Có ai biết những bài hát nói về sống chan hòa với mọi người không?(giúp mình đi)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thấy cây mà chẳng thấy rừng
Bói ra ma, quét nhà ra rác.
Thầy bói nói dối ăn tiền.
Chín người mười ý.
Cãi chày, cãi cối.
Quê hương – hai tiếng thiêng liêng vang lên mỗi khi ai đó nhớ về chốn đã từng chôn rau cắt rốn, gắn bó với biết bao kỉ niệm, bao kí ức đẹp đẽ.Quê hương tôi, một miền quê trù phú với sông nước hữu tình, đang từng ngày đổi mới, thay da đổi thịt , trở nên đẹp đẽ và văn minh hơn.
Tôi thường được nghe bà kể lại về những khó khăn vất vả thời xưa, thời mà đường làng vẫn còn đất đỏ, chỉ cần một trận mưa thì trơn như đổ mỡ, còn nắng thì con đường trở thành cơn lốc bụi, người đi sau không thấy người đi trước. Bà vẫn hay kể, ngày xưa, cây cối ở đây um tùm, toàn phải sống trong nhà tranh, nhà nào có nhà ngói thì phải gọi là giàu nhất làng. Bà còn bảo ,ngày xưa nước sông trong veo, cứ mỗi sáng mọi người lại rủ nhau đi gánh nước tấp nập không khác gì đi hội. Bà hay đi chợ phiên, mỗi hôm có chợ phiên là bà và ông phải dậy thật sớm, đi bộ hàng ki lô mét mới tới chợ. Mà ngày xưa nghèo lắm, chẳng như bây giờ, mua được bao nhiêu thứ thì cũng phải nhìn trước nhìn sau. Tôi thích nghe những câu chuyện như thế, để tôi thấy bây giờ cuộc sống và quê hương mình thay đổi như thế nào. Thật là mọi thứ đã thay đổi, không còn như ngày xưa, sống động, giàu có và văn minh hơn.
Trên con đường đi học, tôi cùng bạn bè trang lứa được đi trên những con đường trải nhự tăm tắp, nắng hay mưa cũng không lo như thời của bà của mẹ nữa. Nhìn những con đường uốn lượn trải dài y như những con rồng chạy quanh khắp xóm làng. Những ngôi nhà mái đỏ, nhấp nhô những ngôi nhà cao tầng đủ màu sắc càng tô điểm thêm khung cảnh của quê hương. Những quán ăn, hàng tạp hóa ,chợ được xây dựng khang trang hơn, thuận tiện cho mọi người mua sắm. Cây cối cũng được phát quang, nhà mọc lên như nấm, người ta thường trồng nhiều loại cây cảnh để trang trí cho ngôi nhà. Không chỉ có nhà cửa cảnh quan thay đổi mà từ khi công nghệ phát triển, mạng internet có khắp mọi nơi, khiến cho công việc và tím kiếm thông tin càng trở nên dễ dàng. Những dự án mới ngày càng được chú trọng xây dựng cho quê hương ngày càng giàu đẹp hơn. Sân vận động cho các hoạt động thể dục thể thao, trạm phát thanh của xã được xây dựng và phát triển đi vào hệ thống. Những chương trình sự kiện được tổ chức thường xuyên nhằm thúc đẩy hoạt động văn hóa văn nghệ. Đền đài và các di tích lịch sử được tu sửa, đời sống tinh thân của con người cũng phong phú đa dạng hơn.
Trên con đường đổi mới từng ngày, tôi lại càng thấy quê hương mình giàu đẹp và trù phú biết bao nhiêu. Tôi lại càng yêu quê hương và lại nhẩm mấy câu hát “ quê hương em biết bao tươi đẹp, đồng lúa xanh núi rừng hàng cây..”
Người ta thường nói, đối với mỗi người bản thân mình là quan trọng nhất. Nhưng để hiểu về bản thân một cách rõ ràng, cụ thể và đặc biệt biết cách khẳng định giá trị bản thân trong cuộc sống thì đó lại là vấn đề khiến chúng ta phải suy nghĩ. Những người làm được điều đó là những người nhận thức rất rõ “lòng tự trọng”.
