K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 1 2018

Truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi” được sáng tác bởi cây bút trẻ Tạ Duy Anh nó thể hiện tài năng của tác giả qua lối kể chuyện nhẹ nhàng, nhưng cũng vô cùng sâu sắc. Tác giả đã khéo léo xây dựng hệ thống nhân vật vô cùng tinh tế.Nội dung câu chuyện kể về một tác phẩm được giải cao nhất trong cuộc thi vẽ tranh dành cho thiếu nhi. Tác giả Tạ Duy Anh đã khéo léo lựa chọn cho mình một thế chủ động khi vào nhân vật tôi để lại câu chuyện của mình. Nhờ sự lựa chọn này mà mọi tâm trạng của tác giả, cũng như của em gái mình được thể hiện rõ nét sinh động hơn.Bộc lộ tính cách nhân vật sâu sắc hơn. Qua câu chuyện người đọc có thể thấy sự thay đổi trong cái nhìn của người anh trai với cô em gái bé nhỏ của mình. Mọi lời văn được thể hiện tự nhiên. Qua những lời tự sự chân thành ta thấy được sự thay đổi tâm tính, sự thức tỉnh tâm hồn của người anh trai với người em gái của mình.Mở đầu câu chuyện là thái độ coi thường của người anh trai nhân vật tôi với những việc làm của người em gái có tên là Kiều Phương. Người anh thấy em gái mình ngày nào cũng mày mò học vẽ. Cậu anh trai chỉ cho đó là trò trẻ con, nghịch ngợm và khá coi thường nó. Cách nhìn này được thể hiện qua giọng kể của người anh trai. Tôi quen gọi nó là mèo bởi mặt nó luôn bị chính nó bôi bẩn. Và chính vì vậy, cô bé “Mèo” thường xuyên bị người thân nhắc nhở, quát mắng vì làm lộn xộn đồ dùng trong nhà.“Này, em không để chúng nó yên được à?”. Cậu anh trai khi nhìn thấy cô em mình nhào bột vẽ thì đã cất lời hỏi thăm đầy khinh miệt, coi thường. Trong mắt ông anh trai cô em gái nhỏ chỉ đang làm việc vớ vẩn, vô ích mà thôi.Nhưng khi biết em mình có tài hội họa, được công nhận thông qua những thành quả rõ ràng người anh trai đã thay đổi thái độ của mình với cô em gái. Việc cả gia đình đều vui vẻ khi phát hiện ra tài năng của người em gái làm cho người anh cảm thấy lo lắng, vì sợ mình kém cỏi , không có tài gì đặc biệt thì sẽ bị cả gia đình lãng quên không còn yêu thương nữa. Trong một tâm trạng ganh ghét đố kỵ như vậy người anh trai đã giữ khoảng cách với em mình, không thân thiết như  trước. Tình cảm anh em từ đó có những khoảng cách nhất định.Rồi trong cuộc sống gia đình chỉ cần cô em gái nhỏ mắc lỗi gì là người anh trai lại tìm cớ mắng mỏ, cảm thấy nó đang coi thường mình. Tâm lý tự ti vì mình không có tài bằng em khiến cho người anh chỉ muốn òa khóc. Người anh trai không còn cảm thấy yêu thương em mình nữa mà luôn tỏ ra bất mãn với đứa em ruột thịt của mình vì cảm giác nó giỏi hơn mình, gia đình bố mẹ yêu nó hơn coi trọng nó hơn.Tác giả Tạ Duy Anh đã vô cùng tinh tế khi miêu tả tâm trạng nhân vật rất phù hợp lứa tuổi, ở cái tuổi ẩm ương, người ta thường có những sự tự ti con nít, tâm lý này thường gặp những đứa trẻ thanh thiếu niên dễ bị kích động, hay nổi loạn, nóng giận vô cớ.Tác giả đã tạo ra tình huống tạo nên điểm nhấn cho câu chuyện làm cho diễn biến của người anh ở cuối trở nên thay đổi hoàn toàn. Khi biết tin em gái mình được giải nhất vẽ tranh. Người anh trai quá tò mò muốn xem bức tranh đó như thế nào nhưng cậu bé không ngờ em gái mình lại vẽ chính mình. Trong bức tranh của người em gái vẽ là hình ảnh người anh trai đang nhìn ra cửa sổ nơi có một bầu trời cao xanh vời vợi. Trên khuôn mặt của chú bé trong tranh có một thứ ánh sáng lấp lánh kỳ diệu toát ra từ cặp mắt ngây thơ, mơ mộng.Trong giây phút nhìn thấy bức tranh đó người anh có chút hãnh diện, vì cảm thấy mình trong mắt em gái mình vô cùng hoàn hảo, tuyệt vời, nhưng cậu bé cũng thấy xấu hổ vì mình đã có những lúc ghen tỵ, ghét bỏ chính cô em gái ruột thịt của mình.Thông qua truyện ngắn này tác giả Tạ Duy Anh muốn ca ngợi tình cảm gia đình là thứ tình cảm thiêng liêng, không gì có thể sánh được vì vậy đừng vì một chút ghen ghét đố kỵ, tự ti mà đánh mất tình cảm thiêng liêng ruột thịt, đánh mất chính bản thân mình. Tác giả đã vô cùng tinh tế khi sử dụng ngòi bút đặc sắc của mình để phác họa lên tính cách nhân vật anh trai rất thành công.

