Viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về chi tiết cây đàn thần và niêu cơm thần (truyện Thạch Sanh)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Vì truyện cổ thường rút ra được bài học tốt nên kết thúc có hậu, với lại truyện cổ để kể cho trẻ con, kết thúc buồn cho chúng khóc nhoi lên à
Truyện cổ tích là một thể loại văn học được tự sự dân gian sáng tác có xu thế hư cấu, bao gồm cổ tích thần kỳ, cổ tích thế sự, cổ tích phiêu lưu và cổ tích loài vật. Đây là loại truyện ngắn, chủ yếu kể về các nhân vật dân gian hư cấu, như tiên, yêu tinh, thần tiên, quỷ, người lùn, người khổng lồ, người cá, hay thần giữ của, và thường là có phép thuật, hay bùa mê. Về nội dung tư tưởng, truyện cổ tích thường mang tinh thần lạc quan, có hậu, trong đó kết thúc truyện bao giờ cái ác bị tiễu trừ hoặc bị chế giễu. Truyện cổ tích thường là kể, đọc cho trẻ em nghe nên những cái kết có hậu nó sẽ có tác động, ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ. Vì vậy các Truyện cổ tích kết cục rất là đẹp như: Hoàng tử và công chúa sống bên nhau hạnh phúc, kẻ lương thiện tốt bụng luôn gặp may mắn, hạnh phúc, kẻ xấu nhất định phải bị trừng trị. Do đó qua truyển cổ tích có thể giáo dục đạo đức, lối sống và hình thành nhân cách cho trẻ.
Trong cuộc sống, ai ai cũng gặp vài ba tình huống đáng cười. Riêng tôi, tôi đã gặp không dưới chục lần những chuyện có thể cười cả ngày. Nhưng có một lần, tôi gặp một tình huống cười ra nước mắt!
Gia đình cậu tôi có thể nói là đông con. Các bạn biết rằng, ở quê tôi người ta rất coi trọng con trai, nếu chưa có con trai họ cứ sinh con cho đến khi nào có được một cậu “quý tử” mới thôi. Biết là sinh quá nhiều sẽ không phù hợp với quy định của nhà nước nhưng “phép vua thua lệ làng” biết làm sao đây? Gia đình cậu tôi cũng thế. Cậu đã có ba đứa con gái, đứa nào cũng xinh xắn, học giỏi, ngoan ngoãn nhưng vì chưa có con trai nên cả nhà ai cũng thấy chưa hài lòng. Cách đây nửa năm, mợ tôi sinh một em trai, cả họ nhà tôi mừng lắm!
Thỉnh thoảng, tôi vẫn vào trông em cho cậu. Nhà cậu có một chiếc võng để dỗ trẻ em. Nhưng thật không may, tôi không thể ngồi được võng. Các bạn biết đấy, những người say tàu xe nếu ngồi võng sẽ thấy rất chóng mặt. Vậy là dù thăng bé có khóc toáng lên, tôi vẫn phải ôm nó mà nhún nhẩy dỗ dành. Thêm nữa, em vốn quen năm võng rồi, đặt xuống giường một lúc là nó khóc toáng lên! Chẳng biết làm sao nữa, vậy là dù nó thức hay ngủ, tôi vẫn phải ôm nó khư khư trên tay!
Một hôm, tôi vào trông em cho mợ. Sáng hôm ấy cậu tôi không ra đồng mà ở nhà sửa lại cái cánh cửa. Chiều hôm ấy, tôi có bài kiểm tra tiếng Việt nên vừa trông em vừa nhẩm bài. Thằng bé con đang ngủ ngon lành trên tay tôi, còn tôi đang nhăn trán nhớ lại mấy câu thành ngữ. Đột nhiên, cậu chặt chát một cái vào miếng gỗ, thằng bé giật mình khóc thét. Tôi vẫn đang nhẩm lại câu thành ngữ thấy vậy cũng giật mình nói to lên: “Quýt làm cam chịu!”. Ôi thôi! Thế là cậu tôi quay sang trừng mắt nhìn tôi:
Mày không bế thì thôi, bảo cậu một tiếng cậu nhờ người khác. Con cậu đẻ thì mấy đứa cậu cũng nuôi được không khiến mày nói vào. Đi học mới được tí chữ đã về nói kháy cậu mợ!
