K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
5 tháng 4

Trong bốn dòng thơ đầu:

- “Mình” chỉ người ra đi - người chiến sĩ cách mạng

- “ta” chỉ người dân Việt Bắc 

3 tháng 4

Ngày nay, việc sử dụng bao bì ni lông vô cùng phổ biến và trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống. Tuy nhiên, việc lạm dụng bao bì ni lông gây ra nhiều hậu quả khôn lường cho cuộc sống con người nói riêng và môi trường, hệ sinh thái nói chung. Bao bì ni lông không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến mĩ quan đô thị, môi trường sống của con người. Để khắc phục tình trạng này, ngay từ hôm nay, chúng ta phải thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni lông của chính mình. Hiện nay, nhà nước cũng như những tổ chức, cá nhân đã có nhiều phát minh các biện pháp thay thế túi ni lông như: các sản phẩm từ mây, tre, đan; túi giấy tự phân hủy,… tuy nhiên hiệu quả chưa cao, vì vậy cần mở rộng, phổ biến những mô hình có ích này để người dân biết đến nhiều hơn. Bên cạnh đó, mỗi người dân chúng ta cần có ý thức hạn chế sử dụng túi ni lông và thay thế bằng những vật khác thân thiện với môi trường để giảm thiểu những tác hại do túi ni lông gây ra. Chúng ta không thể phủ nhận lợi ích của túi ni lông trong cuộc sống, tuy nhiên, những tác hại kinh khủng của nó đối với đời sống và môi trường là điều ai cũng nhìn thấy và nhận thức được. Chính vì vậy, mỗi chúng ta cần phải hạn chế sử dựng túi ni lông để bảo vệ môi trường không chỉ cho cuộc sống của mình mà còn cho cả thế hệ mai sau. Nếu chúng ta không thay đổi thì cuộc sống sau này sẽ trở nên tồi tệ hơn.

3 tháng 4

Có MB, TB, KB nữa nhé.

Đây là phần thân bài:

- Giải thích

- Thực trạng

- Nguyên nhân

- Hậu quả

- Cần làm gì

3 tháng 4

Mạng xã hội, như một công cụ kết nối giữa con người và con người, đã trở thành một phương tiện truyền thông có ảnh hưởng mạnh mẽ trong thời đại hiện đại. Khả năng truyền tải thông tin nhanh chóng trên mạng xã hội đã tạo ra một sự lan truyền thông tin chưa từng có, chỉ cần một cú click chuột hoặc một từ khóa tìm kiếm, ta có thể dễ dàng tiếp cận thông tin và cập nhật những tin tức mới nhất.

Tuy nhiên, cần nhìn nhận mạng xã hội như một con dao hai lưỡi, có thể gây ảnh hưởng không tốt đến tinh thần và thậm chí tính mạng của con người. Đặc biệt, hiện tượng làm nhục trên mạng xã hội ngày nay dường như trở thành một "trào lưu" được nhiều người tham gia và coi đó là một thú vui. Hành vi làm nhục là việc gây tổn thương đến danh dự và nhân phẩm của người khác bằng cách sử dụng ngôn ngữ hoặc hành động, khiến người bị xúc phạm cảm thấy áp lực và tiêu cực trong suy nghĩ, gây ra những hệ lụy nghiêm trọng. Khi mạng xã hội phát triển, nhiều người lợi dụng nó như một nơi để xả stress và thể hiện sự thất vọng của bản thân, thường dùng lời lẽ thô tục, chửi rủa, lăng mạ và hạ uy tín của người khác, kêu gọi những người có quan điểm tương tự để vào cuộc nói xấu và đe dọa người khác.

Có nhiều trường hợp, đặc biệt là trong cộng đồng học sinh, một chuyện nhỏ nhặt có thể khiến họ viết lên Facebook những lời chửi thầy cô, gây ra sự xúc phạm, thậm chí bịa đặt những câu chuyện để làm mất mặt thầy cô. Ngoài ra, một số người khác cảm thấy tức giận với ba mẹ và trút giận lên mạng, chửi rủa và tuyên bố rằng "Ông ấy không phải là cha tôi, ông ấy thật tàn nhẫn", kèm theo những bình luận thái độ bất bình và thiếu lễ đối với người lớn. Nhiều học sinh, sinh viên xem mạng xã hội như một công cụ để lăng nhục bạn bè, thậm chí sử dụng ngôn ngữ thô tục và khó chấp nhận. Điều đáng ngại hơn, họ thậm chí có thể gây gỗ, đánh nhau, giật tóc và lột hết quần áo của bạn mình, sau đó quay video và đăng lên mạng xã hội để khiến dư luận xôn xao. Đặc biệt, một số giới trẻ, vì đam mê với thần tượng của mình, đã sử dụng mạng xã hội để lăng nhục và chửi rủa những người được coi là "đối thủ" của thần tượng củahọ, sử dụng những lời lẽ khiếm nhã và tiêu cực. Nhiều người sẵn sàng phát ngôn một cách không thông suốt mà không hề quan tâm đến cảm xúc của người khác, chỉ biết theo đuổi sự đồng lòng và trở thành những "anh hùng bàn phím" để xúc phạm người khác một cách tệ hại, dù chưa biết rõ tất cả những thông tin thực sự.

Hiện tượng làm nhục trên mạng xã hội không chỉ gây tổn thương tâm lý và danh dự của cá nhân mà còn tạo ra những hệ lụy xã hội nghiêm trọng. Nó ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý của người bị xúc phạm, gây ra cảm giác bất an, tự ti và lo lắng. Ngoài ra, nó cũng ảnh hưởng đến quan hệ giữa các cá nhân và gây ra sự chia rẽ, xung đột trong xã hội. Hơn nữa, việc lan truyền thông tin không chính xác và lời lẽ tiêu cực trên mạng xã hội có thể gây ra sự hoang mang, đánh mất niềm tin của công chúng, và ảnh hưởng đến sự ổn định của một quốc gia.

