Bài 1:Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Kiều Phương
Bài 2:nêu cảm nghĩ của em về anh trai của Kiều Phương
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong văn bản "Vượt thác" của Võ Quảng, hình ảnh dượng Hương Thư "giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ" là một hình ảnh so sánh đầy sức gợi. Hình ảnh ấy khiến ta liên tưởng tới những hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của những Đăm Săn, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện trước mắt. So sánh như vậy, tác giả nhằm khắc hoạ nổi bật và tôn vinh sức mạnh của con người trong công cuộc chế ngự thiên nhiên. Lớp lớp những thế hệ trên mảnh đất này đã lao công khổ tứ với sự nghiệp chinh phục thiên nhiên hoang dã đổ giành phần sống cho mình, và hôm nay, không phải chỉ một mình dượng Hương Thư, không phải một mình người dân chài nào trên mảnh đất này đang đơn độc chống chọi với thác dữ mà là oai linh của hàng trăm người anh hùng đang tụ hội cùng hậu thế vượt qua thử thách. Không chỉ vậy, cách so sánh này còn đối lập mạnh mẽ với một hình ảnh "dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ". Qua đó, tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trọng công việc, trong khó khăn, thử thách.
Trong văn bản "Vượt thác" của Võ Quảng, hình ảnh dượng Hương Thư "giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ" là một hình ảnh so sánh đầy sức gợi. Hình ảnh ấy khiến ta liên tưởng tới những hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của những Đăm Săn, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện trước mắt. So sánh như vậy, tác giả nhằm khắc hoạ nổi bật và tôn vinh sức mạnh của con người trong công cuộc chế ngự thiên nhiên. Lớp lớp những thế hệ trên mảnh đất này đã lao công khổ tứ với sự nghiệp chinh phục thiên nhiên hoang dã đổ giành phần sống cho mình, và hôm nay, không phải chỉ một mình dượng Hương Thư, không phải một mình người dân chài nào trên mảnh đất này đang đơn độc chống chọi với thác dữ mà là oai linh của hàng trăm người anh hùng đang tụ hội cùng hậu thế vượt qua thử thách. Không chỉ vậy, cách so sánh này còn đối lập mạnh mẽ với một hình ảnh "dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ". Qua đó, tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trọng công việc, trong khó khăn, thử thách.
mình nhanh nhất
Thường thì một năm có bốn mùa, đó là quy luật tự nhiên mà chắc chắn sẽ không ai có thể thay đổi được. Mỗi mùa dều có đặc diểm riêng biệt không giống nhau như: mùa xuân mát mẻ muôn hoa khoe sắc thắm. Mùa hè là mùa của nhửng bông hoa phượng vĩ, bằng lăng- mùa học sinh tạm biệt mái trường. Mùa thu dưới ánh trăng huyền ảo chúng em có thể rước đèn họp bạn. Nhưng có lẽ mùa đông là đặc biệt nhất vì cái lạnh buốt, gió bấc và mưa phùn. Bây giờ đang là mùa đông và là ngày lạnh nhất trong năm.
Nằm cuộn tròn trong chiếc chăn bông ấm áp mà em không muốn giậy vì lẽ trời quá lạnh, từ trong phòng có thể nghe thấy tiêng gió rít từng cơn. Ra khỏi phòng sương mù giày đặc, bầu trời âm u. Lác đác vài chiếc lá vàng đang rơi xuống cùng với những hạt mưa tinh nghịch. Cây cối khẳng khiu trơ trọi như đang cố gắng chống lại sức mạnh của thiên nhiên. Ngoài đường loáng thoáng vài bóng người trong những bộ quần áo bông ấm áp và khoác ngoài là chiếc áo mưa. Hôm nay học sinh ở các trường cũng đã được nghỉ học. Cảnh ao hồ trầm mặc hơi nước bốc lên tạo cảm giác lạnh lẽo, nước buốt cắt da, cắt thịt. giờ đay nơi duy nhất em nghĩ đến đó là nhà bếp, ánh lửa bập bùng gợi nên vẻ ấm áp. Lúc ngày cả nhà đang ngồi trò truyện, còn mẹ đang tất bật chuẩn bị bữa sáng cho gia đình. Đã quá trưa mà mặt trời vẫn không ló mặt. Dến sáu giờ tối thì ánh sáng nhường lại cho màn đêm yên tĩnh, chỉ có mùa đông mới có hiện tượng ngày ngắn đêm dài như vậy. Bàu trời lúc này âm u, ít sao và nhiều sương mù hơn ban sáng. Mưa phùn lất phấn tạt qua. Ánh đèn đã tắt hẳn bầu không khí trở nên tĩnh mịch hơn, chỉ còn tiếng chó sủa từ xa vang vọng lại.
