K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 5 2021

Tả con chó - Mẫu 1

Biết em rất yêu quý chó nên kỳ nghỉ hè vừa rồi về chơi với bà ngoại, bà cho em một con chó rất dễ thương, lúc đó chú chó mới được 3 tháng tuổi, em nhìn chú chó là đã thích ngay rồi, em xin bà và khi về bế chú chó theo, em đặt tên cho chú là Misa.

Misa lớn rất là nhanh. Lúc bà cho em, nó chỉ to bằng bắp chân của em bây giờ chú không những lớn nhanh mà còn rất khỏe khoắn, chú có một thân hình đẹp cân đối, bộ lông của chú mượt và mịn như nhung. Hai cái lỗ tai của Misa nhọn, luôn vểnh lên nhìn rất đáng yêu như để nghe ngóng mọi động tĩnh xung quanh mình, Misa rất thông minh và ngoan ngoãn. Chiếc mũi của chú ướt ướt luôn hếch lên để đánh hơi lạ. chú ta có một hàm răng sắc, khi nhìn thấy chú chắc chắn không có tên trộm nào đến gần.

Chú đi đứng rất nhẹ nhàng và chạy rất nhanh. Sáng nào cũng vậy, Misa đùa với chú mèo đen ngoài sân. Đùa chán, chú lại tìm chỗ nào đó mát để nằm. Misa nằm sấp gác mõm lên hai chân trước của mình, lim dim ngủ, tưởng như chú ngủ rất ngon nhưng không phải thế nhé! chú sẽ luôn luôn đứng phắt dậy khi khi nghe có tiếng động hoặc ngửi thấy mùi lạ nào đó. Nếu là người lạ, chú ta liền tỏ ra hung dữ nhe nanh, gầm gừ như muốn nói: “Hãy ra khỏi đây nhanh nào!” nhưng ngược lại đối với thành viên trong gia đình em khi đi đâu vê chỉ cần đến đầu ngõ thôi, chú đã biết và luôn luôn chạy ngay ra cổng đón, chú còn chạy quanh người đuôi thì ngoáy tít lên vì vui sướng, những lúc đó thật là vui, bài văn tả con chó mà em yêu quý nhất.

Nhà em tất cả các thành viên ai cũng thích Misa. Chú như một thành viên quan trọng trong gia đình em. Trước khi đi ngủ, chú luôn đi vòng quanh kiểm tra quanh nhà xem có gì đó bất thường không khiến nhà em luôn yên tâm ngủ sau một ngày làm việc, học tập mệt mỏi, căng thẳng.

*Mạng*

#CinDy

15 tháng 5 2021

   Từ trước tới giờ, gia đình em nuôi cũng khá nhiều chú chó. Nhưng Vàng là một chú chó khôn ngoan và hiền lành hơn cả. Nó sống với gia đình em đến nay đã gần hai năm.

     Vàng có một thân hình to cao lực lưỡng, nặng chừng mười ba, mười bốn ký. Toàn thân là một màu vàng sậm, mượt như tơ. Có lẽ vậy nên mới đặt tên cho cậu là Vàng. Đầu chú to như cái yên xe đạp Mini, hai cái tai dựng đứng. Nó có thể phát hiện được tiếng chân người lạ người quen từ tít đằng xa. Đôi mắt to tròn màu nâu sẫm. Cái mũi thì lúc nào cũng ướt ướt như được bôi mỡ. Mấy sợi ria mép ngắn ngắn cùng với mấy cái râu khôn ở dưới cằm đen cứng tạo cho chú một bộ mặt hiền từ dễ mến. Mõm chú to, rộng mỗi khi ngáp để lộ hàm răng trắng với mấy cái răng nanh ở hai bên khóe miệng, trông đến rợn người. Và cái lưỡi thì màu hồng nhạt có sọc đen, thè ra ngoài mỗi khi trời nắng gắt.

   Vàng rất khôn ngoan, chú hiểu được ý chủ. Bố bảo nằm thì nó nằm, bảo ngồi dậy thì chú chống chân trước lên, ngọ nguậy cái đầu, còn cái đuôi thì ngoắt qua ngoắt lại như một cái chổi bông. Khách đến nhà chú đều phân biệt được khách lạ, khách quen. Người lạ, chú đứng ngáng ở cổng, nhe hai hàm răng hù dọa. Còn khách quen thì vẫy đuôi rối rít chào mời. Đặc biệt, mỗi lúc em đi học về, vừa mới về tới cổng đã thấy chú từ bậc cửa phóng ra, cái đuôi dài ngoắt lia lịa, miệng phát ra những tiếng kêu ư ử, ánh mắt vui mừng nhìn em không chớp. Rồi chú cọ cọ cái mõm ướt vào đùi em, tay em, hai chân trước co lên cào cào trên không. Những lúc như thế, em chỉ biết xoa xoa vào đầu nó và cầm chân trước rung rung vài cái khẽ nói: “Cám ơn Vàng! Vàng ngoan lắm! Nào, ta vào nhà đi!”. Nó lon ton chạy theo em từ ngõ vào đến nhà mới quay trở lại bậc cửa nằm trông nhà.

     Vàng khôn ngoan lanh lợi, cả nhà em ai cũng quý nó. Coi nó như một thành viên của gia đình.

Bạn tham khảo nha

I. Phần đọc tiếng II. Phần đọc hiểu 1. Đọc thầm bài: Ăng-co Vát Ăng-co Vát      Ăng-co Vát là một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam-pu-chia được xây dựng từ đầu thế kỉ XII.      Khu đền chính gồm ba tầng với những ngọn tháp lớn. Muốn thăm hết khu đền chính phải đi qua ba tầng hành lang dài gần 1500 mét và vào thăm 398 gian phòng. Suốt cuộc dạo xem...
Đọc tiếp

I. Phần đọc tiếng

II. Phần đọc hiểu

1. Đọc thầm bài: Ăng-co Vát

Ăng-co Vát

     Ăng-co Vát là một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam-pu-chia được xây dựng từ đầu thế kỉ XII.

     Khu đền chính gồm ba tầng với những ngọn tháp lớn. Muốn thăm hết khu đền chính phải đi qua ba tầng hành lang dài gần 1500 mét và vào thăm 398 gian phòng. Suốt cuộc dạo xem kì thú đó, du khách sẽ cảm thấy như lạc vào thế giới của nghệ thuật chạm khắc và kiến trúc cổ đại. Đây, những cây tháp lớn được dựng bằng đá ong và bọc ngoài bằng đá nhẵn. Đây, những bức tường buồng nhẵn bóng như mặt ghế đá, hoàn toàn được ghép bằng những tảng đá lớn đẽo gọt vuông vức và lựa ghép vào nhau kín khít như xây gạch vữa.

