K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 5 2021

a,Đoạn thơ trên trích trong bài thơ “Nói với con” của Y Phương.
b, Thể thơ:Tự  do

c, “Người đồng mình” đó là những người vùng mình, người miền quê mình. Hay rộng hơn là những người sống cùng trên một đất nước, một dân tộc.

* Mở đoạn: Giới thiệu ngắn gọn nội dung đoạn thơ.
*Thân đoạn:
- Cuộc sống của “Người đồng mình” còn nhiều vất vả, nhiều nỗi buồn, song họ luôn mạnh mẽ, giàu ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống, thể hiện qua cách nói của người miền núi:
“Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn”
-Sự thủy chung bền bỉ, gắn bó với quê hương, dẫu còn cực nhọc, đói nghèo. Phân tích điệp ngữ “không chê” mang tính khẳng định, hình ảnh mộc mạc mà giàu ý nghĩa khái quát như “đá”, “thung”, “gập ghềnh” “nghèo đói”, chỉ nơi sống và cuộc sống ở đó còn gặp nhiều khó khăn, vất vả.
- “Người đồng mình” có cách sống mộc mạc, hồn nhiên, khoáng đạt. Phân tích hình ảnh so sánh “ Sống như sông, như suối”. Thành ngữ “lên thác xuống ghềnh” chỉ nỗi khó nhọc trong cuộc sống, làm ăn, song “người đồng mình’ không lo cực nhọc” vẫn sống tự tin, thanh thản.
* Người cha nhắc nhở con:
- Sống phải có nghĩa tình, chung thủy với quê hương mình.
- Biết chấp nhận và vượt qua gian nan thử thách bằng ý chí, bằng niềm tin của mình.
=> Phân tích qua lời gọi tha thiết “con ơi”, cụm từ “cha vẫn muốn” , điệp ngữ “ không chê”, “sống”… để thấy lời mong mỏi tha thiết con sẽ làm được những điều cha mong muốn.
*Phần kết đoạn:
Bằng giọng thơ thiết tha, trìu mến, cách diễn đạt tình cảm và suy nghĩ với những hình ảnh cụ thể, mộc mạc mà có tính khái quát, giàu chất thơ, nhà thơ dân tộc Y Phương qua đoạn thơ trên đã giúp ta hiểu thêm về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của một dân tộc miền núi, nhắc nhở ta gắn bó với quê hương và có ý chí nghị lực vươn lên trong cuộc sống.

16 tháng 5 2021

a. Tác phẩm "Nói với con" của nhà thơ Y Phương

b. Thể thơ tự do

c.

- "Người đồng mình" là những người dân vùng núi, những người đồng bào ở nơi mà con được sinh ra

- Những vẻ đẹp của "người đồng mình":

+ Vượt qua nỗi buồn, gian nan, thử thách... hơn nữa luôn nuôi chí lớn, nỗ lực phấn đấu đi lên

+ Dù cuộc sống gian nan, vất vả, "người đồng mình" vẫn  suốt đời gắn bó thủy chung, không chê bai, không một lời than thở

+ Sống lạc quan, mạnh mẽ như thiên nhiên (sông, suối) chấp nhận những thác ghềnh để rút ra những bài học quí báu

Đọc đoạn văn bản:           A-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích Pu-skin (1799-1837) – “Mặt trời của thi ca Nga”, là niềm vinh quang kiêu hãnh của nhân dân Nga, hiện thân đầy đủ nhất của sức mạnh tinh thần dân tộc Nga. Thiên tài sáng tạo của ông đã khơi dậy sức phát triển phi thường cho văn học Nga thế kỉ XIX và đưa nó trở thành một trong những đỉnh cao của nghệ thuật nhân loại.          ...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn bản:

          A-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích Pu-skin (1799-1837) – “Mặt trời của thi ca Nga”, là niềm vinh quang kiêu hãnh của nhân dân Nga, hiện thân đầy đủ nhất của sức mạnh tinh thần dân tộc Nga. Thiên tài sáng tạo của ông đã khơi dậy sức phát triển phi thường cho văn học Nga thế kỉ XIX và đưa nó trở thành một trong những đỉnh cao của nghệ thuật nhân loại.

