K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 2 2018

dài lém bạn ạ sorry ha

c,

Nhân vật Kiều Phương trong truyện ngắn " Bức Tranh Của Em Gái Tôi " là 1 cô bé vô tư , hồn nhiên và rất say mê hội họa .Cô bé cũng rất hiếu động , thường xuyên hay mày mò pha màu, vẽ tranh và làm bẩn của chính mình trong khi vẽ , vì thế được người anh trai đặt cho biệt danh là "Mèo " . Tài năng hội hoạ của Kiều Phương nhanh chóng được phát hiện , nó làm người anh trai không khỏi ghen tỵ nhưng ngược lại , tình cảm của cô bé dành cho anh mình khong hề thay đổi . 
Và điều ấy được chứng minh khi Kiều Phương quyết định quan sát tỉ mỉ người anh trai và vẽ lại chân dung anh của mình .Khi bức tranh được đoạt giải ,cô bé rất vui mừng , ôm choàng lấy cổ người anh trai .Còn người anh xấu hổ khi nhận ra điều ấy , song, nó cũng làm người anh nhận ra rằng ,em gái mình- Kiều Phương là 1 cô bé nhân hậu ,trong sáng , luôn yêu thương và tin tưởng vào phẩm chất tốt đẹp của anh trai mình .

10 tháng 2 2018

Thông thường, thời khóa biểu vào mỗi buổi sáng của em là thức dậy sớm, chuẩn bị đầy đủ trang phục, giày dép, đầu tóc và xem xét lại đồ dùng học tập mình một để sẵn sàng đến trường. Sau đó em sẽ ăn sáng và theo xe bố đến lớp. Trong tuần, ngày em yêu thích nhất là ngày chủ nhật, bởi vào chủ nhật thì em có thể ngủ nướng cho thỏa thích mà không phải dậy sớm như mọi ngày. Hôm ngày chủ nhật hôm nay rất đặc biệt, dù không phải đến trường nhưng em vẫn dậy thì rất sớm. Bởi lẽ tối hôm qua em đã hứa với mẹ là sẽ cùng mẹ dậy sớm để ra công viên tập thể dục. Vì vậy mà hôm nay, cũng bằng giờ của mọi ngày, em đã thức dậy và chuẩn bị tươm tất mọi thứ, từ quần áo thể dục đến đôi giày thể thao. Mọi thứ đều sẵn sàng cho một buổi tập thể dục đầy thú vị ở công viên.

Nhà em rất gần công viên Cầu Giấy. Từ nhà em đến công viên chỉ khoảng một trăm mét. Tuy em đã ra công viên chơi rất nhiều lần, mọi thứ ở công viên đều trở nên vô cùng thân thuộc đối với em. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên em đến công viên vào buổi sáng sớm ở đây, không khí nhộn nhịp buổi sáng này thật mới lạ, nó mang lại cho tôi rất nhiều bất ngờ. Khung cảnh thiên nhiên vào buổi sáng dường như cũng sáng hơn, rộng hơn và tươi đẹp hơn rất nhiều. Những giọt sương đêm vẫn đọng trên những tán lá, trên những đám cỏ, ánh sáng mặt trời chiếu vào làm cho nó trở lên long lanh đến lạ kì, khung cảnh buổi sáng có hơi ướt át song lại tràn đầy sức sống.

Không khí của sáng sớm cũng vô cùng trong lành, trong công viên có trồng rất nhiều cây xanh, cũng có lẽ vì vậy mà không khí thoáng đãng hơn ngoài đường phố rất nhiều. Tiết trời cũng mát mẻ, dễ chịu chứ không nóng nắng như bầu trời vào giữa trưa. Em cảm thấy vô cùng thoải mái và dễ chịu, nếu ở nhà em còn cảm thấy hơi buồn ngủ thì đi ra đến công viên em đã tỉnh hẳn ngủ, tinh thần cũng thoải mái, phấn chấn hơn rất nhiều. Điều đặc biệt nhất ở công viên Cầu Giấy buổi sáng không chỉ có sự mát mẻ của thời tiết, sự trong lành, dễ chịu của không khí mà còn bởi không khí nhộn nhịp, tấp nập ở nơi đây. Trong công viên tập trung rất nhiều người, từ già trẻ, lớn bé, trai gái, nói chung là có mọi độ tuổi.

Mọi người cùng nhau ra công viên buổi sáng để tập thể dục, rèn luyện sức khỏe cho một ngày mới. Vì khuôn viên của công viên Cầu Giấy khá rộng lớn nên mọi người có thể thoải mái lựa chọn những hình thức thể dục mà mình yêu thích, từ chạy bộ, ngồi thiền, tập dưỡng sinh, tập thái cực quyền, nâng tạ, tập erobic….Trong đó, ở khu vực xung quanh hồ lớn, các anh chị trẻ tuổi đang chạy bộ xung quanh hồ, các anh chị mặc quần áo thể thao vô cùng khỏe khoắn, có anh còn đeo thêm tai nghe, vừa nghe và vừa chạy theo những nhịp điệu đều đều. Ở khu vực trung tâm của công viên, mà cụ thể là ở quảng trường của công viên là các cô, các bác, có cả các chị rất trẻ tuổi đang tập erobic.

