K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 1 2018

Bài C1: Hãy mô tả các ròng rọc ở hình 16.2

a) Ròng-rọc cố định gồm một bánh xe quay quanh một trục cố định và một sợi dây kéo vòng qua bánh xe.
Hình16 .2 a
b) Ròng rọc động khi kéo dây không những quay mà còn di chuyển cùng với vật. Hình16 .2 b

2. Đo lực kéo vật theo phương thẳng đứng như hình 16.3 và ghi kết quả vào bảng 16.3

Học sinh tự thí nghiệm và điền kết quả.

Bài C3: Dựa vào bảng kết quả thí nghiệm hãy so sánh:

a) Chiều, cường độ của lực kéo vật lên trực tiếp và lực kéo qua ròng-rọc cố định

b) Chiều, cường độ của lực kéo vật lên trực tiếp và lực kéo vật qua ròng-rọc động

Trả lời :Chiều: Kéo bằng ròng-rọc cố định ngược với chiều kéo vật trực tiếp

Cường độ: Kéo bằng ròng-rọc cố định bằng với cường độ kéo vật trực tiếp

Chiều: Kéo bằng ròng-rọc động cùng chiều với chiều kéo vật trực tiếp

Cường độ: Kéo bằng ròng-rọc động bằng một nữa cường độ lực kéo vật trực tiếp

Bài C4: Tìm từ thích hợp để điền vào chỗ trống của các câu sau:

a) Ròng-rọc ……………… giúp làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp.

b) Dùng ròng-rọc ……………. thì lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng vật.
cố định động

a) Cố định; b) Động

Bài C5: Tìm Những ví dụ về sử dụng ròng-rọc.

Ví dụ: Ròng.rọc kéo gạch của các bác thợ xây, kéo gạch từ dưới đất lên tầng cao rất nhẹ nhàng.

Ròng.rọc kéo cờ ở cột cờ trong sân trường.

Bài C6: Dùng ròng-rọc có lợi gì?

Dùng ròng.rọc cố định có lợi về thế đứng.

Dùng ròng.rọc động có lợi về lực.

Bài C7:Dùng hệ thống ròng.rọc nào trong Hình 16.6 có lợi hơn? Tại sao?

Dùng hệ thống ròngrọc b) có lợi hơn.
Vì có ròngrọc động, lực kéo sẽ giảm so với trọng lượng của vật.

16 tháng 1 2018

chúc bạn học tốt

15 tháng 1 2018

Mở bài:

+ Địa điểm và ngày, tháng, năm viết thư.

+ Lời xưng hô, chào hỏi đầu thư

+ Giới thiệu nội dung chính mình sẽ viết: tả cho bạn biết về một ngày mùa đông giá lạnh nơi mình đang ở (khu phố /thôn xóm / bản làng).

Thân bài:

+ Khái quát về mặt thời gian (mùa đông tháng mấy đầu đông giữa đông hay cuối đông), mức độ giá lạnh (nhiệt độ ngày - đêm).

+ Tả chi tiết cảnh vật theo một trình tự (trên xuống dưới):

- Bầu trời: như sà thấp xuống, màu trắng đục, luôn âm u một màu ảm đạm.

- Gió thối vi vu từng cơn buốt lạnh, lá khô xào xạc, tiết trời hanh khô...

- Cây cối: rụng lá, trơ trụi, như đang thu mình tránh rét

- Đường làng, ngõ xóm: vắng vẻ, thưa thớt người đi lại...

+ Tả hoạt động của con người, động vật:

- Ai cũng mặc những chiếc áo ấm, đội mũ và bịt mặt kín mít để tránh rét, ngại ra ngoài chỉ thích ở trong nhà và trùm chăn...

- Bản thân mình trong ngày đông giá lạnh ấy thế nào, đã làm gì?

- Chú mèo con: vùi đầu vào đống tro ấm / ổ của mình ngủ say sưa.

