K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 10 2017

Phạm Quỳnh Trang ơi, đây là kịch bản mà mình viết lúc bọn mình diễn kịch Sơn Tinh - Thủy Tinh. Trong kịch bản sẽ có 1 số chi tiết hài hước vì bọn mk muốn hài hước để thêm thú vui. Nếu bạn thích hài hước thì bạn tìm nội dung thêm vào còn ko thì lược đi miễn sao là đừng làm mất nội dung câu chuyện.

Sơn Tinh , Thủy Tinh

Người dẫn chuyện : SGK

Hùng Vương : Cô công chúa nhỏ của ta à !

Mị Nương : Dạ thưa Phụ Hoàng !

Hùng Vương : Ta có một chuyện muốn bàn với con .

Mị Nương : Dạ , có chuyện gì thì xin Phụ Hoàng cứ nói ạ !

Hùng Vương : Năm nay , con đã 20 tuổi rồi ! Đây là cái tuổi mà con nên đi lấy chồng đó con ạ !

Mị Nương : Vậy đây là chuyện mà Người muốn bàn với con Sao ?

Hùng Vương : Đúng vậy !

Mị Nương : Phụ Hoàng đành lòng đuổi con đi vậy sao ?

Hùng Vương :Đâu có đâu con . Con là cô công chúa ta yêu nhất trên đời thì làm sao mà ta đuổi con đi được .

Mị Nương : Nhưng mà con mới có 20 mà ...

Hùng Vương : Thì đó , 20 rồi chứ 25 rồi 30 thì ế mất con ơi !

Mị Nương : Thôi thì nếu mà Phụ Hoàng đã nói như vầy thì con xin nghe theo ạ !

Hùng Vương : Được ! Con ngoan lắm ! Ta sẽ sai sứ giả đi thông báo khắp kinh thành để chọn phò mã . Người đâu (Vua gọi sứ giả)

Sứ giả : Dạ ! Hoàng Thượng , thần xin được nhận lệnh của Người ạ !

Hùng Vương : Ngươi đi thông báo khắp kinh thành cho ta rằng ta sẽ mở hội kén rể nhé !

Sứ giả : Loa loa loa loa ...

 Hùng vương mở hội kén rể

Trai trẻ gần xa , văn võ song toàn

Sáng ngày hôm sau , diện kiến vua hùng

Hùng Vương sẽ mở hội thi chọn ra người xứng đáng nhất làm phò mã và sẽ được cưới Công chúa Mị Nương

Loa loa loa loa

Sau khi thông báo xong , sứ giả lấy giấy dán trên ri đô .

Người dẫn chuyện : SGK

Sơn Tinh gặp Thủy Tinh rồi cãi nhau

Sơn Tinh : Nhà ngươi là ai mà dám cản đường ta thế ?

Thủy tinh : Ta là ai mà ngươi không biết ư ???

Sơn Tinh : Ta không biết !!!

Thủy tinh : Nếu mà ngươi đã không biết ta là ai thì để ta nói cho ngươi biết nhé !

Sơn tinh : Ngươi cứ nói đi !

(Thủy tinh : Ta là Thủy ......

Sơn Tinh : Yêu tinh)Lặp lại 2 lần

Thủy tinh : Ta là Thủy tinh . Vậy ngươi là ai ?

Sơn tinh : Ta là sơn tinh

Thủy tinh : Sơn tinh ? Cái tên này nghe quen quen . Mà thôi , ngươi đến đây để làm gì ?

Sơn tinh : Ta đi thử tài . Còn ngươi?

Thủy tinh : Ta đi lấy con gái vua Hùng.

Sơn Tinh: Đi lấy con gái vua Hùng? Chưa biết ai sẽ là phò mã đâu! Đừng ảo tưởng!

Thủy Tinh: ảo tưởng hay không thì người cứ để xem!

Sơn tinh thủy tinh tranh đường đi. Sau 1 hồi lâu, Sơn tinh thủy tinh diện kiến vua (người dẫn chuyện)

Hùng vương : 2 ngươi là ai ?

Sơn tinh , thủy tinh tự giới thiệu

Hùng Vương : Hai chàng đều vừa ý ta , nhưng ta chỉ có một người con gái , biết gả cho người nào ? Thôi thì ngày mai , ai đem sính lễ đến trước , ta sẽ cho cưới con gái ta .

Sơn tih , Thủy tinh hỏi đồ sính lễ

Hùng Vương :Một trăm ván cơm nếp , một trăm nệp bánh chưng , voi 9 ngà , gà chín cựa , ngựa 9 hồng mao , mỗi thứ 1 đôi.

