Trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều, vẻ đẹp của Thúy Vân được hiện lên qua những câu thơ nào? Vẻ đẹp đó được Nguyễn Du khắc họa như thế nào?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tác giả giới thiệu về hai chị em:
1 “Đầu lòng hai ả tố nga
Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân”
Với việc sử dụng từ Hán Việt “tố nga”, tác giả đã giới thiệu một cách trang trọng về Thúy Kiều và Thúy Vân. Họ là hai người con gái đẹp, trong đó, Thúy Kiều là cô chị, Thúy Vân là cô em. Cả hai chị em đều là những người có cốt cách duyên dáng, thanh tao.
2. Hai câu tiếp:
“Mai cốt cách, tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”
Bằng bút pháp ước lệ kết hợp với hình ảnh ẩn dụ, tác giả đã ngầm so sánh cốt cách của hai chị em Thúy Kiều thanh tao, mảnh dẻ như cây mai, tinh thần trong trắng như tuyết. Tác giả lấy vẻ đẹp của thiên nhiên để miêu tả vẻ đẹp của con người. Đó cũng là bút pháp ước lệ của văn học trung đại. Thúy Kiều và Thúy Vân đều có những nét đẹp riêng và khi kết hợp lại đã tạo nên một vẻ đẹp “mười phân vẹn mười”.
- Đoạn 1 (4 câu đầu): giới thiệu khái quát hai chị em Thúy Kiều
- Đoạn 2 (4 câu tiếp): gợi tả vẻ đẹp Thúy Vân
- Đoạn 3 (12 câu tiếp): gợi tả vẻ đẹp Thúy Kiều
- Đoạn 4 (4 câu cuối): Nhận xét chung về cuộc sống của hai chị em
- 4 câu đầu: Giới thiệu chung về chị em Thúy Kiều
- 4 câu tiếp: Vẻ đẹp của Thúy Vân
- 12 câu sau: Vẻ đẹp và tài năng của Thúy Kiều
- 4 câu cuối: Cuộc sống và phẩm hạnh của chị em Thúy Kiều
+ 4 câu đầu: Giới thiệu chung về chị em Thúy Kiều
- 4 câu đầu: Giới thiệu chung về chị em Thúy Kiều
- 4 câu tiếp: Vẻ đẹp của Thúy Vân
- 12 câu sau: Vẻ đẹp và tài năng của Thúy Kiều
- 4 câu cuối: Cuộc sống và phẩm hạnh của chị em Thúy Kiều
+ 4 câu đầu: Giới thiệu chung về chị em Thúy Kiều
+ Đoạn trích nằm ở phần đầu “Gặp gỡ và đính ước” của tác phẩm “Truyện Kiều”, giới thiệu về gia cảnh nhà Vương viên ngoại.
+ Tác giả đã sử dụng thể thơ lục bát kết hợp ngôn ngữ chọn lọc, giàu hình ảnh, mang tính biểu cảm cao.
+ Đoạn trích cho người đọc thấy được vẻ đẹp của chị em Thúy Vân, Thúy Kiều.
Thuộc phần đầu. Truyện thơ Nôm viết theo thể thơ lục bát.Đoạn trích đã khắc họa rõ nét chân dung tuyệt mĩ của chị em Thúy Kiều, ca ngợi vẻ đẹp, tài năng và dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh của Thúy Kiều, đây là biểu hiện cho cảm hứng nhân văn của Nguyễn Du
Nguyễn Du đặt tên cho tác phẩm của mình là “Đoạn trường tân thanh” nhưng nhân dân ta quen gọi là “Truyện Kiều” vì:
- Toàn bộ tác phẩm xoay quanh cuộc đời và số phận của nàng Kiều, nàng là nhân vật chính, là nhân vật trung tâm của truyện. Lấy tên nhân vật chính làm nhan đề cho tác phẩm cũng là điều dễ thấy.
- Bên cạnh đó, thân phận của nàng Kiều cũng giống như thân phận của biết bao phụ nữ trong xã hội phong kiến phải chịu nỗi bất hạnh, vì vậy mà nàng Kiều hiện lên thật gần gũi, người đọc cảm thông với những nỗi bất hạnh của Kiều và yêu mến những phầm chất tót đẹp của nàng. Vì vậy, gọi tên “Truyện Kiều” cũng là cách để thể hiện tình cảm của nhân dân ta với Thúy Kiều.
