K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 2 2018

Nam Cao tên khai sinh là Trần Hữu Tri. Ông sinh năm 1915, trong một gia đình nông dân tại làng Đại Hoàng, thuộc tống Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam (nay thuộc xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam). Làng Đại Hoàng nằm trong vùng đồng chiêm trũng, nông dân quanh năm nghèo đói, lại bị bọn cường hào ức hiếp, đục khoét tàn tệ.

Nam Cao là con người duy nhất trong gia đình khá đông con - được ăn học tử tế. Học xong bậc thành chung, Nam Cao vào Sài Gòn giúp việc cho một hiệu may. Thời kỳ này, ông bắt đầu sáng tác và mơ ước được đi xa, mở mang kiến thức, trau dồi tài năng, xây dựng một sự nghiệp văn học có ích. Nhưng rồi vì ốm yếu, Nam Cao lại trở về quê và thất nghiệp. Sau ông lên Hà Nội, dạy học ở một trường tiểu học tư thục, vùng Bưởi, ngoại ô. Nhưng cuộc đời "giáo khổ trường tư" đó cũng không yên: quân Nhật vào Đông Dương, trường của ông phải đóng cửa để làm chuồng ngựa cho lính Nhật. Nhà văn- lại thất nghiệp, sông lay lắt bằng nghề viết văn và làm gia sư, trong khi gia đình ở quê đang ngày càng khốn khó. Năm 1943, Nam Cao tham gia

Hội văn hóa cứu quốc (lu Dáng Cộng sản tồ chức và lãnh đạo. Bị khủng bô’ gắt gao, ông vồ hán làng quê rồi tham gia cướp chính quyền ở địa phương và được bầu làm chủ tịch đầu tiên ở xã. Nhưng ngay sau đó ông được điều động lên công tác ở Hội văn hóa cứu quốc tại 115 Nội. Ông đã đi cùng một đoàn quân Nam tiến vào vùng Nam Trung Bộ đang kháng chiến năm 1946. Kháng chiến toàn quốc bùng nô (12 - 1946), Nam Cao vồ làm công tác tuyên truyền ở tỉnh Hà Nam; từ 1947, ông lên công tác (V ngành tuyên truyền, văn nghệ Việt Bắc, chủ yếu viết các báo Cứu quốc, Văn nghệ. Năm 1950, Nam Cao đã tham gia chiến (lịch Biên giới. Truyện ngắn Dôi mắt (1948), nhật kí Ở rừng (1948), tạp kí sự Chuyện biên giới (1950) của Nam Cao đều là những sáng tác dặc sắc, tiêu biểu của truyện, kí kháng chiến lúc bấy giờ. Tháng II 1951, trên đường vào công tác vùng sau lưng địch thuộc Liên khu III, Nam Cao đã bị địch phục kích bắt được và bắn chết gần Hoàng Đan (thuộc tinh Ninh Bình khi đó). Nhà văn ngã xuống giữa lúc ông đang bước vào thời kỳ "chín" mới về tư tưởng và tài năng, hứa hẹn những sáng tác có tầm vóc về thời đại mới.

Trước cách mạng, Nam Cao thường mang nặng tâm sự u uất, bất đắc chí. Đó không chỉ là tâm sự người nghệ sĩ "Tài cao, phận thấp, chí khí uất" (thơ Tản Đà), mà còn là nỗi bi phẫn sâu xa của người trí thức giàu tâm huyết trước cái xã hội bóp nghẹt sự sống con người khi đó. Song Nam Cao không vì bất mãn cá nhân mà trở nên khinh bạc, trái lại ông có một tấm lòng thật đôn hậu, chan chứa yêu thương. Đặc biệt, sự gắn bó ân tình sâu nặng với bà con nông dân nghèo khổ' ruột thịt ở quê hương là nét nội bật ở Nam Cao. Chính tình cảm yêu thương gắn bó đó là một sức mạnh bên trong của nhà văn, giúp ông vượt qua những cám dỗ của lối sống thoát li hưởng lạc, tự nguyện tìm đến và trung thành với con đường nghệ thuật hiện thực "vị nhân sinh".