24 tháng 1 2018

Truyện Bức tranh của em gái tôi không dài (chỉ hơn hai trang sách), nhưng cũng đủ để cho ta thấy tài năng của tác giả qua cách kể chuyện và xây dựng hệ thống nhân vật.Tạ Duy Anh là một cây bút trẻ xuất hiện trong văn học thời kì đổi mới, đã có những truyện ngắn gây được sự chú ý của bạn đọc bởi nghệ thuật đặc sắc và phong cách riêng biệt, độc đáo của mình. Trong đó có tác phẩm Bức tranh cửa em gái tôi. Truyện đã đạt được giải nhì (giải cao nhất) trong cuộc thi viết Tương lai vẫy gọi do báo Thiếu niên Tiền phong phát động.

Trước hết phải kể đến phương thức kể chuyện. Tạ Duy Anh đã lựa chọn ngôi kể chuyện là ngôi thứ nhất. Truyện được kể bằng lời kể của nhân vật nguời anh. Lựa chọn như vậy giúp cho việc miêu tả tâm trạng của nhân vật sinh động hơn, có nghĩa là lời kể tự nhiên hơn và bộc lộ tâm trạng kín đáo, sâu sắc hơn. Theo cách kể này thì diễn biến tâm trạng, sự biến đổi về cách nhìn của người anh đối với cô em  gái, và cả vẻ đẹp của người em gái sẽ được thể hiện một cách tự nhiên. Qua người anh, ta thấy được sự thức tỉnh của cậu ta, lại vừa thấy rõ vẻ đẹp của cô em gái. Nhờ vậy mà chủ đề tác phẩm càng được bộc lộ sâu sắc. Bài học về sự tự đánh giá, tự nhận thức càng thấm thìa hơn với người anh.

Người đọc đánh giá rất cao nghệ thuật xây dựng hệ thống nhân vật qua diễn biến tâm trạng và thái độ của người anh và cô em gái. Nhờ vậy, truyện đã dẫn dắt ta từ tình huống bất ngờ này đến những bất ngờ khác, liên tiếp từ đầu cho đến khi kết thúc.

Diễn biến tâm trạng của người anh được xây dựng bằng chính lời kể của nhân vật. Tâm trạng đó được thay đối qua diễn biến của câu chuyện: thoạt đầu, khi thấy em gái vẽ và mày mò tự chế thuốc vẽ; khi tài năng hội hoạ của cô em gái được phát hiện; và ở cuối truyện, khi đứng trước bức tranh được giải nhất của em gái mình.

Thoạt đầu là thái độ coi thường việc làm của Kiều Phương. Khi thấy em gái vẽ và mày mò tự chế tạo màu vẽ, người anh chỉ coi đó là những trò nghịch ngợm của trẻ con và nhìn bằng cái nhìn kẻ cả, không cần để ý đến “Mèo con” đã vẽ những gì. Cách nhìn ấy được thể hiện qua giọng kể của người anh: tôi quen gọi nó là Mèo bởi vì mặt nó luôn bị chính nó bôi bẩn. “Mèo” luôn bị nhắc nhở vì hay lục lọi các đồ vật trong nhà: Này, em không để chúng nó yên được à? Khi phát hiện được cô em nhào bột vẽ, người anh buông một câu: Thảo nào các đít xoong chảo bị nó cạo trắng cả. Quả thật, thái độ của những người làm anh trong một gia đình thường coi em gái mình là như vậy!