Em rất thích mùa đông vì có thể ngôi bên ánh lửa bập bùng. Được nhìn cảnh vật như khác lạ. Mọi người bảo mùa đông năm nay lạnh hơn mọi năm nhưng được sông trong ngôi nhà ấm áp tình yêu thương thì em có thẻ nói mùa đông không lạnh.
Dế Mèn là một chú có ngoại hình cường tráng. Với đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt, đôi cánh cứng mẫn bóng như "thép"... Dế Mèn thật ra dáng con nhà võ. Tự cho mình là nhất, chú không ngần ngại cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm. Chú tuổi còn trẻ nên còn nông nổi và có tính tự lập rất cao (tự đào hang sâu). Một lần để ra oai với Dế Choắt,với tính tình kiêu căng ngạo mạng Dế Mèn đã chêu chị Cốc làm ra kết cục đau thương cho Dế Choắt. Dế mèn đã rất hối lỗi và từ đó rút ra bàoi học đường đời đầu tiên cho mình.
Nhân hóa : chú
So sánh đôi cánh - thép
I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"
1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;
2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.
3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.
Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web
Vừa nhận được mệnh lệnh của cấp trên, Lượm bất chấp hiểm nguy, băng qua mặt trận đỏ lừ lửa đạn. Những viên đạn bay vèo vèo như muốn xới tung những thửa ruộng vàng rực trước mặt. Lượm thận trọng bỏ thư vào cái xách nhỏ vắt chéo ngang trước ngực rồi phóng như bay về phía trước. Kẻ thù tàn ác đã chĩa nòng súng theo hướng chiếc mũ ca lô nhấp nhô đang tiến lại gần. Một tiếng nổ vang dội cả đất trời, Lượm đã ngã xuống trên một cách đồng quê sực nức mùi lúa chín. Lượm đã hoá thân vào thiên nhiên và trở thành bất tử…
Nam Cao tên khai sinh là Trần Hữu Tri. Ông sinh năm 1915, trong một gia đình nông dân tại làng Đại Hoàng, thuộc tống Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam (nay thuộc xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam). Làng Đại Hoàng nằm trong vùng đồng chiêm trũng, nông dân quanh năm nghèo đói, lại bị bọn cường hào ức hiếp, đục khoét tàn tệ.
Nam Cao là con người duy nhất trong gia đình khá đông con - được ăn học tử tế. Học xong bậc thành chung, Nam Cao vào Sài Gòn giúp việc cho một hiệu may. Thời kỳ này, ông bắt đầu sáng tác và mơ ước được đi xa, mở mang kiến thức, trau dồi tài năng, xây dựng một sự nghiệp văn học có ích. Nhưng rồi vì ốm yếu, Nam Cao lại trở về quê và thất nghiệp. Sau ông lên Hà Nội, dạy học ở một trường tiểu học tư thục, vùng Bưởi, ngoại ô. Nhưng cuộc đời "giáo khổ trường tư" đó cũng không yên: quân Nhật vào Đông Dương, trường của ông phải đóng cửa để làm chuồng ngựa cho lính Nhật. Nhà văn- lại thất nghiệp, sông lay lắt bằng nghề viết văn và làm gia sư, trong khi gia đình ở quê đang ngày càng khốn khó. Năm 1943, Nam Cao tham gia