Theo từ điển Tiếng Việt, “tự trọng” là coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của mình, là ý thức coi trọng giá trị bản thân. Người có lòng “tự trọng” là người luôn biết bản thân mình là ai, mình sinh ra trên cuộc đời này để làm gì?. Điều đó được biểu hiện ở chỗ, bạn biết bản thân mình có những điểm mạnh, điểm yếu nào từ đó bạn biết cách phát huy điểm mạnh và luôn cố gắng tìm cách khắc phục điểm yếu.Đối với lứa tuổi học sinh ở lứa tuổi từ 16 – 18, tâm lý luôn muốn được làm người lớn, muốn khẳng định bản thân mình thì việc tu dưỡng lòng “tự trọng” là vô cùng quan trọng. Để làm được điều đó, trước hết bạn cần cố gắng giữ gìn các phẩm chất đạo đức, luôn tôn trọng thầy cô và giữ mối quan hệ hòa nhã với bạn bè. Đặc biệt, bạn luôn phải trung thực với chính bản thân mình và những người xung quanh. Tuyệt đối không được quay cóp, gian lận trong khi làm bài kiểm tra, bởi nếu bị thầy cô phát hiện bạn đã tự mình đánh mất đi lòng tự trọng của chính mình.
Nghị luận xã hội về lòng tự trọng
Trong học tập, bạn cần nỗ lực cố gắng tìm tòi, học hỏi để bổ sung và hoàn thiện kiến thức, hơn nữa bạn cần đặt ra cho mình mục tiêu phấn đấu và lập kế hoạch để đạt được mục tiêu đó, dù khó khăn cũng không được nản trí. Đó chính là cách bạn khẳng định bản thân. Trong giao tiếp với thầy cô, bạn bè, bạn cần giữ thái độ lễ phép và từ tốn. Dù người khác có nói sai thì bạn cũng không được cắt ngang lời hoặc có những lời lẽ xúc phạm, nếu bạn nghĩ mình làm điều đó để thể hiện cái tôi của mình thì bạn đã sai rồi, ngược lại những người xung quanh bạn sẽ nghĩ bạn thiếu tôn trọng họ và bạn sẽ làm mất hình ảnh của chính mình.
Người có lòng tự trọng luôn biết cách nhận lỗi và tìm cách sửa chữa sai lầm. Nếu bạn làm điều gì đó có lỗi với bố mẹ, bạn bè hoặc những người xung quanh, hãy nói lời xin lỗi họ và hứa lần sau sẽ không tái phạm. Đó cũng là cách bạn khẳng định giá trị bản thân. Nếu bạn né tránh hoặc đổ lỗi cho người khác, mọi người sẽ không coi trọng bạn bởi vì bạn dám làm nhưng không dám nhận, đó là hành vi hèn nhát. Bên cạnh việc cố gắng trong học tập, bạn cần biết cách hài hòa các mối quan hệ xung quanh bằng việc nói được, làm được và giúp đỡ người khác trong khả năng có thể bằng những hành động đơn giản như chào hỏi lễ phép, nói lời cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ, nói lời xin lỗi khi làm người khác phải suy nghĩ. Bởi nếu bạn làm được điều đó, mọi người sẽ luôn nhìn nhận bạn là một người tốt, họ sẽ tôn trọng và quý mến bạn. Điều đó có nghĩa là bạn đã xây dựng được hình ảnh bản thân trong mắt của những người xung quanh.
Lòng tự trọng là một nhân tố quan trọng góp phần tạo nên giá trị bản thân của một người đồng thời nó là nền tảng điều chỉnh suy nghĩ, hành động giúp bạn giao tiếp một cách hiệu quả. Người có lòng tự trọng sẽ biết cách hoàn thiện bản thân mình để trở thành một người được nhiều người yêu mến. Để làm được điều đó, bản thân mỗi người phải luôn nỗ lực, phấn đấu trong học tập cũng như trong cuộc sống.
Cô Tấm bước ra từ trái thị, nàng tiên cá xinh đẹp hay chàng hoàng tử khôi ngô,… là những nhân trong truyện cổ tích. Mỗi tối họ vẫn thường tới bầu bạn với em thông qua lời kể của bà. Bà ngoại kính yêu của em là một người như thế!
