K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 3 2022

Tham khảo:

Tổ chức giáo dục dưới thời Hậu Lê là:

  • Về tổ chức trường học: Nhà Hậu Lê cho dựng nhà Thái học, dựng lại Quốc Tử Giám. Tại đây có lớp học, có chỗ ở cho học sinh và cả kho sách.
  • Về người được đi học: Trường thu nhận con cháu vua và các quan và những con em gia đình thường dân học giỏi.
  • Về nội dung học: Học về Nho giáo, phải học thuộc những điều Nho giáo dạy.
  • Về nền nếp thi cử: Ba năm có một kì thi Hương ở địa phương và thi Hội ở kinh thành. Những người đỗ kì thi Hội sẽ được dự kì thi Đình để chọn tiến sĩ. 
6 tháng 3 2022

Lý Công Uẩn, ông vua đầu tiên của triều đại nhà Lý

6 tháng 3 2022

là Lý Công Uẩn

6 tháng 3 2022

21 tháng 10,  1833

 HT

6 tháng 3 2022

1833 nha, vì mình thấy bạn chỉ hỏi năm sinh chứ ko hỏi ngày tháng năm sinh

6 tháng 3 2022

12

6 tháng 3 2022

Nước ta trải qua 12 triều đại nha Trần nha bạn .

4 tháng 3 2022

năm 1400 nhé bạn

4 tháng 3 2022

Hồ Quý Ly (chữ Hán: 胡季犛; 1336 – 1407), lấy tên húy Hồ Nhất Nguyên, là vị hoàng đế đầu tiên của nhà nước Đại Ngu trong lịch sử Việt Nam . Ông ở ngôi vị Hoàng đế từ năm 1400 đến năm 1401 tự xưng là Quốc Tổ Chương Hoàng, sau đó giữ ngôi Thái thượng hoàng từ năm 1401 đến năm 1407. 

4 tháng 3 2022

Văn lang nhé

4 tháng 3 2022

Đại Việt 

4 tháng 3 2022

Theo sử cũ thì Vũ Duy Thanh sinh vào giờ Tý ngày 9 tháng 8 năm Đinh Mùi - năm Gia Long thứ 6 (1807). Ông quê ở làng Kim Bồng, tên Nôm gọi là làng Bồng, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. Ông sinh ra trong một gia đình nho học, lại nổi tiếng là thần đồng ngay từ nhỏ, sách chỉ đọc một lần là nhớ.

4 tháng 3 2022

a.156

b.2345612

4 tháng 3 2022

Đây là một việc làm có ý nghĩa nêu cao truyền thống dựng nước và giữ nước lâu đời của dân tộc; biểu thị ý chí quyết giữ vững nền độc lập vừa mới giành được , sau hơn 10 thế kỷ đấu tranh bền bỉ chống xâm lược và sự đô hộ của phong kiến phương Bắc. Ngô Quyền mất năm 45 tuổi, trị vì đất nước được 5 năm 

\(~HT~\)

6 tháng 3 2022

Ngô Quyền mất năm 45 tuổi, trị vì đất nước được 5 năm.

-HT-

4 tháng 3 2022

Nguyễn Công Trứ tự Tồn Chất, hiệu Ngộ Trai, biệt hiệu Hy Văn. Ông sinh ngày mồng 1, tháng 11, năm Mậu Tuất (tức ngày 19 tháng 12năm 1778) tại huyện lỵ Quỳnh Côi, phủ Thái Bình. Thân phụ là Nguyễn Công Tuấn tước Đức Ngạn Hầu, quê ở làng Uy Viễn, nay là xã Xuân Giang, Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, tri phủ Tiên Hưng – Thái Bình, thân mẫu là Nguyễn Thị Phan, con gái quan Quản nội thị tước Cảnh Nhạc Bá dưới triều vua Lê –  chúa Trịnh. Ông mất ngày 14/11 năm Mậu Ngọ (tức ngày 7/12/1858), thọ 80 tuổi tại quê nhà làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân.

6 tháng 3 2022

Nguyễn Công Trứ tự Tồn Chất, hiệu Ngộ Trai, biệt hiệu Hy Văn. Ông sinh ngày mồng 1, tháng 11, năm Mậu Tuất (tức ngày 19 tháng 12 năm 1778) tại huyện lỵ Quỳnh Côi, phủ Thái Bình.