- Chú chó, đàn gà: lười đi lại chỉ nằm yên một chỗ....

Kết bài:

+ Cảm xúc của em trong ngày đông giá lạnh ấy.

+ Lời chào, lời chúc và lời hẹn gặp.

+ Kí tên.

Dàn ý:

1. Mở bài
Lời xưng hô.
Lời chúc.
Dẫn dắt để giới thiệu về khu phố, thôn xóm hay bản làng của mình vào một ngày đông.
2. Thân bài

  • Miêu tả những nét đặc trưng của mùa đông (nhất là mùa đông nơi em đang ở).

thời tiết, hình ảnh ông mặt trời, gió, sương, ...
thiên nhiên, cảnh vật

  • Miêu tả những sinh hoạt đời thường ở khu phố, thôn xóm,... của em trong những ngày đông ấy.
  • Những ngày đông giá lạnh ấy gợi cho em những cảm xúc và suy nghĩ ra sao?

3. Kết bài
Ấn tượng sâu đậm nhất của em về những ngày mùa đông ấy là gì? (co ro trong áo ấm, xum xoe bên bếp lửa mẹ nấu, ...)
Lời chào tạm biệt.
Lời chúc và nhắn nhủ.

15 tháng 1 2018

Giải C1: Trang 50 - Hãy mô tả các ròng rọc vẽ ở hình 16.2

Trả Lời:

  • Hình 16.2 a) . gồm có: 1 khối trụ, 1 giá đỡ, 1 bánh xe có rảnh để dây vắt qua. Mô tả: 1 đầy dây được móc vào khối trụ. Sau đó, vắt dây qua ròng ròng rồi cầm tay kéo đầu còn lại. Ròng rọc đọc móc vào giá đỡ. Để nâng khối trụ lên thì tay cần kéo xuống phía dưới
  • Hình 16.2 b) gồm có: 1 khối trụ, giá đỡ, 1 bánh xe để làm ròng rọc, và 1 sợi dây. Mô tả: khối kim loại được móc vào ròng rọc,1 đầu dây cố định vào giá đỡ. Sau đó, luồn dây qua ròng ròng rọc. Dùng tay cầm đầu dây bên kia để kéo vật lên
15 tháng 1 2018

Ròng-rọc cố định gồm một bánh xe quay quanh một trục cố định và một sợi dây kéo vòng qua bánh xe.

 Ròng rọc động khi kéo dây không những quay mà còn di chuyển cùng với vật.

15 tháng 1 2018

Cây bút thần học ở kì 1 rồi nhé bạn

15 tháng 1 2018

Giấc mơ vẫn sẽ mãi chỉ là giấc mơ

15 tháng 1 2018

áo đầm đồ chơi

15 tháng 1 2018

ta méo trả lời đc thì sao?

15 tháng 1 2018

CẢM THẤY ong ong đầu ... Nhức nhối nhưng thật vui vì hè tới ... Khì khì 

15 tháng 1 2018

Đoạn văn thứ nhất, tác giả tả trái sầu riêng. Câu văn: "Sầu riêng là loại trái quý, trái hiếm của miền Nam", chứa đựng biết bao yêu quý, tự hào của đứa con đối với quê hương xứ sở. Hương sầu riêng được Mai Văn Tạo cảm nhận với tất cả khứu giác và tâm hồn mình. Hương vị nó để xa hàng chục mét, "đã ngào ngạt xông vào cánh mũi". Hương vị nó rất đặc biệt: "mùi thơm đậm, bay rất xa, lây lan trong không khí". Tác giả rất tinh tế khi tả và so sánh hương vị sầu riêng với các hoa trái khác như mít chín, quả trứng gà, hoa bưởi, và cả mật ong nữa:

"Sầu riêng" thơm mùi thơm của mít chín, quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn. Hương vị quyến rũ đến kì lạ".