Bình sinh, Nam Cao thường day dứt, hối hận vì những sai lầm - có khi chi trong ý nghĩ - của mình. Người trí thức " trung thực vô ngần" (lời Tô Hoài) ấy luôn nghiêm khắc tự đấu tranh bản thân để vượt mình, cố thoát khỏi lối sống tầm thường, nhỏ nhen, khao khát hướng tới "tâm hồn trong sạch và mơ tới những cảnh sống, những con người thật đẹp" (Nhật kí Nam Cao, ghi ngày 31 - 8 - 1950). Có

thế’ nói, giá trị to lớn của sự nghiệp văn học của Nam Cao gắn liền với cuộc đấu tranh bản thân trung thực, dũng cảm trong suốt cuộc đời cầm bút của nhà văn.

Cuộc đời lao động nghệ thuật vì lý tưởng nhân đạo, lý tưởng cách mạng và sự hy sinh anh dũng của Nam Cao mãi mãi là tấm gương cao đẹp của một nhà văn - chiến sĩ.

II. Quan điểm nghệ thuật

Trong cuộc đời cầm bút, Nam Cao luôn suy nghĩ về "sống và viết". Ban đầu, ông chịu ảnh hưởng sâu của phong trào lãng mạn đương thời, đã sáng tác những bài thơ, truyện tình lâm li dễ dãi. Nhưng ông đã dần dần nhận ra rằng thứ văn chương đó rất xa lạ đối với đời sống lầm than của đông đảo quần chúng nghèo khổ xung quanh. Và ông đã đoạn tuyệt với nó để tìm đến con đường nghệ thuật hiện thực "vị nhân sinh". Trong truyện ngắn Trăng sáng (1943), được coi là một tuyên ngôn nghệ thuật đanh thép, cảm động, ông viết: "Chao ôi! Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khố kia, thoát ra từ những kiếp lầm than...". Theo Nam Cao, người cầm bút không được "trốn tránh" sự thực, mà hãy "cứ đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy tất cả những vang động của đời...".

Lên án văn chương thoát li, Nam Cao không tán thành loại' sáng tác "chỉ tả được cái bề ngoài của xã hội". Trong truyện ngắn Đời thừa (1943), Nam Cao cho rằng một tác phẩm "thật giá trị" thì phải có nội dung nhân đạo sâu sắc: "Nó phải chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình... Nó làm cho người gần người hơn". Đồng thời, nhà văn đòi hỏi cao sự tìm tòi sáng tạo trong nghề văn và lương tâm người cầm bút. Ông viết: "Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp được những người biết đào sâu, tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có" (Đời thừa). Ông coi sự cẩu thả trong nghề văn chẳng những là "bất lương" mà còn là "đê tiện".

Sau cách mạng, Nam Cao say mê, tận tuy trong mọi công tác phục vụ kháng chiến được giao, không nề hà lớn nhỏ, với ý nghĩa dứt

khoát:lợi ích cách mạng, lợi íchdân tộc là trên hết. Khi thựcdân Pháp quay trớ lại xâmlăng Nam Hộ, nhà văn bứt rứt 'muốn vứt cả bút đế đi cầm súng" (bút lu Dường vô Nam). Bước vào kháng chiên, Nam Cao tự nhủ "sống MU hay viết" và lao mình vào các công tác phục vụ kháng chim Tuy ván ấp ủ hoài bão sáng tác nhưng nhà văn chân thành nghĩ rằng "góp sức vào công việc không nghệ thuật lúc này chính là đẻ sửa soạn cho tôi một nghệ thuật cao hơn" (nhật kí ơ rừng, 1948). Đó là thái độ đúng đắn, đẹp đẽ nhất của một nghệ sĩ chân chính khi đó.

III. Sự nghiệp văn học

Nam Cao có sáng tác đăng báo từ 1936, nhưng sự nghiệp văn học cùa ông chỉ thật sự bắt đầu từ truyện ngắn Chí Phèo (1941), sáng tác của Nam Cao trước cách mạng tập trung vào hai đề tài chính: cuộc sống người trí thức tiếu tư sản nghèo và cuộc sống người nông dân ở quê hương.