Người dẫn chuyện : sgk

Cuộc chiến đấu của Sơn tinh ,Thủy tinh bắt đầu .

Trong cuộc chiến đấu của sơn tinh, thủy tinh bạn có thể xen lẫn 1 số chi tiết hài hước như là 2 người đánh nhau nhưng không phải dùng vũ lực mà chơi oẳn tù tì hoặc các trò chơi khác miễn là gây cho người xem sự tò mò.

Sau khi chiến đấu xong thì người dẫn chuyện kể kết quả như trong SGK

Ý nghĩa : Người dẫn chuyện./

Chúc bạn diễn kịch thành công!

20 tháng 10 2017

Hà: sông

Hải: biển

Sơn: núi

♥ CHÚC E HK TỐT ♥

20 tháng 10 2017

Hà : sông

Hải : biển

Sơn : núi

Chúc hok tút nha Ngân S

20 tháng 10 2017

– Nhân ngày 20/10, em chúc cô giáo và các bạn nữ trong lớp được nhiều quà và ngày càng có nhiều người quý mến hơn. Và hơn hết, xin chúc tất cả phụ nữ VN luôn luôn hạnh phúc trong cuộc sống!

– Chúc mừng cô nhân ngày 20/10. Chúc cô thật nhiều sức khỏe, niềm vui và hạnh phúc. Kính tặng cô những bông hoa tươi thắm nhất! – Dành tặng những tình cảm sâu sắc và tôn kính nhất đến cô giáo trong ngày 20/10. Em cũng xin gửi lời chúc mừng đến cô giáo nhân ngày phụ nữ VN. Chúc các cô luôn mạnh khỏe, thành đạt, hạnh phúc và công tác tốt.

– Em chúc tất cả các cô giáo luôn mạnh khoẻ, trẻ trung, vui tính, luôn luôn giữ vững niềm tin và ngày càng nâng cao sự dũng cảm trước những đứa học trò nghịch như quỷ sứ bọn em!

– Nhân ngày 20/10 , em xin chúc cô lời chúc tốt đẹp nhất. chúc các cô hoàn thành nhiệm vụ cao cả của mình trong sự nghiệp trăm năm trồng người, trong công cuộc đổi mới của đất nước. Em chân thành cám ơn cô.

- Chắc hẳn cô đã nhận được nhiều lời chúc 20/10 ý nghĩa. Em đã cố gắng nhưng không nghĩ ra điều gì thú vị hay độc đáo nên chỉ xin gửi tới cô lời chúc khỏe mạnh và luôn bình an.

hom nay la sinh nhat minh day 20/10/2007

20 tháng 10 2017

Hôm nay nhân ngày 20-10 em chúc cô luôn luôn hạnh phúc bên gia đình mk và luôn trẻ đẹp để có thể dẫn dắt những thế hệ của tương lai sau này

20 tháng 10 2017

Chào tất cả các bạn thân yêu! Những bạn thiên nhiên bao năm qua đã sống cùng tôi trong mái trường này. Và cả các bạn nữa! Những bạn học sinh đã từng gắn bó với bao nhiêu kỉ niệm tuổi học trò. Mình là Phượng, người bạn lâu đời và quen thuộc nhất với mỗi chúng ta. Ai đã qua tuổi học trò mà không một lần xao xuyến khi họ hàng chúng tôi thắp lên những bông hoa lửa đỏ. Ấy vậy mà trong chúng ta có bạn chưa tốt lắm, chưa biết quý trọng cây xanh bóng mát trong trường. Hôm nay tôi sẽ kể lại cho các bạn nghe một kỉ niệm buồn tôi đã gặp lúc tuổi thơ.

Ngày ấy tôi được các thầy cô đem về trồng khi ngôi trường này mới xây dựng được một năm. Đặt chân đến trường, tôi hợp ngay với khu đất mới, hơn thế nữa, tôi lại được các thầy cô nâng niu chăm sóc và cho uống nước đều đặn nên chẳng mấy chốc tôi đã lớn rất nhanh khiến tôi khoan khoái và sung sướng hơn. Hàng ngày các bạn lá giúp tôi hít thở khí trời nên chẳng mấy chốc tôi đã to mập bàng ngón tay to nhất của bạn học trò. Tôi chưa có ý định ra cành và còn muốn vươn lên cao hơn nữa. Với lại nếu ra cành thấp quá, chắc chắn tôi sẽ trở thành chiếc "ghế đá" thường xuyên cho các cậu học trò vô ý và biết đâu không khéo, tôi lại gây ra những tai nạn đáng thương. Nhưng thật buồn, ước mong tốt đẹp của tôi không bao giờ có thể thực hiện được các bạn ạ.