     Toàn bộ khu đền quay về hướng tây. Lúc hoàng hôn, Ăng-co Vát thật huy hoàng. Mặt trời lặn, ánh sáng chiếu soi vào bóng tối cửa đền. Những ngọn tháp cao vút ở phía trên, lấp loáng giữa những chùm lá thốt nốt xòa tán tròn vượt lên hẳn những hàng muỗm già cổ kính. Ngôi đền cao với những thềm đá rêu phong, uy nghi kì lạ, càng cao càng thâm nghiêm dưới ánh trời vàng, khi đàn dơi bay tỏa ra từ các ngách.

Theo NHỮNG KÌ QUAN THẾ GIỚI

2. Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ đặt trước câu trả lời đúng và làm các bài tập sau:

Câu 1: Ăng-co Vát được xây dựng ở đâu và từ bao giờ?

A. Ăng-co Vát được xây dựng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ thứ XII.
B. Ăng-co Vát được xây dựng ở Cam-pu-chia từ đầu thế kỉ thứ XII.
C. Ăng-co Vát được xây dựng ở Cam-pu-chia từ đầu thế kỉ thứ X.
D. Ăng-co Vát được xây dựng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ thứ X.

Câu 2: Khu đền chính đồ sộ như thế nào?

A. Khu đền chính gồm ba tầng với những ngọn tháp lớn, có hành lang dài gần 1500 mét và 398 gian phòng.
B. Khu đền chính gồm nhiều tầng.
C. Khu đền chính có hành lang dài.
D. Khu đền chính có nhiều phòng.

Câu 3: Khu đền chính được xây dựng như thế nào?

A. Khu đền chính được xây dựng rất nhanh.
B. Khu đền chính được xây dựng rất lâu.
C. Khu đền chính được xây dựng bằng nhiều máy móc.
D. Khu đền chính được xây dựng rất kỳ công.

Câu 4: Phong cảnh khu đền đẹp nhất vào lúc nào?

A. Bình Minh.
B. Buổi trưa.
C. Hoàng hôn.
D. Buổi tối.

Câu 5: Ăng-co Vát là địa điểm để:

A. Thám hiểm.
B. Tham quan, du lịch.
C. Nghỉ ngơi.
D. Mua sắm.

Câu 6: Nối từ ngữ ở cột a với lời giải nghĩa cột b cho đúng:

1. Kiến trúc   a. Nghệ thuật trạm trổ trên gỗ đá,...
2. Điêu khắc   b. Sâu kín, gợi vẻ uy nghiêm.
3. Kì thú   c. Nghệ thuật thiết kế, xây dựng thành lũy, nhà cửa,...
4. Thâm nghiêm   d. Kì lạ và thú vị

Câu 7: Trong câu: Lúc hoàng hôn, Ăng-co Vát thật huy hoàng. Bộ phận trạng ngữ là:

A. Lúc hoàng hôn.
B. Ăng-co Vát.
C. Thật huy hoàng.
D. Ăng-co Vát thật huy hoàng.

Câu 8: Câu: Ôi, Ăng-co Vát thật đẹp ! là kiểu câu nào:

A. Câu kể.
B. Câu khiến.
C. Câu cảm.
D. Câu hỏi.

Câu 9: Em hãy nêu 3 đồ dùng cần thiết khi đi du lịch?

Câu 10: Hãy viết thêm bộ phận trạng ngữ chỉ nơi chốn để hoàn chỉnh câu sao cho phù hợp:

………………………………………………….., em giúp bố mẹ dọn dẹp nhà cửa rồi học bài.

Câu 11: Chuyển câu kể sau thành câu khiến: Bạn Bình quyét sân trường.

Câu 12: Em hãy viết tên 3 địa điểm du lịch nổi tiếng ở nước ta:

204
18 tháng 5 2021

ha noi

 

15 tháng 5 2021

Câu 12. CHÍNH TẢ: Nghe-viết (4 điểm): 15 phút

- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ : 4 điểm.

- Cứ sai 5 lỗi (sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định) trừ 0,5 điểm

- Chữ viết không rõ ràng hoặc trình bày bẩn … trừ 0,5 điểm toàn bài.

Câu 13. TẬP LÀM VĂN (6 điểm): 25 phút

Bài làm đúng thể loại, đúng nội dung, bố cục rõ ràng, biết dùng từ đặt câu đúng ngữ pháp, từ ngữ sinh động; có sử dụng biện pháp so sánh và nhân hóa trong bài tả, không sai lỗi chính tả. Bài viết có sáng tạo (6 điểm).

Cụ thể:

Mở bài: (1 điểm) Giới thiệu được con vật theo yêu thích. (con vật định tả)

Thân bài: (4 điểm)

- Tả bao quát về hình dáng con vật (Tả bao quát: vóc dáng, bộ lông hoặc màu da...) (1 điểm)

- Tả chi tiết các đặc điểm của con vật (Tả từng bộ phận: đầu, tai, mắt..., thân hình, chân, đuôi...) (1 điểm)

- Nêu được một số hoạt động của con vật đó: đi lại, bắt mồi, ăn, kêu (gáy, sủa...), đùa giỡn,... (1 điểm)

- Biết sử dụng từ hợp lí, kết hợp với các hình ảnh so sánh, nhân hóa ngữ phù hợp. (1 điểm)

Kết bài: (1 điểm) Nêu được ích lợi của con vật và tình cảm của bản thân đối với con vật đó.

Lưu ý: trong bài viết sai 5 lỗi chính tả trừ 0,5 điểm. Tùy vào khả năng diễn đạt, mức độ sai sót của học sinh mà trừ điểm cho phù hợp.

15 tháng 5 2021

banhquahihingoam

I. ĐỌC THÀNH TIẾNG (3 điểm) II. ĐỌC HIỂU (7 điểm) 1. Đọc thầm bài văn: Vương quốc vắng nụ cười​       Ngày xửa ngày xưa, có một vương quốc buồn chán kinh khủng chỉ vì cư dân ở đó không ai biết cười. Nói chính xác là chỉ có rất ít trẻ con cười được, còn người lớn thì hoàn toàn không. Buổi sáng, mặt trời không muốn dậy, chim không muốn hót, hoa trong vườn chưa nở đã...
Đọc tiếp

I. ĐỌC THÀNH TIẾNG (3 điểm)

II. ĐỌC HIỂU (7 điểm)

1. Đọc thầm bài văn:

Vương quốc vắng nụ cười​

      Ngày xửa ngày xưa, có một vương quốc buồn chán kinh khủng chỉ vì cư dân ở đó không ai biết cười. Nói chính xác là chỉ có rất ít trẻ con cười được, còn người lớn thì hoàn toàn không. Buổi sáng, mặt trời không muốn dậy, chim không muốn hót, hoa trong vườn chưa nở đã tàn. Ra đường gặp toàn những gương mặt rầu rĩ, héo hon. Ngay kinh đô là nơi nhộn nhịp cũng chỉ nghe thấy tiếng ngựa hí, tiếng sỏi đá lạo xạo dưới bánh xe, tiếng gió thở dài trên những mái nhà... Nhà vua, may sao, vẫn còn tỉnh táo để nhận ra mối nguy cơ đó. Ngài họp triều đình và cử ngay một viên đại thần đi du học, chuyên về môn cười.