          Tài năng văn học của Puskin thể hiện trên nhiều thể loại. Ngoài hơn tám trăm bài thơ trữ tình, ông còn viết tiểu thuyết bằng thơ Ép-ghê-nhi Ô-nhê-ghin một kiệt tác của văn học thế giới, nhiều trường ca thơ tầm cỡ (Ru-xlan và Li-út-mi-la, Người tù Cáp-ca-dơ…). Truyện ngắn của ông cũng rất xuất sắc (Con đầm pích, Cô tiểu thư nông dân…). Tác phẩm Con gái viên đại úy là một tiểu thuyết lịch sử mẫu mực. Đồng thời, Puskin còn viết nhiều vở kịch nổi tiếng.

          Puskin trước hết là nhà thơ. Thơ Puskin khơi nguồn cảm hứng từ hiện thực đời sống Nga, con người Nga đường thời với muôn vàn vẻ phong phú, đa dạng của nó. Ngòi bút của ông rất tinh tế khi viết về thiên nhiên, đằm thắm khi viết về nhũ mẫu (1), trong sáng khi viết về tình bạn và hết sức chân thành, cao thượng khi viết về tình yêu. Tôi yêu em (1829) là một trong những bài thơ tình hay nhất của Puskin, được ví như “viên ngọc vô giá trong kho tàng thi ca Nga”.

(Theo Sách giáo khoa Ngữ văn 11 Nâng cao, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010, tr.165-166)

(1) Nhũ mẫu: người ở nuôi con chủ nhà bằng sữa của mình, còn gọi là vú nuôi.

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2. Chỉ ra những thể loại thể hiện tài năng văn học của Puskin.

Câu 3. Đọc đoạn văn bản, anh/chị hiểu “Mặt trời của thi ca Nga” nghĩa là gì?

Câu 4. Thơ Puskin cùng bài thơ Tôi yêu em gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về cách ứng xử trong tình yêu?

106
17 tháng 5 2021

Câu 1:

-Phương thức biểu đạt chính của văn bản: thuyết minh.

Câu 2:

-Những thể loại thể hiện tài năng văn học của Puskin: thơ, tiểu thuyết bằng thơ, trường ca thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết lịch sử,kịch...

Câu 3:

        Theo tôi "Mặt trời của thi ca Nga" là cách nói ẩn dụ tôn vinh giá trị thơ và vị trí nhà thơ Puskin.

         Thơ Puskin đánh thức những tình cảm tốt lành trong tâm hồn Nga khao khát tự do và tình yêu, mang sức mạnh tinh thần, có ý nghĩa to lớn trong lịch sử văn chương và lịch sử thức tỉnh của dân tộc Nga.

          Puskin là nhà thơ vĩ đại có vị trí đặc biệt quan trọng - người khơi dậy sức phát triển phi thường cho văn học Nga thế kỉ XIXvaf đưa nó trở thành một trong những đỉnh cao của nghệ thuật nhân loại.

Câu 4:

