K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 11 2017

Cụm danh từ là:Thứ mười tám và một người con gái

Đúng đấy^_^

3 tháng 11 2017

Theo mình nghĩ thì kết thúc của câu chuyện "ông lão đánh cá và con cá vàng" rất thỏa đáng.

– Với ông lão: Ông không mất gì mà chỉ như vừa qua một cơn ác mộng. Ông đã được trả lại cuộc sống bình yên xưa.

– Với mụ vợ: Mụ trở lại cuộc sống nghèo khổ như xưa nhưng không hoàn toàn như xưa nữa. Cá Vàng không chỉ lấy đi những gì nó đã cho mà còn lấy nhiều hơn thế. Bởi mở đầu mụ vợ sống trong nghèo khó mà chưa trải qua sung sướng giàu sang. Còn ở kết thúc, trở về nghèo khó sau khi đã trải qua tột đỉnh giàu sang là một điều không dễ. Như vậy, mụ khổ hơn ban đầu rất nhiều.

 Đây là sự trừng trị đích đáng.

Chúc bạn học giỏi Ngữ Văn hơn !

3 tháng 11 2017

theo mik là rồi

vì đoạn cuối bà vợ đã nhận ra lỗi lầm của mik , ko còn tơ tưởng đến sự giàu samg nữa mà bắt đầu lại 1 cuộc sống bình thường với chồng ( ý chỉ ông lão đánh cá )

3 tháng 11 2017

Kết bạn đi mình đưa cho chat nhé

3 tháng 11 2017

nhiếp ảnh gia hoặc thợ săn

3 tháng 11 2017

thợ săn

3 tháng 11 2017

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa”

Đó chính là những câu thơ nói về nghề giáo, nghề mà luôn được yêu quý, kính trọng. Tôi rất yêu mến các thầy cô giáo của mình, nhưng người để lại cho tôi những ấn tượng sâu sắc nhất chính là cô Kim Anh- cô giáo chủ nhiệm của chúng tôi.

Cô có mái tóc rất dài, mượt mà, đen nhánh và luôn phảng phất hương thơm. Đôi mắt cô to tròn, đen láy, vô cùng cương nghị nhưng cũng không kém phần dịu dàng. Khi chúng tôi đạt thành tích cao trong học tập, cô luôn nhìn chúng tôi với ánh mắt trìu mến. Còn mỗi khi chúng tôi mắc lỗi, đôi mắt cương nghị của cô lại đượm buồn. Đôi bàn tay cô thon dài, luôn viết ra những mạch văn giàu cảm xúc để chuyển tải bài học đến với chúng tôi. Cô còn giúp chúng tôi nhớ bài lâu hơn bằng giọng nói của mình. Giọng nói của cô thật truyền cảm, khi thì dịu dàng, ấm áp, lúc lại dí dỏm, vui tươi khiến cho chúng tôi luôn tập trung vào bài học, quên cả thời gian. Tính cách cô hiền lành, chính trực, cô luôn nghiêm túc với công việc của mình. Hàng ngày, cô rất hay vui đùa với chúng tôi nhưng khi đã vào tiết học, cô cũng rất nghiêm khắc. Với cô dạy học không chỉ là một nghề, mà còn là một niềm đam mê. Cô luôn chuẩn bị rất kỹ cho bài giảng của mình, nhiều khi cô còn sử dụng cả những đoạn clip ngắn về bài học, giúp chúng tôi có thể tiếp thu bài nhanh nhất. Dù cô đã là một giáo viên nhưng cô vẫn học, đó là sở thích của cô. Cô luôn thức đến ba, bốn giờ sáng mới đi ngủ vì sau khi soạn giáo án, cô lại tiếp tục học bài. “Học như một con đò ngược dòng vậy, các con ạ!” Lời cô nói thấm thía lòng chúng tôi.

Tôi nhớ nhất là khi cô đi thăm quan với lớp chúng tôi. Lúc ấy, trên nét mặt cũng như trong đôi mắt của cô thể hiện sự lo lắng, bồn chồn không yên. Sau đó, chúng tôi mới vỡ lẽ, ra là hôm ấy, cô có bài thi môn triết học nhưng cô đã nghỉ thi để đi cùng với lớp chúng tôi vì cô sợ rằng có vấn đề gì không hay với chúng tôi, cô sẽ ân hận cả đời.