Vì vậy, cần thiết phải tạo ra sự nhận thức và giáo dục về việc sử dụng mạng xã hội một cách đúng đắn và trách nhiệm. Công chúng cần hiểu rõ về hậu quả của việc làm nhục và lăng mạ người khác trên mạng xã hội và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc góp phần xây dựng một môi trường trực tuyến lành mạnh và tôn trọng. Cần khuyến khích sự đoàn kết và sự chia sẻ thông tin tích cực, thúc đẩy việc sử dụng mạng xã hội như một công cụ để giao tiếp, học hỏi và tương tác một cách tích cực. Ngoài ra, cần có sự can thiệp của các cơ quan quản lý và pháp luật để xử lý những hành vi xâm phạm danh dự và nhân phẩm trên mạng xã hội một cách nghiêm minh. Đồng thời, cần xây dựng và thực thi các quy định, chính sách hợp lý và hiệu quả về việc sử dụng mạng xã hội, nhằm ngăn chặn và xử lý các hành vi có hại và tiêu cực trên không gian trực tuyến.

Những hành động nhục nhã, xúc phạm người khác trên mạng xã hội đã để lại những hậu quả đáng báo động, đặc biệt là đối với những "nạn nhân" - những người bị làm nhục. Những người bị xúc phạm, bị lăng nhục sẽ cảm thấy áp lực khủng khiếp. Họ phải chịu đựng nỗi đau với những lời lẽ thiếu suy nghĩ từ cư dân mạng, thậm chí nhiều người vì căng thẳng quá mức đã tìm đến cái chết. Một số khác, do bị rối loạn tinh thần, vì sợ mất mặt nên họ tự ti, không dám đến trường hoặc bước ra xã hội.

Mỗi người đều được quyền tự do ngôn luận, tuy nhiên không ai có quyền xúc phạm danh dự, nhân phẩm và xâm phạm thân thể của người khác. Chúng ta cần trở thành những người hành xử văn minh, tôn trọng người khác như chúng ta tôn trọng chính bản thân mình, để xây dựng một môi trường xã hội mạng văn hoá, an toàn, thân thiện và phát triển.

Để đạt được mục tiêu này, chúng ta cần thực hiện một số biện pháp cụ thể. Đầu tiên, chúng ta cần tăng cường giáo dục và nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của việc tôn trọng người khác trên mạng xã hội. Giáo dục cần được tiến hành từ gia đình, trường học và cả xã hội. Chúng ta cần hướng dẫn trẻ em và thanh thiếu niên về tác động tiêu cực của việc xúc phạm và nhục mạ người khác, và khuyến khích họ thể hiện lòng tôn trọng và sự văn minh trong mọi giao tiếp trực tuyến. Thứ hai, chúng ta cần thiết lập các quy định và chính sách cứng rắn để ngăn chặn hành vi xúc phạm và lăng nhục trên mạng xã hội. Các nền tảng trực tuyến nên áp dụng các biện pháp kiểm duyệt nội dung mạnh mẽ và xử lý nhanh chóng những người vi phạm. Ngoài ra, cần có quy định pháp luật rõ ràng và hình phạt nghiêm khắc đối với những hành vi xâm phạm danh dự và nhân phẩm của người khác trên mạng xã hội. Thứ ba, chúng ta cần xây dựng một môi trường mạng tích cực, trong đó sự lan truyền thông tin tích cực, những thông điệp xây dựng và ý kiến đa dạng được khuyến khích. Các cá nhân, tổ chức và cộng đồng trực tuyến nên cùng nhau xây dựng một không gian trực tuyến an toàn và đáng tin cậy, nơi mọi người có thể chia sẻ ý kiến một cách tự do mà không sợ bị xúc phạm hoặc bị đe được. Thứ tư, chúng ta cần khuyến khích sự tham gia và tương tác tích cực trên mạng xã hội. Bằng cách tham gia vào các hoạt động xã hội trực tuyến, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và ý kiến xây dựng, chúng ta có thể tạo ra một môi trường mạng tích cực và hỗ trợ cho nhau. Đồng thời, chúng ta cũng cần trang bị cho bản thân khả năng phân biệt thông tin, đánh giá một cách khách quan và không vội vàng tin tưởng vào mọi thông tin trên mạng xã hội. Cuối cùng, chúng ta đều có trách nhiệm bảo vệ và hỗ trợ những người bị xúc phạm, bị làm nhục trên mạng xã hội. Chúng ta cần tạo ra một môi trường mạng đồng lòng và nhân ái, nơi mọi người có thể chia sẻ những khó khăn của mình mà không bị sỉ nhục hay phê phán. Chúng ta cần lắng nghe và đồng cảm với những người bị tổn thương và cung cấp sự hỗ trợ tâm lý và tư vấn để giúp họ vượt qua những khó khăn.

Tóm lại, việc xây dựng một môi trường mạng xã hội văn hoá, an toàn và phát triển là trách nhiệm chung của chúng ta. Chúng ta cần nhận thức rõ rằng hành vi xúc phạm và làm nhục người khác trên mạng xã hội có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng và đau lòng. Bằng cách thực hiện các biện pháp như tăng cường giáo dục, thiết lập quy định và chính sách, xây dựng một môi trường tích cực và tham gia tích cực, chúng ta có thể xây dựng một mạng xã hội tôn trọng, đáng tin cậy và hỗ trợ cho tất cả mọi người.