Câu chuyện xảy ra vào ngày chủ nhật khi có một nhóm bạn lớp 6 đi lao động. Các bạn đi rẫy cỏ sân trường và vun xới những cây non. Chẳng biết ở những anh bạn của tôi, các cô các cậu ấy chăm sóc thế nào mà đến chỗ tôi mấy bạn nữ sơ ý cứ lấy cuốc mà rạc cỏ và cứ thế là nghiến biến đi mấy chiếc chân tôi. Tôi đau điếng nhưng may còn chịu được vì đó chỉ là những đôi chân phụ. Nhưng không hiểu sao, một lúc sau tôi thấy một đám bạn nam thì thầm to nhỏ rồi quay lại chỗ tôi. Chưa kịp hiểu ra chuyện gì thì bỗng nghe cái "khực". Tôi đau điếng, mặt mũi tối sầm, nhựa trắng cứ thế ứa ra ướt hết cả áo. Lúc ấy tôi nghĩ mình chết chắc rồi. Nhưng may thay hơn một ngày sau nhờ mẹ đất tôi hồi sinh trở lại nhưng thật đau đớn, tôi nhận ra mình đã vĩnh viễn "mất đầu".

Gần một tháng trời sống trong đau đớn vô cùng rồi cũng may chỗ cổ tôi vết thương liền lại nứt ra hai mống non tươi (là hai cành to khỏe và rắn chắc của tôi bây giờ).

Giờ thì tôi đã rất vững vàng nhưng vẫn còn buồn lắm về cậu bạn ngày xưa. Tiếc là hôm ấy tôi không nhớ mặt. Các bạn ạ! Các bạn có đặt mình vào địa vị của chúng tôi, các bạn mới hiểu được những đau đớn ấy. Chúng tôi dù vậy vẫn không dám kêu ca, vẫn tận tụy phục vụ các bạn học trò. Nhưng chúng tôi buồn lắm. Nhiều bạn chúng ta vô ý vô cùng. Không những chúng tôi chẳng bao giờ được chăm sóc, các bạn lại còn hay bẻ cành vặt lá. Lại nữa, các bạn còn khắc chi chít lên khuôn mặt của tôi, hái hoa của tôi để trong giỏ xe cho khô héo hay vứt tả tung khắp sân trường. Tôi vẫn không dám kêu ca, chỉ xin các bạn hãy nghĩ về những hành động của mình. Xin chào và luôn mong các bạn là những người tốt.



 

20 tháng 10 2017

Thấy tôi về nhà trễ hơn mọi bữa, mẹ tôi hỏi: "Hôm nay sao con về trễ vậy? Thường ngày độ 11 giờ hay hơn một chút là con về. Chắc ở lớp có sinh hoạt gì phải không con?" "Chút nữa, con kể mẹ nghe, mẹ nhé". Trả lời mẹ xong, tôi vào cất cặp rồi ra bể nước rửa chân tay mặt mũi sạch sẽ mới vào ngồi cạnh mẹ thỏ thẻ.

- Chuyện là thế này mẹ ạ! Tan học, con và Phương con nhà dì Tư đi về sau cùng. Chúng bạn đều đi xe về trước cả, chỉ mình con và Phương đi bộ. Trời nắng quá, hai đứa nép vào vệ đường mà đi. Đến ngã tư đầu làng, vừa mới bước sang bên kia đường, cả hai đứa đều nghe một tiếng rên nho nhỏ. Con bảo Phương dừng lại:

- Phương ơi! Hình như có tiếng ai rên?

- Mình cũng nghe như thế.

Chúng con nhìn quanh quất không thấy một bóng người. Bỗng, tiếng rên lại cất lên. Cả hai đứa như đã định hướng tiếng rên phát lên từ hướng nào rồi. Chúng con bước đến gần gốc me tây nằm sâu trong vệ đường một chút.

- Ôi! Một bà già.

Phương phát hiện ra trước rồi kéo tay con cùng chạy đến. Bà nằm gối đầu lên rễ me. Bộ quần áo màu nâu sẫm lấm lem bụi đường. Chiếc gậy tre trơn bóng nằm cạnh chân. Mái tóc bà đã bạc trắng. Khuôn mặt nhăn nheo xanh nhợt. Con sờ lên trán bà thấy lạnh toát.