Một kỉ niệm đáng nhớ khác là khi tôi học hè. Khi ấy, tôi khá lo sợ do tôi đã nghỉ mất hai tuần. Tôi bước vào lớp với tâm trạng lo lắng. Cô biết là tôi đã nghỉ học, cô bèn giảng lại cho tôi những chỗ tôi chưa biết, chưa hiểu, rồi nhờ bạn cho tôi mượn vở để chép bù bài. Lúc đó tôi thấy mình nhẹ nhõm, thầm cảm ơn cô và các bạn.

Quả thật, nghề giáo thật là cao quý, giống như câu ví: “Nghề giáo là người lái đò tri thức qua sông”. Đó cũng là nghề mà tôi mong ước sau này khi trưởng thành. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, tôi muốn gửi lời chúc tới cô rằng: “Con chúc cô luôn mạnh khỏe! Con yêu cô nhiều lắm!”

3 tháng 11 2017

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa”

Đó chính là những câu thơ nói về nghề giáo, nghề mà luôn được yêu quý, kính trọng. Tôi rất yêu mến các thầy cô giáo của mình, nhưng người để lại cho tôi những ấn tượng sâu sắc nhất chính là cô Kim Anh- cô giáo chủ nhiệm của chúng tôi.

Cô có mái tóc rất dài, mượt mà, đen nhánh và luôn phảng phất hương thơm. Đôi mắt cô to tròn, đen láy, vô cùng cương nghị nhưng cũng không kém phần dịu dàng. Khi chúng tôi đạt thành tích cao trong học tập, cô luôn nhìn chúng tôi với ánh mắt trìu mến. Còn mỗi khi chúng tôi mắc lỗi, đôi mắt cương nghị của cô lại đượm buồn. Đôi bàn tay cô thon dài, luôn viết ra những mạch văn giàu cảm xúc để chuyển tải bài học đến với chúng tôi. Cô còn giúp chúng tôi nhớ bài lâu hơn bằng giọng nói của mình. Giọng nói của cô thật truyền cảm, khi thì dịu dàng, ấm áp, lúc lại dí dỏm, vui tươi khiến cho chúng tôi luôn tập trung vào bài học, quên cả thời gian. Tính cách cô hiền lành, chính trực, cô luôn nghiêm túc với công việc của mình. Hàng ngày, cô rất hay vui đùa với chúng tôi nhưng khi đã vào tiết học, cô cũng rất nghiêm khắc. Với cô dạy học không chỉ là một nghề, mà còn là một niềm đam mê. Cô luôn chuẩn bị rất kỹ cho bài giảng của mình, nhiều khi cô còn sử dụng cả những đoạn clip ngắn về bài học, giúp chúng tôi có thể tiếp thu bài nhanh nhất. Dù cô đã là một giáo viên nhưng cô vẫn học, đó là sở thích của cô. Cô luôn thức đến ba, bốn giờ sáng mới đi ngủ vì sau khi soạn giáo án, cô lại tiếp tục học bài. “Học như một con đò ngược dòng vậy, các con ạ!” Lời cô nói thấm thía lòng chúng tôi.

Tôi nhớ nhất là khi cô đi thăm quan với lớp chúng tôi. Lúc ấy, trên nét mặt cũng như trong đôi mắt của cô thể hiện sự lo lắng, bồn chồn không yên. Sau đó, chúng tôi mới vỡ lẽ, ra là hôm ấy, cô có bài thi môn triết học nhưng cô đã nghỉ thi để đi cùng với lớp chúng tôi vì cô sợ rằng có vấn đề gì không hay với chúng tôi, cô sẽ ân hận cả đời.

Một kỉ niệm đáng nhớ khác là khi tôi học hè. Khi ấy, tôi khá lo sợ do tôi đã nghỉ mất hai tuần. Tôi bước vào lớp với tâm trạng lo lắng. Cô biết là tôi đã nghỉ học, cô bèn giảng lại cho tôi những chỗ tôi chưa biết, chưa hiểu, rồi nhờ bạn cho tôi mượn vở để chép bù bài. Lúc đó tôi thấy mình nhẹ nhõm, thầm cảm ơn cô và các bạn.

