trong câu nói: “Học đi đôi với hành”. “Học” là quá trình tiếp thu kiến thức được tích lũy trong sách vở, là trau dồi tri thức, mở mang trí tuệ, không để tụt lùi, lạc hậu.

“Hành” là ứng dụng lí thuyết đã học vào thực tiễn đời sống. Trong thời đại của khoa học phát triển như vũ bão, việc “học đi đôi với hành” càng được đạt ra một cách nghiêm túc. Học ở đây không chỉ là học trong sách vở, bó hẹp trong phạm vi nhà trường mà còn phải học trong đời sống. Ở lứa tuổi nào cũng phải không ngừng học tập, học mọi lúc mọi nơi. “Học không hành” là lối học hình thức với mục đích là hòng cầu danh lợi. Đó là lối học định hướng đến những mục đích tầm thường.

Bác Hồ từng khuyên thiếu niên: “Học tập tốt, lao động tốt” cũng là muốn gắn học với hành. Nếu học những điều nhảm nhí, vô bổ thì chẳng đem đến một ý nghĩa gì cho cuộc sống này. Những người biết kết hợp giữa học với hành sẽ đóng góp tài năng và đạo đức của mình để xây dựng, giữ gìn và phát triển đất nước. Qua đó ta thấy học với hành sẽ tạo nên những tri thức chân chính, tạo nên sự hòa hợp giữa nhân cách và chuyên môn.

Thật đáng trách những học sinh được đi học chỉ lo quậy phá, đua đòi trong khi còn rất nhiều viên ngọc sáng ngoài kia không được mài giũa mà mỗi ngày mỗi tối đi. “Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Là học sinh chúng ta phải có ý thức đúng đắn trong việc học và hành, phải có thái độ nghiêm túc, phải biết vận dụng sáng tạo vào thực hành. Có như vậy hiệu quả học tập mới được nâng cao.

18 tháng 5 2021

   Trong sự nghiệp xây dựng đất nước công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước ngày nay, xã hội ta ngày một phát triển. Cùng với đó là sự hiểu biết về trình độ và khả năng chuyên môn là điều không thể thiếu của mỗi người. Tuy nhiên, đã có nhiều bạn trẻ hiện nay quá chú trọng vào việc học lí thuyết ở nhà trường mà đôi khi quên mất phải thực hành một điều hết sức quan trọng. Mối quan hệ giữa học và hành một lần nữa được nhấn mạnh qua câu tục ngữ: “Học đi đôi với hành”.

   Vậy chúng ta hãy tìm hiểu xem học là gì? Hành là gì? Mà lại có sự tương quan, liền kề với nhau như thế?

   Học là hoạt động tiếp thu những tri thức của nhân loại đã được đúc kết qua mấy ngàn năm lịch sử. Chúng ta có thể học ở trường qua sự truyền thụ của thầy cô, học ở bạn bè; tự học ở sách vở và thực tế cuộc sống. Học để nâng cao trình độ hiểu biết của bản thân. Tuy nhiên khi học phải tóm lược kiến thức cơ bản để dễ nhớ, dễ vận dụng…

   Hành là quá trình vận dụng những kiến thức đã học vào những công việc hàng ngày. Ví dụ như một bác sĩ đem những kiến thức tiếp thu được trong suốt quá trình đào tạo sáu, bảy năm ở trường đại học để vận dụng vào việc chữa bệnh cho mọi người. Những kiến trúc sư, kĩ sư xây dựng đem kiến thức đã học để thiết kế và thi công bao công trình như nhà máy, bệnh viện, trường học, công viên…để phục vụ đời sống con người. Học sinh vận dụng những điều thầy giáo dạy để làm một bài toán khó, một bài văn…Đó là hành.

   Bác Hồ cũng đã từng khẳng định: Học để hành, có nghĩa là học để cho tốt. Thực tế cho thấy có học có hơn. Ông cha ta ngày xưa đã nói: Bất học, bất tri lí ( Không học thì không biết đâu là phải, là đúng). Mục đích cuối cùng của sự học là nhằm phục vụ cho mọi công việc đạt hiệu quả cao hơn. Nếu học được lí thuyết dù cao siêu đến đâu chăng nữa mà không đem ra vận dụng vào thực tế thì việc học ấy chỉ tốn thời gian, công sức, tiền bạc mà thôi.