Hội văn hóa cứu quốc (lu Dáng Cộng sản tồ chức và lãnh đạo. Bị khủng bô’ gắt gao, ông vồ hán làng quê rồi tham gia cướp chính quyền ở địa phương và được bầu làm chủ tịch đầu tiên ở xã. Nhưng ngay sau đó ông được điều động lên công tác ở Hội văn hóa cứu quốc tại 115 Nội. Ông đã đi cùng một đoàn quân Nam tiến vào vùng Nam Trung Bộ đang kháng chiến năm 1946. Kháng chiến toàn quốc bùng nô (12 - 1946), Nam Cao vồ làm công tác tuyên truyền ở tỉnh Hà Nam; từ 1947, ông lên công tác (V ngành tuyên truyền, văn nghệ Việt Bắc, chủ yếu viết các báo Cứu quốc, Văn nghệ. Năm 1950, Nam Cao đã tham gia chiến (lịch Biên giới. Truyện ngắn Dôi mắt (1948), nhật kí Ở rừng (1948), tạp kí sự Chuyện biên giới (1950) của Nam Cao đều là những sáng tác dặc sắc, tiêu biểu của truyện, kí kháng chiến lúc bấy giờ. Tháng II 1951, trên đường vào công tác vùng sau lưng địch thuộc Liên khu III, Nam Cao đã bị địch phục kích bắt được và bắn chết gần Hoàng Đan (thuộc tinh Ninh Bình khi đó). Nhà văn ngã xuống giữa lúc ông đang bước vào thời kỳ "chín" mới về tư tưởng và tài năng, hứa hẹn những sáng tác có tầm vóc về thời đại mới.
Trước cách mạng, Nam Cao thường mang nặng tâm sự u uất, bất đắc chí. Đó không chỉ là tâm sự người nghệ sĩ "Tài cao, phận thấp, chí khí uất" (thơ Tản Đà), mà còn là nỗi bi phẫn sâu xa của người trí thức giàu tâm huyết trước cái xã hội bóp nghẹt sự sống con người khi đó. Song Nam Cao không vì bất mãn cá nhân mà trở nên khinh bạc, trái lại ông có một tấm lòng thật đôn hậu, chan chứa yêu thương. Đặc biệt, sự gắn bó ân tình sâu nặng với bà con nông dân nghèo khổ' ruột thịt ở quê hương là nét nội bật ở Nam Cao. Chính tình cảm yêu thương gắn bó đó là một sức mạnh bên trong của nhà văn, giúp ông vượt qua những cám dỗ của lối sống thoát li hưởng lạc, tự nguyện tìm đến và trung thành với con đường nghệ thuật hiện thực "vị nhân sinh".
Bình sinh, Nam Cao thường day dứt, hối hận vì những sai lầm - có khi chi trong ý nghĩ - của mình. Người trí thức " trung thực vô ngần" (lời Tô Hoài) ấy luôn nghiêm khắc tự đấu tranh bản thân để vượt mình, cố thoát khỏi lối sống tầm thường, nhỏ nhen, khao khát hướng tới "tâm hồn trong sạch và mơ tới những cảnh sống, những con người thật đẹp" (Nhật kí Nam Cao, ghi ngày 31 - 8 - 1950). Có
thế’ nói, giá trị to lớn của sự nghiệp văn học của Nam Cao gắn liền với cuộc đấu tranh bản thân trung thực, dũng cảm trong suốt cuộc đời cầm bút của nhà văn.
Cuộc đời lao động nghệ thuật vì lý tưởng nhân đạo, lý tưởng cách mạng và sự hy sinh anh dũng của Nam Cao mãi mãi là tấm gương cao đẹp của một nhà văn - chiến sĩ.
II. Quan điểm nghệ thuật
Trong cuộc đời cầm bút, Nam Cao luôn suy nghĩ về "sống và viết". Ban đầu, ông chịu ảnh hưởng sâu của phong trào lãng mạn đương thời, đã sáng tác những bài thơ, truyện tình lâm li dễ dãi. Nhưng ông đã dần dần nhận ra rằng thứ văn chương đó rất xa lạ đối với đời sống lầm than của đông đảo quần chúng nghèo khổ xung quanh. Và ông đã đoạn tuyệt với nó để tìm đến con đường nghệ thuật hiện thực "vị nhân sinh". Trong truyện ngắn Trăng sáng (1943), được coi là một tuyên ngôn nghệ thuật đanh thép, cảm động, ông viết: "Chao ôi! Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khố kia, thoát ra từ những kiếp lầm than...". Theo Nam Cao, người cầm bút không được "trốn tránh" sự thực, mà hãy "cứ đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy tất cả những vang động của đời...".