Trình bày ý kiến về hiện tượng bắt nạt trong trường học hiện nay - mẫu 3

Hiện nay, khi xã hội phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì cũng là lúc có nhiều vấn đề nổi cộm nổ ra nhận được sự quan tâm của toàn dư luận. Một trong số đó phải kể đến vấn đề bạo lực học đường của học sinh hiện nay.

Một thực trạng dễ dàng nhận thấy hiện nay đó là ở trong trường học, hiện tượng các em học sinh chửi bới, lặng mạ, sỉ nhục bạn bè hiện nay khá phổ biến. Bên cạnh việc lăng mạ, xúc phạm người khác thì hiện tượng đánh nhau giữa học sinh cũng không phải khó gặp, thậm chí có nhiều trường hợp công an phải vào cuộc. Một điều đáng quan ngại hơn nữa là tình trạng bạo lực học đường không chỉ xảy ra giữa các bạn nam mà hiện nay còn xảy ra ở các bạn nữ.

Nguyên nhân của hiện trạng này đầu tiên không thể không nhắc đến đó là do ý thức chủ quan của các bạn học sinh còn kém, chưa có đủ nhận thức về hậu quả của bạo lực học đường. Bên cạnh đó là việc muốn thể hiện bản thân mình hơn người nên dùng bạo lực và ngôn ngữ không đứng đắn để chứng minh. Nguyên nhân khách quan không thể không nhắc đến là do sự quản lí còn lỏng lẻo của gia đình và nhà trường, chưa định hướng cho các em tư duy đúng đắn dẫn đến những hành động lệch lạc.

Hậu quả của vấn nạn bạo lực để lại vô cùng kinh khủng: nó hình thành thói hung hăng, tính cách không tốt cho người thực hiện hành vi bạo lực; gây tổn hại, ảnh hưởng về sức khỏe, về tâm lí cho người bị hành hung. Ngoài ra, nó còn gây ra những hình ảnh xấu ảnh hưởng đến tương lai của học sinh, nhà trường và gia đình. Vấn đề bạo lực học đường sau này sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển nhân cách của các em học sinh, khiến cho các em dễ trở thành người xấu.

Để khắc phục hiện trạng này, trước hết, mỗi học sinh cần có nhận thức đúng đắn, sống chan hòa với mọi người, hướng đến những điều tốt đẹp, không dùng bạo lực để giải quyết vấn đề. Thêm nữa, gia đình cần quan tâm đến con em của mình nhiều hơn, giáo dục về ý thức, tư duy cho các em. Ngoài ra, nhà trường cần có những biện pháp nghiêm khắc để xử lí những hành vi bạo lực học đường để răn đe và không cho các em tái phạm.

Mỗi người một hành động nhỏ nhưng cùng chung tay với sẽ tạo ra ý nghĩa lớn, lan tỏa được thông điệp lớn lao. Để đẩy lùi vấn đề bạo lực học đường, chúng ta cần chung tay xây dựng một thói quen học tập thật tốt và rèn luyện đạo đức cho bản thân để trở thành một người chủ nhân thực thụ của đất nước.

Trước kia, chúng ta thường có tâm lí chủ quan nghĩ rằng bạo lực học đường là một vấn đề hết sức xa xôi, ít xảy ra, không phổ biến. Cũng do đó, mọi người cũng không ý thức về tầm ảnh hưởng, tác động, hậu quả nghiêm trọng của hiện tượng này. Song, thời gian gần đây, nó lại trở thành một vấn đề nóng bỏng trên các báo, các trang web. Đứng trước thực trạng này chúng ta cần có nhận thức và hành động như thế nào?

Bạo lực học đường diễn ra rất nhiều ở các trường học, từ Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông tới cả Đại học mà nhiều nhất là ở các trường THCS và THPT trên quy mô cả nước. Chỉ cần một thao tác rất nhanh trên google ta có thể tìm thấy hàng loạt các video clip quay cảnh bạo lực của cả nữ sinh lẫn nam sinh. Dường như bạo lực học đường đã trở thành một “mốt” thời thượng của học sinh, để khẳng định vị trí của mình với mọi người, cho mọi người biết ta đây hơn người và chính vậy đã khiến bạo lực học đường diễn ra mạnh mẽ, rầm rộ hơn.

Bạo lực học đường có nhiều hình thức khác nhau. Nhẹ thì tát, đấm, túm tóc, đá, đạp, nặng hơn thì dùng dao rạch mặt, dùng giày cao gót đánh vào đầu... thậm chí còn chém đứt tay, chém ngang người, nguy hiểm đến tính mạng và tinh thần. Bạo lực học đường có thế diễn ra giữa học sinh cùng trường hay khác trường, giữa cá nhân hay một nhóm người, giữa thầy cô và học sinh... Có một sự thật không thể phủ nhận là hiện tượng bạo lực học đường ngày càng diễn ra nhiều hơn và quy mô rộng hơn. Không phải chỉ có những trường ở thành phố, thành thị mới có bạo lực học đường mà ngay cả những trường vùng ven, miền núi hay nông thôn cũng không hiếm. Không chỉ “solo” đánh tay đôi mà những hiện tượng bạo lực học đường còn có sự tham gia của các băng nhóm hội tụ các tay anh, tay chị trong trường.

Nhưng bên cạnh những trận đánh giữa các học sinh còn có một phần nhỏ những xích mích giữa giáo viên và học sinh. Học sinh xúc phạm, lăng mạ, chà đạp nhân phẩm của giáo viên cũng có mà giáo viên đánh đập, sỉ nhục, đay nghiến học sinh cũng không phải là ít. Bạo lực học đường đang diễn ra một cách mạnh mẽ, sôi động, rầm rộ ở nhiều trường học trên phạm vi cả nước với nhiều hình thức khác nhau.