Ở dó tài người trí thức tiểu tư sản, đáng chú ý là các truyện ngắn: Những truyện không muốn viết, Trăng sáng, Mua nhà, Truyện tình, Quên điều độ, Cười, Nước mắt, Đời thừa... và tiểu thuyết Sống mòn (1944). Trong những sáng tác này, Nam Cao đã miêu tả hết sức chân thực tình cảnh nghèo khổ, dở sống dở chết của những người nghèo, những "giáo khổ trưởng tư'", học sinh thất nghiệp... Nhà văn đặc biệt đi sâu vào những bi kịch tâm hồn của họ, qua đó, đặt ra những vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn, vượt khỏi phạm vi của đề tài. Đó là tấn bi kịch dai dẳng, thầm lặng mà đau đớn của người trí thức có ý thức sâu sắc về giá trị sự sống và nhân phẩm, có hoài bão lớn về một sự nghiệp tinh thần, nhưng lại bị gánh nặng về cơm áo và hoàn cảnh xã hội ngột ngạt làm cho "chết mòn", phải sống cuộc "đời thừa". Những tác phẩm đó đã phê phán sâu sắc xã hội phi nhân đạo bóp nghẹt sự sống, tàn phá tâm hồn con người, đồng thời, đã thế hiện sự tự đấu tranh bên trong của người trí thức tiểu tư sản trung thực cố vươn tới một cuộc sống đẹp đẽ, thực sự có ý nghĩa, xứng đáng là cuộc sống con người.

Nam Cao để lại chừng hai chục truyện ngắn viết về cuộc sống tăm tối thê thảm của người nông dân đương thời. Những truyện đáng chú ý là: Chí Phèo, Trẻ con không được ăn thịt chó, Mua danh, Tu cách mõ, Điếu văn, Một bữa no, Lão Hạc, Một đám cưới, Lang Rận, Dì Hảo, Nửa đèm... ở đề tài nông dân, Nam Cao thường quan tâm tới những hạng cố cùng, những số phận hẩm hiu, bị ức hiếp nhiều nhất. Họ càng hiền lành, nhịn nhục thì càng bị chà đạp phũ phàng. Ông đặc biệt đi sâu vào những trường hợp con người bị lăng nhục một cách độc ác, bất công, mà xét đến cùng, chẳng qua chỉ vì họ nghèo đói, khốn khổ. Tuy giọng văn lắm khi lạnh lùng, nhưng kỳ thực, Nam Cao đã dứt khoát bênh vực quyền sống và nhân phẩm những con người bất hạnh, bị xã hội đẩy vào tình cảnh nhục nhã đó (Chí Phèo, Một bữa no, Tư cách mõ, Lang Rận..,). Viết về những người nông dân bị lưu manh hóa, nhà văn đã kết án sâu sắc cái xã hội tàn bạo tàn phá cả thế xác và linh hồn người nông dân lao' động, đồng thời, ông vẫn phát hiện và khẳng định bản chất lương thiện, đẹp đẽ của họ, ngay trong khi họ bị vùi dập tới mất cả hình người, tính người. Nhà văn đã đặt ra vấn đề phải xác định "đôi mắt" đúng đắn đế nhìn nhận về quần chúng. Ông luôn ý thức "cố mà tìm hiểu" cái "bản tính tốt" của người nông dân nghèo thường bị "che lấp", vùi dập. Trong nhiều tác phẩm, Nam Cao không những đã vạch ra nỗi khố cùng cực của người nông dân mà còn thể hiện cảm động bản chất đẹp đẽ, cao quý trong tâm hồn của họ (Lão Hạc, Một đám cưới, Dì Hảo...).

Có thể nói, dù viết về người trí thức nghèo hay về người nông dân cùng khổ, diều làm cho Nam Cao day dứt tới đau đớn là tình trạng con người bị xói mòn về nhân phẩm, thậm chí bị hủy diệt cả nhân tính, trong cái xã hội phi nhân đạo đương thời.

Cũng như các nhà văn tiểu tư sản khác chưa nắm được chân lý cách mạng, Nam Cao không thấy được khả năng đổi đời của những người khốn cùng và triển vọng của xã hội. Song trong truyện ngắn điếu văn (1944), ông đã viết những dòng dự . báo sôi nổi: "Sự đời không thể cứ mù mịt mãi thế này đâu. Tương lai phải sáng sủa hơn. Một rạng đông đã báo rồi!". Đó là lời chào đón thắm thiết tia sáng rạng đông đang báo hiệu ở chân trời lúc bấy giờ.