Khi tài năng hội hoạ của người em được phát hiện thì tâm trạng của người anh cũng bị biến đổi. Do tình cờ mà chú Tiến Lê phát hiện ra năng khiếu hội họa của người em. Sau bức tranh của người em làm cho bố, mẹ và mọi người đều ngạc nhiên, vui mừng, sung sướng. Duy có người anh lại cảm thấy buồn, buồn vì cảm thấy mình bất tài và cho rằng vì lí do đó mà mình bị đẩy ra ngoài, bị cả nhà lãng quên. Sống với tâm trạng như vậy, người anh không thể thân với em gái như trước nữa, rồi đối xử với em gái không công bằng chỉ cần một lỗi nhỏ ở nó là tôi gắt um lên. Tâm lí măc cảm, tự ti đã khiến người anh những lúc ngồi bên bàn học chỉ muốn gục xuống khóc. Thậm chí vẻ mặt ngộ nghĩnh của em gái trước kia bây giờ làm cho người anh vô cùng khó chịu, cảm thấy như mình đang bị “chọc tức”. Đây là một kiểu tâm lí dễ gặp ở mọi người, nhất là ở tuổi thiếu niên, đó là lòng tự ái và mặc cảm tự ti khi thấy người khác có tài năng nổi bật. Phải là người am hiểu tâm lí trẻ em lắm, tác giả mới đưa ra một tình huống thay đổi tâm lí của người anh hấp dẫn và tạo được kịch tính cho truyện hay đến như vậy!

Một tình huống quan trọng hơn nữa đã tạo nên điểm nút của diễn biến tâm trạng nhân vật người anh là ở cuối truyện. Đó là một loạt các bất ngờ liên tiếp đến với người anh, khi cậu ta đứng trước bức tranh được tặng giải nhất của người em. Điều bất ngờ trước tiên là bức tranh lại vẽ chính cậu. Hơn thế nữa, điều cậu không thể ngờ được còn là hình ảnh mình qua cái nhìn của người em gái: Trong tranh, một chú bé đang ngồi nhìn ra cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như toả ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mất, tư thế ngồi của chú không chỉ suy tư mà còn rất mơ mộng nữa! Trong phút chốc, tâm trạng của cậu đã đi từ ngạc nhiên đến hãnh diện rồi xấu hổ. Ngạc nhiên vì bức tranh lại chính là cậu, bức tranh ấy hoàn toàn bất ngờ với cậu. Còn hãnh diện thì cũng dễ hiểu vì cậu thấy mình hiện ra với những đường nét đẹp trong bức tranh của cô em gái. Nếu Tạ Duy Anh để tâm trạng của người anh kết thúc tại đây thì truyện chẳng có gì phải bàn nữa. Nhưng điều quan trọng hơn mà tác giả đã khơi dậy được là người anh đã không dừng lại ở sự hãnh diện thoả mãn, mà đó là tâm trạng xấu hổ. Trạng thái xấu hổ của cậu đã “cởi nút” cho kịch tính của truyện. Và đấy cũng chính là lúc nhân vật tự thức tỉnh để hoàn thiện nhân cách của mình. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư? Một câu bỏ lửng có dụng ý nghệ thuật của tác giả. Vậy mà dưới mắt tôi thì... để người đọc tự hình dung ra trạng thái dằn vặt, sự thức tỉnh của nhân vật. Nhưng cũng phảng phất đâu đó lời nhắc rất “khẽ”: mỗi người hãy tự nhìn lại chính mình.

Nhân vật Kiều Phương - cô em gái - được tác giả xây dựng rất nhẹ nhàng qua các phương diện: ngoại hình (nét mặt), cử chỉ và hành động (tò mò, hiếu động, mê vẽ tranh), qua thái độ và quan hệ với người anh chứ không phải trải qua sự căng thẳng về tâm trạng như người anh. Cái đặc sắc ở đây là tác giả đã để cho vẻ đẹp của cô em gái được hiện ra dần dần qua con mắt nhìn và lời kể của người anh, ngày càng đẹp cho đến cuối truyện thì vẻ đẹp ấy đọng lại một cách sâu sắc trong lòng người anh và gợi nhiều suy nghĩ cho người đọc: một cô gái có tài năng và được đánh giá cao nhưng Kiều Phương vẫn không hề mất đi sự hồn nhiên, trong sáng của tuổi thơ và nhất là vẫn dành cho anh trai những tình cảm thật tốt đẹp, thể hiện ở bức tranh “Anh trai tôi”. Soi vào bức tranh ấy, cũng chính là soi vào tâm hồn trong sáng, nhân hậu của em gái, nhân vật người anh đã tự nhìn rõ hơn về mình để vượt lên những hạn chế của lòng tự ái và tự ti.