Quả thật, nghề giáo thật là cao quý, giống như câu ví: “Nghề giáo là người lái đò tri thức qua sông”. Đó cũng là nghề mà tôi mong ước sau này khi trưởng thành. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, tôi muốn gửi lời chúc tới cô rằng: “Con chúc cô luôn mạnh khỏe! Con yêu cô nhiều lắm!”

3 tháng 11 2017

Đã bao giờ bạn thấy mình biến thành một con vật do mắc phải lỗi lầm nào đó chưa? Vậy mà, có một lần vì nói dối mẹ mà tôi bị biến thành một con mèo trong ba ngày đêm liền. Biết bao rắc rối đã xảy ra trong những ngày này.Một hôm, tôi đang mải vui chơi trong nhà thì: “cheng”. Một tiếng gì đó kêu lên rồi thì mẹ bước lên và nói: “Hai chị em con làm gì thế này?”Một cái cốc đã bể và nó rất quan trọng đối với mẹ và ba tôi, tôi sợ vì chính tôi đã làm bể cái cốc đó. Thừa lúc có em gái tôi ở đó tôi liền nói: “Con không biết đâu, em làm đấy.” Rồi mẹ quay lại và mắng em tôi một trận. Buổi tối, lúc tôi đang ngủ say sưa trong chăn ấm thì đột nhiên, tôi nghe thấy một giọng nói kì lạ văng vẳng đâu đây:- Này cháu, cháu thật không phải là đúa con ngoan, không phải là người chị tốt. Nay cháu phải mang hình dạng của một con mèo, cho đến khi cháu nhận ra lỗi của cháu!Giọng nói dần tắt hẳn. Đột nhiên cả người tôi nóng ran, tôi cảm thấy người mình hình như đang nhỏ dần. Tôi sờ khắp người, một cái đuôi đã mọc ra, tai vểch lên, mũi tẹt xuống và quanh mép lại còn lởm chởm vài sợi râu. Tôi chạy ra trước gương và hét toáng lên: “Mẹ ơi!”Nhưng nó không còn là tiếng là tiếng mẹ ơi nữa mà là tiếng meomeo. Mẹ bước lên phòng tôi kêu lên: “Ôi! Con mèo bẩn thỉu này từ đâu đến đây, Thuỷ Tiên đâu rồi? Rồi mẹ xách hai tai tôi lên ném ra ngoài đường. Tôi vừa hét la lối vừa khóc nức nở vì đau nhói. Tôi bực bội vì mẹ không nhận ra tôi và đau nhức vì bị mẹ ném ra đường. Vừa lạnh,vừa đau tôi lết thết đến một bụi cây góc phố. Sáng sớm, trời đầy sương và gió bấc, lạnh lẽo. Tôi thấy mẹ mở cửa, tôi liền chạy lại gọi “mẹ ơi!” Nhưng tôi chỉ còn nghe tiếng “meo…meo” vô nghĩa. Ngay lúc đó, mẹ lại gắt gỏng mắng: “Con mèo bẩn thỉu đâu đến đây, có phải mày là con mèo lúc tối không? Rồi mẹ cầm ngay cái gậy bên tường đánh tôi. Trên đường là các xe cộ đi lại tấp nập, nào là các em nhỏ nắm tay nhau đến trường, tôi liền thấy Hoàng và Quế Giang(hai người bạn thân của tôi)đang dắc xe đạp trên con đường quen thuộc mà tôi vẫn thường đến trường. Tôi lại gần và nói: “Các cậu ăn sáng chưa?” Câu hỏi mà tôi vẫn hỏi thường ngày. Nhưng thay vì trả lời câu hỏi đó thì hai bạn ấy sẵn sàng mấy cục đá dưới chân hai ấy lại ném tôi. Tôi chợt nhận ra rằng tôi đã là một con mèo. Đến tối ngày thứ ba, vừa lạnh vừa đói lại vừa đau tôi khóc lên: “Mẹ ơi! Mẹ ơi! Con hiểu ra rồi, con hiểu ra lỗi lầm của con rồi mẹ ơi, con nhớ ba mẹ quá! Hu…hu…hu!”Qua ba ngày đêm sống ở ngoài, thấm nhuần sự khổ cực khi sống mà không được bố mẹ chăm sóc, không được bạn bè yêu mến và tôi cũng hiểu ra rằng phải biết nhân lỗi khi làm sai việc gì đó.

 

3 tháng 11 2017

a)Trong cuộc họp lớp,Nga được các bạn đề cử làm lớp trưởng.