Một năm trôi qua, thời hạn học tập đã hết, nhà vua thân hành dẫn các quan ra tận cửa ải đón vị đại thần du học trở về. Ai cũng hồi hộp mong nhìn thấy nụ cười mầu nhiệm của ông ta. Nhưng họ đã thất vọng. Vị đại thần vừa xuất hiện đã vội rập đầu, tâu lạy:

- Muôn tâu Bệ hạ, thần xin chịu tội. Thần đã cố gắng hết sức nhưng học không vào.

Các quan nghe vậy ỉu xìu, còn nhà vua thì thở dài sườn sượt. Không khí của triều đình thật là ảo não. Đúng lúc đó, một viên thị vệ hớt hải chạy vào:

- Tâu Bệ hạ! Thần vừa tóm được một kẻ đang cười sằng sặc ngoài đường.

- Dẫn nó vào! - Nhà vua phấn khởi ra lệnh.

(còn nữa)
Theo TRẦN ĐỨC TIẾN

* Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc hoàn thành các bài tập sau:

Câu 3. (1 điểm) Vì sao cuộc sống ở vương quốc nọ lại buồn chán như vậy?

A. Vì cư dân ở đó không ai biết cười.
B. Vì cư dân ở đó vừa trải qua cuộc chiến tranh.
C. Vì thiên nhiên ở đó rất khắc nghiệt.

Câu 4. (0,5 điểm) Nói chính xác là trong vương quốc chỉ có ai cười được?

A. Nhà vua
B. Người lớn
C. Rất ít trẻ con.

Câu 5. (0,5 điểm) Ai là người nhận ra những “mối nguy cơ” về vương quốc buồn tẻ?

A. Người dân
B. Nhà vua
C. Các vị đại thần

Câu 6. (0,5 điểm) Từ nào cùng nghĩa với từ “buồn chán”?

A. Vui vẻ
B. Chán ăn
C. Buồn bã

Câu 7. (1 điểm) Nhà vua đã làm gì để thay đổi tình hình của vương quốc?

A. Nhà vua cử đại thần đi du học, chuyên về chữa bệnh.
B. Nhà vua cử đại thần đi du học, chuyên về môn cười.
c. Nhà vua cử đại thần mở lớp dạy học, chuyên về môn cười.

Câu 8. (0,5 điểm) Câu: “- Dẫn nó vào!” thuộc kiểu câu gì?

A. Câu cầu khiến
B. Câu hỏi
C. Câu cảm

Câu 9. (1 điểm) Chủ ngữ trong câu “Thần vừa tóm được một kẻ đang cười sằng sặc ngoài đường.” là:

A. Thần
B. Thần vừa tóm được
C. Một kẻ đang cười

Câu 10. (1 điểm) Trạng ngữ trong câu “Ngày xửa ngày xưa, có một vương quốc buồn chán kinh khủng chỉ vì cư dân ở đó không ai biết cười.” là:

..........................................................................................................................................................................................................

Đây là trạng ngữ chỉ :...................................................................................................

Câu 11. (1 điểm) Nêu nội dung của bài tập đọc?

557
15 tháng 5 2021

lại lười đến mức độ này nx :vvvvvv

15 tháng 5 2021

Câu 3: A

Câu 4:C

Câu 5:C

Câu 6:A

Câu 7:B

Câu 8:C

Câu 9: B 

Câu 10: Ngày xửa ngày xưa là trạng ngữ và chỉ thời gian !!

15 tháng 5 2021

Ngữ văn là tiếng việt đó

15 tháng 5 2021

lớp 3 mik học văn rồi nhé lớp 2 đã bắt đầu học văn rồi bạn

II. Làm văn (7.0 điểm) Câu 1: (2.0 điểm)             Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của sự tử tế trong cuộc sống. Câu 2: (5.0 điểm)             Cảm nhận tâm trạng của người chinh phụ trong đoạn trích sau:     Gà eo óc gáy sương năm trống,    Hòe phất phơ lung giậu...
Đọc tiếp

II. Làm văn (7.0 điểm)

Câu 1: (2.0 điểm)

            Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của sự tử tế trong cuộc sống.

Câu 2: (5.0 điểm)

            Cảm nhận tâm trạng của người chinh phụ trong đoạn trích sau:

    Gà eo óc gáy sương năm trống,

   Hòe phất phơ lung giậu bốn bên.

       Khắc giờ đằng đẵng như niên,

Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa.

   Hương gượng đốt hồn đà mê mải,

   Gương gượng soi lệ lại châu chan.

       Sắt cầm gượng gảy ngón đàn,

Dây uyên kinh đứt phím loan ngại chùng.”

(Trích Chinh phụ ngâm, nguyên tác: Đặng Trần Côn,

bản diễn Nôm: Đoàn Thị Điểm, SGK Ngữ văn 10, tập 2, NXB Giáo dục)

21
15 tháng 5 2021

Câu 1: Ý nghĩa của sự tử tế trong cuộc sống.

- Giải thích “sự tử tế” là tấm lòng lương thiện, phẩm chất tốt đẹp của con người, luôn hướng đến mọi người, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, sẵn sàng sẻ chia với người khác.

- Ý nghĩa của sự tử tế trong cuộc sống:

+ Khi giúp đỡ người khác bằng tấm lòng chân thành, ta sẽ thấy vui vẻ, thoải mái, hạnh phúc, được mọi người yêu quý, kính trọng.

+ Những người nhận được sự tử tế, quan tâm, sẻ chia cảm thấy có động lực để vững vàng, có niềm tin hơn vào cuộc đời.

+ Khi tất cả mọi người đều đối xử với nhau bằng sự tử tế, tốt bụng, xã hội trở nên tốt đẹp hơn.

- Phản đề:

+ Phê phán những người sống vô cảm, xấu xa.

+ Không phải sự tử tế nào cũng chân thành, có những người làm việc tốt để đánh bóng tên tuổi bản thân -> lên án.

- Liên hệ bản thân.

Câu 2:

            Bài làm của học sinh đảm bảo các ý sau:

1. Giới thiệu tác phẩm “Chinh phụ ngâm” và tác giả, dịch giả.

a. Tác giả Đặng Trần Côn (?):

- Sống vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII.

- Là người thông minh, tài hoa, hiếu học.

- Tính cách “đuyềnh đoàng ko buộc”- tự do, phóng túng nên ko đỗ đạt cao, chỉ đỗ Hương cống và giữ các chức quan thấp.

- Các tác phẩm: Chinh phụ ngâm, thơ và phú bằng chữ Hán.

b. Dịch giả:

- Đoàn Thị Điểm (1705- 1748):

+ Hiệu: Hồng Hà nữ sĩ.