Sau Cách mạng tháng Tám 1945, Nam Cao lao mình vào mọi công tác cách mạng và kháng chiến. Truyện ngắn Đôi mắt (1948) là một thành công xuất sắc của văn nghệ kháng chiến khi đó. Nhìn vào

hình ảnh một trí thức cũ đi tản cư theo kháng chiến nhưng giữ nguyên lôi sống trưởng giả, nhởn nho' và "đôi mắt" khinh bạc tệ hại đối với quần chúng - hình ảnh thật lạc lõng giữa cuộc sống kháng chiến lành mạnh sôi nổi lúc bấy Giờ - người trí thức đi theo cách mạng càng thêm dứt khoát từ bỏ con người cũ, lôi sông cũ và quyết tâm "cách mạng hóa tư tưởng, quần chúng hóa sinh hoạt", trở thành những chiến sĩ trên mặt trận văn hóa. Nhật kí ơ rừng (1948) viết trong thời kỳ nhà văn công tác ở vùng sâu Bắc Cạn và tập kí sự Chuyện biên giới (1950) viết khi ông đi chiến dịch Cao - Lạng, đều là những sáng tác giá trị của nền văn xuôi mới còn non trẻ khi đó. Nhà văn hi sinh giữa lúc tư tưởng và tài năng đang độ phát triển nhất trong thời đại mới, đầy hứa hẹn.

Ngòi bút Nam Cao vừa tỉnh táo, sắc lạnh, vừa nặng trĩu suy nghĩ và đằm thắm yêu thương. Văn Nam Cao vừa hết sức chân thực - ông coi sự thực là trên hết, không gì ngăn được nhà văn đến với sự thực - vừa thấm đượm ý vị triết lý trữ tình. Ông có sở trường diễn tả, phân tích tâm lý con người. Ngôn ngữ Nam Cao sống động, uyển chuyển, tinh tế, rất gần với lời ăn tiếng nói quần chúng. Với một tài năng lớn, giàu sức sáng tạo, Nam Cao đã góp phần quan trọng vào việc cách tân nền văn xuôi Việt Nam theo hướng hiện đại hóa. 

9 tháng 2 2018

Tớ thik bà Hồ Xuân Hương nhất

Hồ Xuân Hương (1772 - 1822) là một thi sĩ sống ở giai đoạn cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX, mà hiện tại vẫn khiến nhiều học giả tranh cãi. Di tác của bà hoàn toàn là thơ, trong đó mảng Nôm có nhiều phẩm chất tốt cần sự khảo cứu lâu, nhưng hậu thế có thi sĩ Xuân Diệu đã mạo muội tôn Hồ Xuân Hương làm Bà chúa thơ Nôm. Hầu hết thi ca Hồ Xuân Hương theo dòng chảy chung đã thoát được các quan niệm sáng tác cố hữu vốn đề cao niêm luật chặt chẽ để bộc lộ được tiếng nói của thời đại mình, có nhiều người cho rằng đặc sắc của thơ bà là "thanh thanh tục tục"

Văn bản được nhận diện cổ nhất có chép thơ Hồ Xuân Hương là Quốc văn tùng ký(國文話記) do Hải Châu Tử Nguyễn Văn San (阮文珊, 1808 - 1883) soạn năm Minh Mệnh thứ 14 (1933), nhưng chỉ vài bài. Hầu hết di tác của nữ sĩ họ Hồ được gom trong cuốn Xuân Hương thi tập (春香詩集), Phúc Văn Đường tàng bản ấn hành tại Hà Nội năm 1930. Trong sách có khoảng 60 bài nhưng lẫn cả thơ của nhiều tác giả khác, nay chưa truy nguyên được tất cả. Tuy nhiên, văn bản đáng quý nhất là Lưu hương ký (琉香記) với bài tựa của Phan Huy Huân, được học giả Trần Thanh Mại phát kiến và công bố trên thi đàn vào năm 1964. Trước đó không lâu, năm 1962, đã có học giả Trần Văn Giáp đăng trên báo Văn Nghệ (Hà Nội) 5 thi phẩm chữ Hánđược cho là của Hồ Xuân Hương. Nhưng mãi đến năm 1984, học giả Hoàng Xuân Hãn mới dịch nghĩa và đăng trên tập san Khoa Học Xã Hội (Paris), lại đặt nhan đề lần lượt là Độ hoa phong, Hải ốc trù, Nhãn phóng thanh, Trạo ca thanh, Thủy vân hương