Lên án văn chương thoát li, Nam Cao không tán thành loại' sáng tác "chỉ tả được cái bề ngoài của xã hội". Trong truyện ngắn Đời thừa (1943), Nam Cao cho rằng một tác phẩm "thật giá trị" thì phải có nội dung nhân đạo sâu sắc: "Nó phải chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình... Nó làm cho người gần người hơn". Đồng thời, nhà văn đòi hỏi cao sự tìm tòi sáng tạo trong nghề văn và lương tâm người cầm bút. Ông viết: "Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp được những người biết đào sâu, tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có" (Đời thừa). Ông coi sự cẩu thả trong nghề văn chẳng những là "bất lương" mà còn là "đê tiện".
Sau cách mạng, Nam Cao say mê, tận tuy trong mọi công tác phục vụ kháng chiến được giao, không nề hà lớn nhỏ, với ý nghĩa dứt
khoát:lợi ích cách mạng, lợi íchdân tộc là trên hết. Khi thựcdân Pháp quay trớ lại xâmlăng Nam Hộ, nhà văn bứt rứt 'muốn vứt cả bút đế đi cầm súng" (bút lu Dường vô Nam). Bước vào kháng chiên, Nam Cao tự nhủ "sống MU hay viết" và lao mình vào các công tác phục vụ kháng chim Tuy ván ấp ủ hoài bão sáng tác nhưng nhà văn chân thành nghĩ rằng "góp sức vào công việc không nghệ thuật lúc này chính là đẻ sửa soạn cho tôi một nghệ thuật cao hơn" (nhật kí ơ rừng, 1948). Đó là thái độ đúng đắn, đẹp đẽ nhất của một nghệ sĩ chân chính khi đó.
III. Sự nghiệp văn học
Nam Cao có sáng tác đăng báo từ 1936, nhưng sự nghiệp văn học cùa ông chỉ thật sự bắt đầu từ truyện ngắn Chí Phèo (1941), sáng tác của Nam Cao trước cách mạng tập trung vào hai đề tài chính: cuộc sống người trí thức tiếu tư sản nghèo và cuộc sống người nông dân ở quê hương.
Ở dó tài người trí thức tiểu tư sản, đáng chú ý là các truyện ngắn: Những truyện không muốn viết, Trăng sáng, Mua nhà, Truyện tình, Quên điều độ, Cười, Nước mắt, Đời thừa... và tiểu thuyết Sống mòn (1944). Trong những sáng tác này, Nam Cao đã miêu tả hết sức chân thực tình cảnh nghèo khổ, dở sống dở chết của những người nghèo, những "giáo khổ trưởng tư'", học sinh thất nghiệp... Nhà văn đặc biệt đi sâu vào những bi kịch tâm hồn của họ, qua đó, đặt ra những vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn, vượt khỏi phạm vi của đề tài. Đó là tấn bi kịch dai dẳng, thầm lặng mà đau đớn của người trí thức có ý thức sâu sắc về giá trị sự sống và nhân phẩm, có hoài bão lớn về một sự nghiệp tinh thần, nhưng lại bị gánh nặng về cơm áo và hoàn cảnh xã hội ngột ngạt làm cho "chết mòn", phải sống cuộc "đời thừa". Những tác phẩm đó đã phê phán sâu sắc xã hội phi nhân đạo bóp nghẹt sự sống, tàn phá tâm hồn con người, đồng thời, đã thế hiện sự tự đấu tranh bên trong của người trí thức tiểu tư sản trung thực cố vươn tới một cuộc sống đẹp đẽ, thực sự có ý nghĩa, xứng đáng là cuộc sống con người.