Gây bạo lực học đường là tự làm hỏng tương lai chính mình, gây nguy hại cho xã hội và khiến mọi người lên án, xa lánh, căm ghét. Chúng ta cần có những biện pháp gì để chống bạo lực học đường? Những người gây ra bạo lực học đường cần cố gắng mở rộng nâng cao nhận thức, giữ cho trái tim luôn ấm nóng tình yêu thương và ý thức rõ ràng về hành động do bản thân thực hiện. Hiện nay xã hội nói chung và nhà trường nói riêng đều đang tìm cách để ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường diễn ra. Chính vì vậy, bản thân là một học sinh chúng ta nên tránh những hành vi xấu mang tính không lành mạnh trong khu vực giảng đường, hãy cư xử như một người học sinh đúng mực.

3 tháng 4

Trường học là môi trường giáo dục nhân cách con người, là nơi mà ai cũng trải qua một thời gian gắn bó, là nơi có bạn bè để ta học hỏi, có thầy cô dìu dắt nhân cách chúng ta. Nhưng thật đáng buồn nếu môi trường ấy ngày càng trở nên tha hóa bởi vấn đề bạo lực học đường. Không những vậy, vấn đề này trong thời gian gần đang là vấn đề đáng lo ngại của phụ huynh nhà trường nói riêng và của xã hội nói chung.

Vấn đề bạo lực học đường trong thời gian gần đây thực sự đang trở thành một mối lo lắng và quan tâm lớn của toàn xã hội. Thông thường khi nới tới hai từ “bạo lực” chúng ta chỉ nghĩ tới các bạn học sinh nam sinh đánh nhau, những người dễ dàng dùng sức mạnh cơ bắp với người khác.Nhưng trên thực tế hiện nay cho thế những hành vi bạo lực này không chỉ xảy ra ở các bạn nam mà còn ở không ít các bạn gái, và thậm chí càng phổ biến hơn nhiều. Trong hai năm trở lại đây nổi cộm lên vấn đề nữ sinh thường xuyên giật tóc, đánh nhau bị quay clip đăng ên mạng xã hội.

Phụ huynh học sinh, thầy cô không có ai có thể không bàng hoàng cũng như bức xúc và tức giận trước những clip cả hội đồng nhào vô đánh một bạn nữ, thậm chí cắt tóc, cởi đồ quay clip up lên mạng xã hội. Mà những đoạn video đó cũng chỉ là một góc rất nhỏ trong tình trạng bạo lực học đường hiện nay , ngoài xã hội thực chất vẫn còn vô vàn các vụ bạo lực mà có thể còn chưa được công khai. Đối tượng trong các clip đánh nhau đó chính là những bạn học sinh trung học cơ sở hay trung học phổ thông, là lứa tuổi mà các em có những biến đổi về tâm sinh lý,suy nghĩ bồng bột và thích thể hiện bản thân.

Ngày nay, bạo lực học đường không chỉ xảy ra ở hình thức đơn gian như chửi nhau, đánh nhau trên lớp nữa mà đáng lo ngại hơn đó là việc đánh nhau nghiêm trọng có thể nguy hại đến tính mạng. Có những sự việc cả chục nữ sinh xúm vào giật tóc, cầm giày dép đánh một bạn, thậm chí còn quay clip bêu rếu trên mạng xã hội, và thậm chí còn dùng dao rạch vào mặt bạn. Những người hứng chịu việc bạo lực học đường đó chắc chắn không chỉ chịu nỗi đau về thân xác mà còn chịu tổn thương về tinh thần.

Nguyên nhân của vấn đề bạo lực học đường trong thời gian gần đây có rất nhiều nguyên nhân. Trong đó nguyên nhân xã hội: sự bức xúc của cá nhân khi không nhận được điều mà cá nhân muốn và những điều mà cá nhân kỳ vọng nhưng không đạt được; sự ghanh ghét đố kị về những điều mà người khác có được; những cử chỉ và nhận xét mang nội dung hạ nhục. Đặc biệt là đối với học sinh THCS với sự thay đổi nhanh mạnh về mặt thể chất và tâm sinh lý nhưng không cân đối do đó trong tâm lí có những nét bất ổn, đôi lúc là bốc đồng và không kiểm soát được hành vi bản thân.

Thứ hai là tác động của văn hóa: truyền thông đại chúng (phim ảnh bạo lực, những clip đánh nhau, những hình ảnh mang tính bạo lực …), game hành động. Đây là một trong những nguyên nhân có ảnh hưởng tương đối sâu sắc tới hành vi bạo lực của học sinh trung học cơ sở. Do hành vi lây lan của học sinh, vì học sinh lứa tuổi trung học cơ sở và trung học phổ thông rất quan trọng tình bạn và quan hệ bạn bè chi phối rất nhiều tới sự phát triển nhân cách ở lứa tuổi này. Do đó khi trẻ chơi với nhóm bạn có hành vi bạo lực thì trẻ cũng có hành vi bạo lực theo và đôi khi hành vi bạo lực đó được trẻ coi là hành vi tốt để bảo vệ bạn bè. Nói như thế có nghĩa là đôi khi trẻ không nhận thức được hoặc có nhận thức sai lệch về động cơ của hành động dẫn tới những hành vi sai lệch trong môi trường học tập.

Bạo lực học đường trước hết gây tổn hại về thể chất nghiêm trọng cho những em chịu những trận đòn đó. Bên cạnh đó là nỗi ám ảnh về tinh thần. Khi trường học không còn là nơi giáo dục nhân cách con người mà là nơi chỉ có những trận đòn roi đáng sợ thì ai ai cũng sợ phải đến trường. Khi trường học không còn là nơi ngập tràn kỉ niệm bạn bè nữa mà là nơi chi có sự thù ghét nhau thì đó chính là tổn thương sâu sắc đến với người học sinh.