Thơ Hồ Xuân Hương luôn được trình bày theo phong cách thất ngôn bát cú hoặc thất ngôn tứ tuyệt, bút pháp được nhận định là điêu luyện nhưng phần chữ Nômnhiều phần đặc sắc hơn chữ Hán. Ý tưởng trong thơ cũng rất táo bạo, dù là điều cấm kị đối với lễ giáo đương thời. Cho nên, Hồ Xuân Hương được xem như hiện tượng kỳ thú của dòng thi ca cổ điển Việt Nam khi tích cực đưa ra cái nhìn đối lập với truyền thống đạo đức, nhưng không vì thế mà tự trở nên suy đồi. Tựu trung, các di tác phần nào cho phép hậu thế thấy thực trạng tang thương ở thời đại bà sống và cả quá trình mục rữa của nhiều lề lối cũ

9 tháng 2 2018

Nhà tôi cách Hồ Gươm ko xa .Từ trên cao nhìn xuống ,hồ như 1 tấm gương bầu dục khổng lồ,sáng long lanh

Từ trên cao nhìn xuống Cầu Thê húc cong cong như con tôm gian vào đền Ngọc Sơn .Mái đền lấp ló bên gốc đa già , rễ lá xum xuê.Xa xa một chút là Thp Rùa , tường rêu xám xịtduoc xây trên gò đất giữa hồ cỏ mọc xanh um

9 tháng 2 2018

thank you 

9 tháng 2 2018

Mở bài:
Chúng ta giới thiệu khái quát về loại bánh chưng trong ngày Tết
Thân bài:
– Nguồn gốc của bánh chưng
– Quan niệm về loại bánh chưng
– Quá trình chuẩn bị nguyên liệu: Lá dong, lá chuối, gạo nếp thơm ngon, thịt mỡ, đậu xanh làm nhân bánh.
– Quá trình chế biến: Gói bánh, luộc bánh, ép và bảo quản sau khi bánh chín.
– Sử dụng bánh
– Chọn bánh đẹp để đặt cúng trên bàn thờ tổ tiện
– Làm quà biếu cho người thận
– Dùng để đãi khách
– Để dùng trong gia định
– Vị trí của bánh trong ngày tết
Kết bài:
Ý nghĩa của bánh chưng trong văn hóa và cảm nghĩ của bạn

9 tháng 2 2018

Mở bài:
Chúng ta giới thiệu khái quát về loại bánh chưng trong ngày Tết
Thân bài:
– Nguồn gốc của bánh chưng
– Quan niệm về loại bánh chưng
– Quá trình chuẩn bị nguyên liệu: Lá dong, lá chuối, gạo nếp thơm ngon, thịt mỡ, đậu xanh làm nhân bánh.
– Quá trình chế biến: Gói bánh, luộc bánh, ép và bảo quản sau khi bánh chín.
– Sử dụng bánh
– Chọn bánh đẹp để đặt cúng trên bàn thờ tổ tiện
– Làm quà biếu cho người thận
– Dùng để đãi khách
– Để dùng trong gia định
– Vị trí của bánh trong ngày tết
Kết bài:
Ý nghĩa của bánh chưng trong văn hóa và cảm nghĩ của bạn

9 tháng 2 2018

so sánh là đối chiếu sự vật sự việc này với sự vật sự việc khác có nét tương đồng

 VD: xinh như hoa 

9 tháng 2 2018

So sánh là đối chiếu sự việc, sự vật này với sự việc, sự vật khác giữa chúng có nét tương đồng nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

  • Ví dụ : - Mặt trời tròn như chiếc đĩa bạc 
  • Trẻ em như búp trên cành 
9 tháng 2 2018

để làm đẹp cho mái trường , để bảo vệ một hệ sinh thái

9 tháng 2 2018

Môi trường

9 tháng 2 2018

Thành phố Hồ Chí Minh mỗi dịp Tết đến xuân về lại chan hòa trong ánh nắng ấm áp. Những tia nắng đầu năm tươi mới ấy như càng làm đẹp thêm cho cây hoa mai đón Tết của gia đình em.