- Tên gọi “Truyện Kiều” dễ nhớ, dễ đọc, gần gũi với người đọc.
vì trong số người đọc chúng ta ít ai có thể hiểu được số phận đau khổ của người phụ nữa xưa,chúng ta gọi là truyện Kiều bởi nhân vật Kiều là một người phụ nữ tượng trưng và tiêu biểu cho những người phụ nữ ấy
- Tên gọi: “Đoạn trường tân thanh” có nghĩa là “Tiếng kêu mới dứt ruột”, “Tiếng kêu mới xé lòng”. Nhưng nhân dân ta quen gọi là “Truyện Kiều”
- Đây là tác phẩm tiêu biểu được viết bằng chữ Nôm.
- Tác phẩm gồm 3254 câu thơ lục bát.
- Nguyễn Du sáng tác dựa trên cốt truyện “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân ở Trung Quốc
- “Truyện Kiều” gồm 3 phần:
+ Phần 1: Gặp gỡ và đính ước
+ Phần 2: Gia biến và lưu lạc
+ Phần 3: Đoàn tụ
Cốt truyện xoay quanh một gia đình Vương Viên ngoại đời Minh Trung Quốc. Vương Viên ngoại sinh được 3 người con là : Thúy Kiều, Thúy Vân và Vương Quan. Hai chị em Thúy Kiều và Thúy Vân đều được xem là những chuẩn mực về cái đẹp. Thúy Kiều được coi là một trong mỹ nhân với tài sắc vẹn toàn khiến “hoa ghen, liễu hờn”, không những thế tài sắc cũng hơn người “thông minh vốn sẵn tính trời”.Nhân ngày hội Đạp Thanh Thúy Kiều với em gái đi chơi xuân và vô tình gặp Kim Trọng. Mối tình Kim – Kiều chớm nở “tình trong như đã mặt ngoài còn e”. Cả hai hứa hẹn thề nguyền dưới trăng “Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương”. Sau đó Kim Trọng phải về Liễu Dương hộ tang chú, gia đình Thúy Kiều gặp tai biến. Không còn cách nào Kiều đành phải bán mình cho Mã Giám Sinh để lấy tiền chuộc cha. Thúy Kiều quỳ xuống xin em gái Thúy Vân hãy thay mình tiếp nối chuyện tình với Kim Trọng. Rồi theo Mã Giám Sinh về Lâm Truy. Tuy nhiên Kiều đã mắc lừa Sở Khanh bị Tú Bà bắt tiếp khách ở lầu xanh lần thứ nhất. Kiều được Thúc Sinh chuộc làm vợ lẽ. Hoạn Thư đánh ghen, Kiều bỏ trốn khỏi nhà và rơi vào tay Bạc Bà, Bạc Hạnh bắt đầu cuộc đời trôi nổi ở lầu xanh lần hai. Tại đây, Kiều được Từ Hải cứu và thành vợ Từ Hải. Kiều bắt đầu báo ân báo oán. Sau đó Kiều và Từ Hải mắc mưu Hồ Tôn Hiến, Từ Hải chết còn Kiều bị bắt gả cho viên thổ quan. KHông chịu được tủi nhục Kiều nhảy xuống sông Từ Đường tự tử nhưng được cứu rồi đi tu.
a. Đoạn trích trích trong Hoàng Lê nhất thống chí - Hồi thứ mười bốn. Của nhóm tác giả Ngô gia văn phái.
b. Đoạn văn là lời của Quang Trung nói với tướng sĩ, khi ông ở Tam Điệp. Đoán biết kế sách rút quân để bảo toàn lực lượng là của Ngô Thì Nhậm, ông không phạt tướng Sở, Lân mà còn khen ngợi để khích lệ tinh thần họ.
a, Đoạn trích trên trích trong văn bản "Hoàng Lê nhất thống chí".
Tác giả: Ngô gia văn phái
b, Đoạn văn là lời nói của Quang Trung với tướng sĩ.