Vì vậy việc chỉ góp một chút công sức và ý chí của bạn, vấn nạn chung của xã hội này phần nào được giảm thiểu. Trên hết, gia đình sẽ là nơi yêu thương và giáo dục các bạn học sinh đầu tiên. Nếu được sống trong một môi trường giáo dục tốt, những suy nghĩ và hành động của các bạn sẽ ôn hòa và tình cảm hơn. Bên cạnh đó, vai trò của nhà trường và thầy cô cũng vô cùng quan trọng.

Nhà trường cần giáo dục các em về đạo lý và cách cư xử giữa người với người. Thầy cô cần răn đe và chỉ rõ cho các bạn những gì mình đã làm chưa đúng. Riêng bản thân các bạn học sinh, cần nói không với bạo lực học đường. Không tham gia đánh nhau hoặc tổ chức đánh nhau mà hãy tập trung học và vui chơi lành mạnh.

Nạn bạo lực học đường đang là vấn nạn lớn của cả xã hội và ngày càng phức tạp. Nói như vậy không phải là không thể ngăn chặn được nạn bạo lực này. Mỗi người trong chúng ta cần phải hành động và làm những gì để góp phần hạn chế và tiến đến xóa bỏ nạn bạo lực học đường. Gia đình, nhà trường cần giáo dục tốt và tạo môi trường học tập thân thiện, lành mạnh để các bạn học sinh học tập. Hãy nói và chia sẻ với nhau nhiều hơn thay vì dùng hành động. Hãy yêu thương lẫn nhau và đừng làm tổn thương nhau. Và hãy để nạn bạo lực học đường chỉ còn là quá khứ!

3 tháng 4

Để trở thành một người có nhân cách tốt và thành công trong cuộc sống, chúng ta phải rèn luyện những thói quen tích cực và loại bỏ những thói quen tiêu cực. Thói quen tốt sẽ dẫn đến thành công, trong khi thói quen xấu sẽ dẫn đến thất bại và tác hại khôn lường. Một trong những thói quen không tốt mà người lớn và trẻ em cần tránh khi tham gia giao thông là không đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện hoặc xe gắn máy.

Tuy chính phủ và Nhà nước đã áp đặt nhiều hình phạt nghiêm khắc đối với những người không đội mũ bảo hiểm, nhưng thói quen này vẫn còn rất phổ biến và gây ảnh hưởng đến sự an toàn của người tham gia giao thông, đặc biệt là các em học sinh. Nhiều em đội những chiếc mũ bán ở vỉa hè không đảm bảo chất lượng hoặc không đội mũ vì cho rằng mũ rất nặng và cản trở tầm nhìn. Hơn nữa, nhiều bậc phụ huynh cũng không quan tâm đến sự an toàn của con em mình khi tham gia giao thông và thiếu trách nhiệm trong việc giáo dục các em phải đội mũ bảo hiểm để bảo vệ tính mạng của mình.

Sau khi thực hiện khảo sát và nghiên cứu, đã xác định được rằng thói quen không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông của người lớn bắt nguồn từ việc cảm thấy khó chịu và bí bách khi đội mũ trong những ngày nắng nóng, hoặc do quên đội mũ khi vội. Còn đối với học sinh như chúng ta, nguyên nhân không đội mũ bảo hiểm thường liên quan đến thẩm mỹ và cảm giác khó chịu. Tuy nhiên, thói quen này đã dẫn đến nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng và đe dọa tính mạng con người. Để giảm thiểu nguy cơ chấn thương đầu và tử vong trong tai nạn giao thông, cần bỏ thói quen không đội mũ bảo hiểm khi lái xe đạp điện hay xe gắn máy. Tôi từng có thói quen này và đã nhận ra sự nghiêm trọng của nó sau một vụ tai nạn. Những vụ tai nạn liên quan đến xe đạp điện hay xe gắn máy thường xảy ra với những người không đội mũ bảo hiểm, đặc biệt là học sinh lái xe quá nhanh. Do đó, việc hình thành thói quen đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông là cực kỳ quan trọng.

Để từ bỏ thói quen không đội mũ bảo hiểm, cần thực hiện những việc gì? Ngoài việc áp dụng các luật và hình phạt của Chính phủ và Nhà nước để đối phó với những người không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, chúng ta cần phải hình thành thói quen đội mũ bảo hiểm trong bản thân mỗi người. Thường thì một số người có thể không muốn đội mũ bảo hiểm vì mũ không đạt chuẩn thẩm mỹ hoặc không phù hợp với gu thẩm mỹ của họ, đặc biệt là những người trẻ tuổi. Tuy nhiên, để khắc phục vấn đề này, các bậc phụ huynh có thể trang trí thêm một số hình dán lên mũ bảo hiểm để làm cho nó trông đẹp hơn.

Hơn nữa, để hình thành thói quen đội mũ bảo hiểm, chúng ta nên luôn ghi nhớ mang theo mũ bảo hiểm khi ra đường và treo mũ ở những nơi dễ thấy, dễ cầm, ví dụ như treo ở xe hoặc để mũ ở trên tủ giày gần cửa. Việc này sẽ giúp cho chúng ta hình thành thói quen đội mũ bảo hiểm dễ dàng hơn và tránh tình trạng quên không đội mũ khi ra ngoài.

Đối với trẻ em, nếu người lớn đã có thói quen đội mũ bảo hiểm, thì trẻ em cũng sẽ học theo thói quen này. Ngoài ra, để bảo vệ tính mạng và hạn chế chấn thương ở đầu, mỗi người dân cần thực hiện nghiêm quy định đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, bất kể đó là điều khiển hoặc ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện. Việc đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện, xe mô tô hay xe máy có thể giảm được 42% nguy cơ tử vong, tùy thuộc vào tốc độ của từng loại xe. Do đó, tất cả chúng ta, kể cả các học sinh trên ghế nhà trường, cần phải có ý thức, tự hình thành thói quen đội mũ bảo hiểm và tuyên truyền thói quen tốt đến với mọi người xung quanh ta để bảo vệ an toàn tính mạng của bản thân mình.