         "Tôi yêu em" không chỉ đơn thuần là một bài thơ để thể hiện sự chân thành của A.Pu-skin dành cho người mình yêu mà còn đem đến bài học thật sâu sắc về thái độ ứng xử có văn hoá trong tình yêu. Tình yêu là sự rung động mãnh liệt về cảm xúc, về trái tim của con người, thật khó có định nghĩa nào toàn diện về khái niệm này. Tình yêu không chỉ là tình cảm lứa đôi, không phải chỉ xuất phát từ trái tim mà còn đến từ khối óc của con người. Đó là thái độ ứng xử có văn hóa. Vậy điều này được thể hiện như thế nào? Trước hết đó là tôn trọng người mình yêu qua cách xưng hô như A. Pu-skin đã từng nói một cách đầy tình cảm rằng Tôi / em. Cách gọi ấy thể hiện sự trang trọng, dành trọn trái tim cho người mà mình yêu thương. Không những thế, tôn trọng sự lựa chọn của người mình yêu  cũng là việc ứng xử có văn hóa trong tình yêu. Pu-skin đã không phản bác mà tự nguyện chấp nhận sự lựa chọn của người con gái, cũng không hờn dỗi, trách móc hay oán thán, tự nhận về mình trách nhiệm đã làm người con gái phải bận lòng, phải u hoài. Yêu nhưng luôn hướng về đối phương để em không bận lòng vì em nữa, hi sinh vì niềm đam mê, vì hạnh phúc nơi em chọn lựa. Tình yêu không phải là sự ép buộc mà tình yêu là một sự tự nguyện: tự nguyện của những tâm hồn đồng cảm, đồng điệu. Song chia tay không phải để trở thành đối lập, thù địch của nhau mà chia tay để nối thêm, để mở rộng tình đòi. Đó là văn hoá ứng xử trong tình yêu. Nhân vật trữ tình trong bài thơ không thể đến, không có cơ hội trao duyên mong thành đôi thì mong người con gái ấy sẽ hạnh phúc với lựa chọn của mình. Tình yêu cần hướng đến sự đồng điệu, đồng cảm, sự tận tụy hi sinh, cần mãnh liệt để yêu và cần tinh tế để cảm nhận. Đó mới là cách úng xử tuyệt vời nhất, thông minh và có văn hóa.

                    

         

 

 

II.  LÀM VĂN (7,0 điểm)       Câu 1: (2,0 điểm)      Hãy viết bài văn ngắn (khoảng 1 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của việc “Mạnh dạn chấp nhận những thử thách của cuộc sống” đối với tuổi trẻ trong cuộc sống hôm nay.        Câu 2: (5,0 điểm) Thí sinh chọn một trong hai đề sau:                  Đề 1: Cảm nhận vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kháng chiến...
Đọc tiếp

II.  LÀM VĂN (7,0 điểm)

      Câu 1: (2,0 điểm)

     Hãy viết bài văn ngắn (khoảng 1 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của việc “Mạnh dạn chấp nhận những thử thách của cuộc sống” đối với tuổi trẻ trong cuộc sống hôm nay.

       Câu 2: (5,0 điểm) Thí sinh chọn một trong hai đề sau:

                 Đề 1: Cảm nhận vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kháng chiến chống Mĩ cứu nước qua hai nhân vật: Anh thanh niên trong "Lặng lẽ Sa Pa" - Nguyễn Thành Long và Phương Định trong "Những ngôi sao xa xôi" - Lê Minh Khuê.

                Đề 2: Cảm nhận ước mơ khát vọng Thanh Hải gửi gắm trong tác phẩm “Mùa xuân nho nhỏ”:

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến

 

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc

 

 

         Từ đó, liên hệ với một tác phẩm khác hoặc trong thực tế đời sống để thấy được thông điệp sống có ước mơ khát vọng luôn được lan tỏa đến mọi người.

