K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 11 2019

Trong không khí có rất nhiều bào tử vi sinh vật và cả các vi sinh vật. Sau khi ăn, các thức ăn thừa phần lớn đã bị nhiễm các vi sinh vật, do đó trước khi cho vào tủ lạnh cất giữ cần đun sôi lại để diệt khuẩn.

17 tháng 12 2017

- Có thể giữ thức ăn tương đối lâu trong tủ lạnh vì: Đa số vi sinh vật là ưa ấm mà nhiệt độ trong tủ lạnh lại thấp, kìm hãm sự sinh trưởng của vi sinh vật.

- Nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng của vi sinh vật kí sinh động vật là nhiệt độ cơ thể.

10 tháng 3 2018

- Tên một số chất diệt khuẩn thường dùng trong bệnh viện, trường học và gia đình:

    + Bệnh viện: Cồn, iot, rượu iot 2%, các andehit, các chất kháng sinh.

    + Trường học và gia đình: oxy già, iot, thuốc tím....

- Khi rửa rau sống nên ngâm trong nước muối hay thuốc tím pha loãng 5 – 10 phút vì : Ngâm rau sống với nước muối (tức môi trường ưu trương) thì các vi sinh vật sẽ bị mất nước gây co nguyên sinh do đó vi sinh vật không phân chia được. Còn trong thuốc tím thì sẽ tạo ra ôxi nguyên tử có tác dụng ôxi hóa mạnh → Ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật.

- Xà phòng chỉ là chất tẩy rửa không phải là chất diệt khuẩn.

7 tháng 2 2018

Có thể dùng vi sinh vật khuyết dưỡng (Ví dụ E.coli triptôphan âm) để kiểm tra thực phẩm có triptôphan hay không vì:

    Vi khuẩn khuyết dưỡng tryptôphan là vi khuẩn không tổng hợp được tryptôphan. Nếu thực phẩm có tryptôphan thì vi khuẩn sinh trưởng bình thường, nếu không có tryptôphan vi khuẩn sẽ không thể sinh sống.

23 tháng 12 2017

Trong sữa chua hầu như không có vi sinh vật gây bệnh vì: Đa số vi khuẩn và động vật nguyên sinh là nhóm ưa trung tính nên trong sữa chua với môi trường pH axit (nhiều axit lactic là sản phẩm lên men) thì các VSV gây bệnh bị ức chế sinh trưởng.

12 tháng 10 2018

    Tế bào có thể tự điều chỉnh quá trình chuyển hóa vật chất bằng cách điều chỉnh hoạt tính của các loại enzim. Có 2 cách điều chỉnh hoạt tính enzim:

   - Sử dụng chất ức chế enzim: Làm chậm hoặc dừng phản ứng

    + Các chất ức chế đặc hiệu khi liên kết với enzim sẽ làm biến đổi cấu hình trung tâm hoạt động của enzim làm cho enzim không thể liên kết được với cơ chất.

    + Ức chế ngược là kiểu điều hòa trong đó sản phẩm của con đường chuyển hóa quay lại tác động như một chất ức chế làm bất hoạt enzim xúc tác cho phản ứng ở đầu của con đường chuyển hóa.

   - Sử dụng chất hoạt hóa enzim: làm tăng hoạt tính của enzim.

    + Sử dụng chất hoạt hóa đặc hiệu

    + Sử dụng sản phẩm của phản ứng để kích thích đẩy nhanh tốc độ của phản ứng.

16 tháng 7 2017

   Kích thước nhỏ và cấu tạo đơn giản giúp tế bào vi khuẩn có ưu thế:

    - Kích thước nhỏ bé thì tỉ lệ giữa diện tích bề mặt tế bào trên thể tích (S/V) lớn giúp tế bào trao đổi vật chất với môi trường nhanh chóng, giúp tế bào sinh trưởng và sinh sản nhanh hơn.

    - Cấu tạo đơn giản giúp vi khuẩn dễ dàng biến đổi thành một chủng loại khác khi có sự thay đổi về bộ máy di truyền.

4 tháng 8 2019

Ý nghĩa hiện tượng bắt đôi của các NST tương đồng:

   + Khi các NST tương đồng bắt cặp trong giảm phân sẽ giúp chúng tiếp hợp với nhau, trao đổi chéo các đoạn crômatit, làm tăng biến dị tổ hợp.

   + Khi NST bắt cặp tương đồng trong giảm phân thì sau quá trình phân li, số lượng NST sẽ giảm đi một nửa, đảm bảo quá trình giảm phân diễn ra bình thường.

12 tháng 3 2017

 Tóm tắt diễn biến các kì của giảm phân I:

  + Kì đầu I:

    - Các NST kép tương đồng bắt cặp với nhau.

    - Một số cặp NST kép tương đồng xuất hiện sự tiếp hợp giữa 2 nhiễm sắc tử không chị em (trao đổi chéo giữa các đoạn crômatit).

    - Các NST kép dần co xoắn lại, đạt co xoắn cực đại.

    - Màng nhân, nhân con biến mất.

    - Trung tử di chuyển về 2 cực của tế bào, bắt đầu hình thành thoi tơ vô sắc.

  + Kì giữa I:

    - Hình thành thoi tơ vô sắc.

    - Các cặp NST kép tương đồng di chuyển về mặt phẳng xích đạo của tế bào, gắn thành 2 hàng trên thoi tơ vô sắc tại tâm động.

  + Kì sau I:

    - Mỗi NST kép trong cặp NST kép tương đồng di chuyển theo thoi tơ vô sắc về một cực của tế bào.

  + Kì cuối I:

    - Các NST kép dần dần dãn xoắn

    - Màng nhân và nhân con dần dần xuất hiện.

    - Thoi vô sắc tiêu biến.

    - Phân chia chất tế bào.

    - Tạo thành hai tế bào con có số lượng NST kép giảm đi một nửa.

  Sau khi kết thúc giảm phân I, các tế bào bước vào giảm phân II mà không nhân đôi NST.

12 tháng 8 2017

Giảm phân tạo ra được các tế bào con với số lượng NST giảm đi một nửa vì:

- NST chỉ nhân đôi 1 lần ở kỳ trung gian trước lần phân bào thứ nhất.

- Giảm phân gồm 2 lần phân bào và bản chất giảm nhiễm (số lượng NST giảm đi một nửa) là giảm phân I.

    + Tại kì giữa của giảm phân I, các cặp NST kép tương đồng sau khi bắt đôi và co xoắn cực đại di chuyển về mặt phẳng xích đạo của tế bào và tập trung thành 2 hàng. Dây tơ phân bào từ mỗi cực tế bào chỉ đính vào một phía của mỗi NST kép trong cặp tương đồng.

    + Tại kì sau của giảm phân I, mỗi NST kép trong cặp NST kép tương đồng di chuyển theo dây tơ phân bào về mỗi cực của tế bào.

    + Tại kì cuối I, sau khi đi về cực của tế bào, các NST kép dãn xoắn và màng nhân, nhân con xuất hiện, thoi phân bào tiêu biến. Sau đó là quá trình phân chia tế bào chất tạo nên 2 tế bào con có số lượng NST kép giảm đi một nửa (nkép).

    + Ở giảm phân II, có bản chất là nguyên nhiễm, diễn ra quá trình phân li các NST kép tại tâm động tại 2 NST đơn ở kì sau. Do đó kết thúc giảm phân II, từ 1 tế bào (nkép) tạo thành 2 tế bào (nđơn).

→ Như vậy sau quá trình giảm phân, từ một tế bào (2n) tạo thành 4 tế bào con (n).