Mái tóc bạc phơ của bà y như những bà tiên trong chuyện cổ tích bà hay kể mỗi tối. Bà thường quấn mái tóc dài, thưa vào chiếc khăn vấn ngang đầu cho thật gọn gàng. Khuôn mặt phúc hậu với những nếp nhăn không còn thẳng hàng. Bà thường bảo em, những lần em hư, không nghe lời là trên mặt bà sẽ có thêm một nếp nhăn. Bởi thế, em phải thật chăm ngoan, học giỏi để bà luôn luôn trẻ khỏe. Đôi mắt không còn trong trẻo như những tấm ảnh thời son trẻ của bà. Giờ đi lại, bà phải dùng tới gậy để dò đường. Đôi môi ăn trầu luôn luôn đỏ che đi hàm rang đen nhuộm của bà. Tuy năm nay đã 75 tuổi, nhưng rang bà vẫn rất chắc chắn. Chúng ngoan ngoãn xếp hàng ngay ngắn mà không hề có ý định mất trật tự. Bà em là thế, bà đẹp, nét đẹp của cái tuổi xế chiều.
Mỗi tối, em tranh thủ học bài sớm để ra hiên nằm dài gối đầu lên chân bà, nghe bà kể những câu huyện cổ tích hấp dẫn. Bà vẽ ra cho em một thế giới đa màu sắc, có người tốt, kẻ xấu, rồi sau mỗi câu chuyện, bà sẽ khuyên răn em. Mỗi câu chuyện là một ý nghĩa riêng, là một bài học riêng mà sau đó, em hiểu hơn về thế giới, hiểu mình nên làm gì và không nên làm gì. Trong chuyện có bà tiên giúp cô Tấm, còn em, em có bà tiên luôn hiện diện bên em mỗi ngày. Bà em là thế, bà là một nhà thông thái tài ba.
Những chuyện lớn nhỏ trong ngày, em đều tâm sự cùng và. Những lúc như thế, bà lại như một người bạn của em. Bà hùa theo những suy nghĩ của em, theo mạch suy nghĩ của em. Bà luôn đoán trúng những gì em muốn nói rồi sau đó mới phân tích đúng sai. Bà giống như siêu nhân biết đọc suy nghĩ của người khác vậy. Bà em là thế, là một nhà tâm lý học yêu nghề.
Những lần em bị bố đánh đòn vì hư, bà sẽ là người che cho em tránh trận đòn của bố. Bà sẽ không cho bố đánh em, nhưng bà khuyên em bừng lời nói. Mỗi lần như thế, em lại thấy hối hận vô cùng. Bà em là thế, bà là một cô giáo tâm lý.
Cứ thế, em lớn lên trông vòng tay yêu thương của bà ngoại. Bà nuôi dưỡng tâm hồn em, dạy em cách ứng xử đúng mực, giúp em giải quyết những khó khăn. Bà là thế, bà là nữ thần trong lòng em. Em yêu bà rất nhiều.
Bà nội em năm nay tuy tuổi đã ngoài sáu mươi nhưng vẫn còn dẻo dai, nhanh nhẹn lắm. Mái tóc bạc của bà búi cao sau đầu. Gương mặt bà phúc hậu, ánh mắt thật hiền từ, độ lượng.Bà chỉ sinh được một mình bố em nên khi bố em chuyển công tác, bà đã từ biệt mái nhà, mảnh vườn thân quen để theo con cháu lên thành phố.