- Làm sao bây giờ hả Phương?

Phương vội để cặp xuống theo, run run nói:

- Cậu có mang theo dầu không?

Lúc này, con mới sực nhớ ra vội với lấy chiếc cặp, nhanh nhẹn kéo dây khóa lấy ra một lọ dầu gió Kim mà mẹ vừa mới mua cho con hôm trước. Phương vừa thấm dầu lên trán, mũi, thái dương bà xoa mạnh. Chừng độ mười lăm phút, chúng con thấy người bà ấm lại hơi thở bắt đầu đều dần. Bà mở mắt nhìn chúng con rồi thều thào:

- Cho bà chút nước.

Nghe bà vừa nói xong, Phương quay lại con nói nhanh:

- Cậu ngồi đây với bà, mình chạy đi mua nước nhé!

- Phương chạy lùi lại gần một trăm mét, ngay quán cô Lựu, mua một túi nước chanh có ống hút rồi tất tả trở lại đưa cho con. Cầm túi nước, con từ từ cho bà uống. Được nửa túi, bà bảo cho bà nằm nghỉ một tí. Phương ngồi xuống bên cho bà tựa. Một lúc sau, bà uống tiếp hết túi nước rồi nhìn hai đứa chúng con:

- Bà ờ làng bên kia đi thăm đứa cháu gái ở xóm Đông. Qua đây, thây nắng quá, bà dừng lại nghỉ tạm ở gốc me này. Không ngờ, ngồi được một chút thì thấy xây xẩm cả mặt mày, chẳng có ai mà kêu cả.

- Bây giờ, bà đã thấy đỡ chưa hở bà?

- Bà đỡ rồi nhưng vẫn còn thấy mệt.

Ngồi với bà một lúc, chúng con bàn với nhau. Một đứa ra đường đón xe, đưa bà vào bệnh viện rồi nhắn với người nhà của bà lên. Con chạy ra đường đứng chờ. Từ xa, một chiếc honda vù tới. Con giơ tay ra hiệu cho xe dừng lại. Bác này có lẽ trạc tuổi với bố, dừng lại, nhìn con hỏi:

- Cháu đi về đâu?

- Thưa bác, cháu không đi nhưng có một bà cụ bị mệt. Chúng cháu đi học về, thấy bà ngất xỉu ở đây. Nhờ bác đưa hộ bà vào bệnh viện giúp ạ!

Bác xuống xe cùng con đi đến gốc me. Thấy bà cụ đang nằm tựa vào Phương, bác vội nói:

- Một cháu đứng chờ ở đây. Còn một cháu theo bác đưa bà vào bệnh viên.

Bác bế bà cụ trên tay rồi cùng Phương lên xe. Hai mươi phút sau, bác đưa Phương trở lại. Khi chia tay với chúng con, bác nói:

- Hai cháu thật là ngoan. Bác rất vui vì hành động của hai cháu. Bây giờ hai cháu yên tâm mà về. Bác đến xóm Đông, báo cho cô cháu gái của bà đến bệnh viện ngay.

Khi lên xe, bác còn quay lại mỉm cười với chúng con. Chuyện con về trễ là vì lí do thế đấy, mẹ ạ!

Bây giờ thì Phương - người bạn gái thân thiết của tôi đã theo gia đình về Thành phố Hồ Chí Minh. Chúng tôi vẫn thường xuyên liên lạc với nhau. Câu chuyện trên là một kỉ niệm đáng nhớ trong tình bạn của chúng tôi.

20 tháng 10 2017

nhanh lên

6 tháng 11 2017

Giờ ra chơi, trường ồn như vỡ chợ. Vài nhóm nữ sinh tụ tập dưới tán lá mát rượi của cụ bàng; từng cặp từng cặp bạn nam chơi đá cầu với nhau, trên vai ai nấy đều ướt đẫm ánh nắng; một đám học sinh khác lại ùa đến căn-tin ăn quà vặt;... Cảnh vui tươi, nhộn nhịp đó khó có người học trò nào quên được. Bởi sau mỗi giờ ra chơi lại khiến chúng tôi thấy tinh thần sáng khoái hơn, tràn trề sức lực để có thể học tập tốt hơn.  
+ ướt đẫm ánh nắng: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. (thị giác -> xúc giác) 
+ trường: hoán dụ kiểu lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng. 