   Học kết hợp với hành không phải là vừa học vừa làm. Như khi ta học lí thuyết môn toán Lượng giác ở trường, ta thực hành những kiến thức đó bằng cách làm thật nhiều bài tập để nắm vững những lí thuyết ấy. Nói chung phương châm “Học đi đôi với hành” là hoàn toàn chính xác. Nếu không kết hợp học với hành thì không thể đạt được hiệu suất cao trong công việc được. Bởi trong công việc cái người ta cần, người ta quan tâm hàng đầu là sản phẩm thành quả lao động chứ không phải là hiểu biết trên lí thuyết, một khi không đạt chỉ tiêu đó thì dẫu cho có thành tích học tập tốt đến đâu thì ta cũng sẽ nhanh chóng bị xã hội đào thải, trở thành một kẻ thất bại đáng thương hại mà thôi. Như một học sinh học tập rất tốt. Điểm môn Công dân luôn cao, vậy mà khi ra đường trong thấy một bà lão ăn xin té ngã trên đường, không những không giúp đỡ mà ngược lại còn tỏ thái độ khinh thường ghê tởm bà ấy, thiếu thực hành về mặt học vấn thì có thể bù đắp lại chứ thiếu thực hành ở mặt đạo đức thì thật không thể chấp nhận được. Một ngôi nhà không hoàn hảo thì có thể tạm sử dụng hoặc xây lại, còn con người có đạo đức suy thoái thì chỉ là đồ vô dụng. Một khi gạo đã thành cơm, dù cho có chỉnh sửa thế nào thì cái ác tâm trong đầu cũng chẳng thể nào mất đi được chỉ có thể đầu thai chuyển kiếp khác thì mới có thể sống tốt được thôi. Những ví dụ đó đã phần nào cho ta thấy những tác hại của việc học mà không đi đôi với hành. Ngược lại, nếu bạn kết hợp tốt học với hành thì bạn sẽ đạt được nhiều thành tựu.

   Trong giai đoạn xã hội phát triển với tốc độ nhanh như hiện nay thì tri thức con người là tiền đề vô cùng quan trọng. Lí thuyết mà gắn với thực hành thì sẽ thúc đẩy công việc, sản xuất một cách nhanh chóng và đạt hiệu quả cao hơn.

   Thực tế cho thấy trong tất cả các cấp học ngày nay, phương châm học đi đôi với hành là hoàn toàn đúng. Những kiến thức mà ta tiếp thu được từ nhà trường, sách vở,… phải được áp dụng vào thực tế cuộc sống để sáng tạo ra những thành quả vật chất, tinh thần phục vụ con người.

   Là học sinh trong thời gian học ở nhà trường, chúng ta cần phải chăm chỉ học tập kết hợp đi đôi với hành. Học bao gồm cả văn hoá, chữ nghĩa và kinh nghiệm cuộc sống để nâng cao trình độ văn hoá, tiếp thu nền khoa học và công nghệ hiện đại nhằm nâng cao nhận thức về chính trị xã hội. Và sau này, khi bước vào đời thì phải tiếp tục nâng cao trình độ hiểu biết, nâng cao chuyên môn để làm việc có hiệu quả hơn…

   Như vậy, câu phương châm “Học đi đôi với hành” đã nêu rõ tầm quan trọng của việc học kết hợp với hành. Thực hiện phương châm này đúng cách ta sẽ đạt hiệu quả cao trong học tập, tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp sau này, đồng thời góp phần tích cực vào việc xây dựng một đất nước phồn vinh tiến bộ…

I.   ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: [1] Quê hương là cầu tre nhỏ Mẹ về nón lá nghiêng che Là hương hoa đồng cỏ nội Bay trong giấc ngủ đêm hè   [2] Quê hương là vàng hoa bí Là hồng tím giậu mồng tơi Là đỏ đôi bờ dâm bụt Màu hoa sen trắng tinh khôi   [3] Quê hương mỗi người chỉ một Như là...
Đọc tiếp

I.   ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

[1] Quê hương là cầu tre nhỏ

Mẹ về nón lá nghiêng che

Là hương hoa đồng cỏ nội

Bay trong giấc ngủ đêm hè

 

[2] Quê hương là vàng hoa bí

Là hồng tím giậu mồng tơi

Là đỏ đôi bờ dâm bụt

Màu hoa sen trắng tinh khôi

 

[3] Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi

Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người.