Trong hoàn cảnh: ở núi Tam Điệp, đoán biết kế sách rút quân để bảo toàn lực lượng của Ngô Thì Nhậm, ông không phạt tướng Sở và Lân mà ngược lại còn khích lệ tinh thần họ.
1. Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh:
- Tôn Sĩ Nghị kiêu căng, tự mãn, chủ quan:
+ Thấy kéo quân vào thành Thăng Long dễ dàng, Tôn Sĩ Nghị cho là bình an vô sự, không đề phòng gì cả.
+ Y còn là tên tướng bất tài, cầm quân mà không biết tình hình thực hư, kiêu căng, tự mãn, không chút đề phòng.
- Khi quân Tây Sơn đánh tới:
+ tướng thì "sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp, chuồn trước qua cầu phao".
+ quân thì "ai nấy đều rụng rời sợ hãi", "bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết".
2. Số phận thảm hại của bọn vua tôi phản nước hại dân Lê Chiêu Thống:
- Lê Chiêu Thống vì lợi ích riêng của dòng họ mà đem vận mệnh dân tộc đặt vào tay kẻ thù.
- Kết cục: chịu chung số phận bi thảm của kẻ vong quốc. Vội vã cùng bề tôi thân tín "đưa thái hậu qua sông", chạy bán sống bán chết, cướp cả thuyền của dân để qua sông. Đuổi kịp Tôn Sĩ Nghị, chỉ còn biết "nhìn nhau than thở, oán giận chảy nước mắt". Sau khi chạy qua Trung Quốc, phải cạo đầu, tết tóc, ăn mặc giống như người Mãn Thanh và cuối cùng gửi nắm xương tàn nơi đất khách quê người.
=> Lối kể chuyện xen kẽ miêu tả những chi tiết thực, sinh động, nhịp điệu nhanh, dồn dập, gấp gáp gợi sự hoảng hốt của kẻ thù. Ngòi bút miêu tả khách quan nhưng vẫn hàm chứa sự hả hê, sung sướng của người viết trước sự thảm bại của nhà Thanh và có chút gì đó xót thương dành cho vua tôi Lê Chiêu Thống.
- Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh
+ Quân Thanh chống không nổi, bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết
+ Quân Thanh hoảng sợ, hết hồn hết vía tìm đường thoái lui
- Sự thảm hại của bọn bán nước Tôn Sĩ Nghị, Lê Chiêu Thống
+ Tôn Sĩ Nghĩ sợ mất mật, người không kịp mặc áo, ngựa không kịp đóng yên, dẫn bọn kị binh chuồn trước
+ Vua Lê cùng bọn Lê Quýnh, Trịnh Hiến chạy trốn gặp được người thổ hào thiết đã long trọng
+ Vua Lê chạy đến chỗ của Tôn Sĩ Nghị oán thán, Tôn Sĩ Nghị lấy làm xấu hổ
- Đoạn văn miêu tả sự thảm bại của quân Thanh thì mạnh mẽ, dứt khoát. Đoạn văn miêu tả sự thảm bại của vua Lê có chút gì đó xót thương, ngậm ngùi. Thể hiện tấm lòng tiếc nuối của bề tôi cũ
1. Quang Trung là người hành động mạnh mẽ, quyết đoán.
- Nghe tin giặc đánh chiếm đến Thăng Long, mất cả 1 vùng đất đai rộng lớn mà ông không hề nao núng "định thân chinh cầm quân đi ngay".
- Chỉ trong vòng một tháng, Nguyễn Huệ đã làm được bao nhiêu việc lớn: Tế cáo trời đất, lên ngôi Hoàng Đế, đốc xuất đại binh ra Bắc.
=> Từ đầu đến cuối, Nguyễn Huệ luôn là con người hành động một cách xông xáo, nhanh gọn, có chủ đích và rất quả quyết.
2. Quang Trung là con người có trí tuệ sáng suốt và nhạy bén:
- Sáng suốt trong việc nhận định tình hình ta và địch:
+ Qua lời dụ tướng sĩ ở Nghệ An, Quang Trung đã khẳng định được chủ quyền của dân tộc: "đất nào sao ấy", "người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác". Ông còn tố cáo hành động xâm lược phi nghĩa của giặc, vạch rõ tội ác của chúng: "Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân ta, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi,..."