+ Quê: Giai Phạm - Văn Giang - xứ Kinh Bắc.

+ Là người nổi tiếng tài sắc, tính cách khác thường.

+ 37 tuổi kết hôn với ông Nguyễn Kiều- một tiến sĩ góa vợ. Năm 1743, ông Nguyễn Kiều đi xứ Trung Quốc. Trong thời gian ông đi xứ, Đoàn Thị Điểm sống cuộc sống ko khác người chinh phụ là mấy " đồng cảm

c. Hoàn cảnh ra đời tác phẩm:

- Đầu đời vua Lê Hiển Tông có nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra quanh kinh thành.

- Triều đình cất quân đánh dẹp.

" Đặng Trần Côn “cảm thời thế mà làm ra”.

d. Đoạn trích

- Vị trí: từ câu 9 – câu 16 trong đoạn trích sách giáo khoa.

2. Cảm nhận tâm trạng người chinh phụ trong đoạn trích.

a. Cảm nhận ngoại cảnh (câu 9 – 16)

- Tiếng gà: “gà eo óc gáy sương năm trống”: “eo óc” từ láy tượng thanh diễn tả âm thanh nhức nhối, thê lương, vang lên, vọng từ xa đến cho thấy không gian tĩnh mịch, vắng vẻ.

-> Chinh phụ đã thao thức qua cả một đêm dài

Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên.

-> Báo hiện đã hết một ngày dài: “phất phơ” là từ láy tượng hình, gợi nhịp điệu chậm rãi, tẻ nhạt.

-> tâm trạng con người buồn chán, ngao ngán.

=> Hai hình ảnh tương hỗ để diễn tả sự thao thức triền miên, khắc khoải của chinh phụ trong cô đơn, lê loi.

=> Đau khổ trong vô vọng

=> Từ nỗi cô đơn bủa vây, chinh phụ cảm nhận thấm thía nỗi cô đơn hơn bao giờ hết:

Khắc giờ đằng đẵng như niên: thời gian trôi qua rất nặng nề, vô vị.

Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa: nỗi buồn trải dài mênh mông đến không cùng.

-> Dùng biện pháp so sánh để diễn tả cụ thể tâm trạng của chinh phụ để thấy nỗi buồn mênh mông.

b. Thể hiện qua sự gắng gượng chạy trốn nỗi cô đơn (câu 13- câu 16)

- Gương đốt hương:

+ để tìm sự thanh thản trong mùi trầm thoang thoảng

+ tìm sự che chở ở thế giới siêu nhiên, thần bí.

-> Trái với mục đích hướng đến của chinh phụ, thực tế lại “hồn đà mê mải”, chinh phụ càng chìm đắm sâu hơn trong sầu muộn.

- Gượng soi gương: để tìm thú vui trong việc chỉnh trang nhan sắc.

-> Nhưng khi soi gương lại phải đối diện với hai điều:

+ Đối mặt với sự cô đơn, thấm thía tình cảnh bi đát của mình: chỉ một mình mình một bóng

+ Nhận thấy tuổi xuân đang dần tàn phai.

-> Nước mắt càng thêm chan chứa “lệ lại châu chan”, càng thấy buồn khổ hơn bao giờ hết.

=> Người chinh phụ thấm thía hơn tuổi xuân của mình tàn phai trong cô đơn, sầu muộn.

- Gượng đánh đàn: nhưng khi chạm đến đàn lại tự ý thức về tình cảnh của mình:

+ Thấy tủi thân trước những biểu tượng của đôi lứa ẩn chứa trong các nhạc cụ:

·         Đàn sắt, đàn cầm: gảy hòa âm với nhau được ví cảnh vợ chồng hòa thuận.

·         Dây uyên: dây đàn uyên ương – biểu tượng cho lứa đôi gắn bó, hòa hợp.

·         Phím đàn loan phượng – biểu tượng của lứa đôi gắn bó.

=> Tất cả các nhạc cụ để có đôi có lứa, chỉ có mình mình cô đơn, lẻ bóng.

=> Càng cô đơn, tủi thân

-> Thậm chí thấy lo lắng, khi chơi đàn rất sợ:

+ Dây đàn bị đứt

+ Phím đàn bị chùng

-> Biểu hiện cho sự không may mắn của lứa đôi, là điềm gở.

=> Tìm đến những nhạc cụ nhưng cũng không chạy trốn được nỗi cô đơn.

=> Chinh phụ cố gắng tìm quên bằng cách tìm đến những thú vui của phụ nữ quý tộc xưa. Càng tìm quên lại càng đối diện với bi kịch của mình, càng thấm thía bi kịch của mình và càng đau khổ hơn bao giờ hết.

15 tháng 5 2021

answer-reply-image

answer-reply-image

Mong Add Chấm Ạk

15 tháng 5 2021
Nhị hà quanh bắc sang đông Kim Ngưu Tô Lịch là sông bên này
CT
Cô Tú Anh
Giáo viên
15 tháng 5 2021

1. Ai về Hà Nội, ngược nước Hồng Hà
Buồm giong ba ngọn vui đà nên vui

2. Gương kia nỡ để bụi nhòa
Sông có Nhị Hà núi có Tản Viên
Thề kia sao để lỡ duyên
Trăng còn soi mãi vùng sen Tây Hồ.

3. Thanh Trì có bánh cuốn ngon
Có gò Ngũ Nhạc có con sông Hồng
Thanh Trì cảnh đẹp người đông
Có cây sáo trúc bên đồng lúa xanh.

4. Sông Tô một dải lượn vòng

Ấy nơi liệt sĩ anh hùng giáng sinh.

Sông Hồng một khúc uốn quanh

Văn nhân tài tử lừng danh trong ngoài.

I. Đọc hiểu (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới:             (1) Enrico, hãy nhớ điều này: mỗi khi con gặp một cụ già, một kẻ khó, một người đàn bà đang bế con, một người què chống nạng, một người đang còng lưng gánh nặng, một gia đình đang tang tóc, con đều phải nhường bước cung kính. Chúng ta phải kính trọng: tuổi già, nỗi khổ, tình...
Đọc tiếp

I. Đọc hiểu (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới:

            (1) Enrico, hãy nhớ điều này: mỗi khi con gặp một cụ già, một kẻ khó, một người đàn bà đang bế con, một người què chống nạng, một người đang còng lưng gánh nặng, một gia đình đang tang tóc, con đều phải nhường bước cung kính. Chúng ta phải kính trọng: tuổi già, nỗi khổ, tình mẹ con, kẻ tật nguyền, sự vất vả và cái chết.