Thế là trong khi tôi còn sững người chưa hiểu cậu nói gì thì cậu đã ôm lấy thằng bé con. Trời ạ! Vậy hoá ra, cậu nghĩ tôi nói câu ấy là có hàm ý bảo cậu sinh nhiều con để tôi phải bế chúng nó vất vả, khổ sở. Nào tôi có ý ấy, sự vô tình trùng hợp giữa câu nói trong bài học với hoàn cảnh thực tế đã khiến cậu hiểu nhầm tôi. Nhưng liệu cậu có tin đó chỉ là ngẫu nhiên trùng hợp? Tôi đau khổ, vừa buồn cười vừa ấm ức nhưng vẫn phải cố lấy bộ mặt ăn năn nhất ra xin lỗi cậu.
Tôi biết mình không chủ động gây lỗi trong chuyện này nhưng rõ ràng tôi đã vô ý mà khiến cậu thấy bị xúc phạm. Lần sau, tôi sẽ phải cẩn thận hơn trong mọi tình huống, nhất là cẩn thận với lời nói của mình. Tôi giật mình nhớ đến lời của ai đó đã nói: Một câu nói có thể giết chết một con người!
Tình bạn là tình cảm của một người biết quan tâm, giúp đỡ, đồng cảm, một người mình có thể tin tưởng để chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn. Một người bạn luôn ở cạnh, động viên và nhắc nhở, giúp đỡ những lúc mình sai...(nhưng không phải có quan hệ máu mủ) Cách định nghĩa khác: Tình bạn là một phạm trù xã hội dùng để chỉ quan hệ giữa người với người có những nét giống nhau về tâm tư, tình cảm, quan điểm hay hoàn cảnh... Mà họ có thể chia sẻ, đồng cảm, an ủi và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
Tình bạn là tình cảm của một người biết quan tâm, giúp đỡ, đồng cảm, một người mình có thể tin tưởng để chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn. ... Tình bạn có thể là trong giai đoạn ngắn hạn hay là lâu dài cả đời, có thể là: Bạn đời.
Truyền thuyết là một thể loại văn học dân gian, ra đời sau truyện thần thoại, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo, các nhân vật, sự kiện đều liên quan đến lịch sử, là những truyện truyền miệng kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong vật địa phương theo quan điểm của nhân dân, biện pháp nghệ thuật phổ biến của nó là khoa trương, phóng đại, đồng thời nó cũng sử dụng yếu tố hư ảo, thần kỳ như cổ tích và thần thoại.
Truyền thuyết là một thể loại văn học dân gian, ra đời sau truyện thần thoại, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo, các nhân vật, sự kiện đều liên quan đến lịch sử, là những truyện truyền miệng kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong vật địa phương theo quan điểm của nhân dân, biện pháp nghệ thuật phổ biến của nó là khoa trương, phóng đại, đồng thời nó cũng sử dụng yếu tố hư ảo, thần kỳ như cổ tích và thần thoại.
gợi ý : Bông lúa sẽ bị rơi nhưng phải viết được đoạn văn khi bông lúa rowoi sẽ như thế nào ? Ví dụ như cây lúa khao khát trở về nhà nhưng lại bị con chim sẽ quắp đi và thối rữa chứ không phải là bông lúa bị làm sao , đang hỏi hiện tượng gì sẽ xả ra cơ tớ biết lòng tốt của các bạn nhưng sai hết rồi
Khi mặt trời vừa rút sau những đỉnh núi phía tây, hoàng hôn bắt đầu buông xuống. Nắng ngày hè chỉ còn nhạt nhòa. Thành phố đượm một màu vàng óng. Lúc này đã quá giờ tan tầm, dòng người và xe cộ vẫn ngược xuôi nhưng đã thưa dần. Đường phố bớt ồn ào, nhộn nhịp. Con đường trở nên rộng lớn và thênh thang hơn. Giữa đường, ngăn cách dòng xe xuôi ngược là một bờ tường rào khoảng năm mười phân. Phía trên là hàng rào lan can sắt màu xanh biếc chạy dọc theo con đường. Hai bên vỉa hè, hàng cây si già cỗi, cành sum suê đang trầm tư ngắm chiều tà. Những cây xà cừ đang rung rinh những lá non xanh mượt. Các em nhỏ ríu rít rủ nhau đi chơi sau một ngày học tập. Các bà mẹ chuẩn bị đi chợ nấu cơm chiều.