4 tháng 4

cop vừa thôi bạn

loading...

(1.0 điểm) Trong khoảng từ 7 – 10 dòng, hãy nêu cảm nhận của em về câu chuyện sau. Bài đọc: ​ Ba đồng một mớ mộng mơ    Khi bước qua cái cửa xiêu của căn nhà xiêu, khi mắt chị còn chưa quen với cái không gian tối tăm bên trong nhà, cái mà chị nhìn rõ nhất là ánh mắt sáng quắc của thằng bé. Nó nằm cong queo trên giường, héo như một đứa trẻ lên năm. Xương nó nhô ra mẩu nào cũng bén ngót. Miệng liên tục...
Đọc tiếp

(1.0 điểm)

Trong khoảng từ 7 – 10 dòng, hãy nêu cảm nhận của em về câu chuyện sau.

Bài đọc: ​

Ba đồng một mớ mộng mơ

   Khi bước qua cái cửa xiêu của căn nhà xiêu, khi mắt chị còn chưa quen với cái không gian tối tăm bên trong nhà, cái mà chị nhìn rõ nhất là ánh mắt sáng quắc của thằng bé. Nó nằm cong queo trên giường, héo như một đứa trẻ lên năm. Xương nó nhô ra mẩu nào cũng bén ngót. Miệng liên tục đớp không khí, nước dãi ri rỉ chảy ra bên khóe môi sần sùi, thằng bé nối một sợi nhìn bền dai vào chị, hút chị đến ngồi với nó. Và từ đó, nó không buông tay chị ra nữa. Cứ níu lấy, cứ ghì chặt, mắt ầng ậc nước, cổ họng phát ra những âm thanh gru gru vô nghĩa… thằng bé tỏ ra quyến luyến không rời.

   Bà mẹ xoắn quần ống cao ống thấp, chân rơi ra những mảng bùn khô, nói thằng nhỏ đã hai mươi mấy tuổi rồi, bà không nhớ rõ vì có nghĩa gì đâu, nó bao nhiêu tuổi thì mãi mãi như đứa trẻ như vầy thôi. Chị bỗng có cảm giác cách nắm tay này, cách nhìn da diết này là của một chàng trai. Máu mơ mộng trỗi dậy.

   Nên chị nán thêm chút nữa trong khi những tình nguyện viên khác trong nhóm công tác xã hội đã lên xe ngồi chờ. Chị muốn biết thằng bé sẽ nói gì với chị. Cái sự chị sắp đi khiến nó kích động dữ dội, cơ thể co giật, mặt méo xệch, miệng há to và nước dãi chảy ra ròng ròng. Nó đang cố nói. Chị cố đợi một âm thanh khác với những tiếng gru gru tuyệt vọng. Chị ghé tai vào gần, rồi gần hơn nữa, đến nỗi tai chị gần như chạm môi nó.

   Và nó nói bật thành tiếng. Bằng tất cả tinh lực.

   Chị ra xe, quệt nước mắt chị gượng đùa, trời đất, tưởng đâu nó mê mình. Đùa, vì chị không mơ mộng đến vậy, chị mong nó nói “Ở chơi!”, nhưng suốt buổi ngồi với thằng bé, thấy nó nhìn mình khi dịu dàng khi rát bỏng, làm những cử chỉ khi trìu mến khi riết róng, chị không bao giờ tưởng tượng là nó nói “TIỀN!”.

   Có người nghe chuyện nói đáng đời, ai biểu lãng mạn chi.

   Nhớ hồi mới lấy chồng, chị mua tặng mẹ chồng ở quê cái nồi cơm điện. Mẹ đem cất vì “nấu cái này không có cơm cháy với nước cơm cho tụi nhỏ chan…”. Tặng mẹ mấy bộ đồ bà cũng khổ sở phân trần, “màu sáng quá má ra vườn sợ dính mủ chuối…”. Chị mua truyện tranh đem về cho bầy em, tụi nó háo hức cầm lên rồi hỏi bằng giọng háo hức hơn nữa, “chị hai có mua bánh mì không?”. Cứ trớt quớt vậy. Mỗi lần nhìn bình hoa vải chị mang về mẹ lấy túi ni lông bọc lại cho khỏi bụi, cho nó đỡ chói lên đơn độc giữa căn nhà vách lá, chị có chút mắc cỡ. Giờ thì chị chỉ mua đường, nước mắm… và chắc chắn chúng được hồ hởi đón nhận. Đôi lần chị thấy hơi cay đắng, đời người sao chỉ quẩn quanh với những thứ tầm thường bột ngọt, xà bông…

   Trước hôm mẹ chồng qua đời, bà viết cái thư. Chị vừa đọc vừa khóc. Thư chỉ dặn chuyện tiền nong, đất đai. Lời cuối cùng, như chị vẫn thường quen đọc ở đâu đó, rằng “mẹ để lại muôn vàn tình yêu thương cho các con”, thì mẹ chồng chị viết “bỏ lỗi cho má, vì má mót được có nhiêu đó, chia cho tụi con hơi khó…”. Chị biết là mẹ thương con theo kiểu của mẹ, biết đâu còn nhiều hơn những bà mẹ kia, nhưng vẫn hơi bẽ bàng.