11
19 tháng 5 2021

1, 
Có người cho rằng "Mạnh dạn chấp nhận những thử thách của cuộc sống"đối với tuổi trong cuộc sống hôm nay. Theo em ý kiến này là hoàn toàn đúng và chúng ta nên thực hiện. Vậy mạnh dạn là gì? Mạnh dạn là tự tin không sợ nguy hiểm khi đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống. Chúng ta cần phải đối diện với nhiều khó khăn từ dễ đến khó mới có thể rèn luyện được thói quen mạnh dạn đó. Khi mạnh dạn đối diện với thử thách, chúng ta dễ dàng có thể vượt qua những thử thách đó, được mọi người tôn trọng và có cuộc sống tốt đẹp hơn. Tuy nhiên vẫn còn đó một số người không dám đương đầu trước khó khăn, luôn nhờ đến sự trợ giúp của người khác khi gặp khó. Những người đó sẽ không dễ thành công trong cuộc sống cũng như không có sự tự tin nhất định vào bản thân mình. Vậy nên mỗi con người chúng ta cần phải rèn luyện sự mạnh dạn để đối mặt với những khó khăn thử thách trong cuộc sống ngay từ bây giờ. Tóm lại mạnh dạn chấp nhận những khó khăn trong cuộc sống là hoàn toàn cần thiết và rất đáng học hỏi.
ĐỀ 2
Khát vọng cống hiến, lan tỏa đến mọi người của tác giả Thanh Hải cho mùa xuân thiên nhiên và mùa xuân đất nước. Một bài thơ cũng nói về khát vọng cống hiến lan tỏa chính là bài thơ"Viếng Lăng Bác" của Viễn Phương.

20 tháng 2 2022

- Đại dịch COVID-19 là một đại dịch bệnh truyền nhiễm với tác nhân là virus SARS-CoV-2, đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu.
- Khởi nguồn tâm dịch đầu tiên được ghi nhận tại thành phố Vũ Hán (Trung Quốc).

- COVID-19 chủ yếu lan truyền qua các giọt từ đường hô hấp của người nhiễm bệnh. Bạn có thể nhiễm COVID-19 nếu bạn chạm vào bề mặt hoặc đồ vật có vi-rút và sau đó chạm vào mắt, mũi, hoặc miệng.
- Dịch bệnh COVID-19 đã càn quét, gây ảnh hưởng về sức Khỏe, kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới.

2. Gợi ý:

a. Mở bài

- Giới thiệu vấn đề nghị luận: tinh thần dân tộc Việt Nam trước dịch bệnh Covid – 19.

b. Thân bài

- Giải thích: tinh thần dân tộc và đại dịch Covid 19.

- Biểu hiện của tinh thần dân tộc trong đại dịch vừa qua.

- Ý nghĩa của việc có tinh thần dân tộc.

- Phê phán hiện tượng xấu và hậu quả nếu không có tinh thần dân tộc.
- Làm thế nào để phát huy tinh thần dân tộc?

- Liên hệ, rút ra bài học cho bản thân.

c. Kết bài

- Khẳng định giá trị cao đẹp của tinh thần dân tộc, đặc biệt trước những hoàn cảnh khó khăn.

- Liên hệ bản thân.

14 tháng 5 2021

CÁI NÀY TUI CHỊU

I.  ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (3,0 điểm)        Có phải chúng ta đang ngày càng ít nói với nhau hơn. Chúng ta gặp nhau qua tin nhắn, chúng ta đọc blog hay những câu status trên Facebook của nhau mỗi ngày, chúng ta những tưởng đã hiểu hết về nhau mà không cần thốt nên lời. Có phải vậy chăng? Có phải chúng ta cũng như loài cá heo có thể giao tiếp với nhau bằng sóng siêu âm. Tiếng nói của con người dùng...
Đọc tiếp

I.  ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (3,0 điểm)

       Có phải chúng ta đang ngày càng ít nói với nhau hơn. Chúng ta gặp nhau qua tin nhắn, chúng ta đọc blog hay những câu status trên Facebook của nhau mỗi ngày, chúng ta những tưởng đã hiểu hết về nhau mà không cần thốt nên lời. Có phải vậy chăng? Có phải chúng ta cũng như loài cá heo có thể giao tiếp với nhau bằng sóng siêu âm. Tiếng nói của con người dùng để làm gì nếu không phải để thổ lộ, để giãi bày, để xoa dịu. Nếu muốn được hiểu thì phải được lắng nghe. Nếu muốn được lắng nghe thì phải nói trước đã. Vậy thì còn ngần ngừ chi nữa, hãy nói với nhau đi. Nói với ba, với mẹ, với anh chị, với em, với bạn bè... Đừng chat, đừng email, đừng post lên Facebook của nhau, hãy chạy đến gặp nhau, hay ít nhất hãy nhấc điện thoại lên, thậm chí chỉ để gọi nhau một tiếng “…ơi!” dịu dàng! Một tiếng người phục vụ ân cần yêu thương quan tâm, gần gũi…Và chắc chắn không phải là chiêm bao.

