chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ nhân hóa được sử dụng trong các trường hợp sau:
a) nhớ khi giặc đến giặc lùng
rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây
núi rỗng hành lũy rất dày
rừng tre bộ đội , rừng vây quân thù
b) nhớ ông cụ mất sáng ngời
áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường
nhớ người những sáng tinh sương
ung dung yên ngựa trên đường suối reo
nhớ chân người bước lên đèo
người đi rừng núi trông theo bóng người
a. Phép nhân hóa được sử dụng qua hai câu thơ:
"Núi giăng thành lũy sắt dày
Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù"
Những động từ "giăng", "che", "vây" vốn chỉ hành động của người được gán cho sự vật "núi", "rừng" nhằm nói lên tinh thần đoàn kết, sự che chở của núi rừng, góp phần làm nên chiến thắng của quân ta. Cán bộ và đồng bào miền ngược, cũng như núi rừng cùng đồng cam cộng khổ, đoàn kết đánh giặc.
b. Phép nhân hóa được sử dụng qua câu thơ cuối "Người đi rừng núi trông theo bóng người". Nỗi "nhớ" và "trông", vốn là trạng thái và hành động của người được gán cho vật, cho thấy sự quyến luyến bịn rịn của con người, thậm chí là thiên nhiên cảnh vật đối với cuộc chia tay.
cảm ơn cậu nhìu nah