K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 3 2021

Đáp án A

 

11 tháng 3 2021

A

11 tháng 3 2021

chắc là b

TL:

A. Cá

11 tháng 3 2021

1. Carbohydrate (còn gọi là nhóm chất bột đường)

- Là nguồn cung cấp nhiên liệu chính cho hệ thống thần kinh trung ương và năng lượng cho các cơ quan trong cơ thể làm việc.

- Thành phần cấu tạo nên tế bào và các mô, điều hòa hoạt động của cơ thể, cung cấp chất xơ cần thiết.

2. Protein (hay chất đạm)

- Protein cũng cung cấp năng lượng.

- Là nguyên liệu tạo các men, các hormon trong cơ thể giúp điều hòa hoạt động của cơ thể.

- Nguyên liệu tạo các kháng thể giúp cơ thể chống đỡ bệnh tật. Vận chuyển các dưỡng chất và thuốc.

3. Chất béo

- Cung cấp năng lượng, giúp hấp thu các vitamin tan trong dầu mỡ như vitamin A, D, E, K.

- Thành phần chính của màng tế bào và nhất là các tế bào thần kinh giúp sự phát triển các tế bào não và hệ thần kinh, là thành phần cấu tạo một số loại hormon ví dụ như testosterone, cortisol...

- Có tác dụng cung cấp năng lượng.

- Chất béo cũng làm cho việc chế biến thực phẩm ngon và hấp dẫn hơn.

4. Vitamin

+ Còn gọi là các vi chất dinh dưỡng chất, nhóm chất này không sinh ra năng lượng. Vi chất dinh dưỡng là những chất mà cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ nhưng lại có vai trò rất quan trọng, khi thiếu sẽ dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng cho cơ thể, đặc biệt là trẻ nhỏ. Cơ thể cần trên 20 loại vitamin và trên 20 loại khoáng chất cần thiết.

10 tháng 3 2021

D.5-10 phút

10 tháng 3 2021

Sắp xếp ngăn đông

Ngăn đông là nơi có nhiệt độ cao nhất trong tủ lạnh. Thích hợp để các bạn bảo quản các thực phẩm tươi sống như thịt, cá, tôm, hải sản sẽ giúp duy trì thực phẩm được tươi ngon và lâu hơn. Thực phẩm tươi sống nên được bao bọc kỹ để tránh bị nhiễm khuẩn chéo cho các thực phẩm khác

10 tháng 3 2021

Bảo quản thực phẩm là quá trình xử lý thức ăn nhằm ngăn chặn hoặc làm chậm việc thức ăn bị hư hỏng (giảm chất lượng và giá trị dinh dưỡng hoặc không thể ăn được), nhờ đó thực phẩm giữ được lâu hơn.

Phương pháp bảo quản thường liên quan đến việc ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn, nấm men, nấm mốc,...(mặc dù đôi khi người ta đưa vào thực phẩm các loại vi khuẩn và nấm lành tính để bảo quản) cũng như làm chậm quá trình ôxy hóa của chất béo để tránh ôi thiu. Bảo quản thực phẩm còn bao gồm các quá trình kiềm chế sự suy giảm thẩm mỹ của thức ăn, ví dụ phản ứng hóa nâu bởi enzyme ở quả táo sau khi cắt, xảy ra trong khâu chuẩn bị thực phẩm.

1. Phân nhóm thức ăn

a. Cơ sở khoa học

Căn cứ vào giá trị dinh dưỡng, người ta phân chia thức ăn làm 4 nhóm:
 

Xem hình 3.9, hãy nêu tên các loại thức ăn và giá trị dinh dưỡng của từng nhóm.

b. Ý nghĩa

Việc phân chia các nhóm thức ăn giúp cho người tổ chức bữa ăn mua đủ các loại thực phẩm cần thiết và thay đổi món ăn cho đỡ nhàm chán, hợp khẩu vị, thời tiết... mà vẫn đảm bảo cân bằng dinh dưỡng theo yêu cầu của bữa ăn.
 