                    (Trích “Nếu biết trăm năm là hữu hạn” - Phạm Lữ Ân)

Câu 1: Xác định và gọi tên một thành phần biệt lập và một phép liên kết hình thức được sử dụng trong đoạn trích. (1.0 điểm)

Câu 2: Trong đoạn trích, theo tác giả thì tại sao con người cần dùng tiếng nói? (1,0 điểm)

Câu 3: Từ câu “Đừng chat, đừng email, đừng post lên Facebook của nhau, hãy chạy đến gặp nhau, hay ít nhất hãy nhấc điện thoại lên, thậm chí chỉ để gọi nhau một tiếng “…ơi!” dịu dàng!", em hiểu thông điệp tác giả muốn gửi gắm đến chúng ta là gì?

(Trả lời ngắn gọn trong khoảng 2 - 3 dòng) (1.0 điểm)

32
16 tháng 5 2021

Câu 1:

- Thành phần tình thái: "chắc chắn" 

- Phép lặp: "chúng ta"

Câu 2: Trong đoạn trích, theo tác giả con người cần dùng tiếng nói để thổ lộ, để giãi bày, để xoa dịu và để được lắng nghe.

Câu 3: Thông điệp

- Khuyên nhủ con người đừng trao đổi với nhau qua những kênh mạng xã hội, cần phải gặp gỡ trực tiếp để hiểu thấu những tâm tư, tình cảm và để có được sự gắn bó khi nhìn thấy nhau.

- Bên cạnh đó, tác giả có mang đến thông điệp về giá trị của việc kết nối khi gặp gỡ những người xung quanh, đặc biệt là người thân.

17 tháng 5 2021

Câu 1 

       - Thành phần tình thái : " chắc chắn "

       - Phép lặp " chúng ta "

Câu 2 

        Trong đoạn trích ,  theo tác giả con người cần dùng tiếng nói để thổ lộ , để giãi bày , để xoa dịu và để được lắng nghe 

Câu 3 

        Thông điệp 

+) Khuyên nhủ con người đừng trao đổi với nhau qua những kênh mạng xã hội, cần phải gặp gỡ trực tiếp để hiểu thấu những tâm tư, tình cảm và để có được sự gắn bó khi nhìn thấy nhau.

+) Bên cạnh đó, tác giả có mang đến thông điệp về giá trị của việc kết nối khi gặp gỡ những người xung quanh, đặc biệt là người thân.

đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:''Dượng Hương Thư đánh trần sau lái co người phóng chiếc sào xuống lòng sông nghe mộhưt tiếng ''soạc''! Thép đã cắm vào sỏi! Dượng Hương Thư ghì chặt trên đầu sào, lấy tế trụ lại, giúp cho chú Hai và thàng Cù Lao phóng sào uốn nước. Chiếc sào của Dương Hương Thư dưới sức cống bị cong lại. Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền...
Đọc tiếp

đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

''Dượng Hương Thư đánh trần sau lái co người phóng chiếc sào xuống lòng sông nghe mộhưt tiếng ''soạc''! Thép đã cắm vào sỏi! Dượng Hương Thư ghì chặt trên đầu sào, lấy tế trụ lại, giúp cho chú Hai và thàng Cù Lao phóng sào uốn nước. Chiếc sào của Dương Hương Thư dưới sức cống bị cong lại. Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống, quay đầu chạy về lại Hòa Phước.''