Bố em là kĩ sư xây dựng nên thường xuyên phải công tác xa nhà. Mẹ em là công nhân, ngày làm tám tiếng trong xưởng máy. Bà thay bố mẹ em chăm sóc chúng em, từ việc ăn ở đến việc học hành. Sáng sáng, bà đánh thức em và bé Thắng dậy, giục đánh răng, rửa mặt, thay quần áo sạch sẽ, gọn gàng. Rồi bà cho hai chị em ăn sáng. Mỗi khi các cháu đi học, bà không quên khuyên nhủ các cháu phải chăm ngoan. Bà dọn dẹp nhà cửa gọn gàng, chu tất. Xong xuôi, bà xách giỏ đi chợ. Số tiền chi tiêu hằng ngày tuy ít ỏi nhưng do bà khéo thu xếp nên bữa nào chúng em cũng được ăn cơm dẻo, canh ngon. Buổi trưa đi học về, bà cháu, mẹ con quây quần bên mâm cơm, đầm ấm biết chừng nào! Suốt ngày, bà chẳng lúc nào ngơi tay. Việc nhà tạm ổn, bà lại lúi húi bên thúng đồ may. Bà khâu lại cho em chiếc áo sứt chỉ, đính lại cho bé Thắng chiếc khuy ... Đêm nào trước khi đi ngủ, bà cũng dành mười lăm, hai mươi phút kể chuyện cổ tích cho chúng em nghe. Giọng kể của bà ấm áp và truyền cảm lạ thường. Bà đưa em vào thế giới huyền ảo của những chuyện như Cây khế, Tấm Cám ...
Thỉnh thoảng, bố em về thăm, thấy nhà cửa ngăn nắp, con cái sạch sẽ, chăm ngoan, bố vui lắm. Bố em nói lời chân thành cảm ơn bà thì bà chỉ mỉm cười hiền hậu:
- Có gì đâu! Mẹ cố gắng giúp gia đình để con yên tâm công tác
Bố mẹ em quý bà lắm. Bố mẹ thường bảo nếu không có bà thì gia đình em sẽ gặp không ít khó khăn ...Vất vả, khó nhọc là thế nhưng bà em chẳng đòi hỏi gì nhiều. Bà chỉ có một ao ước là thỉnh thoảng được về thăm quê hương, làng xóm. Bố em hứa Tết này sẽ thu xếp để cả gia đình về quê ăn Tết. Nghe vậy, bà rất mừng.
Em và bé Thắng luôn nghe theo lời bà dạy để làm bà vui lòng. Mỗi khi được điểm 10, em khoe bà thì lại được bà âu yếm xoa đầu khen: "Cháu bà giỏi lắm!"
Rồi bà mỉm cười, trông bà hiền hậu như một bà tiên trong cổ tích. Em yêu quý và biết ơn bà biết chừng nào!
chung tình là tình cảm chỉ dành cho một người mà thôi!nó cần sự điều khiển của lý trí nhiều hơn là con tim!
còn tình cảm của bạn thay đổi điều đó chứng tỏ là...bạn chưa yêu người "3 năm" thực sự!bây giờ hoặc cố gắng mà chung tình,hoặc chọn một hướng khác!
nói chung cứ chọn hướng nào mà bạn cảm thấy hạnh phúc và thoải mái lương tâm thì dc!
cũng khó đó!
chúc bạn hạnh phúc!
Đã rất lâu rồi em không có dịp về thăm quê nội. Hôm nay, sau một năm học vất vả, em được bố mẹ thưởng một chuyến về quê chơi. Chao ôi! Quê em đổi mới nhiều quá!
Từ xa nhìn lại quê hương em như một bức tranh nhiều màu sắc. Đến gần là rặng tre làng, cánh đồng lúa,... Đứng lên trần nhà bà nội, em phóng tầm mắt nhìn dòng sông Đáy hiền hoà chảy quanh năm. Những trưa hè nóng bức, chúng em thường lội xuống dòng sông để rửa chân, tay và tắm mát. Dòng nước như ôm những đứa con vào lòng. Đông vui và tấp nập nhất là lúc 6 - 7 giờ sáng. Lúc đó là các bạn học sinh đi học, các bác đi làm và các cô đi chợ trên chiếc cầu phao bằng gỗ nối từ bờ sông này sang bờ sông kia. Ở dưới sông, tàu bè xuôi ngược. Trước mặt em là cánh đồng lúa. Từ xa cánh đồng như một tấm thảm màu xanh, lác đác có vài bác nông dân đi thăm lúa. Ra về, ai cũng khen lúa năm nay tốt thật. Em nghe bà kể rằng: "Xưa kia cánh đồng lúa này mọc toàn cỏ, một sào chỉ thu hoạch được gần một tạ thế mà giờ đây một sào có thể thu hoạch được ba tạ thóc. Phía bên phải em là những dãy núi, dãy núi này chồm lên dãy nọ. Những cây mọc quanh sườn núi trông xanh mượt. Em xuống dưới nhà, chỉ cần bước qua khỏi cổng là đã đứng trên con đường làng. Mẹ em nói: "Con đường này trước đây còn là đường đất, khi trời đổ mưa thì đường lầy lội, trơn như đổ mỡ và có rất nhiều ổ gà. Ngày ấy, mẹ đi học toàn bị ngã, nước bắn bẩn hết quần áo, phải về nhà thay". Thế mà giờ đây được sự quan tâm của xã, con đường làng em đã được khoác trên mình một tấm áo bê tông.