            (2) Mỗi khi con thấy một kẻ sắp bị xe húc phải, nếu là một người lớn thì con phải thét lên báo cho người ta tránh, nếu là một em bé thì con hãy chạy đến cứu ngay. Thấy một đứa bé đứng khóc một mình, hãy hỏi tại sao nó khóc và an ủi nó, nếu con có thể làm được. Người già rơi cái gậy, con hãy nhặt lên cho người ta. Nếu hai đứa trẻ đánh nhau, con hãy can ngay chúng ta. Nhưng nếu là hai người lớn thì con hãy tránh xa ra, để khỏi phải chứng kiến cảnh hung dữ thô bao, làm cho tấm lòng thành ra sắt đá. (…) Con không được nhạo báng ai hết, đừng chen lấn ai hết, đừng la hét, phải tôn trọng trật tự của đường phố. Ở đâu mà con thấy cảnh thô lỗ diễn ra ngoài đường phố thì con chắc chắn sẽ thấy cảnh thô lỗ diễn ra trong các gia đình vậy.

         (Trích Edmondo De Amicis, Những tấm lòng cao cả,

NXB Văn học, Hà Nội, 2002)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 2. Theo tác giả, chúng ta cần phải kính trọng những điều gì?

Câu 3. Chỉ ra và phân tích hiệu quả của phép điệp cấu trúc được sử dụng trong đoạn (2)?

Câu 4. Thông điệp nào có ý nghĩa nhất với anh/chị? Vì sao?

26
15 tháng 5 2021

Gợi ý trả lời

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ là: biểu cảm.

Câu 2: Theo tác giả, chúng ta cần phải kính trọng những điều sau: : tuổi già, nỗi khổ, tình mẹ con, kẻ tật nguyền, sự vất vả và cái chết.

Câu 3:

Điệp cấu trúc “nếu là … con hãy (con phải) được lặp lại 4 lần có tác dụng:

- Nhấn mạnh lời cha dạy con có cách ứng xử phù hợp với những tình huống có thể gặp trong cuộc đời để con trở thành một người tử tế, biết quan tâm, không bị ảnh hưởng bởi cái xấu.

- Tạo sự liên kết, logic cho văn bản.

Câu 4:

Thông điệp:

 Phải biết giúp đỡ những người gặp hoạn nạn.

16 tháng 5 2021

Câu 1:

Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là: biểu cảm

Câu 2:

Theo tác giả, chúng ta cần phải kính trọng những điều: tuổi già, nỗi khổ, tình mẹ con, kẻ tật nguyền, sự vất vả và cái chết

Câu 3:

Phép điệp cấu trúc: nếu là….con hãy.

Được lặp di lặp lại 4 lần có tác dụng:

- Nhấn mạnh lời cha dạy con có cách ứng xử phù hợp với những tình huống có thể gặp trong cuộc đời để con trở thành 1 người tử tế, biết quan tâm, không bị ảnh hưởng bởi cái xấu

- Tạo sự liên kết, logic cho văn bản

Câu 4:

Theo em, thông điệp có ý nghĩa nhất là: phải biết giúp đỡ những người gặp hoạn nạn. Vì khi chúng ta mở rộng tấm lòng, chia sẻ với người khác những niềm vui,nỗi buồn của mình, học cách lắng nghe, đồng cảm, sẻ chia với những buồn vui, khó khăn của người khác. Khi đó, ta sẽ thấy yêu đời và yêu người hơn, cuộc sống này ấm áp yêu thương và đáng sống biết bao.

Bài viết : Trong suốt hành trình bay, tôi cần chú ý những gì để đảm bảo an toàn chuyến bay? Trong quá trình tham gia chuyến bay, bạn cần chú ý những quy định như sau:1.Cấm hút thuốcCác chuyến bay của Vietnam Airlines là các chuyến bay không hút thuốc. Đề nghị Quý khách không hút thuốc trong suốt chuyến bay.2. Chỗ ngồiSố ghế của Quý khách được in trên thẻ lên máy bay. Quý khách lưu ý ngồi...
Đọc tiếp
Bài viết : Trong suốt hành trình bay, tôi cần chú ý những gì để đảm bảo an toàn chuyến bay?
 

Trong quá trình tham gia chuyến bay, bạn cần chú ý những quy định như sau:

1.Cấm hút thuốc
Các chuyến bay của Vietnam Airlines là các chuyến bay không hút thuốc. Đề nghị Quý khách không hút thuốc trong suốt chuyến bay.

2. Chỗ ngồi
Số ghế của Quý khách được in trên thẻ lên máy bay. Quý khách lưu ý ngồi đúng ghế của mình.

3. Hành lý xách tay
Quý khách vui lòng để hành lý xách tay xuống dưới ghế phía trước hoặc trong ngăn đựng hành lý phía trên. Mong Quý khách cẩn thận khi mở ngăn đựng hành lý để tránh làm rơi các đồ vật bên trong gây nguy hiểm. Lưu ý không để hành lý trên lối đi và khu vực cửa thoát hiểm của máy bay.

4. Sử dụng thiết bị điện tử
Quý khách vui lòng không sử dụng điện thoại di động, máy nhắn tin và các loại thiết bị thu phát tín hiệu vì có thể gây nhiễu sóng thiết bị dẫn đường của máy bay. Quý khách phải tắt các thiết bị này cho đến khi vào bên trong nhà ga. Các thiết bị điện tử khác cũng không được dùng trong lúc máy bay cất cánh và hạ cánh.

5. Cất cánh, hạ cánh
Trước lúc máy bay cất cánh và hạ cánh, Quý khách lưu ý dựng thẳng lưng ghế; gấp bàn ăn, gác chân; đóng cất màn hình và các vật dụng cá nhân. Quý khách vui lòng cài dây an toàn và tắt các vật dụng điện tử xách tay.

6. Cách sử dụng dây an toàn
Đèn hiệu cài dây an toàn được đặt trong tầm nhìn của Quý khách. Quý khách vui lòng cài dây an toàn khi đèn hiệu sáng. Dây an toàn được cài bằng cách ấn mạnh hai đầu dây vào nhau. Kéo mạnh một đầu dây để thắt chặt. Kéo ngược đầu khóa để nới lỏng. Tháo dây bằng cách nhấc nắp đầu khóa. Vì an toàn của Quý khách, chúng tôi đề nghị Quý khách cài dây an toàn trong suốt chuyến bay.
Dây an toàn cho trẻ em và dây an toàn nối dài có sẵn trên máy bay. Tiếp viên chúng tôi sẽ cung cấp khi Quý khách cần.

7. Sử dụng mặt nạ dưỡng khí
Khi áp suất trong máy bay bị giảm, mặt nạ dưỡng khí sẽ tự động rơi xuống từ trần khoang khách và trong phòng vệ sinh. Quý khách giữ nguyên vị trí của mình, kéo và giật mạnh mặt nạ gần nhất để có dưỡng khí. Đặt mặt nạ lên mũi và miệng thở bình thường, choàng dây qua đầu và xiết chặt dây giữ mặt nạ. Quý khách đeo mặt nạ cho mình trước sau đó trợ giúp trẻ em hoặc khách đi cùng.

