K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 4

- Năm 1983, vua Lê Thánh Tông cho biên soạn và ban hành Quốc triều đình luật (còn gọi là bộ luật Hồng Đức). Ngoài những điều luật nhằm bảo về nhà vua và chế độ phong kiến, luật Hồng Đức còn chủ trọng bảo vệ chủ quyền quốc gia, khuyến khích sản xuất, bảo vệ một số quyền lợi phụ nữ,...

- Triều Lê Sơ chú trọng xây dựng quân đội mạnh, tiếp tục duy trì chính sách "ngụ binh ư nông. Nhờ có lực lượng quân đội mạnh, cùng với ý chỉ cương quyết bảo vệ biên giới lãnh thổ, an ninh biên giới và chủ quyền quốc gia luôn được giữ vững.

29 tháng 4

Phong trào cách mạng 1959-1960 được ví như “nước vỡ bờ” vì sự lan rộng và phát triển nhanh chóng của nó, giống như dòng nước từ một nguồn nhỏ bỗng chốc trở thành dòng chảy mạnh mẽ khi vỡ đập.

1. Nguyên nhân: Sau 1954, Mỹ dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, thực hiện ý đồ biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ. Chính sách tăng cường đàn áp khủng bố của Mỹ – Diệm gây cho cách mạng những tổn thất nặng nề, làm cho nhân dân vô cùng căm phẫn và phong trào cách mạng ngày càng lên cao.
2. Diễn biến: Phong trào nổi dậy từ chỗ lẻ tẻ ở từng địa phương như cuộc nổi dậy Bác Ai (2/1959) ở Ninh Thuận, Trà Bồng (8/1959) ở Quảng Ngãi đã lan rộng khắp miền Nam thành cao trào cách mạng, tiêu biểu là cuộc “Đồng khởi” ở Bến Tre. Từ Bến Tre, phong trào “Đồng khởi” như nước vỡ bờ lan khắp Nam Bộ, Tây Nguyên và một số tỉnh Trung Trung Bộ.
3. Kết quả: Tính đến cuối năm 1960, cách mạng đã làm chủ được 600 xã ở Nam Bộ, 904 thôn ở vùng núi các tỉnh Trung Trung Bộ, 3.200 thôn ở Tây Nguyên. Phong trào “Đồng khởi” giáng một đòn bất ngờ vào chiến lược Aixenhao, làm thất bại một hình thức thống trị điển hình của chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ.

29 tháng 4

1) Giá trị văn minh Chăm Pa - Phù Nam còn tồn tại tới ngày nay:
- Kiến trúc và điêu khắc độc đáo của văn minh Chăm Pa vẫn còn tồn tại, với nhiều công trình nổi tiếng như Thánh địa Mỹ Sơn, Phật viện Đồng Dương và tháp Bà Pô-Na-ga.
- Tín ngưỡng tôn giáo của người Chăm Pa cũng rất đa dạng, từ thờ cúng tổ tiên đến tiếp thu đạo Phật, Hin-đu giáo và Hồi giáo.
- Chữ viết Chăm cổ, được sáng tạo trên cơ sở tiếp thu chữ Phạn, đã được khắc trên bia đá.
- Văn học dân gian và văn học viết cùng tồn tại, với thần thoại, truyền thuyết, văn bi ký, sử thi, thơ và trường ca.

2) Sức lao động và sáng tạo bền bỉ của cư dân Chăm Pa - Phù Nam:
- Cư dân Chăm Pa đã phát triển nông nghiệp với việc trồng lúa và các loại cây hoa màu và bông vải.
- Thủ công nghiệp phát triển đa dạng với các nghề như làm gạch, gốm, luyện kim, chế tạo thuỷ tinh, đóng thuyền.
- Người Chăm giỏi nghề buôn bán bằng đường biển.
- Tư duy thẩm mỹ và sự sáng tạo của cư dân Chăm Pa thể hiện rõ qua các công trình kiến trúc, điêu khắc, chế tác đồ trang sức.
- Âm nhạc và ca múa đặc biệt phát triển với các loại nhạc cụ, như đàn cầm, trống, kèn, cùng nhiều kiểu múa.

3) Giá trị văn minh Đại Việt cần gìn giữ và phát huy trong đời sống hiện nay:
- Đại hội lần thứ XIII, Đảng ta xác định xây dựng và phát huy giá trị, sức mạnh văn hóa, con người Việt Nam là một trong trong các nhiệm vụ trọng tâm và đột phá chiến lược.
- Để bảo tồn và phát huy giá trị của những thành tựu văn minh Đại Việt trong thời đại ngày nay, chúng ta cần hiểu rõ tiến trình lịch sử của dân tộc và những thành tựu cơ bản mà cha ông để lại.
- Tuyên truyền, quảng bá các di sản văn hóa của dân tộc Việt Nam đến người thân, bạn bè trong và ngoài nước.