Từ viết sai "đề bạt" sửa lại"đề cử"

b) Chúng ta có nhiệm vụ giữ gìn cái tinh túy của dân tộc

Từ viết sait "inh tú" sửa lại "tinh túy"

L_I_K_E nha

3 tháng 11 2017

A) lỗi sai : đề bạt

Sửa lại : đề cử

B) lỗi sai : tinh tú

Sửa lại : tinh tế

   câu b mik ko chắc nha

3 tháng 11 2017

1, Nhà nước chuyên chế

 - Do vua đứng đầu và nắm mọi quyền hành ( nhà nước quân chủ chyên chế. )

 - Giúp việc cho vua là các quan đại thần.

 2 , Chế độ chiếm hữu nô lệ

 - Chủ nô : có quyền lực về kinh tế và chính trị.

 - Nô lệ : là lực lượng lao động chính trong xã hội sống phụ thuộc vào chủ nô.

 \(\Rightarrow\)Chế độ chiếm hữu nô lệ.

3 tháng 11 2017

len google ma tra noi nhieu

3 tháng 11 2017

theo ý mik thôi nha, sai thì thôi

-Nắm ý chính, viết chính xác

-Ngắn gọn hơn dài dòng 

-Kiểm soát lỗi chính tả và những lỗi câu

-Tham khảo văn mẫu và vở 

 ~ Mong giúp được bạn và cho kb nha ~

3 tháng 11 2017

Hôm nay là ngày khai trường. Mấy tháng nghỉ hè của chúng tôi đã đi qua như một giấc mộng. Sáng nay, mẹ tôi dắt tôi đến phân hiệu Ba-ret-ti để ghi tên tôi vào lớp ba. Còn tôi thì mải nhớ thôn quê, tôi đến trường chỉ là miễn cưỡng. Tất cả các đường phố đều tấp nập học sinh, đông như kiến. Hai cửa hiệu bán sách chật những bố mẹ học sinh vào mua nào vở, nào giấy thấm, nào cặp sách bằng da... Trước trường, người đông đến nỗi ông gác cổng và người cảnh binh đều phải chật vật lắm mới giữ được thông lối ra. Chúng tôi sắp bước qua cổng thì thấy có người đặt tay lên vai mình: đó là thầy giáo lớp hai của tôi, có mái tóc hung, bù xù và tính vui vẻ không bao giờ cạn. Thầy bảo tôi: "Chúng ta thế là xa nhau mãi rồi, phải không En-ri-cô?"

Tôi cũng biết như vậy, thế mà lời nói của thầy vẫn làm cho lòng tôi nặng trĩu. Chúng tôi phải chật vật lắm mới vào được trường. Những ông, những bà, những phụ nữ thường dân, những công nhân, những sĩ quan, những bà cụ và những người giúp việc, ai cũng tay dắt một dứa trẻ, tay mang những cái gói, làm huyên náo cả một phòng đợi và các thang gác.

Tôi vui thích thấy lại căn phòng rộng ở tầng dưới thông với bảy lớp học, mà suôt ba năm gần như ngày nào tôi cũng đi qua. Người đông nghịt. Các cô giáo đi đi, lại lại. Một cô giáo lớp một đứng trên ngưỡng cửa của lớp cô, chào tôi và nói:

-   En-ri-cô, năm nay con học trên gác, và cô sẽ không còn thấy con đi qua dây nữa!

Rồi cô nhìn tôi có vẻ buồn. Tôi trông thấy thầy hiệu trưởng, mà bộ râu hình như có bạc hơn năm ngoái một ít, đang bị vây giữa những bà mẹ khá phật ý vì không còn chỗ để cho con họ vào học nữa. Tôi thấy nhiều bạn tôi lớn lên nhiều. Ớ tầng dưới, học sinh chia xong vào các lớp, người ta thấy các em học những lớp vỡ lòng không chịu vào lớp, cứ đẩy nhau như những con lừa con; người ta phải lôi chúng vào; vài em bỏ chạy không chịu ngồi ghế, nhiều em khác oà lên khóc khi thấy bố mẹ ra về. Những ông bô', bà mẹ ấy phải quay lại dể khuyến khích hoặc dỗ dành con; còn các cô giáo trông thấy vậy cũng có nhiều thất vọng.