8. Bảng hiệu lối thoát hiểm và cửa thoát hiểm khẩn cấp

Trong khoảng khách có cửa thoát hiểm. Trên trần tại mỗi khu vực có cửa thoát hiểm và tại mỗi cửa thoát hiểm đều có các đèn bảng hiệu lối thoát hiểm. Quý khách vui lòng chú ý cửa thoát hiểm gần nhất đối với mình.

Khi thoát hiểm khẩn cấp, Quý khách phải cởi bỏ giày cao gót, không mang theo hành lý và di chuyển càng nhanh càng tốt tới cửa thoát hiểm gần nhất. Nhảy trượt thoát hiểm và di chuyển thật nhanh ra xa khu vực cầu trượt.

9. Đèn thoát hiểm khẩn cấp
Trong trường hợp khẩn cấp, hệ thống đèn thoát hiểm sẽ bật sáng để dẫn Quý khách tới cửa thoát hiểm.

10. Cách sử dụng áo phao khi hạ cánh trên biển
Máy bay có trang bị áo phao cho Quý khách sử dụng khi phải hạ cánh khẩn cấp xuống biển. Áo phao được để trong túi phía dưới ghế hoặc ngăn chứa bên cạnh ghế. Sử dụng bằng cách lấy áo ra khỏi bọc, mặc áo choàng qua đầu, thắt chặt dây áo quanh eo. Quý khách không được làm phồng áo khi ở trong máy bay. Tại cửa thoát hiểm, Quý khách làm phồng áo bằng cách giật mạnh thẻ đỏ hoặc thổi vào miệng van. Trên áo phao có đèn và còi để gây sự chú ý trong việc cứu nạn. Trên máy bay có sẵn áo phao dành riêng cho trẻ em.

11. Tư thế an toàn
Khi máy bay phải hạ cánh khẩn cấp, khẩu lệnh “Tư thế an toàn, Tư thế an toàn” sẽ được phát ra trong khoang khách, tiếp sau đó tiếp viên sẽ hô “Cúi đầu xuống, cúi đầu xuống”. Ngay lập tức, Quý khách thực hiện tư thế an toàn như đã được hướng dẫn cho đến khi máy bay dừng lại hẳn.

12. Bảng hướng dẫn an toàn
Để hiểu rõ hơn các quy định về an toàn trên chuyến bay, Quý khách vui lòng dành thời gian đọc kỹ bảng hướng dẫn an toàn được đặt trong túi ghế phía trước ghế ngồi của Quý khách trên máy bay.

Trong những luật nêu trên, em rút gia được thông điệp gì 

2
15 tháng 5 2021
Thông điệp là tao ko biết
15 tháng 5 2021

Bài viết : Trong suốt hành trình bay, tôi cần chú ý những gì để đảm bảo an toàn chuyến bay?

Trong quá trình tham gia chuyến bay, bạn cần chú ý những quy định như sau:


1.Cấm hút thuốc
Các chuyến bay của Vietnam Airlines là các chuyến bay không hút thuốc. Đề nghị Quý khách không hút thuốc trong suốt chuyến bay.

2. Chỗ ngồi
Số ghế của Quý khách được in trên thẻ lên máy bay. Quý khách lưu ý ngồi đúng ghế của mình.

3. Hành lý xách tay
Quý khách vui lòng để hành lý xách tay xuống dưới ghế phía trước hoặc trong ngăn đựng hành lý phía trên. Mong Quý khách cẩn thận khi mở ngăn đựng hành lý để tránh làm rơi các đồ vật bên trong gây nguy hiểm. Lưu ý không để hành lý trên lối đi và khu vực cửa thoát hiểm của máy bay.

4. Sử dụng thiết bị điện tử
Quý khách vui lòng không sử dụng điện thoại di động, máy nhắn tin và các loại thiết bị thu phát tín hiệu vì có thể gây nhiễu sóng thiết bị dẫn đường của máy bay. Quý khách phải tắt các thiết bị này cho đến khi vào bên trong nhà ga. Các thiết bị điện tử khác cũng không được dùng trong lúc máy bay cất cánh và hạ cánh.

5. Cất cánh, hạ cánh
Trước lúc máy bay cất cánh và hạ cánh, Quý khách lưu ý dựng thẳng lưng ghế; gấp bàn ăn, gác chân; đóng cất màn hình và các vật dụng cá nhân. Quý khách vui lòng cài dây an toàn và tắt các vật dụng điện tử xách tay.

6. Cách sử dụng dây an toàn
Đèn hiệu cài dây an toàn được đặt trong tầm nhìn của Quý khách. Quý khách vui lòng cài dây an toàn khi đèn hiệu sáng. Dây an toàn được cài bằng cách ấn mạnh hai đầu dây vào nhau. Kéo mạnh một đầu dây để thắt chặt. Kéo ngược đầu khóa để nới lỏng. Tháo dây bằng cách nhấc nắp đầu khóa. Vì an toàn của Quý khách, chúng tôi đề nghị Quý khách cài dây an toàn trong suốt chuyến bay.
Dây an toàn cho trẻ em và dây an toàn nối dài có sẵn trên máy bay. Tiếp viên chúng tôi sẽ cung cấp khi Quý khách cần.

7. Sử dụng mặt nạ dưỡng khí
Khi áp suất trong máy bay bị giảm, mặt nạ dưỡng khí sẽ tự động rơi xuống từ trần khoang khách và trong phòng vệ sinh. Quý khách giữ nguyên vị trí của mình, kéo và giật mạnh mặt nạ gần nhất để có dưỡng khí. Đặt mặt nạ lên mũi và miệng thở bình thường, choàng dây qua đầu và xiết chặt dây giữ mặt nạ. Quý khách đeo mặt nạ cho mình trước sau đó trợ giúp trẻ em hoặc khách đi cùng.

8. Bảng hiệu lối thoát hiểm và cửa thoát hiểm khẩn cấp

Trong khoảng khách có cửa thoát hiểm. Trên trần tại mỗi khu vực có cửa thoát hiểm và tại mỗi cửa thoát hiểm đều có các đèn bảng hiệu lối thoát hiểm. Quý khách vui lòng chú ý cửa thoát hiểm gần nhất đối với mình.

Khi thoát hiểm khẩn cấp, Quý khách phải cởi bỏ giày cao gót, không mang theo hành lý và di chuyển càng nhanh càng tốt tới cửa thoát hiểm gần nhất. Nhảy trượt thoát hiểm và di chuyển thật nhanh ra xa khu vực cầu trượt.

9. Đèn thoát hiểm khẩn cấp
Trong trường hợp khẩn cấp, hệ thống đèn thoát hiểm sẽ bật sáng để dẫn Quý khách tới cửa thoát hiểm.