   Biết là đời giờ ô trọc, nhưng chị thích mua vé đi tàu mơ mộng, không hay giờ tàu đó cũng chở vịt, gà… mất rồi. Lảo đảo xuống tàu mới biết tại mình hay tưởng mà ra nông nỗi. Có lần chồng chị dúi tiền vào túi kêu vợ đi mua kem dưỡng da tay. Chị sướng suốt buổi chiều, miệng tủm tỉm cười bâng quơ không đừng được. Sau đó anh còn khiến chị ràn rụa nước mắt khi bảo “nhìn cái tay nhăn nheo đi nhào trộn thức ăn là thấy hết ham, thấy mất ngon rồi…”

   Chị ngồi ngắm mãi bàn tay, nghĩ, người ta nói yêu nó một câu thì có mất gì đâu. “Tôi xin người cứ gian dối, cho tôi tưởng người cũng yêu tôi…”, câu hát đã có thời chị ghét, sao giờ thấy đúng ý mình.

                                                                                       (Nguyễn Ngọc Tư, theo isach.info)

0

Hiện tượng phá vỡ ngôn ngữ thông thường trong cụm từ "ánh mắt sáng quắc" tạo ra sự mạnh mẽ, hình ảnh đặc biệt và độc đáo trong câu văn. Dưới đây là phân tích về tác dụng của hiện tượng này:

1.Tạo ra hình ảnh sắc nét và gây ấn tượng mạnh mẽ: Thông thường, "ánh mắt sáng" chỉ là cách diễn đạt thông thường về ánh sáng phát ra từ mắt. Tuy nhiên, khi kết hợp với từ "quắc", nó tạo ra một hình ảnh mạnh mẽ và đặc biệt hơn. "Quắc" thường được sử dụng để miêu tả sự sáng chói hoặc mạnh mẽ, tạo ra cảm giác nhấn mạnh và gây ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc.

2.Tạo ra một hình ảnh hấp dẫn và bí ẩn: Việc sử dụng ngôn ngữ không thông thường tạo ra một hình ảnh độc đáo và hấp dẫn. Cụm từ "ánh mắt sáng quắc" có thể gợi lên hình ảnh của một đối tượng bí ẩn, hoặc tạo ra một cảm giác kỳ bí và huyền bí. Điều này giúp tạo ra một không khí huyền bí và kích thích sự tò mò của độc giả.

3.Tạo ra sự tiếp xúc giữa ngôn ngữ và cảm xúc: Việc sử dụng từ ngữ không thông thường như "quắc" có thể kích thích sự phản ứng cảm xúc của độc giả, khiến họ cảm thấy bất ngờ hoặc thích thú. Điều này tạo ra một trải nghiệm đọc độc đáo và đặc biệt, giúp câu chuyện trở nên sống động và hấp dẫn hơn

Như vậy, việc sử dụng ngôn ngữ không thông thường trong cụm từ "ánh mắt sáng quắc" tạo ra một sự tươi mới và sức hút đặc biệt trong văn bản, góp phần làm nổi bật hình ảnh và cảm xúc trong tâm trí của độc giả.

Trẻ thơ ơi, hãy chăm chỉ học,

Bước đi đầu đời, biết quý mọc.

Vượt qua khó khăn, vững bước tiến,

Chăm chỉ học hành, đón sự tươi.

 

Trên đường đời trẻ, chớ lười biếng,

Cống hiến tâm huyết, khám phá hiểu biết.

Bên cạnh sách vở, còn rèn luyện,

Đức tính chăm chỉ, dẫu là nhỏ bé.

 

Ánh sáng tri thức, từng giọt mồ hôi,

Trẻ thơ ơi, hãy vững vàng bước đi.

Chăm chỉ không ngừng, sẽ đạt được,

Mầm non thắp sáng, đường tương lai rộng mở.

(0,5 điểm) Hãy chỉ ra chi tiết em ấn tượng nhất trong truyện và lí giải vì sao em lại ấn tượng với chi tiết ấy.  Bài đọc: Ba đồng một mớ mộng mơ    Khi bước qua cái cửa xiêu của căn nhà xiêu, khi mắt chị còn chưa quen với cái không gian tối tăm bên trong nhà, cái mà chị nhìn rõ nhất là ánh mắt sáng quắc của thằng bé. Nó nằm cong queo trên giường, héo như một đứa trẻ lên năm. Xương nó nhô ra mẩu nào...
Đọc tiếp

(0,5 điểm)

Hãy chỉ ra chi tiết em ấn tượng nhất trong truyện và lí giải vì sao em lại ấn tượng với chi tiết ấy. 

Bài đọc:

Ba đồng một mớ mộng mơ

   Khi bước qua cái cửa xiêu của căn nhà xiêu, khi mắt chị còn chưa quen với cái không gian tối tăm bên trong nhà, cái mà chị nhìn rõ nhất là ánh mắt sáng quắc của thằng bé. Nó nằm cong queo trên giường, héo như một đứa trẻ lên năm. Xương nó nhô ra mẩu nào cũng bén ngót. Miệng liên tục đớp không khí, nước dãi ri rỉ chảy ra bên khóe môi sần sùi, thằng bé nối một sợi nhìn bền dai vào chị, hút chị đến ngồi với nó. Và từ đó, nó không buông tay chị ra nữa. Cứ níu lấy, cứ ghì chặt, mắt ầng ậc nước, cổ họng phát ra những âm thanh gru gru vô nghĩa… thằng bé tỏ ra quyến luyến không rời.

   Bà mẹ xoắn quần ống cao ống thấp, chân rơi ra những mảng bùn khô, nói thằng nhỏ đã hai mươi mấy tuổi rồi, bà không nhớ rõ vì có nghĩa gì đâu, nó bao nhiêu tuổi thì mãi mãi như đứa trẻ như vầy thôi. Chị bỗng có cảm giác cách nắm tay này, cách nhìn da diết này là của một chàng trai. Máu mơ mộng trỗi dậy.