Câu 1: Cho biết ptbd chính của đoạn văn trên.

Câu 2: Tìm những chi tiết miêu tả ngoại hình, hành động của nhân vật Dượng Hương Thư trong đoạn văn.Qua đó, em thấy Dượng Hương Thư đang thực iện công việc gì?

Câu 3: tìm biện pháp tu từ trong câu văn sau: ''Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng chực trụt uống, quay đầu chạy về lại Hòa Phước. ''

Câu 4: Viết đoạn văn từ 5-7 câu nêu cảm nhận của em về hình ảnh Dương Dương Thư.

 

1
15 tháng 5 2021

"Dượng Hương Thư đánh trần đứng sau lái co người phóng chiếc sào xuống lòng sông nghe một tiếng “soạc”! Thép đã cắm vào sỏi! Dượng Hương ghì chặt trên đầu sào, lấy thế trụ lại, giúp cho chú Hai và thằng Cù Lao phóng sào xuống nước. Chiếc sào của dượng Hương dưới sức chống bị cong lại. Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống, quay đầu chạy về lại Hòa Phước."

Câu 1 : Miêu tả

Câu 2 : 

Dượng Hương Thư:

  * Hành động đã nói lên ngoại hình săn chắc của dượng Hương Thư:

- "đánh trần đứng sau lái co người phóng chiếc sào xuống lòng sông nghe một tiếng “soạc”"

- "ghì chặt trên đầu sào, lấy thế trụ lại"

⇒ Dượng Hương Thư đang cố gắng vượt thác.

câu 3 :

-Biện pháp tu từ nhân hoá trong đoạn văn :

+ Nước bị cản văng bọt tứ tung , thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống , quay đầu chạy về lại Hòa Phước.

14 tháng 5 2021
Cô giáo lđfvvg
14 tháng 5 2021

Cô Ngọc hàng xóm nhà em là một kĩ sư nông nghiệp. Nhà cô cách nhà em không xa lắm, chỉ độ vài chục mét. Hàng ngày, cô đến Sở nông nghiệp để làm việc. Cô chuyên nghiên cứu giống cây trồng và vật nuôi, nghiên cứu cách trồng trọt và chăn nuôi để đạt năng suất cao. Cô rất tận tụy với công việc của mình. Tuy là một kĩ sư nhưng cô rất giản dị, gần gũi với người lao động để trao đổi kinh nghiệm sản xuất. Nhờ vậy, cô luôn được mọi người yêu mến. Em rất biết ơn cô. Em nguyện ra sức học tập để sau này trở thành con người có ích như cô.

22 tháng 2 2022

. Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Dẫn dắt vào đoạn thơ (trích dẫn thơ)

2. Thân bài

- Khái quát: xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, mạch cảm xúc

1. Khổ thơ thứ hai

- Hai câu thơ đầu:

"Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ."

+ Hai câu thơ được tạo nên với những hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ sóng đôi. Câu trên là một hình ảnh thực, câu dưới là hình ảnh ẩn dụ.

+ Ví Bác như mặt trời là để nói lên sự trường tồn vĩnh cửu của Bác, giống như sự tồn tại vĩnh viễn của mặt trời tự nhiên.

+ Ví Bác như mặt trời là để nói lên sự vĩ đại của Bác, người đã đem lại cuộc sống tự do cho dân tộc Việt Nam thoát khỏi đêm dài nô lệ.

+ Nhận thấy Bác là một mặt trời trong lăng rất đỏ, đây chính là sáng tạo riêng của Viễn Phương, nó thể hiện được sự tôn kính của tác giả, của nhân dân đối với Bác.

- Ở hai câu thơ tiếp theo:​

"Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân."