Cây mai ấy bố và em đã đi mua trong ngày hai mươi tám Tết. Đó là một cây nhỏ, chỉ cao chừng bảy mươi xăng ti mét nhưng có rất nhiều nụ, nụ hoa lại mập mạp rất đáng yêu. Thân cây ở phía gốc to bằng cổ tay em, càng lên cao càng nhỏ dần. Vỏ cây nâu mốc, xù xì chứng tỏ nó đã khá già. Đặc biệt, thân mai được uốn sao cho cây vươn lên xoắn theo hình trôn ốc rất độc đáo. Những cành mai vì thế mà mọc xòe ra nhiều phía, tạo thành tán tròn ôm lấy thân cây làm tâm điểm. Nhìn cây mai, chẳng khác nào một ngọn tháp tí hon. Lá cây rất nhỏ và thưa, cành rất nhiều những chiếc nụ nho nhỏ, xinh xắn. Nụ mai được bao bên ngoài bởi một lớp vỏ màu nâu, khi bông đã đến khi nở, lớp vỏ ấy sẽ rụng đi. Bố em nói rằng cây mai này rồi sẽ nở hoa rất đẹp. Bố cẩn thận đặt cây vào một chậu sứ màu gan gà rồi mang vào giữa phòng khách.

Sáng ngày mùng một Tết. Khi cả nhà em bước ra phòng khách, ai cũng ngỡ ngàng nhìn cây mai với ánh mắt say mê. Hoa đã nở rất nhiều, màu hoa mai vàng tươi như ánh nắng ban mai (có phải vì thế mà hoa có cái tên là "hoa mai"?). Cái tháp nhỏ ngày hai mươi tám thoắt đã vụt trở thành một chiếc tháp vàng rực rỡ. Từ đỉnh tháp đến chân tháp, những bông hoa xòe cánh bao phủ. Hoa mai cũng có năm cánh như hoa đào ngoài Bắc nhưng cánh mai to hơn một chút. Ngoài ra, hoa mai có thể có bảy hoặc chín cánh trên một bông. Cánh hoa vàng tươi được nâng đỡ bởi đài hoa xanh non trông thật đẹp mắt. Ở giữa bông hoa là nhị hoa dài và nhụy hoa cũng mang màu vàng tươi như cánh. Nhìn bông hoa mai xoe tròn, ai ai cũng thích thú muốn ngắm mãi không thôi! 

Em cẩn thận đem những phong bao lì xì màu đỏ kèm bên trong là những lời chúc tết, những chiếc đèn lồng đỏ nhỏ xíu xiu treo lên cây mai. Màu vàng của hoa mai tượng trưng cho sự trù phú, sung túc. Giữa những ngày Tết, ngày xuân màu hoa mai chan hòa với ánh nắng của đất trời, làm xôn xao lòng người khiến ai ai cũng thêm phấn chấn, vui vẻ. Màu đỏ lại tượng trưng cho may mắn, hạnh phúc. Vậy nên màu vàng của hoa, màu đỏ của những vật trang trí hẳn là những sắc màu đem lại may mắn cho năm mới.

Gần trưa mồng một, nhà em đón những vị khách đầu tiên của năm mới. Đó là cô chủ và hai em họ. Mọi người đều trầm trồ khen cây mai sao mà đẹp! Riêng hai bé em họ cứ thích thú chạy vòng quanh cây và ngắm nghía mãi không thôi những bông hoa xinh xắn và những phong bao nho nhỏ. Cơn gió xuân thoảng qua, cánh hoa rung rinh thật nhẹ, như mơn man đùa giỡn với gió. Còn những chiếc phong bao, những chiếc đèn lồng thì xoắn tít dây, khẽ bay bay như vỗ tay reo mừng.

Cây hoa mai trong những ngày Tết đến, xuân về thật đẹp đẽ và quan trọng biết mấy. Em rất mong, nhờ vẻ đẹp của hoa mà năm tới gia đình em gặp nhiều may mắn.



Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/ta-cay-mai-vao-dip-tet-den-xuan-ve-c33a2037.html#ixzz56cHcPajR

9 tháng 2 2018

Thành phố Hồ Chí Minh mỗi dịp Tết đến xuân về lại chan hòa trong ánh nắng ấm áp. Những tia nắng đầu năm tươi mới ấy như càng làm đẹp thêm cho cây hoa mai đón Tết của gia đình em.