Nam Cao để lại chừng hai chục truyện ngắn viết về cuộc sống tăm tối thê thảm của người nông dân đương thời. Những truyện đáng chú ý là: Chí Phèo, Trẻ con không được ăn thịt chó, Mua danh, Tu cách mõ, Điếu văn, Một bữa no, Lão Hạc, Một đám cưới, Lang Rận, Dì Hảo, Nửa đèm... ở đề tài nông dân, Nam Cao thường quan tâm tới những hạng cố cùng, những số phận hẩm hiu, bị ức hiếp nhiều nhất. Họ càng hiền lành, nhịn nhục thì càng bị chà đạp phũ phàng. Ông đặc biệt đi sâu vào những trường hợp con người bị lăng nhục một cách độc ác, bất công, mà xét đến cùng, chẳng qua chỉ vì họ nghèo đói, khốn khổ. Tuy giọng văn lắm khi lạnh lùng, nhưng kỳ thực, Nam Cao đã dứt khoát bênh vực quyền sống và nhân phẩm những con người bất hạnh, bị xã hội đẩy vào tình cảnh nhục nhã đó (Chí Phèo, Một bữa no, Tư cách mõ, Lang Rận..,). Viết về những người nông dân bị lưu manh hóa, nhà văn đã kết án sâu sắc cái xã hội tàn bạo tàn phá cả thế xác và linh hồn người nông dân lao' động, đồng thời, ông vẫn phát hiện và khẳng định bản chất lương thiện, đẹp đẽ của họ, ngay trong khi họ bị vùi dập tới mất cả hình người, tính người. Nhà văn đã đặt ra vấn đề phải xác định "đôi mắt" đúng đắn đế nhìn nhận về quần chúng. Ông luôn ý thức "cố mà tìm hiểu" cái "bản tính tốt" của người nông dân nghèo thường bị "che lấp", vùi dập. Trong nhiều tác phẩm, Nam Cao không những đã vạch ra nỗi khố cùng cực của người nông dân mà còn thể hiện cảm động bản chất đẹp đẽ, cao quý trong tâm hồn của họ (Lão Hạc, Một đám cưới, Dì Hảo...).
Có thể nói, dù viết về người trí thức nghèo hay về người nông dân cùng khổ, diều làm cho Nam Cao day dứt tới đau đớn là tình trạng con người bị xói mòn về nhân phẩm, thậm chí bị hủy diệt cả nhân tính, trong cái xã hội phi nhân đạo đương thời.
Cũng như các nhà văn tiểu tư sản khác chưa nắm được chân lý cách mạng, Nam Cao không thấy được khả năng đổi đời của những người khốn cùng và triển vọng của xã hội. Song trong truyện ngắn điếu văn (1944), ông đã viết những dòng dự . báo sôi nổi: "Sự đời không thể cứ mù mịt mãi thế này đâu. Tương lai phải sáng sủa hơn. Một rạng đông đã báo rồi!". Đó là lời chào đón thắm thiết tia sáng rạng đông đang báo hiệu ở chân trời lúc bấy giờ.
Sau Cách mạng tháng Tám 1945, Nam Cao lao mình vào mọi công tác cách mạng và kháng chiến. Truyện ngắn Đôi mắt (1948) là một thành công xuất sắc của văn nghệ kháng chiến khi đó. Nhìn vào
hình ảnh một trí thức cũ đi tản cư theo kháng chiến nhưng giữ nguyên lôi sống trưởng giả, nhởn nho' và "đôi mắt" khinh bạc tệ hại đối với quần chúng - hình ảnh thật lạc lõng giữa cuộc sống kháng chiến lành mạnh sôi nổi lúc bấy Giờ - người trí thức đi theo cách mạng càng thêm dứt khoát từ bỏ con người cũ, lôi sông cũ và quyết tâm "cách mạng hóa tư tưởng, quần chúng hóa sinh hoạt", trở thành những chiến sĩ trên mặt trận văn hóa. Nhật kí ơ rừng (1948) viết trong thời kỳ nhà văn công tác ở vùng sâu Bắc Cạn và tập kí sự Chuyện biên giới (1950) viết khi ông đi chiến dịch Cao - Lạng, đều là những sáng tác giá trị của nền văn xuôi mới còn non trẻ khi đó. Nhà văn hi sinh giữa lúc tư tưởng và tài năng đang độ phát triển nhất trong thời đại mới, đầy hứa hẹn.