   Nên chị nán thêm chút nữa trong khi những tình nguyện viên khác trong nhóm công tác xã hội đã lên xe ngồi chờ. Chị muốn biết thằng bé sẽ nói gì với chị. Cái sự chị sắp đi khiến nó kích động dữ dội, cơ thể co giật, mặt méo xệch, miệng há to và nước dãi chảy ra ròng ròng. Nó đang cố nói. Chị cố đợi một âm thanh khác với những tiếng gru gru tuyệt vọng. Chị ghé tai vào gần, rồi gần hơn nữa, đến nỗi tai chị gần như chạm môi nó.

   Và nó nói bật thành tiếng. Bằng tất cả tinh lực.

   Chị ra xe, quệt nước mắt chị gượng đùa, trời đất, tưởng đâu nó mê mình. Đùa, vì chị không mơ mộng đến vậy, chị mong nó nói “Ở chơi!”, nhưng suốt buổi ngồi với thằng bé, thấy nó nhìn mình khi dịu dàng khi rát bỏng, làm những cử chỉ khi trìu mến khi riết róng, chị không bao giờ tưởng tượng là nó nói “TIỀN!”.

   Có người nghe chuyện nói đáng đời, ai biểu lãng mạn chi.

   Nhớ hồi mới lấy chồng, chị mua tặng mẹ chồng ở quê cái nồi cơm điện. Mẹ đem cất vì “nấu cái này không có cơm cháy với nước cơm cho tụi nhỏ chan…”. Tặng mẹ mấy bộ đồ bà cũng khổ sở phân trần, “màu sáng quá má ra vườn sợ dính mủ chuối…”. Chị mua truyện tranh đem về cho bầy em, tụi nó háo hức cầm lên rồi hỏi bằng giọng háo hức hơn nữa, “chị hai có mua bánh mì không?”. Cứ trớt quớt vậy. Mỗi lần nhìn bình hoa vải chị mang về mẹ lấy túi ni lông bọc lại cho khỏi bụi, cho nó đỡ chói lên đơn độc giữa căn nhà vách lá, chị có chút mắc cỡ. Giờ thì chị chỉ mua đường, nước mắm… và chắc chắn chúng được hồ hởi đón nhận. Đôi lần chị thấy hơi cay đắng, đời người sao chỉ quẩn quanh với những thứ tầm thường bột ngọt, xà bông…

   Trước hôm mẹ chồng qua đời, bà viết cái thư. Chị vừa đọc vừa khóc. Thư chỉ dặn chuyện tiền nong, đất đai. Lời cuối cùng, như chị vẫn thường quen đọc ở đâu đó, rằng “mẹ để lại muôn vàn tình yêu thương cho các con”, thì mẹ chồng chị viết “bỏ lỗi cho má, vì má mót được có nhiêu đó, chia cho tụi con hơi khó…”. Chị biết là mẹ thương con theo kiểu của mẹ, biết đâu còn nhiều hơn những bà mẹ kia, nhưng vẫn hơi bẽ bàng.

   Biết là đời giờ ô trọc, nhưng chị thích mua vé đi tàu mơ mộng, không hay giờ tàu đó cũng chở vịt, gà… mất rồi. Lảo đảo xuống tàu mới biết tại mình hay tưởng mà ra nông nỗi. Có lần chồng chị dúi tiền vào túi kêu vợ đi mua kem dưỡng da tay. Chị sướng suốt buổi chiều, miệng tủm tỉm cười bâng quơ không đừng được. Sau đó anh còn khiến chị ràn rụa nước mắt khi bảo “nhìn cái tay nhăn nheo đi nhào trộn thức ăn là thấy hết ham, thấy mất ngon rồi…”

   Chị ngồi ngắm mãi bàn tay, nghĩ, người ta nói yêu nó một câu thì có mất gì đâu. “Tôi xin người cứ gian dối, cho tôi tưởng người cũng yêu tôi…”, câu hát đã có thời chị ghét, sao giờ thấy đúng ý mình.

                                                                                       (Nguyễn Ngọc Tư, theo isach.info)

1

Trong bài đọc, chi tiết mà em ấn tượng nhất là cảnh một đứa trẻ khuyết tật, với ánh mắt sáng quắc, nắm chặt tay người phụ nữ chính là điều mà em không thể quên.

1.Ấn tượng về sự đặc biệt và rõ nét của hình ảnh: Việc sử dụng từ ngữ mạnh mẽ và mô tả chi tiết đã tạo ra một hình ảnh đặc biệt và rõ ràng trong tâm trí của em. Ánh mắt sáng quắc của đứa trẻ không chỉ là một hình ảnh đẹp mắt mà còn là biểu tượng cho sự quyết tâm và niềm hy vọng của một tâm hồn trong tình trạng khó khăn.

2.Tạo ra sự đồng cảm và chia sẻ: Chi tiết này tạo ra một cảm giác sâu sắc về sự đau lòng và đồng cảm với những người gặp khó khăn trong cuộc sống. Ánh mắt sáng quắc của đứa trẻ là biểu tượng cho niềm hy vọng và ý chí sống, làm cho em cảm nhận được tình cảm chân thành và lòng nhân ái.

3.Sự hiểu biết và chấp nhận: Phụ nữ trong truyện đã không chỉ nhìn nhận và chấp nhận đứa trẻ với tình trạng của mình mà còn tìm cách gần gũi và chia sẻ tình thương. Điều này cho thấy sự đồng cảm và lòng nhân ái của con người, và gợi lên sự đáng quý của mỗi cá nhân trong xã hội.

Với những lí giải trên, chi tiết về ánh mắt sáng quắc của đứa trẻ đã tạo ra ấn tượng mạnh mẽ và gây cảm xúc sâu sắc trong em, làm cho em hiểu được giá trị của sự đồng cảm và lòng nhân ái trong cuộc sống.