Cây mai ấy bố và em đã đi mua trong ngày hai mươi tám Tết. Đó là một cây nhỏ, chỉ cao chừng bảy mươi xăng ti mét nhưng có rất nhiều nụ, nụ hoa lại mập mạp rất đáng yêu. Thân cây ở phía gốc to bằng cổ tay em, càng lên cao càng nhỏ dần. Vỏ cây nâu mốc, xù xì chứng tỏ nó đã khá già. Đặc biệt, thân mai được uốn sao cho cây vươn lên xoắn theo hình trôn ốc rất độc đáo. Những cành mai vì thế mà mọc xòe ra nhiều phía, tạo thành tán tròn ôm lấy thân cây làm tâm điểm. Nhìn cây mai, chẳng khác nào một ngọn tháp tí hon. Lá cây rất nhỏ và thưa, cành rất nhiều những chiếc nụ nho nhỏ, xinh xắn. Nụ mai được bao bên ngoài bởi một lớp vỏ màu nâu, khi bông đã đến khi nở, lớp vỏ ấy sẽ rụng đi. Bố em nói rằng cây mai này rồi sẽ nở hoa rất đẹp. Bố cẩn thận đặt cây vào một chậu sứ màu gan gà rồi mang vào giữa phòng khách.

Sáng ngày mùng một Tết. Khi cả nhà em bước ra phòng khách, ai cũng ngỡ ngàng nhìn cây mai với ánh mắt say mê. Hoa đã nở rất nhiều, màu hoa mai vàng tươi như ánh nắng ban mai (có phải vì thế mà hoa có cái tên là "hoa mai"?). Cái tháp nhỏ ngày hai mươi tám thoắt đã vụt trở thành một chiếc tháp vàng rực rỡ. Từ đỉnh tháp đến chân tháp, những bông hoa xòe cánh bao phủ. Hoa mai cũng có năm cánh như hoa đào ngoài Bắc nhưng cánh mai to hơn một chút. Ngoài ra, hoa mai có thể có bảy hoặc chín cánh trên một bông. Cánh hoa vàng tươi được nâng đỡ bởi đài hoa xanh non trông thật đẹp mắt. Ở giữa bông hoa là nhị hoa dài và nhụy hoa cũng mang màu vàng tươi như cánh. Nhìn bông hoa mai xoe tròn, ai ai cũng thích thú muốn ngắm mãi không thôi! 

Em cẩn thận đem những phong bao lì xì màu đỏ kèm bên trong là những lời chúc tết, những chiếc đèn lồng đỏ nhỏ xíu xiu treo lên cây mai. Màu vàng của hoa mai tượng trưng cho sự trù phú, sung túc. Giữa những ngày Tết, ngày xuân màu hoa mai chan hòa với ánh nắng của đất trời, làm xôn xao lòng người khiến ai ai cũng thêm phấn chấn, vui vẻ. Màu đỏ lại tượng trưng cho may mắn, hạnh phúc. Vậy nên màu vàng của hoa, màu đỏ của những vật trang trí hẳn là những sắc màu đem lại may mắn cho năm mới.

Gần trưa mồng một, nhà em đón những vị khách đầu tiên của năm mới. Đó là cô chủ và hai em họ. Mọi người đều trầm trồ khen cây mai sao mà đẹp! Riêng hai bé em họ cứ thích thú chạy vòng quanh cây và ngắm nghía mãi không thôi những bông hoa xinh xắn và những phong bao nho nhỏ. Cơn gió xuân thoảng qua, cánh hoa rung rinh thật nhẹ, như mơn man đùa giỡn với gió. Còn những chiếc phong bao, những chiếc đèn lồng thì xoắn tít dây, khẽ bay bay như vỗ tay reo mừng.

Cây hoa mai trong những ngày Tết đến, xuân về thật đẹp đẽ và quan trọng biết mấy. Em rất mong, nhờ vẻ đẹp của hoa mà năm tới gia đình em gặp nhiều may mắn.

9 tháng 2 2018

Tết đến xuân về, em và bố cùng đi chợ hoa sắn Tết. Ở chợ, ai nấy đều nô nức chọn về cho gia đình mình một cây đào, cây quất để trang trí cho ngôi nhà thân yêu của mình. Cây đào ngày Tết mang đến sự may mắn cho cả gia đình trong dịp năm mới. Bởi vậy mà em và bố phải chọn cây thật đẹp.