(Quê hương – Đỗ Trung Quân)

 

Câu 1: Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt của đoạn thơ? (1, 0 điểm)

Câu 2: Chỉ ra các loại hoa được nhắc đến trong khổ thơ [2] của đoạn thơ trên. (1,0 điểm)

Câu 3: Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên. (1,0 điểm)

Câu 4: Hãy đặt một câu cảm thán có nội dung nói về đoạn thơ trên và nêu chức năng của câu cảm thán. (1,0 điểm)

57
14 tháng 5 2021

 npknt p akyi

uwitn 'ow

ơy5n

16 tháng 5 2021

Câu 1: Thể thơi của đoạn văn trên là thể thơ mới . Phương thức biểu đạt: miêu tả và biểu cảm .                                   Câu 2: Loại hoa đc nhắc thới trong khổ thơ 2 là: hoa bí và hoa sen .                             Câu 3: Thể hiện được những thứ bình dị , thân thương mà vốn đã có ở quê hương . Bọc lô được sự yêu mến , tự hào về vẻ đẹp của quê hương trong lòng tác giả .                 Câu 4: Ôi, Quê hương tôi thật đẹp biết bao !                          Chức năng của câu cảm thán dùng để bọc lộ cảm súc của người nói .

 

 

Câu 1: (2,0 điểm) 1. Cho câu thơ sau: “Ta nghe hè dậy bên lòng” a. Hãy chép tiếp các câu thơ còn lại để hoàn thành khổ thơ? b. Khổ thơ vừa chép trích trong tác phẩm nào? Tác giả nào? 2. Trong văn bản Nước Đại Việt ta (Sách Ngữ văn 8 tập hai – NXB Giáo dục), Nguyễn Trãi khẳng định: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.   Trình...
Đọc tiếp

Câu 1: (2,0 điểm)

1. Cho câu thơ sau:

“Ta nghe hè dậy bên lòng”

a. Hãy chép tiếp các câu thơ còn lại để hoàn thành khổ thơ?

b. Khổ thơ vừa chép trích trong tác phẩm nào? Tác giả nào?

2. Trong văn bản Nước Đại Việt ta (Sách Ngữ văn 8 tập hai – NXB Giáo dục), Nguyễn Trãi khẳng định:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.

 

Trình bày suy nghĩ của em về hai câu thơ trên?

 Câu 2: (3,0 điểm)

1. (1,0 điểm) Câu cầu khiến là gì? Cho ví dụ.

2. (1,0 điểm) Xác định các kiểu câu và các hành động nói trong đoạn văn sau:

“Với vẻ mặt băn khoăn, cái Tí lại bưng bát khoai chìa tận mặt mẹ (1):

– Này, u ăn đi! (2)”

(Trích “Tắt đèn” – Ngô Tất Tố)

3. (1,0 điểm) Nêu tác dụng trật tự từ của câu sau:

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.

22
14 tháng 5 2021

ji

jhgtfffff

17 tháng 5 2021

1a. 

“Ta nghe hè dậy bên lòng

Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi !

Ngột làm sao, chết uất thôi

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu."

1b. Tác phẩm "Khi con tu hú" của nhà thơ Tố Hữu.

2. Gợi ý

- Tư tưởng nhân nghĩa là nền tảng của mọi suy nghĩ, hành động, chiến lược, chiến thuật và quyết tâm chiến đấu, chiến thắng của quân dân ta trong cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược phương Bắc.