Ông mất ngày ( 7/12/1858)

Học tốt nhé

Năm 1009, Lý Công Uẩn lên ngôi Hoàng đế, vốn là người thông minh, say mê kinh sử, tinh thông võ nghệ, nhận thấy thành Hoa Lư chật hẹp, kinh tế công- nông - thương kém phát triển, giao thông gặp nhiều khó khăn. Năm 1010, Ông quyết định rời đô ra Đại La ( Thăng Long) và tự tay viết 'Chiếu dời đô'.

Trong những ngày này, cả nước đang hướng về kỷ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Những người làm lưu trữ lần tìm theo dấu vết của thời gian, đã tìm thấy một bản khắc cổ về "Chiếu dời đô" của Vua Lý Công Uẩn trong khối tài liệu mộc bản Triều Nguyễn - Di sản tư liệu thế giới. Có thể nói đây là tài liệu quan trọng, là bản khai sinh của kinh đô Thăng Long - Hà Nội ngày nay. Đọc "Chiếu dời đô" chúng ta cảm phục tài năng, trí tuệ, tầm nhìn và sự sáng suốt, quyết đoán của Vua Lý Công Uẩn.
 

Năm 1009, Lý Công Uẩn lên ngôi Hoàng đế, vốn là người thông minh, say mê kinh sử, tinh thông võ nghệ, nhận thấy thành Hoa Lư chật hẹp, kinh tế công- nông - thương kém phát triển, giao thông gặp nhiều khó khăn. Năm 1010, Ông quyết định rời đô ra Đại La ( Thăng Long) và tự tay viết 'Chiếu dời đô'.

"Chiếu dời đô", là bản khắc mộc bản cổ nhất, hiện đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV( Đà Lạt - Lâm Đồng) và nằm trong bộ sách "Đại Việt Sử Ký Toàn Thư" đây là bản khắc chữ Hán ngược, toàn bộ "Chiếu dời đô" có 214 chữ.
 

 

Bản khắc mộc bản "Chiếu dời đô" của Vua Lý Công Uẩn năm 1010

 
"Chiếu" là một loại văn cung đình do nhà vua viết để ban bố một chủ trương, hay một chính sách cụ thể có tính chất giáo lệnh, bố cục chặt chẽ, khúc triết, lời văn trang trọng, mạch lạc, giàu sức thuyết phục. Đây là thể văn quan phương của triều đình, không có sự giao tiếp qua lại. Cuối bài "Chiếu" thường có 1 câu hỏi nhưng hỏi để mà hỏi chứ không cần trả lời. Đó là công thức của một bài "chiếu".
 

Bản Dịch nghĩa toàn văncủa "Chiếu dời đô" như sau:

" Xưa, nhà Thương đến đời Bàn Canh 5 lần dời đô; nhà Chu đến đời Thành Vương 3 lần dời đô; đâu phải các vua thời Tam đại đều theo ý riêng của mình mà tự tiện dời đô xằng bậy. Làm như thế cốt là để mưu nghiệp lớn, chọn ở nơi chính giữa, dựng kế cho con cháu muôn đời; trên kính mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu có chỗ tiện lợi thì dời đổi, cho nên vận nước dài lâu, phong tục giàu thịnh. Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng, coi thường mệnh trời, không noi theo việc cũ của Thương, Chu, cứ chịu đóng đô ở yên nơi đây, đến nỗi vận thế không dài, vận số ngắn ngủi, trăm họ hao tổn, muôn vật không tươi tốt. Trẫm rất đau lòng, không thể không dời đổi. Huống chi thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương, ở giữa khu vực đất trời, được thế rồng chầu- hổ phục, chính giữa nam-bắc-đông- tây, tiện nghi núi sau, sông trước. Vùng này, mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa; dân cư không phải chịu khổ vì thấp trũng, tối tăm; muôn vật hết sức tốt tươi phồn thịnh. Xem khắp nước Việt, đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời. Trẫm muốn nhân địa lợi ấy mà định nơi ở, các khanh nghĩ sao?"
 

Việc ban hành "Chiếu dời đô" của Vua Lý Công Uẩn cho thấy ông là một vị vua tài giỏi, có tầm nhìn chiến lược đối với sự phát triển lịch sử lâu dài của đất nước. Thành Đại La ( Thăng Long - Hà Nội) ngày nay quả đúng là kinh đô ngàn năm văn hiến của nước Việt Nam ta, cùng với thời gian vẫn mãi mãi trường tồn như một minh chứng cho sự nhận định đúng đắn của người xưa - Vua Lý Công Uẩn trong "Chiếu dời đô" cách đây 1000 năm./.