Hình 3.9 - Phân nhóm thức ăn

Mỗi ngày, trong khẩu phần ăn nên chọn đủ thức ăn của 4 nhóm, để bổ sung cho nhau về mặt dinh dưỡng.

2. Cách thay thế thức ăn lẫn nhau.

Khi xây dựng khẩu phần, tùy theo tập quán ăn uống, nhu cầu dinh dưỡng, cần thay đổi món ăn cho ngon miệng, hợp khẩu vị. Do đó, cần thay đổi thức ăn này bằng thức ăn khác. Tuy nhiên, để thành phần và giá trị dinh dưỡng của khẩu phần không bị thay đổi, cần chú ý thay thế thức ăn trong cùng một nhóm.

Ví dụ; Hình 3.10

-  100g thịt có thể thay bằng 100g các hoặc 120g trứng (2 quả trứng).

-  200g sữa tươi có thể thay bằng 200g sữa đậu nành; hoặc

60g trứng; hoặc có thể thay bằng 50g đậu phụ và 40g trứng; hoặc 50g thịt (hoặc cá...)

-  Rau muống có thể thay bằng rau cải; hoặc bắp cải hoặc giá đỗ... 200g rau muống có giá trị tương đương 100g giá đỗ.

-  100g gạo có thể thay bằng 250g khoai tây hoặc 300g bún.

10 tháng 3 2021

Phải xem hạng sử dụng vì nếu ăn đồ ăn đã hết hạn sử dụng thì sẽ bị đau bụng hoặc có khi là bị ngộ độc thực phẩm nên chúng ta phải chú ý đến hạng sử dụng khi mua thực phẩm .

10 tháng 3 2021

Cảm ơn bn nhiều🥰

10 tháng 3 2021

Em tham khảo nhé !

 

Tuổi thơ em gắn liền với thầy cô, bạn bè và mái trường yêu dấu. Nhắc về ngôi trường đã bên em suốt bao năm, hình ảnh trường trước buổi học làm em nhớ mãi không quên.

 

Đó là một buổi sáng đầu thu, tiết trời se lạnh, gió heo may nhẹ thổi. Em đến trường sớm hơn mọi ngày vì hôm nay bàn em nhận nhiệm vụ trực nhật. Từ xa, ngôi trường hiện lên trong ánh nắng ban mai đẹp như một bức tranh mà tạo hóa đã khéo léo vẽ lên. Đón chào em là bác cổng trường mặc một chiếc áo màu vàng mới tinh. Sáng nào bác cũng là người dậy sớm nhất, để kịp dang tay chào các bạn học sinh. Trên đầu bác là tấm biển màu xanh với dòng chữ trắng:” Trường Tiểu học Kim Đồng”-niềm tự hào của bao thế hệ học trò nơi đây.

 

Đi vào trong, em gặp ngay những cây cổ thụ, tán rộng che mát cả một góc sân. Những chú chim non tinh nghịch đang thi nhau chuyền cành, cất lên  tiếng hót vui vẻ chào đón ngày mới. Mỗi nhịp chuyền cành là những hạt sương đêm còn đọng trên lá cây lại cùng nhau rơi xuống, được ánh mặt trời chiếu rọi, long lanh như những viên pha lê quý giá. Trên sân, các bạn học sinh khác cũng đang cùng nhau làm nhiệm vụ trực nhật. Bạn này quét sân, bạn kia nhặt rác, có bạn đang cặm cụi tưới nước và bắt sâu cho cây non mới trồng. Một nhóm khác lại đang cùng nhau chơi trò đá cầu, tiếng quả cầu chạm vào chân các bạn nhịp nhàng “bộp… bộp…” hòa cùng tiếng cười nói không dứt nghe thật vui. Các bạn khác lại cùng nhau ngồi trên hành lang trước lớp, tranh thủ hỏi nhau những bài tập nâng cao, đối chiếu đáp án và ôn lại bài cũ, không khí cũng sôi nổi không kém. Mặt trời càng lên cao, ánh nắng càng chan hòa thì các bạn học sinh cũng đến trường càng đông. Sân trường giờ đây không còn yên tĩnh, rộng rãi như trước nữa. Thay vào đó là từng tốp học sinh cùng dắt tay nhau đi vào trường, những nhóm đá cầu, nhảy dây, đuổi bắt… mỗi lúc một náo nhiệt hơn, đông hơn. Không còn nghe rõ âm thanh của từng người, không còn thấy rõ hoạt động của từng bạn nữa… Tất cả đều hòa chung vào không khí đầy hào hứng, sôi nổi của các trò chơi đầy bổ ích, các bài tập đầy lí thú. Và rồi, thời gian trôi qua, tiếng trống vào lớp vang lên báo hiệu một buổi học mới sắp bắt đầu, các bạn lại cùng nhau trở về lớp, gương mặt ai cũng tràn đầy hứng khởi. Sân trường lại trở về vẻ im lặng, bình yên của nó.