Hai bên đường trước dãy là những ngôi nhà mái tranh vách đất, cứ lúc mưa là lại bị dột. Ngày ấy cũng chưa có điện, cứ đến chập tối là thắp đèn dầu và đóng cửa ở trong nhà, ngại sang nhà hàng xóm chơi vì trời tối quá. Thế mà giờ đây hai bên đường san sát những ngôi nhà hai tầng mọc lên. Đèn điện được thắp sáng trưng. Những cột giàn ăng ten dựng lên cao ngất. Chắc hẳn ở khắp các miền quê trên đất nước ta, có rất nhiều nơi có cảnh đẹp và sự đổi mới giống như quê em
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người
Câu hát trên cứ văng vẳng bên tai. Em nghĩ lớn lên dù có đi đâu xa, em cũng không thể quên nơi chôn rau, cắt rốn. Hiện nay, đang ngồi trên ghế nhà trường em nghĩ sẽ học tập giỏi để mai này lớn lên, xây dựng quê hương em ngày càng giàu đẹp, để không phụ công lao dưỡng dục của cha mẹ và thầy cô.
Đã rất lâu rồi em không có dịp về thăm quê nội. Hôm nay, sau một năm học vất vả, em được bố mẹ thưởng một chuyến về quê chơi. Chao ôi! Quê em đổi mới nhiều quá!
Từ xa nhìn lại quê hương em như một bức tranh nhiều màu sắc. Đến gần là rặng tre làng, cánh đồng lúa,... Đứng lên trần nhà bà nội, em phóng tầm mắt nhìn dòng sông Đáy hiền hoà chảy quanh năm. Những trưa hè nóng bức, chúng em thường lội xuống dòng sông để rửa chân, tay và tắm mát. Dòng nước như ôm những đứa con vào lòng. Đông vui và tấp nập nhất là lúc 6 - 7 giờ sáng. Lúc đó là các bạn học sinh đi học, các bác đi làm và các cô đi chợ trên chiếc cầu phao bằng gỗ nối từ bờ sông này sang bờ sông kia. Ở dưới sông, tàu bè xuôi ngược. Trước mặt em là cánh đồng lúa. Từ xa cánh đồng như một tấm thảm màu xanh, lác đác có vài bác nông dân đi thăm lúa. Ra về, ai cũng khen lúa năm nay tốt thật. Em nghe bà kể rằng: "Xưa kia cánh đồng lúa này mọc toàn cỏ, một sào chỉ thu hoạch được gần một tạ thế mà giờ đây một sào có thể thu hoạch được ba tạ thóc. Phía bên phải em là những dãy núi, dãy núi này chồm lên dãy nọ. Những cây mọc quanh sườn núi trông xanh mượt. Em xuống dưới nhà, chỉ cần bước qua khỏi cổng là đã đứng trên con đường làng. Mẹ em nói: "Con đường này trước đây còn là đường đất, khi trời đổ mưa thì đường lầy lội, trơn như đổ mỡ và có rất nhiều ổ gà. Ngày ấy, mẹ đi học toàn bị ngã, nước bắn bẩn hết quần áo, phải về nhà thay". Thế mà giờ đây được sự quan tâm của xã, con đường làng em đã được khoác trên mình một tấm áo bê tông.