- Hơn ai hết, Nguyễn Trãi thấm nhuần quan điểm tiến bộ của Nho giáo, coi dân là gốc (dân vi bản). Ông cho rằng, bất cứ triều đại nào muốn tồn tại dài lâu và vững mạnh đều phải dựa vào dân, đặt mục đích yên dân lên hàng đầu bởi dân có yên thì nước mới thịnh.

- Từ triết lí nhân nghĩa, Nguyễn Trãi đã cụ thể hóa nó một cách rõ ràng và dễ hiểu. Yên dân là mọi đường lối, chính sách của triều đình phải phù hợp với ý nguyện của dân, làm cho dân được sống trong cảnh thanh bình, ấm no, hạnh phúc. Muốn cho nhân dân có được cuộc sống tốt đẹp như vậy thì điều đương nhiên là phải lo trừ bạo, có nghĩa là diệt trừ tất cả các thế lực tham lam, bạo ngược làm tổn hại đến quyền lợi của dân lành. 

- Yên dân, trừ bạo là hai vế có liên quan chặt chẽ với nhau, hỗ trợ cho nhau để tạo nên tính hoàn chỉnh của tư tưởng nhân nghĩa bao trùm và xuyên suốt cuộc kháng chiến giữ nước vĩ đại lúc bấy giờ.

 Câu 2:

1. 

- Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ,... đi, thôi, nào,...hay ngữ điệu cần cầu khiến; dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo,..

- Khi viết, câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.

Ví dụ: "Hãy mở cửa sổ ra cho thoáng nào!"

2.

(1) Kiểu câu: trần thuật

Hành động: kể

(2) Kiểu câu: cầu khiến

Hành động: đề nghị

3. Các chữ đều thanh bằng sắp xếp theo trật tự nhất định tạo sự uyển chuyển, mềm mại.

 

14 tháng 5 2021

leuleu

Câu 1: (2,0 điểm) 1. Cho câu thơ sau: “Ta nghe hè dậy bên lòng” a. Hãy chép tiếp các câu thơ còn lại để hoàn thành khổ thơ? b. Khổ thơ vừa chép trích trong tác phẩm nào? Tác giả nào? 2. Trong văn bản Nước Đại Việt ta (Sách Ngữ văn 8 tập hai – NXB Giáo dục), Nguyễn Trãi khẳng định: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, Quân điếu phạt trước lo trừ bạo. Trình bày suy nghĩ của em về hai câu...
Đọc tiếp

Câu 1: (2,0 điểm)

1. Cho câu thơ sau:

“Ta nghe hè dậy bên lòng”

a. Hãy chép tiếp các câu thơ còn lại để hoàn thành khổ thơ?

b. Khổ thơ vừa chép trích trong tác phẩm nào? Tác giả nào?

2. Trong văn bản Nước Đại Việt ta (Sách Ngữ văn 8 tập hai NXB Giáo dục), Nguyễn Trãi khẳng định:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.

Trình bày suy nghĩ của em về hai câu thơ trên?

 

Câu 2: (3,0 điểm)

1. (1,0 điểm) Câu cầu khiến là gì? Cho ví dụ.

2. (1,0 điểm) Xác định các kiểu câu và các hành động nói trong đoạn văn sau:

“Với vẻ mặt băn khoăn, cái Tí lại bưng bát khoai chìa tận mặt mẹ (1):

Này, u ăn đi! (2)”

(Trích “Tắt đèn” Ngô Tất Tố)

3. (1,0 điểm) Nêu tác dụng trật tự từ của câu sau:

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.

3
27 tháng 5 2021

Câu 2: (3,0 điểm)

1. (1,0 điểm) Câu cầu khiến là gì? Cho ví dụ.

- Câu cầu khiên là câu có từ ngữ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ,... đi, thôi, nào,... hay ngữ điệu cầu khiến, dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo,...

- Khi viết, câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến ko được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.

Ví dụ: - Lấy hộ tớ quyển vở!

           - Em ăn cơm đi!