20 tháng 10 2017

Khi mặt trời vừa rút sau những đỉnh núi phía tây, hoàng hôn bắt đầu buông xuống. Nắng ngày hè chỉ còn nhạt nhòa. Thành phố đượm một màu vàng óng. Lúc này đã quá giờ tan tầm, dòng người và xe cộ vẫn ngược xuôi nhưng đã thưa dần. Đường phố bớt ồn ào, nhộn nhịp. Con đường trở nên rộng lớn và thênh thang hơn. Giữa đường, ngăn cách dòng xe xuôi ngược là một bờ tường rào khoảng năm mười phân. Phía trên là hàng rào lan can sắt màu xanh biếc chạy dọc theo con đường. Hai bên vỉa hè, hàng cây si già cỗi, cành sum suê đang trầm tư ngắm chiều tà. Những cây xà cừ đang rung rinh những lá non xanh mượt. Các em nhỏ ríu rít rủ nhau đi chơi sau một ngày học tập. Các bà mẹ chuẩn bị đi chợ nấu cơm chiều.

​Từ láy là: nhạt nhòa, ồn ào, nhộn nhịp, sum suê,..

Từ ghép: đỉnh núi, dòng người, xe cộ, đường phố,..

20 tháng 10 2017

Kết thúc truyện có hậu có phổ biến trong truyện cổ tích 

VD : truyện Thạch Sanh Lý Thông ( Thạch Sanh đã đòi lại được công bằng )

Truyện Tấm Cám ( Tấm đã trở thành hoạng hâu , ... )

Còn lại bạn tự kể ra 

20 tháng 10 2017

Truyện cổ tích khác biệt cơ bản với các loại truyện khác ở phương diện người kể chuyện kể lại nó và người nghe thì tiếp nhận trước hết như một sự hư cấu thẩm mỹ[2], một trò chơi của trí tưởng tượng.

Bên cạnh yếu tố hư cấu, tưởng tượng như một đặc điểm chủ yếu của thể loại, truyện cổ tích vẫn bộc lộ sự liên hệ với đời sống hiện thực, thông qua những đặc điểm về nội dung, ngôn ngữ, tính chất của cốt truyện, motip, hình tượng nghệ thuật v.v. Nhiều truyện cổ tích xuất xứ từ xa xưa phản ánh được các quan hệ xã hội nguyên thủy và các biểu tượng, tín ngưỡng vật tổ, tín ngưỡng vạn vật hữu linh. Trong khi đó, các truyện cổ tích hình thành giai đoạn muộn hơn, như thời phong kiến, thường có những hình tượng vua, hoàng hậu, hoàng tử, công chúa. Sang thời tư bản chủ nghĩa, truyện cổ tích thường chú ý hơn đến thương nhân, tiền bạc [2] và các quan hệ xã hội liên quan đến mua bán, đổi chác, sự tương phản giàu nghèo v.v.

Về nội dung tư tưởng, truyện cổ tích thường mang tinh thần lạc quan, có hậu, trong đó kết thúc truyện bao giờ cái thiện cũng chiến thắng hoặc được tôn vinh, cái ác bị tiễu trừ hoặc bị chế giễu[2].

Là một thể loại truyền miệng, truyện cổ tích thường có nhiều dị bản. Sự dị bản hóa tác phẩm có thể được nhìn nhận do các dân tộc trên thế giới có những điểm chung nhất về văn hóa, lịch sử, sinh hoạt, lối sống; đồng thời cũng có những đặc điểm riêng trong nếp sống, đặc điểm lao động, sinh hoạt, điều kiện tự nhiên tùy từng dân tộc. Thêm vào đó những người kể truyện cổ tích thường mang vào các truyện họ kể những nét cá tính riêng, sự thêm thắt nội dung theo những ý đồ nhất định.

20 tháng 10 2017

ccccccccccccccc

20 tháng 10 2017

Đặng Mai Như

1) Vua Hùng kén rể;(2) Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đến cầu hôn;(3) Vua Hùng ra điều kiện chọn rể;(4) Sơn Tinh đến trước, được vợ;(5) Thuỷ Tinh đến sau, tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh;(6) Hai bên giao chiến hàng tháng trời, cuối cùng Thuỷ Tinh thua, đành rút quân về;(7) Hằng năm Thuỷ Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng đều thua.P/s : bn tham khảo nha  
20 tháng 10 2017

+ Vua Hùng kén rể

+ Sơn Tinh , Thủy Tinh cầu hôn 

+ Vua Hùng ra điều kiện lễ vật

+ Sơn Tinh đến trước , rước Mị Nương , Thủy Tinh thua đòi đánh

+ Sơn Tinh thắng