10. Cách sử dụng áo phao khi hạ cánh trên biển
Máy bay có trang bị áo phao cho Quý khách sử dụng khi phải hạ cánh khẩn cấp xuống biển. Áo phao được để trong túi phía dưới ghế hoặc ngăn chứa bên cạnh ghế. Sử dụng bằng cách lấy áo ra khỏi bọc, mặc áo choàng qua đầu, thắt chặt dây áo quanh eo. Quý khách không được làm phồng áo khi ở trong máy bay. Tại cửa thoát hiểm, Quý khách làm phồng áo bằng cách giật mạnh thẻ đỏ hoặc thổi vào miệng van. Trên áo phao có đèn và còi để gây sự chú ý trong việc cứu nạn. Trên máy bay có sẵn áo phao dành riêng cho trẻ em.

11. Tư thế an toàn
Khi máy bay phải hạ cánh khẩn cấp, khẩu lệnh “Tư thế an toàn, Tư thế an toàn” sẽ được phát ra trong khoang khách, tiếp sau đó tiếp viên sẽ hô “Cúi đầu xuống, cúi đầu xuống”. Ngay lập tức, Quý khách thực hiện tư thế an toàn như đã được hướng dẫn cho đến khi máy bay dừng lại hẳn.

12. Bảng hướng dẫn an toàn
Để hiểu rõ hơn các quy định về an toàn trên chuyến bay, Quý khách vui lòng dành thời gian đọc kỹ bảng hướng dẫn an toàn được đặt trong túi ghế phía trước ghế ngồi của Quý khách trên máy bay.

15 tháng 5 2021

Nguyễn Dữ là tác giả nổi tiếng của văn học trung đại Việt Nam. Tên tuổi của ông gắn liền với danh tiếng của bộ truyện “Truyền kỳ mạn lục”, tác phẩm được đánh giá là “thiên cổ kỳ bút” của nền văn học nước nhà. Trong đó “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” là tác phẩm đặc sắc, ca ngợi tính cách dũng cảm, kiên cường, chính trực, dám chống lại cái ác đến cùng, trừ hại cho dân của Ngô Tử Văn - một trí thức nước Việt. “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” viết bằng chữ Hán theo thể văn xuôi truyền kỳ. Đây là thể loại văn học phản ánh hiện thực cuộc sống qua những yếu tố kỳ ảo hoang đường. Nhân vật trong bộ truyền kỳ gồm cả người, ma quỷ, thần thánh, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, có thể xâm nhập thế giới của nhau Nhân vật chính của tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” xuất hiện ngay từ đầu truyện bằng mấy dòng giới thiệu trực tiếp ngắn gọn về tên họ, quê quán, tính tình, phẩm chất. Ngô Tử Văn được giới thiệu là người tính tình cương trực, thẳng thắn, khảng khái, nóng nảy, thấy sự gian tà thì không thể chịu được Sự cương trực, khảng khái của Ngô Tử Văn còn bộc lộ rõ qua thái độ của chàng với hồn ma tên tướng giặc. Tướng giặc khi sống là kẻ xâm lược nước ta, tàn hại dân ta, khi chết rồi vẫn quen thói ỷ mạnh hiếp yếu, cướp nơi trú ngụ của thổ thần nước Việt, lại còn gian trá bày trò đút lót rồi tác yêu tác quái với nhân dân trong vùng. Hắn bị Tử Văn đốt đền là đáng đời nhưng lại hiện hình, xảo quyệt làm như mình là kẻ bị hại, dùng tà phép khiến cho chàng bị sốt nóng sốt rét, đầu lảo đảo. Hồn ma tướng giặc buông lời mắng mỏ, đe dọa, quyết kiện Tử Văn xuống tận Diêm Vương. Trước sự ngang ngược trắng trợn, quyền phép đáng sợ của hồn ma tướng giặc, Ngô Tử Văn vẫn điềm nhiên, không hề run sợ mà tự tin, không coi những lới đe dọa ra gì, thậm chí chẳng thèm tiếp lời hồn ma tướng giặc. Thái độ ấy thể hiện một khí phách cứng cỏi, một niềm tin mạnh mẽ vào chính nghĩa, sự đúng đắn trong hành động của Ngô Tử Văn Tính cách kiên định chính nghĩa của Ngô Soạn còn thể hiện rõ trong quá trình chàng bị lôi xuống địa phủ. Cảnh địa phủ rùng rợn với quỷ sứ hung ác, con sông đầy gió tanh sóng xám. Tử Văn bị bọn quỷ sai lôi đi rất nhanh, bị phán xét lạnh lùng là kẻ “tội sâu ác nặng, không được liệt vào hàng khoan giảm”, bị kết thêm tội ngoan cố bướng bỉnh nhưng chàng chẳng hề run sợ, không hề nhụt chí, một mực kêu oan, đòi phải được phán xét công khai, minh bạch. Khi đối diện trước Diêm vương uy nghiêm, Tử Văn đấu tranh vạch tội tên tướng giặc bằng những lí lẽ cứng cỏi, bằng chứng không thể chối cãi, giọng điệu rất đanh thép vững vàng. Chàng đã bảo vệ lẽ phải mà bất chấp tính mạng của mình, không chịu khuất phục trước uy quyền, kiên quyết đấu tranh cho công lí và lẽ phải đến cùng. Kết quả, chàng đã chiến thắng hồn ma gian tà của tên tướng giặc, bảo toàn được sự sống của mình, được tiến cử vào chức phán sự đền Tản Viên, chịu trách nhiệm giữ gìn bảo vệ công lí. Chiến thắng ấy của Ngô Tử Văn có nghĩa vô cùng to lớn, đã trừng trị đích đáng hồn ma tướng giặc xảo trá, làm sáng tỏ nỗi oan khuất, phục hồi chức vị cho thổ thần nước Việt, giải trừ tai họa cho nhân dân. Truyện gây ấn tượng bằng một loạt những chi tiết kì ảo, cốt truyện giàu kịch tính, cách xây dựng nhân vật sắc nét, ngôn ngữ kể chuyện trau chuốt, súc tích. Truyện ca ngợi nhân vật Ngô Tử Văn, một trí thức nước Việt khảng khái, nhân cách cứng cỏi, cao đẹp, qua đó bộc lộ niềm tin vào công lí, vào việc chính thắng tà.

BÀI NÀY TRƯỚC MÌNH CÓ LÀM RỒI !! CHÚC BẠN HỌC TỐT

17 tháng 5 2021

Nguyễn Dữ là tác giả tiêu biểu của nền văn học trung đại Việt Nam. Tên tuổi của ông gắn liền với bộ truyện "Truyền kì mạn lục".Một tác phẩm được đánh giá là áng thiên cổ kì bút của văn học nước nhà.Trong tác phẩm thì "Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là câu chuyện có ý nghĩa nhất ca ngợi sự dũng cảm kiên cường chống lại cái ác đến cùng,trừ hại cho dân. Và nhân vật Ngô Tử Văn chính là hình ảnh của sự dũng cảm kiên cường ấy.