Ngòi bút Nam Cao vừa tỉnh táo, sắc lạnh, vừa nặng trĩu suy nghĩ và đằm thắm yêu thương. Văn Nam Cao vừa hết sức chân thực - ông coi sự thực là trên hết, không gì ngăn được nhà văn đến với sự thực - vừa thấm đượm ý vị triết lý trữ tình. Ông có sở trường diễn tả, phân tích tâm lý con người. Ngôn ngữ Nam Cao sống động, uyển chuyển, tinh tế, rất gần với lời ăn tiếng nói quần chúng. Với một tài năng lớn, giàu sức sáng tạo, Nam Cao đã góp phần quan trọng vào việc cách tân nền văn xuôi Việt Nam theo hướng hiện đại hóa.
Tớ thik bà Hồ Xuân Hương nhất
Hồ Xuân Hương (1772 - 1822) là một thi sĩ sống ở giai đoạn cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX, mà hiện tại vẫn khiến nhiều học giả tranh cãi. Di tác của bà hoàn toàn là thơ, trong đó mảng Nôm có nhiều phẩm chất tốt cần sự khảo cứu lâu, nhưng hậu thế có thi sĩ Xuân Diệu đã mạo muội tôn Hồ Xuân Hương làm Bà chúa thơ Nôm. Hầu hết thi ca Hồ Xuân Hương theo dòng chảy chung đã thoát được các quan niệm sáng tác cố hữu vốn đề cao niêm luật chặt chẽ để bộc lộ được tiếng nói của thời đại mình, có nhiều người cho rằng đặc sắc của thơ bà là "thanh thanh tục tục"
Văn bản được nhận diện cổ nhất có chép thơ Hồ Xuân Hương là Quốc văn tùng ký(國文話記) do Hải Châu Tử Nguyễn Văn San (阮文珊, 1808 - 1883) soạn năm Minh Mệnh thứ 14 (1933), nhưng chỉ vài bài. Hầu hết di tác của nữ sĩ họ Hồ được gom trong cuốn Xuân Hương thi tập (春香詩集), Phúc Văn Đường tàng bản ấn hành tại Hà Nội năm 1930. Trong sách có khoảng 60 bài nhưng lẫn cả thơ của nhiều tác giả khác, nay chưa truy nguyên được tất cả. Tuy nhiên, văn bản đáng quý nhất là Lưu hương ký (琉香記) với bài tựa của Phan Huy Huân, được học giả Trần Thanh Mại phát kiến và công bố trên thi đàn vào năm 1964. Trước đó không lâu, năm 1962, đã có học giả Trần Văn Giáp đăng trên báo Văn Nghệ (Hà Nội) 5 thi phẩm chữ Hánđược cho là của Hồ Xuân Hương. Nhưng mãi đến năm 1984, học giả Hoàng Xuân Hãn mới dịch nghĩa và đăng trên tập san Khoa Học Xã Hội (Paris), lại đặt nhan đề lần lượt là Độ hoa phong, Hải ốc trù, Nhãn phóng thanh, Trạo ca thanh, Thủy vân hương
Thơ Hồ Xuân Hương luôn được trình bày theo phong cách thất ngôn bát cú hoặc thất ngôn tứ tuyệt, bút pháp được nhận định là điêu luyện nhưng phần chữ Nômnhiều phần đặc sắc hơn chữ Hán. Ý tưởng trong thơ cũng rất táo bạo, dù là điều cấm kị đối với lễ giáo đương thời. Cho nên, Hồ Xuân Hương được xem như hiện tượng kỳ thú của dòng thi ca cổ điển Việt Nam khi tích cực đưa ra cái nhìn đối lập với truyền thống đạo đức, nhưng không vì thế mà tự trở nên suy đồi. Tựu trung, các di tác phần nào cho phép hậu thế thấy thực trạng tang thương ở thời đại bà sống và cả quá trình mục rữa của nhiều lề lối cũ