Cây đào ngày Tết tượng trưng cho sự may mắn

Đi cả ngày thì cuối cùng em và bố cũng đã chọn được một cây đào phai trông rất đẹp. Cả gia đình em đều rất thích và thống nhất đặt cây đào ở phòng khách để cả nhà cùng ngắm. Nếu chỉ tả cây đào ngày Tết thì cũng không khó để hình dung ra. Dáng cây đào tỏa thành hình tròn, thân uốn lượn hình rồng bay. Thân cây màu nâu sẫm, những cành cây cong vút nhưng mềm mại, chìa ra thành từng nhánh nhỏ. Lá đào mọc tập trung chủ yếu ở trên ngọn cành, màu xanh non. Nụ hoa hé nở, mập mạp đậu trên cành cây khẳng khiu nhìn mới đẹp mắt làm sao! Một số bông hoa đã nở trước thành những điểm nhấn của cành đào. Cánh đào màu hồng nhạt, những cánh hoa xếp trồng lên nhau. Nhị hoa màu vàng tươi được nâng niu trên đài hoa xanh non. Hương hoa đào mùi thơm thoang thoảng nhưng lại rất quyến rũ đối với các loài ong bướm.

Đã cận kề ngày Tết, gia đình em ai ai cũng bận rộn với các công việc trong nhà. Còn riêng em và các anh chị thì quấn quýt bên cây đào ngày Tết bằng những sợi dây kim tuyến, đèn màu xanh đỏ. Hình ảnh cây đào ngày Tết đã khiến cả căn phòng bừng sáng, rực rỡ và trở nên ấm áp hơn bao giờ hết. Đã có lần em hỏi bà nội rằng tại sao cây đào ngày Tết lại tượng trưng cho sự may mắn trong dịp năm mới. Bà trả lời em rằng chính sắc thắm của hoa là sự may mắn vì thế mà mọi người thường trưng bày ngày tết để mang đến sự may mắn cho cả năm. Vì vậy mà họ đã chọn cây đào là cây tượng trưng cho ngày Tết. Nghe bà giải thích xong, em lại càng cảm thấy quý cây đào ngày Tết hơn.

Em thầm ước sang năm cả gia đình sẽ gặp may mắn cả năm, đúng như ý nghĩa tuyệt vời của cây đào ngày Tết mang lại. Cho tới bây giờ, kì nghỉ Tết cũng sắp hết nhưng ấn tượng về cây đào ngày Tết vẫn in sâu trong tâm trí em. Mong sao hình ảnh cây đào ngày Tết và ý nghĩa của nó sẽ được mọi gia đình lưu truyền cho con cháu, để phong tục ngày Tết này sẽ được giữ mãi đến mai sau.

9 tháng 2 2018

Sáng ngày mùng một Tết. Khi cả nhà em bước ra phòng khách, ai cũng ngỡ ngàng nhìn cây mai với ánh mắt say mê. Hoa đã nở rất nhiều, màu hoa mai vàng tươi như ánh nắng ban mai (có phải vì thế mà hoa có cái tên là "hoa mai"?). Cái tháp nhỏ ngày hai mươi tám thoắt đã vụt trở thành một chiếc tháp vàng rực rỡ. Từ đỉnh tháp đến chân tháp, những bông hoa xòe cánh bao phủ. Hoa mai cũng có năm cánh như hoa đào ngoài Bắc nhưng cánh mai to hơn một chút. Ngoài ra, hoa mai có thể có bảy hoặc chín cánh trên một bông. Cánh hoa vàng tươi được nâng đỡ bởi đài hoa xanh non trông thật đẹp mắt. Ở giữa bông hoa là nhị hoa dài và nhụy hoa cũng mang màu vàng tươi như cánh. Nhìn bông hoa mai xoe tròn, ai ai cũng thích thú muốn ngắm mãi không thôi! 

 

9 tháng 2 2018

Hưởng ứng lá cờ khởi nghĩa của hai anh em Bà Triệu, nhân dân ở Cửu Chân theo rất đông. Nghĩa quân ngày đêm luyện tập, mài gươm luyện võ, chờ ngày nổi dậy. Đây là bài ca dao mà nhân dân vùng Thanh Hoá còn truyền lại nói lên khí thế nô nức của nhân dân đi theo Bà Triệu.

9 tháng 2 2018

Biết đắp đê phòng lụt,trồng hai vụ lúa trong năm

biết trồng các loại cây ăn quả,chăn nuôi

việc cày bừa do trâu bò kéo phổ biến hơn

9 tháng 2 2018

Chính quyền đô hộ nắm độc quyền về sắt nhưng nghề rèn sắt vẫn phát triển.

Sửdụng cày, bừa do trâu , bò kéo phổ biến

Có đê phòng lụt, làm thủy lợi 

Cấy lúa 2 vụ trên năm

Trồng cây ăn quả.