Bức tranh của em gái tôi là một câu chuyện rất đời thường, tưởng chừng như không có chất văn. Nhưng bằng tài năng sáng tạo nghệ thuật, Tạ Duy Anh đã thành công trong việc khắc hoạ tính cách các nhân vật trong truyện bằng chính lời kể rất thật và xúc động của người anh. Không cần phải “lên gân” mà tác phẩm đã gợi ra những điều sâu sắc về mối quan hệ, thái độ, cách ứng xử giữa người này với người khác trong cuộc sống hàng ngày. Tác phẩm đã để lại nhiều dư vị cho người đọc.

24 tháng 1 2018

Bài làm

Bức tranh của em gái tôi là truyện ngắn đoạt giải cao nhất (giải nhì) trong cuộc thi viết Tương lai vẫy gọi của báo Thiếu niên Tiền phong. Tác giả Tạ Duy Anh, một cây bút trẻ xuất hiện trong văn học thời kỳ đổi mới đã có những truyện ngắn gây được sự chú ý của đông đảo người đọc. Tác phẩm kể một câu chuyện khá gần gũi với đời sông bình thường. Câu chuyện xảy ra trong một gia đình có hai anh em: người anh và cô em gái tên Kiều Phương.

Truyện Bức tranh của em gái tôi đã mở ra một tình huống hấp dẫn, có kịch tính và đã miêu tả tinh tế tâm lý nhân vật người anh qua cách kể chuyện từ ngôi thứ nhất. Cả hai nhân vật trong chuyện - người anh và cô em gái - đều được miêu tả rất sống động, rất thật, gần gũi vớt cuộc sống tuổi thơ của các em. Câu chuyện cuốn hút người đọc qua diễn biến tâm trạng và thái độ của người anh qua ba thời điểm.

Mở đầu, Tạ Duy Anh đã để cho người anh tự giới thiệu về em gái mình với cái tên có ý để chê bai: “Mèo” và thể hiện thái độ “khó chịu” với sự lục lọi của .“Mèo”:

Này, em không để chúng nó yên được à?.

Khi phát hiện thấy em gái thích vẽ và mày mò tự chế tạo màu vẽ, người anh chỉ coi đó là những trò nghịch ngợm của trẻ con và nhìn nó bằng cái nhìn kẻ cả với thái độ coi thường, không cần đế ý đến việc “Mèo con” đã vẽ những gì - thì ra nó chế thuốc vẽ. Thảo nào cái đít xoong, chảo bị nó cạo trắng cả.

Qua lời nhận xét của người anh, người đọc thoáng thấy trong suy nghĩ người anh “Mèo thì vẽ vời gì?”.

Câu chuyện tưởng chừng như xảy ra bình thường. Một tình huống bất ngờ đã xảy ra, kịch tính của chuyện bắt đầu từ đây : nhưng mọi bí mật của Mèo cuối cùng cũng bị bại lộ... Tài năng hội họa của cô em được phát hiện thì tâm trạng người anh cũng bị biến đổi. Trong khi cả bố, mẹ, chú Tiến Lê đều ngạc nhiên vui mừng sung sướng thì người anh lại cảm thấy buồn và thất vọng vì không tìm thấy ở mình một tài năng nào và cảm thấy mình bị cả nhà lãng quên. Từ đó mà nảy sinh thái độ khó chịu, hay gắt gỏng với em gái và không thể thân với em gái như trước nữa. Chỉ cần một lỗi nhỏ là tôi gắt um lên. Tâm lí mặc cảm tự ti đã khiến cho người anh đau khổ: những lúc ngồi học bên bàn, tôi chỉ muốn gục xuông khóc. Đến nỗi vẻ mặt đáng yêu của cô em gái Kiều Phương trừ kia, bây giờ cũng làm cho cậu khó chịu, cảm thấy như đang bị “chọc tức”... Dẫu vậy, tâm lí tò mò vẫn xui khiên cậu ta xem trộm những bức tranh của cô em gái, để rồi khi xem xong thì khiến cậu lén trút ra một tiếng thở dài... Phải chăng đó là giây phút đầu tiên mà người anh cảm phục tài năng của Kiều Phương? Đến đây, người đọc chắc có lẽ đã hài lòng hơn với thái độ của người anh. Độ “căng” của truyện dường như được chùng xuống.