+ Đó là sự hình dung về dòng người đang nối tiếp dài vô tận hàng ngày đến viếng lăng Bác bằng tất cả tấm lòng thành kính và thương nhớ, hình ảnh đó như những tràng hoa kết lại dâng người. Hai từ ngày ngày được lặp lại trong câu thơ như tạo nên một cảm xúc về cõi trường sinh vĩnh cửu.

+ Hình ảnh dòng người vào lăng viếng Bác được tác giả ví như tràng hoa, dâng lên Bác. Cách so sánh này vừa thích hợp và mới lạ, diễn ra được sự thương nhớ, tôn kính của nhân dân đối với Bác.

+ Tràng hoa là hình ảnh ẩn dụ những người con từ khắp miền đất nước về đây viếng Bác giống như những bông hoa trong vườn Bác được Bác ươm trồng, chăm sóc nảy nở rộ ngát hương về đây tụ hội kính dâng lên Bác.

2. Khổ thơ thứ ba

- Khung cảnh và không khí thanh tĩnh như ngưng kết cả thời gian và không gian trong lăng:

"Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền"

+ Cả cuộc đời Bác ăn không ngon, ngủ không yên khi đồng bào miền Nam còn đang bị quân thù giày xéo. Nay miền Nam đã được giải phóng, đất nước thống nhất mà Bác đã đi xa. Nhà thơ muốn quên đi sự thực đau lòng đó và mong sao nó chỉ là một giấc ngủ thật bình yên.

+ Từ cảm xúc thành kính ngưỡng mộ, ở khổ thơ thứ ba là những cảm xúc thương xót và ước nguyện của nhà thơ. Hình ảnh Bác như vầng trăng sáng dịu hiền trong giấc ngủ bình yên là một hình ảnh tượng trưng cho vẻ đẹp thanh thản, phong thái ung dung và thanh cao của Bác. Người vẫn đang sống cùng với nhân dân đất nước Việt Nam thanh bình tươi đẹp. Mạch cảm xúc của nhà thơ như trầm lắng xuống để nhường chỗ cho nỗi xót xa qua hai câu thơ: vẫn biết ở trong tim.

+ Hình ảnh trời xanh là hình ảnh ẩn dụ nói lên sự trường tồn bất tử của Bác. Trời xanh thì còn mãi mãi trên đầu, cũng giống như Bác vẫn còn sống mãi mãi với non sông đất nước. Đó là một thực tế.

+ Thế nhưng, nhìn di hài của Bác trong lăng, cảm thấy Bác đang trong giấc ngủ ngon lành, bình yên mà vẫn thấy đau đớn xót xa mà sao nghe nhói ở trong tim! Dù rằng Người đã hóa thân vào thiên nhiên, đất nước, nhưng sự ra đi của Bác vẫn không sao xoá đi được nỗi đau xót vô hạn của cả dân tộc, ý thơ này diễn tả rất điển hình cho tâm trạng và cảm xúc của bất kì ai đã từng đến Viếng lăng Bác.

- Nhận xét, đánh giá

+ Về nội dung: đoạn thơ là lời tâm tình, những cảm xúc dâng trào của tác giả khi được viếng lăng Bác

+ Nghệ thuật: biện pháp tu từ, từ ngữ chọn lọc, nhịp thơ nhẹ nhàng, sâu lắng,...

3. Kết bài

- Khẳng định lại vấn đề nghị luận

- Liên hệ bản thân

28 tháng 2 2022

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Dẫn dắt vào đoạn thơ (trích dẫn thơ)

2. Thân bài

- Khái quát: xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, mạch cảm xúc

1. Khổ thơ thứ hai

- Hai câu thơ đầu:

"Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ."

+ Hai câu thơ được tạo nên với những hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ sóng đôi. Câu trên là một hình ảnh thực, câu dưới là hình ảnh ẩn dụ.

+ Ví Bác như mặt trời là để nói lên sự trường tồn vĩnh cửu của Bác, giống như sự tồn tại vĩnh viễn của mặt trời tự nhiên.