Đoạn văn thứ hai, Mai Văn Tạo nói về hoa sầu riêng. Tác giả cho biết: "Hoa sâu riêng trổ vào cuối năm". Hương hoa sầu riêng "thơm ngát như hương cau hương bưởi " được gió đưa xa, lan tỏa khắp vườn. Hình sắc hoa sầu riêng rất lạ: "Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy li ti giữa những cánh hoa". Cách so sánh hoa sầu riêng cho thấy tác giả có tài quan sát và nghệ thuật dùng từ, hình ảnh rất tinh tế, chính xác. Các chữ: "tím ngắt", "nhỏ như vảy cá", "hao hao", "lác đác"," li ti" dùng rất thần tình.

Hoa sầu riêng kết thành trái như thế nào? – Mỗi cuống hoa ra một trái. Trái sầu riêng như tổ kiến treo lủng lẳng dưới cành. Vào tháng tư, tháng năm là "mùa trái rộ" của sầu riêng trong những khu vườn Nam Bộ.

Đoạn văn cuối miêu tả dáng cây sầu riêng. Càng ngắm ta càng thấy "cái dáng cây kì lạ ". Thân cây chẳng đẹp mã: "khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dáng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn". Còn lá sầu riêng thì nhỏ, màu xanh vàng, lúc nào cũng khép lại "như lá úa". Thế mà cái cây có dáng kì lạ đó lại sinh ra nhiều hoa thơm, trái quý dâng cho đời: "Vậy mà khi trái chín, hương tỏa ngạt ngào, vị ngọt đến đam mê".

Bài "Sầu riêng” là một bài văn cho ta nhiều ý vị và nhã thú. Cách quan sát,  cách lựa chọn chi tiết, cách so sánh và dùng từ của tác giả lúc tả hoa sầu riêng, trái sầu riêng, dáng sầu riêng – thật tinh tế, tài hoa, đặc sắc. Tác giả đã biểu cảm trong quá trình miêu tả, thể hiện một tấm lòng quý trọng, yêu mến, tự hào về hoa trái sầu riêng, về hương vị đất nước.

Đọc bài văn, ta tưởng như mình đang đứng giữa một ngôi vườn tươi tốt xanh tươi nơi đồng bằng Nam Bộ để ngắm hoa trái sầu riêng, tận hưởng cái hương vị ngạt ngào của nó.

  •  
31 tháng 1 2018

Ăn bắp ahihi

con lon an ngo thì con heo ăn bắp

15 tháng 1 2018

  Khôn ngoan đối đáp người ngoài

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau:

15 tháng 1 2018

Anh em nào phải người xa

Cùng chung bác mẹ, một nhà thương nhau

Anh em như thể tay chân

Anh em hoà thuận, hai thân vui vầy

15 tháng 1 2018

ko biết 

15 tháng 1 2018

Trên chiến trường, ông chuyên sử dụng phương thiên họa kích và cưỡi ngựa Xích Thố, như một mãnh hổ tả xung hữu đột, vạn người không địch nổi. Người ta thường nói "Nhân trung Lã Bố, mã trung Xích Thố" (Người có Lã Bố, ngựa có Xích Thố) để tôn vinh hai cực phẩm nhân gian này.

15 tháng 1 2018

Mỗi khi cây phượng vĩ trong sân trường bật nở những chùm hoa đỏ rực là báo hiệu mùa hè về. Bầu trời trong xanh vời vợi. Ông mặt trời tỏa những tia nắng màu vàng rực rỡ khắp các ngọn cây, hè phố. Cây cối đơm hoa, kết trái. Chim chóc hót líu lo trên các vòm cây. Tiếng ve vang lên những khúc ca rộn rã chào đón mùa hè. Không khí ngột ngạt. Những cơn mưa bóng mây như đùa vui với người. Những làn gió nhè nhẹ thổi qua làm dịu hẳn cái nắng ngột ngạt của mùa hè. Trên khắp các nẻo đường, xe cộ đi lại nườm nượp. Em rất yêu mùa hè. Thật thú vị biết bao khi hè về