Truyện vẫn tiếp tục hấp dẫn người đọc với những bất ngờ liên tiếp mà người anh được chứng kiến khi đứng trước bức tranh được giải nhất của em gái mình. Cậu đã nhận ra mình trong bức tranh. Bất ngờ hơn là: Trong tranh, một chú bẻ đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như toả ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa. Vì thế, sau cái “giật sững mình” là một diễn biến tâm trạng đầy phức tạp nhưng lại rất dễ hiểu và đúng với nhân vật lúc đó: thoạt tiên là sự ngỡ ngàng rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Ngỡ ngàng là vì không thể ngờ lại có bức tranh như thế. Hãnh diện là vì thấy mình hiện ra với những nét đẹp đến như vậy trong bức tranh của em gái. Nhưng điều quan trọng hơn là người anh không dừng lại ở sự hãnh diện, thoả mãn mà đã thấy “xấu hổ”. Đây chính là lúc nhân vật đã nhận ra được những yếu kém cùa mình, thấy mình không xứng đáng được như vậy: Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo thế kia ư. Trong giây phút xấu hổ này, người anh đã nhận ra một điều sâu sắc: bức chân dung của mình được vẽ lên bằng “tâm hồn và lòng nhân hậu” của cô em gái. Và đây cũng là lúc nhân vật tự thức tỉnh để hoàn thiện nhân cách của mình.

Kiều Phương với biệt danh là “Mèo” rất hồn nhiên, hiếu động, có tài năng hội hoạ hiếm có. Đặc biệt “Mèo” có tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu, đây mới là đáng quí của em. Lòng nhân hậu của em thể hiện rõ trong bức tranh “Anh trai tôi”. Soi vào bức tranh ấy, cũng tức là soi vào tâm hồn trong sáng và nhân hậu của em gái, giúp cho người anh tự nhìn rõ mình hơn để vượt lên được những hạn chế của tính đố kị, lòng tự ái và tự ti.

Truyện đã đem đến cho mỗi người chúng ta bài học ứng xử trong cuộc sống: cần có thái độ thiện chí, có sự trân trọng và niềm vui thực sự chân thành trước thành công hay tài năng của người khác, ngay cả khi người đó là bạn bè trong lớp hay người thân trong gia đình.

Với cách kể chuyện hấp dẫn, nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật tỉnh tế, Tạ Duy Anh đã cuốn hút người đọc vào truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi. Truyện có tác dụng truyền cảm để rồi mỗi người tự rút ra bài học một cách tự nhiên, thấm thía: hãy lấy “nhân hậu” làm tiêu chuẩn để soi sáng cho tâm hồn của chính mình.

Loigiaihay.com

 
Đọc văn bản "BÀ RỊA" trong sgk NGỬ VĂN ĐỊA PHƯƠNG TỈNH BÀ RỊA VUNG TÀU THCS trang 10 , 11VÀ TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI:1. Từ khổ̉ thơ hai đến hết bài thơ, chữ "Bà" được viết hoa là ngẫu nhiên hay hữu ý ? Vì sao ?2. Tìm các chi tiết nói lên công sức khẩn hoang lập làng của bà Rịa. Việc khẩn hoang lập làng cua Bà có ý nghia như thế nào đối với người dân...
Đọc tiếp

Đọc văn bản "BÀ RỊA" trong sgk NGỬ VĂN ĐỊA PHƯƠNG TỈNH BÀ RỊA VUNG TÀU THCS trang 10 , 11

VÀ TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI:
1. Từ khổ̉ thơ hai đến hết bài thơ, chữ "Bà" được viết hoa là ngẫu nhiên hay hữu ý ? Vì sao ?

2. Tìm các chi tiết nói lên công sức khẩn hoang lập làng của bà Rịa. Việc khẩn hoang lập làng cua Bà có ý nghia như thế nào đối với người dân thời đó và các thế hệ đời sau ?

3. Em hãy so sánh sự giống và khác nhau giữa hai tiếng gọi "Bà ơi !" trong bài thơ. Cho biết dụng ý nhgệ thuật của tác giả qua hai lần gọi đó.