2. (1,0 điểm) Xác định các kiểu câu và các hành động nói trong đoạn văn sau:

“Với vẻ mặt băn khoăn, cái Tí lại bưng bát khoai chìa tận mặt mẹ (1):

 Này, u ăn đi! (2)”

(Trích “Tắt đèn” – Ngô Tất Tố)

(1)

- Hành động: bộc lộ cảm xúc

- Kiểu câu: trần thuật

(2)

- Hành động: cầu khiến

-Kiểu câu: cầu khiến

27 tháng 5 2021

Câu 1: (2,0 điểm)

1. Cho câu thơ sau:

“Ta nghe hè dậy bên lòng”

a. Hãy chép tiếp các câu thơ còn lại để hoàn thành khổ thơ?

Ta nghe hè dậy bên lòng

Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi!

Ngột làm sao, chết uất thôi

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu.

b. Khổ thơ vừa chép trích trong tác phẩm nào? Tác giả nào?

- Khổ thơ vừa chép trích trong tác phẩm '' Khi con tu hú ''

- Tác giả là Tố Hữu

2. Trong văn bản Nước Đại Việt ta (Sách Ngữ văn 8 tập hai – NXB Giáo dục), Nguyễn Trãi khẳng định:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.

Trình bày suy nghĩ của em về hai câu thơ trên?

Nhân nghĩa vốn là đạo đức của nho giáo, nói về cách ứng xử và tình thương giữa con người với nhau . Nhưng Nguyễn Trãi đã kế thừa tư tưởng nho giáo và phát triển tư tưởng đó từ hướng lấy lợi ích trong việc đề cao nhân dân, dân tộc làm mốc. Như vậy, cốt lõi nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là yêu dân trừ bạo - có nghĩa là nhân nghĩa gắn liền với yêu nước, chống giặc ngoại xâm vì nhân dân và lấy dân làm mốc.

Câu 1: (2,0 điểm) 1. Cho câu thơ sau: “Ta nghe hè dậy bên lòng” a. Hãy chép tiếp các câu thơ còn lại để hoàn thành khổ thơ? b. Khổ thơ vừa chép trích trong tác phẩm nào? Tác giả nào? 2. Trong văn bản Nước Đại Việt ta (Sách Ngữ văn 8 tập hai – NXB Giáo dục), Nguyễn Trãi khẳng định: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, Quân điếu phạt trước lo trừ bạo. Trình bày suy nghĩ của em về hai câu...
Đọc tiếp

Câu 1: (2,0 điểm)

1. Cho câu thơ sau:

“Ta nghe hè dậy bên lòng”

a. Hãy chép tiếp các câu thơ còn lại để hoàn thành khổ thơ?

b. Khổ thơ vừa chép trích trong tác phẩm nào? Tác giả nào?

2. Trong văn bản Nước Đại Việt ta (Sách Ngữ văn 8 tập hai NXB Giáo dục), Nguyễn Trãi khẳng định:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.

Trình bày suy nghĩ của em về hai câu thơ trên?

 

Câu 2: (3,0 điểm)

1. (1,0 điểm) Câu cầu khiến là gì? Cho ví dụ.

2. (1,0 điểm) Xác định các kiểu câu và các hành động nói trong đoạn văn sau:

“Với vẻ mặt băn khoăn, cái Tí lại bưng bát khoai chìa tận mặt mẹ (1):

Này, u ăn đi! (2)”

(Trích “Tắt đèn” Ngô Tất Tố)

3. (1,0 điểm) Nêu tác dụng trật tự từ của câu sau:

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.