Hai bên đường trước dãy là những ngôi nhà mái tranh vách đất, cứ lúc mưa là lại bị dột. Ngày ấy cũng chưa có điện, cứ đến chập tối là thắp đèn dầu và đóng cửa ở trong nhà, ngại sang nhà hàng xóm chơi vì trời tối quá. Thế mà giờ đây hai bên đường san sát những ngôi nhà hai tầng mọc lên. Đèn điện được thắp sáng trưng. Những cột giàn ăng ten dựng lên cao ngất. Chắc hẳn ở khắp các miền quê trên đất nước ta, có rất nhiều nơi có cảnh đẹp và sự đổi mới giống như quê em
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người
Câu hát trên cứ văng vẳng bên tai. Em nghĩ lớn lên dù có đi đâu xa, em cũng không thể quên nơi chôn rau, cắt rốn. Hiện nay, đang ngồi trên ghế nhà trường em nghĩ sẽ học tập giỏi để mai này lớn lên, xây dựng quê hương em ngày càng giàu đẹp, để không phụ công lao dưỡng dục của cha mẹ và thầy cô.
Để "hỏi" của bạn nhận được nhiều hơn từ "đáp", theo thiển ý của tôi, ta nên hiểu câu hỏi đầy đủ của bạn là: "Những câu CA DAO DÂN CA về chủ đề sống chan hòa với mọi người?"
Bạ có đồng ý không?
Theo Từ điển Tiếng Việt Phổ thông (của Viện Ngôn ngữ học, 2002):
- Ca dao (dt): 1. Thơ ca dân gian truyền miệng dưới những hình thức câu hát, không theo một điệu nhất định. 2. Thể loại văn vần, thường theo thể lục bát, có hình thức giống như ca dao cổ truyền.
- Dân ca (dt): Bài hát lưu truyền trong dân gian, thường không rõ tác giả.
(Xin lỗi, hơi dài dòng một tý, vì mong cho bạn nhận được nhiều hơn! )
Thực tế, vì là sáng tác dân gian, nên giữ cao dao và dân ca, ranh giới không rõ ràng. Ca dao Việt nam là "những câu (văn vần) bốn chữ, năm chữ, sáu tám hay hai bảy sáu tám, đễu có thể NGÂM ĐƯỢC NGUYÊN CÂU, không cần tiếng đệm như người ta ngâm thơ vậy. Còn dùng một bài cao dao để hát thì bài ca dao sẽ biến thành dân ca, vì HÁT PHẢI YÊU CẦU CÓ KHÚC ĐIỆU và như vậy, phải có thêm tiếng đệm" (Vũ Ngọc Phan). Ngược lại, khi tước bỏ những tiếng đệm, những tiếng láy, câu láy ở một bài dân ca thì bài dân ca ấy chẳng khác gì một bài CA DAO.
Hy vọng, bạn đồng ý và tôi chỉ cho ví dụ một vài câu và nguồn tư liệu, theo chủ đề :SỐNG CHAN HÒA VỚI MỌI NGƯỜI. Bạn sẽ nhận được nhiều hơn sau câu trả lời của tôi từ công đồng chúng ta.
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nmhau cùng.
Cái cò, cái vạc, cái nông,
Cùng ăn một đồng, nói chuyện giăng ca.
Một đàn cò trắng bay tung,
Bên nam bên nữ ta cùng hát lên.
Việc nhà thì nhác, việc làng nác thì siêng
(làng nác = việc làng, việc nước)
Đi với bụt mặc áo cà sa
Đi với ma mặc áo giấy.
Muốn sống hôà đồng thì không nên ganh tỵ, khích bác, cao dao có:
Ai ơi chớ vội cười nhau,
Cười người hôm trước, hôm sau người cười.
Cố nhà thơ Tố Hữu có bài thơ lục bát rất hay, đọc lên nghe như cao dao và nhiều người ngâm nga khi ru con:
Con chim làm mật yêu hoa
Con cá bơi yêu nước, con chim ca yêu trời
Con người muốn sống con ơi
Hãy yêu đồng chí, yêu người anh em,
Một ngôi sao chẳng sáng đêm
Một thân lúa chính chẳng nên mùa vàng.
Một người đâu phải dân gian
Sống chăng một đốm lửa tàn mà thôi.
bn ơi lên mạng cha