+ Quang Trung đã khích lệ tướng sĩ dưới quyền bằng những tấm gương chiến đấu dũng cảm chống ngoại xâm, giành độc lập của dân tộc từ ngàn xưa như: Trưng nữ Vương, Lê Đại Hành, Đinh Tiên Hoàng,...
+ Quang Trung dự kiến được việc Lê Chiêu Thống về nước có thể làm cho một số người phù Lê "thay lòng đổi dạ" với mình nên ông đã có lời dụ với quân lính vừa chí tình vừa nghiêm khắc: "Các ngươi đều là những kẻ có lương tri, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực để dựng lên công lớn. Chớ có quen thói cũ, ăn ở hai lòng, nếu như việc phát giác ra, sẽ bị giết chết ngay tức khắc, không tha một ai".
- Sáng suốt trong việc xét đoán bề tôi:
+ Trong dịp hội quân ở Tam Điệp, qua lời của Quang Trung với Sở, Lân ta thấy rõ: Ông là người hiểu việc rút quân của hai vị tướng giỏi này. Đúng ra thì "quân thua tại tướng" nhưng ông hiểu lòng họ, sức mình không địch nổi đội quân hùng tướng hổ nhà Thanh nên đành phải bỏ thành Thăng Long rút về Tam Điệp. Ông không trừng phạt mà còn khen ngợi Sở và Lân.
+ Đối với Ngô Thì Nhậm, ông đánh giá rất cao tài và đức của Ngô Thì Nhậm, cho Ngô Thì Nhậm là kẻ "đa mưu túc trí" nên đoán biết được chủ mưu rút quân là của Ngô Thì Nhậm, để bảo toàn lực lượng, dẹp việc binh đao.
3. Quang Trung là người có tầm nhìn xa trông rộng.
- Mới khởi binh đánh giặc, chưa giành được tấc đấc nào mà Quang Trung đã khẳng định chắc như đinh đóng cột "phương lược tiến đánh đã có sẵn".
- Đang trên lưng ngựa, Quang Trung đã nói với Ngô Thì Nhậm về quyết sách ngoại giao và kế hoạch 10 năm tới của ta. Đối với địch, thường thì biết là thắng việc binh đao không thể dứt ngay được: "Chờ mười năm nữa ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu quân mạnh thì ta có sợ gì chúng".
4. Quang Trung là vị tướng có tài thao lược hơn người.
- Cuộc hành quân thần tốc do Quang Trung chỉ huy vẫn còn làm hậu thế ngạc nhiên. Vừa hành quân, vừa đánh giặc mà Quang Trung hoạch định kế hoạc từ 25 tháng Chạp đến mùng 7 tháng Giêng sẽ vào ăn tết ở Thăng Long. Nhưng thực tế, quân ta đã giành chiến thắng trước 2 ngày.
- Hành quân xa, liên tục như vậy nhưng quân đội của do Quang Trung tổ chức vẫn luôn giữ vững đội hình, chỉnh tề.
5. Hình ảnh vị vua lẫm liệt trong chiến trường.
- Ông làm tổng chỉ huy chiến dịch thực sự.
- Dưới sự lãnh đạo tài tình của vị tổng chỉ huy, nghĩa quân đã đánh những trận quyết liệt, áp đảo kẻ thù, giữ được bí mật để tạo bất ngờ khiến địch không kịp trở tay.
- Khí thế đội quân làm cho kẻ thù khiếp vía và hình ảnh người anh hùng được khắc họa lẫm liệt: nhà vua "cưỡi voi đi đốc thúc" với tấm áo bào màu đỏ đã sạm đen khói súng.
=> Hình ảnh người anh hùng được khắc họa khá đậm nét với tính cách mạnh mẽ, trí tuệ sáng suốt, nhạy bén, tài dụng binh như thần, là người tổ chức và là linh hồn của chiến công vĩ đại.