1 ) Kiều Phương là cô bé hồn nhiên, nhí nhảnh và đam mê hội họa. Niềm đam mê này được tác giả diễn tả một cách cụ thể qua cách cô vẽ hằng ngày, cách cọ nhọ nồi để làm màu vẽ…Và khi bạn của bố phát hiện ra niềm đam mê này thì Kiều Phương càng tỏ rõ sự quyết tâm và phấn đấu mơ ước thành họa sĩ. Mặc dù anh trai gọi là “mèo” vì cái tội lục lọi đồ linh tinh nhưng Kiều Phương vẫn “vui vẻ chấp nhận” và hồn nhiên khoe với bạn bè. Cách trò chuyện của Kiều Phương với anh trai cũng chưng tỏ Kiều Phương là cô bé nhí nhảnh, trong sang và vô cùng đáng yêu “Nó vênh mặt, mèo mà lại, em không phá là được”. Dù cho người anh trai khó chịu đến cỡ nào thì cô bé này vẫn không bao giờ tức giận, luôn giữ được sự hài hòa và tinh nghịch như thế. Tạ DUy Anh đã khéo léo khắc họa nên hình ảnh nhân vật đáng yêu, gây được thiện cảm tốt đối với người đọc
2 ) Nhân vật anh trai của kiều phương trong " Bức tranh của em gái tôi" là 1 người anh rất quan tâm đến em mình nhờ đó anh mới phát hiện ra năng khiếu đặc biệt của Kiều Phương - người em gái của mình. Từ đó anh mới phát hiện những đồ vật trong nhà bị em gái mình lục đục chỉ vì pha chế màu để vẽ . Từ việc quan tâm thầm lặng ấy đã hiện lên phần nào là sự yêu thương dành cho cô em gái của mình. Tuy nhiên, trong phút chốc người anh lại bị sự ganh ghét của mình che đi sự yêu thương đã dành cho em gái mình trước đó chỉ vì do bản thân quá tự ti, quá mặc cảm dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực mà hiểu lầm em mình. Anh Kiều Phương vẫn giữ mối hiểu lầm ấy cho đến khi nhìn thấy bức tranh đoạt giải của em giá mình được trưng bày. Người anh hoạt đầu ngỡ ngành rồi đến hối hận khôn nguôi, vì chính bản thân đã hiểu lầm hay cáu gắt, ghen tị với em nhưng thấy được sự trong sáng của Kiều Phương người anh đã thay đổi tính cách bản thân. Anh hãnh diện vì trong bức tranh kia có phản phất hình dánh của mình được mọi người khen ngợi, hãnh diện vì có 1 cô em gái đa tài. Sau đó người anh lại xấu hổ trước em gái mình, người trong tranh thật trong sáng làm sao như em gái anh nhưng anh - con người thật lại không có nét gì là giống với con người trong tranh kia.
Nhân vật anh trai của kiều phương trong " Bức tranh của em gái tôi" là 1 người anh rất quan tâm đến em mình nhờ đó anh mới phát hiện ra năng khiếu đặc biệt của Kiều Phương - người em gái của mình. Từ đó anh mới phát hiện những đồ vật trong nhà bị em gái mình lục đục chỉ vì pha chế màu để vẽ . Từ việc quan tâm thầm lặng ấy đã hiện lên phần nào là sự yêu thương dành cho cô em gái của mình. Tuy nhiên, trong phút chốc người anh lại bị sự ganh ghét của mình che đi sự yêu thương đã dành cho em gái mình trước đó chỉ vì do bản thân quá tự ti, quá mặc cảm dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực mà hiểu lầm em mình. Anh Kiều Phương vẫn giữ mối hiểu lầm ấy cho đến khi nhìn thấy bức tranh đoạt giải của em giá mình được trưng bày. Người anh hoạt đầu ngỡ ngành rồi đến hối hận khôn nguôi, vì chính bản thân đã hiểu lầm hay cáu gắt, ghen tị với em nhưng thấy được sự trong sáng của Kiều Phương người anh đã thay đổi tính cách bản thân. Anh hãnh diện vì trong bức tranh kia có phản phất hình dánh của mình được mọi người khen ngợi, hãnh diện vì có 1 cô em gái đa tài. Sau đó người anh lại xấu hổ trước em gái mình, người trong tranh thật trong sáng làm sao như em gái anh nhưng anh - con người thật lại không có nét gì là giống với con người trong tranh kia.
bài này được chứ