Em trai tôi được vào học lớp của cô giáo Đen-ca-ti, tôi học lớp thầy giáo Pec-nô-bi ở gác hai. Đến mười giờ thì tất cả chúng tôi đều đã vào lớp hết; năm mươi bôn học sinh tất cả. Trong dám ấy, tôi chỉ gặp lại chưa đến mười lăm, mười sáu bạn cũ ở lớp hai; trong đó có Đê-rôt-xi, cái cậu bao giờ cũng được giải nhât. Trường học đối với tôi có vẻ nhỏ hẹp và buồn tẻ làm sao so với rừng núi mà tôi đã đến ở chơi mấy tuần qua. Tôi lại còn nhớ tiếc thầy giáo lớp hai của tôi, thầy tốt làm sao, và lúc nào cũng cười với tôi Người thầy nhỏ nhắn đến nỗi làm cho chúng tôi cứ tưởng là một người bạn. Tôi tiếc không được thấy thầy ở đây, với mái tóc hung bù xù của thầy nữa.

Thầy giáo năm nay của chúng tôi người cao lớn, không có râu, tóc dài đã hoa râm hết, có một nếp nhăn trên trán, tiếng nói rất to; thầy nhìn chúng tôi chằm chằm hết đứa này đến đứa khác, như muốn đọc rõ tận trong lòng chúng tôi. Thầy không bao giờ cười.

Tôi thầm nghĩ: "Hôm nay là ngày đầu tiên đây. Hãy còn những mười tháng nữa mới lại nghỉ hè. Trước mắt biết bao là công việc, là bài thi, là khó nhọc!

Tan học, tôi cần phải gặp mẹ tôi, và tôi chạy ra ôm lấy mẹ. Mẹ bảo: "Gắng lên, En-ri-cô của mẹ. Mẹ con chúng ta cùng học với nhau!". Thế là tôi vui vẻ về nhà. Thôi cũng được! Tôi không còn học với thầy giáo cũ tươi cười thế, vui tính thế và tốt bụng thế; nhà trường đối với tôi hình như cũng chẳng thích thú bằng năm ngoái... Nhưng thôi cũng được.



Người viết cần viết chân thực , đúng lỗi chính tả ,..

3 tháng 11 2017

bui thi phuong hue            

Kể lại một câu chuyện cổ tích mà em biết theo lời một nhân ... - Lazi.vn nhấn vào đây

3 tháng 11 2017

Ngày xưa, có hai vợ chồng một lão nông nghèo đi ở cho nhà một phú ông. Họ hiền lành, chăm chỉ nhưng đã ngoài năm mươi tuổi mà chưa có lấy một mụn con.
Một hôm, người vợ vào rừng lấy củi. Trời nắng to, khát nước quá, thấy cái sọ dừa bên gốc cây to đựng đầy nước mưa, bà bèn bưng lên uống. Thế rồi, về nhà, bà có mang.

Kể lại một câu chuyện cổ tích mà em thích

Kể lại một câu chuyện cổ tích mà em thích - Ảnh minh họa

Ít lâu sau, người chồng mất. Bà sinh ra một đứa con không có chân tay, mình mẩy, cứ tròn lông lốc như một quả dừa. Bà buồn, toan vứt nó đi thì đứa bé lên tiếng bảo.

- Mẹ ơi! Con là người đấy! Mẹ đừng vứt con mà tội nghiệp. Bà lão thương tình để lại nuôi rồi đặt tên cho cậu là Sọ Dừa.

Lớn lên, Sọ Dừa vẫn thế, cứ lăn lông lốc chẳng làm được việc gì. Bà mẹ lấy làm phiền lòng lắm. Sọ Dừa biết vậy bèn xin mẹ đến chăn bò cho nhà phú ông.

Nghe nói đến Sọ Dừa, phú ông ngần ngại. Nhưng nghĩ: nuôi nó thì ít tốn cơm, công sá lại chẳng đáng là bao, phú ông đồng ý. Chẳng ngờ cậu chăn bò rất giỏi. Ngày ngày, cậu lăn sau đàn bò ra đồng, tối đến lại lăn sau đàn bò về nhà. Cả đàn bò, con nào con nấy cứ no căng. Phú ông lấy làm mừng lắm!