+ Ví Bác như mặt trời là để nói lên sự vĩ đại của Bác, người đã đem lại cuộc sống tự do cho dân tộc Việt Nam thoát khỏi đêm dài nô lệ.

+ Nhận thấy Bác là một mặt trời trong lăng rất đỏ, đây chính là sáng tạo riêng của Viễn Phương, nó thể hiện được sự tôn kính của tác giả, của nhân dân đối với Bác.

- Ở hai câu thơ tiếp theo:​

"Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân."

+ Đó là sự hình dung về dòng người đang nối tiếp dài vô tận hàng ngày đến viếng lăng Bác bằng tất cả tấm lòng thành kính và thương nhớ, hình ảnh đó như những tràng hoa kết lại dâng người. Hai từ ngày ngày được lặp lại trong câu thơ như tạo nên một cảm xúc về cõi trường sinh vĩnh cửu.

+ Hình ảnh dòng người vào lăng viếng Bác được tác giả ví như tràng hoa, dâng lên Bác. Cách so sánh này vừa thích hợp và mới lạ, diễn ra được sự thương nhớ, tôn kính của nhân dân đối với Bác.

+ Tràng hoa là hình ảnh ẩn dụ những người con từ khắp miền đất nước về đây viếng Bác giống như những bông hoa trong vườn Bác được Bác ươm trồng, chăm sóc nảy nở rộ ngát hương về đây tụ hội kính dâng lên Bác.

2. Khổ thơ thứ ba

- Khung cảnh và không khí thanh tĩnh như ngưng kết cả thời gian và không gian trong lăng:

"Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền"

+ Cả cuộc đời Bác ăn không ngon, ngủ không yên khi đồng bào miền Nam còn đang bị quân thù giày xéo. Nay miền Nam đã được giải phóng, đất nước thống nhất mà Bác đã đi xa. Nhà thơ muốn quên đi sự thực đau lòng đó và mong sao nó chỉ là một giấc ngủ thật bình yên.

+ Từ cảm xúc thành kính ngưỡng mộ, ở khổ thơ thứ ba là những cảm xúc thương xót và ước nguyện của nhà thơ. Hình ảnh Bác như vầng trăng sáng dịu hiền trong giấc ngủ bình yên là một hình ảnh tượng trưng cho vẻ đẹp thanh thản, phong thái ung dung và thanh cao của Bác. Người vẫn đang sống cùng với nhân dân đất nước Việt Nam thanh bình tươi đẹp. Mạch cảm xúc của nhà thơ như trầm lắng xuống để nhường chỗ cho nỗi xót xa qua hai câu thơ: vẫn biết ở trong tim.

+ Hình ảnh trời xanh là hình ảnh ẩn dụ nói lên sự trường tồn bất tử của Bác. Trời xanh thì còn mãi mãi trên đầu, cũng giống như Bác vẫn còn sống mãi mãi với non sông đất nước. Đó là một thực tế.

+ Thế nhưng, nhìn di hài của Bác trong lăng, cảm thấy Bác đang trong giấc ngủ ngon lành, bình yên mà vẫn thấy đau đớn xót xa mà sao nghe nhói ở trong tim! Dù rằng Người đã hóa thân vào thiên nhiên, đất nước, nhưng sự ra đi của Bác vẫn không sao xoá đi được nỗi đau xót vô hạn của cả dân tộc, ý thơ này diễn tả rất điển hình cho tâm trạng và cảm xúc của bất kì ai đã từng đến Viếng lăng Bác.

- Nhận xét, đánh giá

+ Về nội dung: đoạn thơ là lời tâm tình, những cảm xúc dâng trào của tác giả khi được viếng lăng Bác

+ Nghệ thuật: biện pháp tu từ, từ ngữ chọn lọc, nhịp thơ nhẹ nhàng, sâu lắng,...

3. Kết bài

- Khẳng định lại vấn đề nghị luận

- Liên hệ bản thân