Khung cảnh trường trước buổi học thật đẹp. Giờ nhớ lại, em vẫn thấy lòng mình rạo rực, háo hức. Mai này dù có rời xa, hình ảnh đẹp đẽ ấy vẫn mãi in sâu trong tâm trí em.
10 tháng 3 2021

em cảm ơn

-Phương pháp làm chín thực phẩm trong nước

+Luộc: trứng luộc, rau muống luộc, gà luộc.

+Nấu: Canh chua, canh bí đỏ, canh cà chua.

+Kho: Cá cam kho, thịt bò kho, gà kho sả.

-Phương pháp làm chín thực phẩm bằng hơi nước:

+Hấp(đồ): bánh bao, bánh plan, trứng hấp.

-Phương pháp làm chín thực phẩm bằng sức nóng trực tiếp của lửa:

+Nướng: thịt nướng, đùi gà nướng, tôm nướng muối ớt.

-Phương pháp làm chín thực phẩm trong chất béo:

+Rán(chiên): cơm chiên, tôm chiên, khoai lang chiên.

+Rang: đậu phộng rang, gà rang muối, tôm rang me.

+Xào: rau muống xào, su su xào thịt, đậu que xào.

-Trộn dầu giấm: cải xoong trộn trộn dầu giấm, salad rau trộn dầu giấm, salad Nga

-Trộn hỗn hợp: nộm rau muống, mì trộn, gà trộn.

-Muối chua:

+Muối xổi: cà pháo muối xổi, bắp cải muối xổi, dưa leo muối xổi.

+Muối nén: cà muối nén, cà tím muối nén, cà pháo muối nén.

(Lưu ý: có thể sai :D)

9 tháng 3 2021

Nấu và xào

-Nấu là phương pháp làm chín thực phẩm trong môi trường nước, khi nấu phối hợp các loại thực phẩm hoặc riêng từng loại, có thêm gia vị

-Xào là phương pháp làm chín thực phẩm trong môi trường dầu mỡ, kết hợp các loại thực phẩm và có thêm gia vị

=> Đều là phương pháp làm chín thực phẩm nhưng nấu cần dùng nước còn xào thì dùng dầu mỡ

Hấp và nướng

- Hấp là phương pháp làm chín thực phẩm bằng hơi nước, thực phẩm sẽ được tẩm ướp vừa vặn trước khi được cho vào hấp. Lửa cần to để hơi nước bố mạnh làm chín thực phẩm

- Nướng là phương pháp làm chín thực phẩm bằng sức nóng của lửa

=> Đều làm chín thực phẩm nhưng Hấp dùng gián tiếp nhiệt độ của lửa để làm chín còn nướng dùng trực tiếp

 

7 tháng 3 2021

vì 1 thục phẩm chỉ có 1 số chất dinh dưỡng nhất định chứ ko thể đầy đủ chất ngư các đò ăn khác :)

7 tháng 3 2021

vì mỗi một loại thực phẩm chỉ bao gồm một số chất dinh dưỡng nhất định mà không bao gồm tất cả các chất dinh dưỡng nên nếu ta ăn nhiều một loại thực phẩm sẽ dẫn đến thừa chất dinh dưỡng có trong thực phẩm đó và thiếu đi các chất dinh dưỡng cần thiết khác, do vậy nó sẽ gây ảnh hưởng xấu cho cơ thể và gây nên nhiều căn bệnh.