"Truyện chức phán sự đền Tản Viên nằm trong tập "Truyền kì mạn lục '' .Được viết bằng chữ Hán vào khoảng thế kỉ XVI gồm 20 truyện.đây là một sáng tác văn học vô cùng lớn với sự gia công hư cấu,sáng tạo chau truốt.Đem đến cho chúng ta một cái nhìn về xã hội phong kiến.Nổi bật lên trong câu chuyện là hình ảnh nhân vật Ngô Tử Văn.Một người dũng cảm kiên cường chống lại cái xấu,cái ác để bảo vệ con người.

Nhân vật Ngô Tử Văn trong tác phẩm "Chuyện chức người phán sự đền Tản Viên" của Nguyễn Dữ là người trung thực ngay thẳng đại diện cho cái thiện và công lý ở đời. Nguyễn Dữ là một nhà nho xuất thân trong một gia đình có truyền thống học thức. Những câu chuyện của ông đều nhằm tố cáo xã hội phong kiến mà ông đang sống. Đồng thời thể hiện cái nhìn nhân sinh quan của tác giả. Nhân vật Ngô Tử Văn được tác giả Nguyễn Dữ xây dựng là người có tính cách trung thực, ngay thẳng, tính cách bộc trực thẳng thắn không sợ uy quyền, chức tước không sợ ma quỷ nha sai. Những hành động Ngô Tử Văn đều thể hiện sự khẳng khái của một người ngay thẳng không sợ trời không sợ đất. Trước khi trong chiến tranh có một tên tướng giặc bị giết chết tại nước ta. Sau khi hắn chết biến thành ma thành quỷ đóng ở đền trên đất nước ta để hoành hành, tác quái với người dân hiền lành lương thiện. Ai cũng sợ hắn rồi tránh né không dám lại gần, nhưng Ngô Tử Văn thì ngược lại anh đàng hoàng đĩnh đạc tắm rửa sạch sẽ mặc quần áo gọn gàng ra đốt đền để cho tên quỷ tướng giặc không còn chỗ trú ẩn nữa. Hành động của Ngô Tử Văn làm mọi người sợ hãi, ai cũng lo lắng cho tính mạng của anh nhưng Ngô Tử Văn không sợ gì cả bởi anh tin người tốt làm việc đúng không sợ những kẻ xấu xa gian ác. Hành động của Ngô Tử Văn là hành động của người ngay thẳng muốn tiêu diệt tận gốc cái xấu cái ác trong cuộc sống trừ hại cho người dân lao động, mang lại cho người dân một cuộc sống bình yên. Khi không còn đền nữa thì hồn ma tướng giặc không có chỗ ẩn nấp để quấy nhiễu dân lành. Dù kẻ ác là hồn ma, là quỷ có nhiều phép biến hóa khiến cho những người dân thường phải hoảng sợ trước phép thuật của hắn nhưng Ngô Tử Văn không sợ, dù là thế giới thật hắn cũng bị Ngô Tử Văn giết chết, thì khi là mà hắn có biến hóa ra sao bản chất xảo quyệt thế nào cũng không làm Ngô Tử Văn nao núng. Xuyên suốt tác phẩm "Chuyện chức phán sự đền Tản Viên" người đọc cảm nhận được rằng Ngô Tử Văn là người cương trực cứng cỏi, luôn đứng lên bênh vực công lý lẽ phải. Hồn ma của tên giặc chỉ là một kẻ ác, gian trá xảo quyệt mà thôi. Dù hắn có dùng thế lực quyền phép của mình làm cho Ngô Tử Văn bị ốm rồi bắt hồn chàng xuống dưới cửa Diêm Vương để cho Diêm Vương xử tội thì Ngô Tử Văn cũng không sợ. Thái độ bình tĩnh của Ngô Tử Văn khi đi qua những quan sai, quỷ thần ở âm tào địa phủ khiến người đọc phải nể phục một con người ngay thẳng, kiên định với việc mình làm không sợ điều gì cả. Ngay cả khi đứng trước mặt Diêm Vương hồn ma tướng giặc kết tội Ngô Tử Văn thì Ngô Tử Văn cũng không sợ chàng đã bảo vệ quan điểm của mình, vạch tội của hồn ma tướng giặc một cách chắc chắn, bằng chứng rõ ràng đanh thép, khiến Diêm Vương phải tha chết cho anh và sau đó, Ngô Tử Văn được đề cử làm chức phán sự đền Tản Viên lo giải quyết những vụ án kiện tụng của người dân. Nhân vật Ngô Tử Văn luôn là người biết mình biết người, anh biết hành động của kẻ xâm lược sự bình yên của nước khác là sai. Khi hắn chết không chịu siêu thoát mà còn vương vấn thành ma quỷ quấy nhiễu cuộc sống bình yên của người dân. "Hắn có thực là tay hung hãn có thể giao vạ cho tôi không?" Với những bằng chứng đanh thép Ngô Tử Văn đã chứng minh được tội ác của tên tướng giặc khiến hắn phải thua trong bẽ bàng. Ngô Tử Văn khi đứng trước kẻ thù luôn kiên cường không khoan nhượng, không sợ uy quyền, cũng không sợ chết nên anh không sợ những lời buộc tội của hồn ma tên tướng giặc. Hắn là một kẻ ác, một người sống từ khi hắn chưa chết cho tới lúc chất vấn là hồn ma xấu. Trước cái xấu cái ác trong cuộc sống tại sao chúng ta phải sợ, dù chúng có nhiều quyền phép và sức mạnh, dù chúng có nhiều thủ đoạn âm mưu bất chính thì chúng cũng luôn là những kẻ xấu, tại sao cái thiện lại phải sợ cái ác. Nhờ tính cách ngay thẳng khẳng khái kiên định của Ngô Tử Văn nên chàng đã chiến thắng trên mọi trận địa dù là ở dương gian hay ở dưới âm tào địa phủ. Tình hình càng nguy hiểm thì tính cách kiên cường thẳng thắn của Ngô Tử Văn càng được phát huy. Ngay cả khi bị quan sai quỷ thần lôi đi , đứng trước pháp luật của Âm Phủ Ngô Tử Văn càng tỏ rõ sự bình tĩnh khí phách của mình. Anh không sợ gì cả một người luôn ngay thẳng càng dũng cảm khi đối diện với cái chết của mình bởi anh không sợ, không làm gì sai mà phải hoảng sợ khúm núm trước quyền uy. Những điều Ngô Tử Văn làm đều vì cuộc sống bình yên của người dân của số đông. "Chuyện chức phán sự đền Tản Viên" của Nguyễn Dữ thể hiện bút pháp tả thực kết hợp với những chi tiết hoang tưởng kỳ ảo làm hấp dẫn người đọc. Truyện có nhiều kịch tính chi tiết hấp dẫn người đọc. Nguyễn Dữ đã xây dựng nhân vật Ngô Tử Văn vô cùng độc đáo, thể hiện cho cuộc chiến giữa cái thiện và ác trong đó cái thiện nhất định thắng cái ác.