29 tháng 4

1. Dòng nào ghi đúng theo trình tự các hiệp ước nhà Nguyễn kí với Pháp?

A. Nhâm Tuất, Hác-măng, Giáp Tuất, Pa-tơ-nốt

B. Nhâm Tuất, Giáp Tuất, Pa-tơ-nốt, Hác-măng

C. Hác-măng, Giáp Tuất, Pa-tơ-nốt, Nhâm Tuất

D. Nhâm Tuất, Giáp Tuất, Hác-măng, Pa-tơ-nốt

29 tháng 4

Trình tự các hiệp ước nhà Nguyễn kí với Pháp là:
1. Hiệp ước Nhâm Tuất (1862)
2. Hiệp ước Giáp Tuất (1874)
3. Hiệp ước Hác-măng (1883)
4. Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884)
Vậy, đáp án đúng là D. Nhâm Tuất, Giáp Tuất, Hác-măng, Pa-tơ-nốt.

DT
28 tháng 4

Tầng lớp ngày càng đông nhưng không được coi trọng trong thời Lê sơ (thế kỷ 15) ở Việt Nam là tầng lớp nông dân. Trong thời kỳ này, dù nông dân chiếm đa số trong xã hội và có vai trò quan trọng trong việc sản xuất nông nghiệp, họ thường xuyên phải chịu đựng các gánh nặng thuế má và lao dịch. Tầng lớp nông dân không có nhiều quyền lực hoặc địa vị xã hội, và họ thường xuyên bị khai thác bởi tầng lớp quý tộc và quan lại.

28 tháng 4

Tầng lớp ngày càng đông nhưng không được coi trọng trong thời Lê sơ (thế kỷ 15) ở Việt Nam là tầng lớp nông dân. Trong thời kỳ này, dù nông dân chiếm đa số trong xã hội và có vai trò quan trọng trong việc sản xuất nông nghiệp, họ thường xuyên phải chịu đựng các gánh nặng thuế má và lao dịch. Tầng lớp nông dân không có nhiều quyền lực hoặc địa vị xã hội, và họ thường xuyên bị khai thác bởi tầng lớp quý tộc và quan lại.

CL
Cô Linh Trang
Manager VIP
17 tháng 6

a. Thành tựu về tư tưởng

- Tư tưởng yêu nước thương dân: Phát triển theo hai xu hướng: dân tộc và thân dân.

+ Xu hướng dân tộc: đề cao trung quân ái quốc, đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đề cao sức mạnh toàn dân đánh giặc.

+ Xu hướng thân dân: gần dân, yêu dân; vua quan cùng nhân dân quan tâm đến mùa màng, sản xuất, chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc.

- Nho giáo: dần phát triển cùng với sự phát triển của giáo dục và thi cử.

+ Thế kỉ XV, Nho giáo giữ địa vị độc tôn, là hệ tư tưởng của giai cấp thống trị để xây dựng nhà nước quân chủ trung ương tập quyền.

+ Nho giáo đã góp phần to lớn trong việc đào tạo đội ngũ trí thức, những người hiền tài cho đất nước.

b. Thành tựu về tín ngưỡng, tôn giáo

- Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và tổ tiên: tiếp tục phát triển qua việc xây lăng, miếu, đền đài thờ tổ tiên, các vị anh hùng dân tộc, các Thành hoàng làng, các vị tổ nghề,…, tạo nên tinh thần cởi mở, hoà đồng tôn giáo của người Việt.

- Phật giáo: 

+ Phát triển mạnh trong buổi đầu độc lập và trở thành quốc giáo thời Lý – Trần: dưới thời vua Lý Thánh Tông, thiền phái Thảo Đường được sáng lập; thời Trần, thiền phái Trúc Lâm Yên Tử ra đời, vua Trần Nhân Tông được vinh danh là Phật hoàng.

+ Từ thế kỉ XV, Phật giáo mất vai trò quốc giáo, song vẫn có sự phát triển mạnh mẽ, đồng hành cùng dân tộc trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

- Đạo giáo: phổ biến trong dân gian và được các triều đại phong kiến coi trọng, có vị trí nhất định trong xã hội. 
- Trong các thế kỉ XV - XVI, Hồi giáo, Công giáo du nhập vào Đại Việt.