Gia đình tôi có bốn người, sống trong một căn nhà nhỏ, hơn chật trội. Cuộc sống của chúng tôi diễn ra khá yên bình, mọi hoạt động dường như lúc nào cũng lặp đi lặp lại ngày khác. Mỗi ngày, khi ông mặt trời lấp ló phía cây bàng giữa sân là cả gia đình thức dậy. Mẹ chuẩn bị bữa sáng cho cả nhà. Bố thể dục, thay quần áo rồi ăn sáng, đi làm. Tôi và em gái thì mèo lười, cũng chả thèm tập thể dục như bố, cứ ngủ thêm chút, rồi dậy đánh răng, rửa mặt, thay quần áo, ăn sáng và đi học. Một ngày nọ, bố tôi báo rằng gia đình tôi sắp được chuyển đến một ngôi nhà mới. Cả gia đình vui mừng khôn siết. Em gái tôi cứ tíu ta tíu tít, hát vu vơ thích thú, mẹ và bố khuân mặt rạng rỡ bàn nhau xem nên chuẩn bị gi ở nhà mới. Còn tôi, tôi lại thấy vui vui nhưng hơi đượm buồn, tôi phải xa ngôi nhà này sao, ngôi nhà này đã có với tôi bao kỉ niệm đẹp đẽ. Nhưng thôi kệ, tôi hiểu ra rằng cuộc sống mà, khi cái gi không tốt nó sẽ thay bằng một cái khác tốt đẹp hơn nhiều. Tôi thở dài một hơi, lấy lại tinh thần và ra hát hò vui vẻ cùng em gái tôi.
- Bố cục:
+Thể loại: Truyện cười
+ Bố cục: 2 phần
. Phần 1 :Từ đầu… « ở đây có bán cá tươi »: Treo biển.
. Phần 2: phần còn lại: Chữa biển và cất biển.
Phần 1: Từ đầu -> CÁ TƯƠI. (Nội dung: Treo biển)
Phần 2: Tiếp theo -> gì nữa (Nội dung: Sửa biển)
Phần 3 : Còn lại (Nội dung: Cất biển)
Từ thuở xa xưa… khi thánh thần còn dạo chơi dưới trần gian, lúc đó đất màu mỡ hơn bây giờ rất nhiều. Hồi ấy bông lúa không chỉ có năm hay sáu chục chẽ mà là bốn tới năm trăm chẽ. Lúc bấy giờ hạt lúa bám quanh nhánh lúa từ gốc đến ngọn: nhánh lúa dài bao nhiêu thì bông lúa dài bấy nhiêu. Sống trong cảnh thừa thãi nên mọi người trở nên thờ ơ với lúa. Một ngày kia có một người đàn bà đi ngang qua cánh đồng lúa chín, đứa con nhỏ con bà chạy nhảy bị té xuống vũng bùn bẩn hết quần áo. Bà mẹ bứt ngay một nắm lúa chín để gột quần áo cho con. Vừa lúc ấy, thượng đế đi ngang qua. Nhìn thấy vậy, thượng đế nổi giận và nói:
- Từ nay trở đi lúa sẽ không trổ bông nữa, loài người không biết quý lộc trời.
Những người đứng quanh đó thấy vậy rất kinh hoàng, vội cầu khẩn thượng đế thương tình cho lúa trổ ít bông. Nếu như con người không xứng đáng với nó thì hãy vì những con gà vô tội kia, kẻo chúng lại phải chết đói. Thượng đế thấy trước cảnh khổ cực của con người nên rủ lòng thương và chấp thuận lời thỉnh cầu ấy. Do vậy nên lúa chỉ còn trổ bông như ngày nay.
Vào một đêm giông bão có một người đàn ông đứng tuổi cùng bà vợ ghé vô một khách sạn nhỏ và hỏi viên thư ký: Xin anh làm ơn cho chúng tôi một phòng. Viên thư ký trả lời: Thưa ông, tất cả mọi phòng đều có người thuê, nhưng tôi không nỡ để ông bà phải ra đi vào lúc một giờ sáng như thế này. Người chồng hỏi lại: Anh nói chi? Ông bà có thể ngủ tại phòng tôi. Nhưng anh sẽ ngủ ở đâu? Tôi sẽ tìm được, xin đừng lo lắng cho tôi. Sáng hôm sau, ông khách trả tiền phòng và nói với viên thư ký: Anh là một người quản lý có tài, khả dĩ có thể làm chủ một khách sạn lớn. Rất có thể một ngày nào đó, tôi sẽ xây cho anh một cái.