0
16 tháng 5 2021

Vẻ đẹp tươi sáng, khỏe khoắn của người dân làng chài khi cùng nhau ra khơi đánh bắt cá.
 Không khí lao động hăng hái, tươi vui được gợi tả qua hình ảnh trai tráng khỏe mạnh, những con thuyền băng băng lướt sóng
Sáng tạo hình ảnh cánh buồm, gợi ra linh hồn của làng chài ven biển với nhiều nỗi niềm của dân chài. Vẻ đẹp của bức tranh làng chài trong cảnh thuyền cá trở về bến: Cảnh ồn ào, sôi nổi của người dân làng chài khi thuyền cập bến là thành quả lao động, thể hiện niềm hạnh phúc của người dân.
Hình ảnh ra khơi của người dân làng chài được miêu tả chân thật, sinh động, chan hòa niềm vui sướng trước thành quả lao động và thể hiện khát vọng ấm no hạnh phúc của người dân chài.
 Đó là bức tranh làng quê thật tươi, sinh động, giàu sức sống và ấm áp tình người.
Vẻ đẹp bức tranh làng chài trong nỗi nhớ quê hương:
Trong bức tranh ấy, nỗi niềm một người con xa quê nhớ quê da diết. Nỗi nhớ quê hương của Tế Hanh luôn thường trực, cháy bỏng.
- Sử dụng hình ảnh đẹp, gần gũi.
 Ngôn từ miêu tả tinh tế, bình dị.
 Khẳng định vấn đề: Bằng tình cảm thiết tha, thương nhớ, yêu quê hương đến tha thiết, tác giả Tế Hanh vẽ bức tranh vẻ đẹp làng chài quê hương mình bằng màu của nỗi nhớ.

@fishphomaik8

Câu 1: (2,0 điểm) 1. Cho câu thơ sau: “Ta nghe hè dậy bên lòng” a. Hãy chép tiếp các câu thơ còn lại để hoàn thành khổ thơ? b. Khổ thơ vừa chép trích trong tác phẩm nào? Tác giả nào? 2. Trong văn bản Nước Đại Việt ta (Sách Ngữ văn 8 tập hai – NXB Giáo dục), Nguyễn Trãi khẳng định: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, Quân điếu phạt trước lo trừ bạo. Trình bày suy nghĩ của em về hai câu...
Đọc tiếp

Câu 1: (2,0 điểm)

1. Cho câu thơ sau:

“Ta nghe hè dậy bên lòng”

a. Hãy chép tiếp các câu thơ còn lại để hoàn thành khổ thơ?

b. Khổ thơ vừa chép trích trong tác phẩm nào? Tác giả nào?

2. Trong văn bản Nước Đại Việt ta (Sách Ngữ văn 8 tập hai NXB Giáo dục), Nguyễn Trãi khẳng định:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.

Trình bày suy nghĩ của em về hai câu thơ trên?

 

Câu 2: (3,0 điểm)

1. (1,0 điểm) Câu cầu khiến là gì? Cho ví dụ.

2. (1,0 điểm) Xác định các kiểu câu và các hành động nói trong đoạn văn sau:

“Với vẻ mặt băn khoăn, cái Tí lại bưng bát khoai chìa tận mặt mẹ (1):

Này, u ăn đi! (2)”

(Trích “Tắt đèn” Ngô Tất Tố)

3. (1 điểm) Nêu tác dụng trật tự từ của câu sau:

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.

1
14 tháng 5 2021

Câu 1 : trả lời dạo = ) 

a, Ta nghe hè dậy bên lòng 

Mà chân muốn đạp tan phòng hừ ôi

Ngột làm sao chết uất thôi 

Con chim tu hú ngoài chời cứ kêu 

b, Tác phẩm : Khi con tu hú . Tác giả : Tố Hữu 

14 tháng 5 2021

Nhà bà ngoại em nuôi rất nhiều gà. Nhân ngày sinh nhật bà tặng cho em một con đẹp nhất đàn.
Tính đến nay chú vừa tròn năm tháng tuổi, nặng khoảng nửa kg, thuộc giống gà tre (gà cảnh). Trông chú khỏe mạnh nhanh nhẹn như một chàng trai mới lớn. Toàn thân chú được phủ một lớp lông mềm mại, vàng óng trông thật đẹp. Chiếc đuôi có những sợi lông tía vểnh cao, cong lên ròi rủ xuống như những nét hoa văn. Mào gà đỏ tươi, trông nổi bật như chiếc vương miện nhỏ. Đôi mắt chú đen tròn như hai hạt cườm lấp lánh. Cặp mỏ xinh xinh luôn chăm chỉ tìm kiếm thức ăn. Đôi chân có chiếc cựa nhỏ luôn thoăn thoắt chạy nhảy trên sân. Trống tre thường gáy vào lúc sáng sớm. Tiếng gáy te te giòn giã báo hiệu một ngày mới bắt đầu.