đây link bài học mình để đây nè mong các bạn giúp mình nhé !

http://www.sachbaovn.vn/doc-truc-tuyen/sach/Tai-lieu-day-hoc-Ngu-van-dia-phuong-Trung-hoc-co-so-tinh-Ba-Ria-Vung-Tau-(su-dung-trong-cac-truong-THCS)-MUMwOTQ0MkY

     

     

    0

    Vì khi nước nóng thì thể tích của nước sẽ tăng lên =>> khối lượng riêng của nước giảm

    Còn nước lạnh thì thể tích của nước sẽ giảm đi => khối lượng riêng của nước tăng

    Nên khi nước nóng lên sẽ có khối lượng nhẹ hơn khi nước lạnh ( Khi thể tích của 2 loại nước = nhau )

    ( Bài này làm theo Sự nở của chất lỏng vì nhiệt, lớp 6 có hok đấy )

    23 tháng 1 2018

    vì khi nước nong ko cầm đc

     còn khi lanh thì có thể sẽ đóng thang đá va cầm nặng hơn

    23 tháng 1 2018

    Đứng đầu bộ Giao Chỉ có một viên thứ sử, đứng đầu các quận có một viên thái thú, chuyên trông coi việc hành chính và thu phú cống trong quận. Bên cạnh thái thú có viên đô uý phụ trách quân sự, chỉ huy quân lính, đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân địa phương. 

    23 tháng 1 2018

    vì các lạc tướng cai quản các quận huyện sẽ dễ dàng tiếp cận với ND hơn, ng Hán đồng thời xây dựng hệ thống tay sai ng Việt

    23 tháng 1 2018

    Ý bạn là SAO á :/

    23 tháng 1 2018

    hay mới xem chứ chưa chơi

    24 tháng 1 2018

    chụy đây rồi

    25 tháng 1 2018

    ảnh đây trả lời cho

    năm căn là một thị trấn "anh chị rừng xanh''rất trù phú .ĐOÀN GIỎI đã miêu tả một vẻ đẹp vô cùng nổi bật.Cảnh vật đc miêu tả vô cùng phong phú và sống động.ở đây có những cảnh buôn bán ở nơi khác ko có.Nhũng ngôi nhà bè ban đêm ánh ....(câu này chép ở sách giáo khoa).người đi mua có thể cập thuyền lại ,bước sang gọi món nấu trung quốc hoac một đĩa thịt rừng uop kem vài cút rượu.người bán hàng ,hoăc la nhũng người hoa kiều ,chà châu giang ,miên.những khu phố nổi đông đúc ,tấp nập ,đã tô điểm cho năm căn"một màu sắc độc đáo''

    k cho nhe

    24 tháng 1 2018

    Truyện Bức tranh của em gái tôi đã mở ra một tình huống hấp dẫn, có kịch tính và đã miêu tả tinh tế tâm lý nhân vật người anh qua cách kể chuyện từ ngôi thứ nhất. Cả hai nhân vật trong chuyện - người anh và cô em gái - đều được miêu tả rất sống động, rất thật, gần gũi vớt cuộc sống tuổi thơ của các em. Câu chuyện cuốn hút người đọc qua diễn biến tâm trạng và thái độ của người anh qua ba thời điểm.

    Mở đầu, Tạ Duy Anh đã để cho người anh tự giới thiệu về em gái mình với cái tên có ý để chê bai: “Mèo” và thể hiện thái độ “khó chịu” với sự lục lọi của .“Mèo”:

    Này, em không để chúng nó yên được à?.

    Khi phát hiện thấy em gái thích vẽ và mày mò tự chế tạo màu vẽ, người anh chỉ coi đó là những trò nghịch ngợm của trẻ con và nhìn nó bằng cái nhìn kẻ cả với thái độ coi thường, không cần đế ý đến việc “Mèo con” đã vẽ những gì - thì ra nó chế thuốc vẽ. Thảo nào cái *** xoong, chảo bị nó cạo trắng cả.

    Qua lời nhận xét của người anh, người đọc thoáng thấy trong suy nghĩ người anh “Mèo thì vẽ vời gì?”.