Vào ngày mùa, tôi tớ ra đồng làm hết cả, phú ông bèn sai ba cô con gái thay phiên nhau đem cơm cho Sọ Dừa. Trong những lần như thế, hai cô chị kiêu kì, ác nghiệt thường hắt hủi Sọ Dừa, chỉ có cô em vốn tính thương người là đối đãi với Sọ Dừa tử tế.

Một hôm đến phiên cô út mang cơm cho Sọ Dừa. Mới đến chân núi, cô bỗng nghe thấy tiếng sáo véo von. Rón rén bước lên cô nhìn thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú đang ngồi trên chiếc võng đào thổi sáo cho đàn bò gặm cỏ. Thế nhưng vừa mới đứng lên, tất cả đã biến mất tăm, chỉ thấy Sọ Dừa nằm lăn lóc ở đấy. Nhiều lần như vậy, cô út biết Sọ Dừa không phải người thường, bèn đem lòng yêu quý.

Đến cuối mùa ở thuê, Sọ Dừa về nhà giục mẹ đến hỏi con gái phú ông về làm vợ. Bà lão thấy vậy tỏ ra vô cùng sửng sốt, nhưng thấy con năn nỉ mãi, bà cũng chiều lòng.

Thấy mẹ Sọ Dừa mang cau đến dạm, phú ông cười mỉa mai:

- Muốn hỏi con gái ta, hãy về sắm đủ một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm đem sang đây.

Bà lão đành ra về, nghĩ là phải thôi hẳn việc lấy vợ cho con. Chẳng ngờ, đúng ngày hẹn, bỗng dưng trong nhà có đầy đủ mọi sính lễ, lại có cả gia nhân ở dưới nhà chạy lên khiêng lễ vật sang nhà của phú ông. Phú ông hoa cả mắt lúng túng gọi ba cô con gái ra hỏi ý. Hai cô chị bĩu môi chê bai Sọ Dừa xấu xí rồi ngúng nguẩy đi vào, chỉ có cô út là cúi đầu e lệ tỏ ý bằng lòng.

Trong ngày cưới, Sọ Dừa cho bày cỗ thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập. Lúc rước dâu, chẳng ai thấy Sọ Dừa trọc lốc, xấu xí đâu chỉ thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú đứng bên cô út. Mọi người thấy vậy đều cảm thấy sửng sốt và mừng rỡ, còn hai cô chị thì vừa tiếc lại vừa ghen tức.

Từ ngày ấy, hai vợ chồng Sọ Dừa sống với nhau rất hạnh phúc. Không những thế, Sọ Dừa còn tỏ ra rất thông minh. Chàng ngày đêm miệt mài đèn sách và quả nhiên năm ấy, Sọ Dừa đỗ trạng nguyên. Thế nhưng cũng lại chẳng bao lâu sau, Sọ Dừa được vua sai đi sứ. Trước khi đi, chàng đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà nói là để hộ thân.

Ganh tị với cô em, hai cô chị sinh lòng ghen ghét rắp tâm hại em để thay làm bà trạng. Nhân quan trạng đi vắng, hai chị sang rủ cô út chèo thuyền ra biển rồi cứ thế lừa đẩy cô em xuống nước. Cô út bị cá kình nuốt chửng, nhưng may có con dao mà thoát chết. Cô dạt vào một hòn đảo, lấy dao khoét bụng cá chui ra, đánh đá lấy lửa nướng thịt cá ăn. Sống được ít ngày trên đảo, cặp gà cũng kịp nở thành một đôi gà đẹp để làm bạn cùng cô út.

Một hôm có chiếc thuyền đi qua đảo, con gà trống nhìn thấy bèn gáy to:

ò… ó… o
Phải thuyền quan trạng rước cô tôi về.

Quan cho thuyền vào xem, chẳng ngờ đó chính là vợ mình. Hai vợ chồng gặp nhau, mừng mừng tủi tủi. Đưa vợ về nhà, quan trạng mở tiệc mừng mời bà con đến chia vui, nhưng lại giấu vợ trong nhà không cho ai biết. Hai cô chị thấy thế khấp khởi mừng thầm, tranh nhau kể chuyện cô em rủi ro ra chiều thương tiếc lắm. Quan trạng không nói gì, tiệc xong mới cho gọi vợ ra. Hai cô chị nhìn thấy cô em thì xấu hổ quá, lén bỏ ra về rồi từ đó bỏ đi biệt xứ.