Em rất quý chú gà trống của mình, ngày nào em cũng cho nó ăn cơm đầy đủ. Chú là niềm kiêu hãnh của em với các bạn hàng xóm.

Nhà em có nuôi một con gà trống rất khoẻ mạnh. Nó là loài ăn tạp, thứ gì cũng ăn cả. Ba mẹ em rất cưng nó. Ngoài thóc gạo, ba em còn cho nó ăn thêm vài con cá nhỏ…

Tính đến nay chú gà trống của em khoảng một năm tuổi. Nhìn bề ngoài của chú không to lắm nhưng ai ngờ chú lại nặng tới hai ki-lô-gam. Với dáng vẻ mập mạp, rắn rỏi, chú gà trống tinh nghịch của em luôn làm ra vẻ mình là người khoẻ nhất. Cái vẻ đỏm dáng của chú được tô điểm thêm bằng bộ lông nhiều màu sắc đầy sức hấp dẫn, bảnh trai. Để tìm giun và các loại côn trùng chú cần có đôi mắt linh hoạt, đôi mắt như hai hòn ngọc, long lanh đến không ngờ. Không chỉ có mắt tinh để kiếm mồi mà chú còn có cái mỏ cứng dùng để mổ. Đặc biệt cái mào đỏ chót trên đầu chú chính là cái vương miện để chú có dịp làm chảnh với các cô gà mái. Đôi chân nhanh nhẹn cùng cái cánh khoẻ mạnh chú kiếm được rất nhiều thức ăn. Mà mỗi lần kiếm được thức ăn là chú đều chia cho các cô gà mái ở nhà kế bên. 

Sáng sớm, chú bay lên nóc nhà em. Vỗ cánh và gáy “ò ó o”. Ý là chú muốn nói là “Cô chủ ơi, hãy mau dậy đi, coi chừng trễ học đó…” 

Cả nhà em ai ai cũng quý chú cả. Em đã hứa với ba là sẽ chăm sóc chú thật tốt và không để dịch cúm gia cầm lây sang con gà nhà em

Tả lại chú gà trống nhà em hoặc nhà hàng xóm – Bài làm 2

Nhà em có nuôi một đàn gà, có rất nhiều loại như: gà trống, gà mái, gà con…nhưng em chú ý nhất đến chú gà trống màu đỏ rực rỡ.

Con gà trống được mẹ em xin dưới bà ngoại về, khi mang về nó cũng khá to và bây giờ sau hai tháng ở nhà em nó đã trở thành một con gà trống cường tráng. Nó có cân nặng khoảng ba ki lô gam, có bộ lông màu đỏ rực rỡ, óng mượt riêng phần đuôi thì có điểm thêm một vài sợi lông khác màu. Chiếc đuôi cong cong khiến em liên tưởng đến chiếc cầu vồng với đủ các màu sắc. Chiếc mào đỏ rực rỡ như những bông hoa gạo tháng ba, hai mắt như hai hạt cườm, chiếc mỏ cứng mỗi khi nó nhặt thóc hay gạo ở sân là lại phát ra tiếng lạch cạch. Nó cũng hay dùng chiếc mỏ cứng ấy để mổ những con gà khác khi tranh nhau thức ăn, hay mổ bất cứ cái gì có ý định tấn công nó.

17 tháng 5 2021

câu 1 :

Nhân dân ta có rất nhiều câu ca dao hay viết về cha mẹ như:

"Công cha như núi Thái Sơn,

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Một lòng thờ mẹ kinh́ cha,

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con''.

Người mẹ là người cùng ta thực hiện mơ ước cuả ta mẹ luôn hy sinh bản thân minh̀ để cho con cómột cuộc sống tốt đẹp hơn 

 

 

18 tháng 5 2021

Câu 1

1. Mở bài:

- Dẫn dắt vào bài bằng các tình càm cao quý trong cuộc sống của mỗi người: tình cảm gia đình, tình anh em, tình cảm bạn bè,..