    Câu chuyện tưởng chừng như xảy ra bình thường. Một tình huông bất ngờ đã xảy ra, kịch tính của chuyện bắt đầu từ đây : nhưng mọi bí mật của Mèo cuối cùng cũng bị bại lộ... Tài năng hội họa của cô em được phát hiện thì tâm trạng người anh cũng bị biên đổi. Trong khi cả bố, mẹ, chú Tiến Lê đều ngạc nhiên vui mừng sung sướng thì người anh lại cảm thấy buồn và thất vọng vì không tìm thấy ở mình một tài năng nào và cảm thấy mình bị cả nhà lãng quên. Từ đó mà nảy sinh thái độ khó chịu, hay gắt gỏng với em gái và không thể thân với em gái như trước nữa. Chỉ cần một lỗi nhỏ là tôi gắt um lên. Tâm lí mặc cảm tự ti đã khiến cho người anh đau khổ: những lúc ngồi học bên bàn, tôi chỉ muôn gục xuông khóc. Đến nỗi vẻ mặt đáng yêu của cô em gái Kiều Phương trừ kia, bây giờ cũng làm cho cậu khó chịu, cảm thấy như đang bị “chọc tức”... Dẫu vậy, tâm lí tò mò vẫn xui khiên cậu ta xem trộm những bức tranh của cô em gái, để rồi khi xem xong thì khiến cậu lén trút ra một tiếng thở dài... Phải chăng đó là giây phút đầu tiên mà người anh cảm phục tài năng của Kiều Phương? Đến đây, người đọc chắc có lẽ đã hài lòng hơn với thái độ của người anh. Độ “căng” của truyện dường như được chùng xuống.

    Truyện vẫn tiếp tục hấp dẫn người đọc với những bất ngờ liên tiêp mà người anh được chứng kiến khi đứng trước bức tranh được giải nhất của em gái mình. Cậu đã nhận ra mình trong bức tranh. Bất ngờ hơn là: Trong tranh, một chú bẻ đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chủ bé như toả ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa. Vì thế, sau cái “giật sững mình” là một diễn biến tâm trạng đầy phức tạp nhưng lại rất dễ hiểu và đúng với nhân vật lúc đó: thoạt tiên là sự ngỡ ngàng rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Ngỡ ngàng là vì không thể ngờ lại có bức tranh như thế. Hãnh diện là vì thấy mình hiện ra với những nét đẹp đến như vậy trong bức tranh của em gái. Nhưng điều quan trọng hơn là người anh không dừng lại ở sự hãnh diện, thoả mãn mà đã thấy “xấu hổ”. Đây chính là lúc nhân vật đã nhận ra được những yếu kém cùa mình, thấy mình không xứng đáng được như vậy: Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo thế kia ư. Trong giây phút xấu hổ này, người anh đã nhận ra một điều sâu sắc: bức chân dung của mình được vẽ lên bằng “tâm hồn và lòng nhân hậu” của cô em gái. Và đây cũng là lúc nhân vật tự thức tỉnh để hoàn thiện nhân cách của mình.

    Kiều Phương với biệt danh là “Mèo” rất hồn nhiên, hiếu động, có tài năng hội hoạ hiếm có. Đặc biệt “Mèo” có tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu, đây mới là đáng quí của em. Lòng nhân hậu của em thể hiện rõ trong bức tranh “Anh trai tôi”. Soi vào bức tranh ấy, cũng tức là soi vào tâm hồn trong sáng và nhân hậu của em gái, giúp cho người anh tự nhìn rõ mình hơn để vượt lên được những hạn chế của tính đố kị, lòng tự ái và tự ti.

    Truyện đã đem đến cho mỗi người chúng ta bài học ứng xử trong cuộc sống: cần có thái độ thiện chí, có sự trân trọng và niềm vui thực sự chân thành trước thành công hay tài năng của người khác, ngay cả khi người đó là bạn bè trong lớp hay người thân trong gia đình.

    Với cách kể chuyện hấp dẫn, nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật tỉnh tế, Tạ Duy Anh đã cuốn hút người đọc vào truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi. Truyện có tác dụng truyền cảm để rồi mỗi người tự rút ra bài học một cách tự nhiên, thấm thía: hãy lấy “nhân hậu” làm tiêu chuẩn để soi sáng cho tâm hồn của chính mình.