Hai năm sau, viên thư ký nhận được một bức thư, kèm theo vé máy bay khứ hồi đi Nữu Ước và tấm danh thiếp của người khách trong đêm giông bão. Người khách dẫn viên thư ký tới một đại lộ, chỉ vào một ngôi nhà cao tầng và nói: Đây là khách sạn tôi đã xây để cho anh quản lý. Không nói nên lời, người thanh niên rất đỗi ngạc nhiên, ấp úng cám ơn. Mạnh thường quân của anh là Astoria, chủ nhân của một mạng lưới khách sạn tại Mỹ. Và khách sạn ông dành cho anh ta là một khách sạn tiện nghi nhất thời bấy giờ.
Từ câu chuyện trên, chúng ta đi vào Lời Chúa phán với chúng ta qua đoạn Tin Mừng hôm nay: Hạt lúa rơi xuống đất, có mục nát, thì mới sinh nhiều hoa trái. Anh chàng thư ký đã chôn vùi những tiện nghi của mình, bằng cách nhường lại căn phòng ấm cúng cho hai vợ chồng người khách lạ. Và sự hy sinh ấy đã đem lại phần thưởng cho anh. Anh được quản lý một khách sạn sang trọng và nổi tiếng trên thế giới.
Hạt giống phải chết đi, phải mục nát trước khi nẩy mầm, đâm bông và kết trái. Điều đó cũng đúng cho bình diện thiêng liêng. Bởi vì, chúng ta, những người tin theo Chúa đều biết rằng mọi cố gắng, mọi hy sinh, mọi gian khổ của chúng ta rồi sẽ sinh hoa kết trái, nhất là khi những cố gắng, những hy sinh và gian khổ ấy được thi hành vì lòng mến đối với Thiên Chúa và tình thương đối với anh em đồng loại. Chính Chúa Giêsu cũng đã chấp nhận những hy sinh gian khổ vì chúng ta, bằng cách chịu chết trên thập giá, để rồi từ đó Ngài đã có được hoa trái của sự phục sinh vinh quang.
Mùa chay sắp kết thúc, nhưng cũng chưa quá muộn để chúng ta chôn vùi bản thân, từ bỏ chính mình vì Đức Kitô và vì anh em, bởi vì có cùng chết với Đức Kitô, thì rồi chúng ta mới sẽ được sống lại trong vinh quang với Ngài.
Mình mong bài này có thể giúp bạn biết làm dù nó ko đc đúng đề cho lắm.....
Trong truyện Thạch Sanh tiếng đàn thần kì của Thạch Sanh có một số ý nghĩa sau : Tiếng đàn đã giúp Thạch Sanh được giải oan, giải thoát sau khi bị Lí Thông lừa gạt, cướp công, Thạch Sanh bị bắt giam vào ngục tối. Nhờ có tiếng đàn thần của Thạch Sanh mà công chúa khỏi câm ,giúp vạch mặt Lí thông ,giúp Thạch Sanh không phải bỏ công sức để đánh giặc. Tiếng đàn thần là tiếng đàn của công lí. Tiếng đàn còn làm quân sĩ 18 nước chư hầu phải cuốn giáp xin hàng. Tiếng đàn đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta. Nó là vũ khí đặc biệt để cảm hóa kẻ thù. Còn niêu cơm thần kì của Thạch Sanh có khả năng phi thường, cứ ăn hết lại đầy, làm quân 18 nước chư hầu lúc đầu coi thường, chế giễu nhưng sau đó phải ngạc nhiên thán phục. Niêu cơm thể hiện sức mạnh, tiềm năng to lớn của đất nước, của nhân dân. Thể hiện tấm lòng nhân đạo yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.
Trong truyện Thạch Sanh tiếng đàn thần kì của Thạch Sanh có một số ý nghĩa sau : Tiếng đàn đã giúp Thạch Sanh được giải oan, giải thoát sau khi bị Lí Thông lừa gạt, cướp công, Thạch Sanh bị bắt giam vào ngục tối. Nhờ có tiếng đàn thần của Thạch Sanh mà công chúa khỏi câm ,giúp vạch mặt Lí thông ,giúp Thạch Sanh không phải bỏ công sức để đánh giặc. Tiếng đàn thần là tiếng đàn của công lí. Tiếng đàn còn làm quân sĩ 18 nước chư hầu phải cuốn giáp xin hàng. Tiếng đàn đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta. Nó là vũ khí đặc biệt để cảm hóa kẻ thù. Còn niêu cơm thần kì của Thạch Sanh có khả năng phi thường, cứ ăn hết lại đầy, làm quân 18 nước chư hầu lúc đầu coi thường, chế giễu nhưng sau đó phải ngạc nhiên thán phục. Niêu cơm thể hiện sức mạnh, tiềm năng to lớn của đất nước, của nhân dân. Thể hiện tấm lòng nhân đạo yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.