-Hành động mạnh mẽ, quyết đoán, xông xáo, nhanh gọn, có chủ đích
-Trí tuệ sáng suốt, nhạy bén:
+Sáng suốt trong việc nhận định tình hình giữa địch và ta
+Sáng suốt trong việc xét đoán và dùng người
-Ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng
-Tài dụng binh như thần:
+Kì tài trong việc dùng binh
-Hình ảnh vua Quang Trung lẫm liệt trong chiến trận
=>Nguyễn Huệ là người trí dũng văn võ song toàn
Tôn Sĩ Nghị dễ dàng đưa quân vào Thăng Long, quân lính kiêu căng, chủ quan mà không biết Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy đang tiến quân ra Bắc. Thấy tình hình địch chủ quan, Nguyễn Huệ đã lên ngôi Hoàng Đế (25 tháng Chạp), lấy hiệu là Quang Trung, bắt đầu tiến quân ra Bắc. Ngày 29 đến Nghệ An, vừa đi vừa tuyển mộ binh lính được hơn một vạn quân tinh nhuệ. Quang Trung mở một cuộc duyệt binh lớn, đọc lời phủ dụ tướng sĩ. Ngày 30 tháng Chạp, ông mở tiệc khao quân ăn Tết trước. Ngày 3 tháng Giêng, quân Tây Sơn chiếm đồn Hà Hồi, mờ sáng ngày mùng 5 chiếm được đồn Ngọc Hồi. Quân Thanh ở thành Thăng Long không hề hay biết. Tôn Sĩ Nghị và Lê Chiêu Thống cho quân tưng bừng ăn tết. Quang Trung tiến vào, quân Thanh không chống đỡ nổi, đành bỏ chạy, chen chúc nhau mà chết. Lê Chiêu Thống chạy theo nhà Thanh đến hết cửa ải, Nghị đã khuyên Lê Chiêu Thống tạm lánh nạn rồi trở về nước.
Việc tướng nhà thanh tiến vào thăng long và sự hành quân thần tốc của vua quang trung nguyễn huệ
- Tác giả miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân một cách cụ thể, rõ nét, làm hiện lên trước mắt người đọc vẻ đẹp trẻ trung, tươi tắn của một cô gái đang độ trăng tròn.
“Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da”.
- Tác giả đã sử dụng bút pháp ước lệ để giới thiệu về vẻ đẹp của Thúy Vân. Cụm từ “trang trọng khác vời” lột tả vẻ đẹp cao sang, quý phái.
- Khi miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân, tác giả kết hợp thủ pháp liệt kê với ước lệ và các phép tiểu đối. Trong thiên nhiên có bao nhiêu cái đẹp, Nguyễn Du đều chọn để so sánh với Thúy Vân. Tác giả đã lấy vẻ đẹp của trăng, hoa, mây để so sánh với vẻ đẹp của nàng. Thúy Vân hiện lên với khuôn mặt tròn, đầy đặn, phúc hậu, dịu hiền như mặt trăng đêm Rằm. Đôi lông mày sắc nét, thanh tú như “nét ngài”, miệng nàng cười tươi tắn như hoa. Giọng nói trong, lời nói đẹp như “nhả ngọc phun châu”. Mái tóc nàng óng ả, đen tuyền, mềm mượt hơn mây cùng làn da trắng, mịn màng hơn tuyết.
- Vẻ đẹp của Thúy Vân là vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu. Vẻ đẹp đó khiến thiên nhiên phải “thua”, phải “nhường”. Điều đó đã ngầm dự báo trước về một tương lai, số phận yên bình, êm đềm, hạnh phúc.
Vẻ đẹp của Vân được thể hiện qua các câu thơ:
"Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da"
***:
- Câu thơ mở đầu khái quát vẻ đẹp của Thúy Vân, “trang trọng” gợi vẻ cao sang, quý phái
- Vẻ đẹp của Thúy Vân được so sánh với những thứ đẹp nhất trên đời: trăng, hoa, mây, tuyết, ngọc
- Chân dung Thúy Vân được miêu tả toàn vẹn từ mái tóc đến nụ cười, giọng nói, phong thái ứng xử nghiêm trang: khuôn mặt đầy đặn, phúc hậu, lông mày sắc nét như ngài, miệng tươi như hoa, đoạn trang như ngọc,...
- Chân dung dự đoán số phận: “mây thua”, “tuyết nhường” ⇒ số phận êm đềm