    bài học là phần trên

    nội dung là phần hai

    Nhà văn trẻ Tạ Duy Anh sinh năm 1959, quê ở Chương Mĩ, tỉnh Hà Tây. Truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi này đã được giải nhì trong cuộc thi viết "Tương lai vẫy gọi" của báo Thiếu niên tiền phong.
    Truyện ngắn đã kể một câu chuyện nhỏ ở trong một gia đình có hai anh em. Người em có tài hội họa. Khi được phát hiện, cả nhà vui mừng chỉ trừ người anh. Người anh đã luôn đố kị với người em gái. Phải đến khi người anh thấy được bức vẽ của người em trong cuộc thi tranh quốc tế - bức tranh vẽ người anh - người anh mới nhận rõ tâm hồn và lòng nhân hậu của người em gái mà bản thân người anh thường vẫn đố kỵ. Truyện thật cảm động về nội dung và miêu tả tinh tế tâm lí nhân vật qua cách kể theo ngôi thứ nhất. Truyện cũng đã lột tả được vẻ đẹp của người em gái không phải vẻ đẹp hình thức, vì tác giả không nhằm giới thiệu, mà là vẻ đẹp tâm hồn: tài năng hội họa, sự hồn nhiên, lòng độ lượng, nhân hậu.
    Bài văn viết kể lại câu truyện trên đã ghi lại được diễn biến tâm trạng của nhân vật người anh qua các thời điểm: từ trước cho đến lúc thấy em gái tự chế màu vẽ, khi tài năng hội họa của em gái được phát hiện, khi lén xem những bức tranh em gái đã vẽ và khi đứng trước bức tranh được giải nhất của em gái trong phòng trưng bày.
    Bài viết đã kể lại câu chuyện một cách trung thành. Giữ nguyên cách kể, vai kể, trình tự diễn biến của truyện. Chọn lọc được những tình tiết tiêu biểu để đảm bảo nội dung ý nghĩa câu chuyện.

    23 tháng 1 2018

      vì nếu quả khô,vỏ sẽ rất giòn và hạt đỗ sẽ rơi ra,không thu hoạch được !

    23 tháng 1 2018

    Bởi vì khi quả chín khô thì hạt sẽ rơi xuống đất chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình thu hoạch (tốn nhiều thời gian công sức) và có khi hạt rơi xuống đất gặp điều kiện thuận lợi sẽ nảy mầm mọc thành cây con chúng ta sẽ không thu hoạch được .Vì vậy khi thu hạch đỗ xanh hoặc đỗ đen người ta phải thu hoạch trước khi quả chín khô

    23 tháng 1 2018

    Sau khi Kiều Phương tham gia trại thi vẽ quốc tế trở về, bố mẹ tôi vui lắm vì bức tranh của em được trao giải nhất. Kiều Phương muốn tôi cùng đi nhận giải trong ngày lễ phát thưởng. Tuy trong lòng không vui nhưng tôi vẫn phải cùng bố mẹ dự triển lãm tranh thiếu nhi. Người xem đông lắm.

    Bố mẹ kéo tay tôi chen qua đám đông để xem bức tranh của Kiều Phương được đóng khung, lồng kính treo ở một vị trí trang trọng. Dưới bức tranh có hàng chữ đề: Giải nhất - Kiều

    Phương - 8 tuổi. Bức tranh vẽ một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như toả ra một thử ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa.

    Khi nghe mẹ thì thầm hỏi: Con có nhận ra con không? thì tôi giật sững người và chẳng hiểu sao tôi phải bấm chặt lấy tay mẹ. Một cảm xúc khó tả dâng lên trong lòng tôi. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng. Chú bé trong tranh kia là tôi đấy ư? Có lẽ nào như vậy được? Hoá ra những lần “Mèo” (biệt danh của em gái tôi) xét nét khiến tôi bực mình, khó chịu chính là những lúc em quan sát thật kĩ để vẽ chân dung tôi. Em đã có chủ ý chọn tôi làm đề tài cho bức tranh của nó từ trước lúc đi thi, Vậy mà vì thói ghen tị xấu xa, tôi đã không nhận ra thiện ý ấy của nó. “Mèo” yêu quý tôi thực sự nên nó phát hiện ra những nét đẹp ẩn giấu dưới vẻ mặt “khó ưa” của tôi để thể hiện lên tranh, biến tôi thành chú bé suy tư và mơ mộng.Ôi! Em gái tôi có tấm lòng vị tha và nhân hậu đáng quý biết chừng nào!

    Ngắm kĩ bức tranh, tôi thấy em gái tôi quả là có tài năng thật sự. Nét vẽ của nó linh hoạt và sinh động. Đôi mắt của chú bé trong tranh rất có thần, phản ánh được trạng thái tâm hổn nhân vật. Phải, tôi vốn hay suy tưvà mơ mộng nhưng sự đố kị đã biến tôi thành kẻ nhỏ nhen đáng ghét. Tôi xấu hổ vì cảm thấy nhỏ bé đến tội nghiệp trước đứa em gái bé bỏng. Tôi nhủ thầm hãy vượt khỏi mặc cảm tự ti, hãy đánh giá lại mình một cách khách quan để tìm ra mặt mạnh, mặt yếu. Từ đó cố gắng phấn đấu để trở thành một người anh trai xứng đáng với cô em gái tài hoa.

    23 tháng 1 2018

    Lời của Kiều Phương nhé các bn