- Nhấn mạnh tình mẫu tử là loại tình cảm có vị trí đặc biệt quan trọng

2. Thân bài:

* Khái quát chung thế nào là tình mẫu tử:

+ Đây là một tình cảm thiêng liêng giữa mẹ và con

+ Tình mẫu tử thể hiện sự gắn bó, yêu thương và chăm sóc

*  Bình luận về tình mẫu tử:

+  Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng và có vai trò đặc biệt với mỗi con người:

- Từ khi con người sinh ra đã có mẹ ở bên, có sự yêu thương che chở của mẹ: mẹ mang thai, sinh chúng ta, chăm chúng ta,….

- Mẹ là người có tấm lòng cao cả, tha thứ mọi lội lầm dù lớn đến mức nào của chúng ta

- Tình mẫu tử cũng là truyền thống đạo lí của dân tộc ta từ xưa

+  Tình mẫu tử đối với mỗi người:

- Một người có tình mẫu tử sẽ có cuộc sống hạnh phúc, được yêu thương

- Ai không có tình mẫu tử thì rất bất hạnh và là một thiệt thòi

+  Vai trò của tình mẫu tử:

- Tình mẫu tử soi sáng đường cho chúng ta đi

- Giúp chúng ta thức tỉnh khi có chút vấp ngã trong cuộc sống

* Trách nhiệm của chúng ta trước tình mẫu tử:

+ Chúng ta cần giữ gìn và tôn trọng tình cảm thiêng liêng này

+ Không ngừng học tập và báo đáp công ơn mẹ cha

+ Không có những hành động thiếu tình mẫu tử

3. Kết bài

Đưa ra cảm nghĩ của bản thân về tình mẫu tử

- Đây là một tình cảm rất thiêng liêng

- Chúng ta phải tự hào vì được có tình mẫu tử

- Cố gắng học tập để báo hiếu cha mẹ

Câu 2:

1.   Mở Bài

- Giới thiệu vài nét về tác giả Nguyễn Du và đoạn trích “Trao duyên”.
- Nêu nội dung chính của 12 câu thơ đầu trong đoạn trích “Trao duyên”.

2.   Thân Bài

a. Hai câu thơ đầu
-  Thúy Kiều nhờ cậy Thúy Vân nối duyên với Kim Trọng.
-  Lời nói, hành động trang trọng (từ “cậy”, “lạy”, “thưa”) nhưng cũng mang sắc thái nài ép Thúy Vân nhận lời giúp đỡ.

b. Sáu câu thơ tiếp theo
- Thúy Kiều giãi bày nguyên nhân dẫn đến việc nhờ cậy Thúy Vân giúp mình. Đó là sự dang dở trong tình yêu với Kim Trọng: “Giữa đường đứt gánh tương tư”.
-  Hình ảnh ẩn dụ “gánh tương tư”: Chỉ tình yêu của Thúy Kiều và Kim Trọng.
-  Nàng chia sẻ với em gái về câu chuyện tình yêu của mình. Kể từ khi gặp Kim Trọng, hai người đã nảy sinh tình cảm cùng thề nguyền, đính ước nhưng bỗng nhiên sóng gió xảy ra với gia đình Kiều, nàng đành hi sinh chữ “tình” để làm tròn chữ “hiếu” với cha mẹ.

c. Bốn câu cuối
- Thúy Kiều thuyết phục Thúy Vân bằng những lí lẽ xác đáng. Nàng nhắc đến “ngày xuân”, tuổi trẻ của Thúy Vân vẫn còn dài và nhắc đến tình nghĩa chị em máu mủ khiến Thúy Vân không thể từ chối việc nàng cậy nhờ.
-  Dù cho bản thân mình có “thịt nát xương mòn” thì Kiều vẫn vui vẻ, “ngậm cười” nơi chín suối. Nàng quả là người con gái sống tình nghĩa và có đức hi sinh.
-Thành ngữ “thịt nát xương mòn”, “ngậm cười chín suối” được Nguyễn Du sử dụng tài tình và khéo léo.
- Giọng điệu xót xa, đau đớn.

3.   Kết Bài
-  Nêu cảm nhận riêng của bản thân về 12 câu thơ đầu.
- Khẳng định giá trị của 12 câu thơ đầu trong đoạn trích “Trao duyên”.