Họ tập erobic theo nhạc nên khu vực trung tâm là khu vực nhộn nhịp, vui vẻ nhất. Bài tập erobic này thu hút rất nhiều các cô, các bác tham gia, đủ mọi lứa tuổi, có chị rất trẻ, có các cô, các bác khoảng bằng tuổi của mẹ em, cũng có những các bà khá lớn tuổi, mọi người cùng nhau tham gia, hòa mình vào những động tác nhịp nhàng, những giai điệu vui tươi, rộn rã nhất. Nhìn từ phía xa, những động tác đều được mọi người tập rất đồng đều, uyển chuyển. Dù là bài tập thể dục buổi sáng nhưng mọi người tham gia đều rất nhiệt tình, nghiêm túc. Nhưng trái lại với sự nghiêm túc của động tác thì thái độ của mọi người rất hào hứng, vui vẻ, trên môi ai cũng nở những nụ cười rất tươi. Nhìn vào những nụ cười ấy em cũng thấy vui theo.

Mẹ em cũng rất muốn tham gia vào bài tập thể dục tập thể này, nhưng vì công việc cũng khá bận rộn, lại phải lo cho chúng em ăn uống đến trường nên mẹ em cũng không thường xuyên ra công viên tập cùng các cô, các bác mỗi sáng được. Chỉ vào những ngày nghỉ như hôm nay thì mẹ em mới có thể ra công viên vào buổi sáng. Hôm nay, em và mẹ chỉ đi bộ vòng quanh hồ cùng mọi người, vừa đi vừa thả lỏng cơ thể và hưởng thụ không khí trong lành vào buổi sáng. Ngoài ra, trong công viên còn rất nhiều các hoạt động thể dục rèn luyện sức khỏe khác, như phía cổng vào có các bạn nhỏ đang tập võ, những động tác khỏe khoắn, đồng đều cùng những bộ võ phục màu trắng trông thật đẹp mắt.

Ngay phía bên cạnh cổng ra vào của công viên là các bà đang tập dưỡng sinh, những động tác vô cùng mềm dẻo và linh hoạt. Đặc biệt các bà còn sử dụng thêm đạo cụ, đó chính là những chiếc quạt màu đỏ, vì vậy nhìn những động tác lại càng thêm đẹp mắt, đồng đều. Phía xa xa kia là các ông đang tập thái cực quyền, những động tác chậm dãi nhưng cũng rất uyển chuyển, những động tác này giống như trong các bộ phim kiếm hiệp của Trung Quốc vậy, vô cùng thần kì và bắt mắt. Còn các chú các bác trai thì đang cố gắng nâng những quả tạ, khi nâng những thớ cơ ở tay của các bác, các chú nổi lên cuồn cuộn.

Không khí ở công viên vào buổi sáng vô cùng tuyệt vời, không chỉ thoáng đãng, trong lành mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu. Mà buổi sáng ở công viên cũng tấp nập, nhộn nhịp khác hẳn với những thời khắc sáng trong ngày. Mọi người ở khu vực em sinh sống đều tập trung đông đúc ở công viên và cùng nhau tập những bài tập thể dục rất vui vẻ. Như vậy, không chỉ rèn luyện sức khỏe mà ra công viên vào buổi sáng còn được hưởng thụ không khí trong lành, vui tươi, bổ sung thêm nguồn cảm hứng cho một ngày mới tốt lành.

10 tháng 2 2018

Sáng chủ nhật tuần trước bố mẹ cho em đi chơi công viên ngoài bãi trước. Ở đó em khám phá được biết bao điều thật thú vị.

Sáng sớm công viên còn rất yên tĩnh. Không khí thật trong lành mát mẻ. Bao trùm cả công viên là màu xanh thật dễ chịu. Trên bầu trời, thỉnh thoảng điểm những đám mây xốp trôi bồng bềnh. Gió nhè nhẹ thổi nhưng cũng đủ để các cành phải rung lên nhè nhẹ. Trên các bãi cỏ xanh mượt, những giọt sương còn đọng lại long lanh trong nắng sớm. Những bồn hoa bắt đầu tỉnh dậy vươn mình uống những giọt sương mai, sẵn sàng khoe sắc. Xa xa, gần giáp biển, hàng dừa kiêu hãnh xòe những đám lá đón làn gió biển mát rượi. Phía đằng đông, một vệt hồng rạng lên góc chân trời, vệt ấy cứ lớn dần cho đến khi dải thành một đường hồng thắm. Sóng biển lấp lánh những giải màu hồng. Rồi như trong phép lạ, một quả cầu lửa tròn, to và đỏ nhô lên khỏi biển, oai vệ tỏa sáng khắp công viên.

Cả công viên như bừng tỉnh dậy. Mọi người bắt đầu đổ vào rất đông. Người lớn, trẻ em, cụ già hay thanh niên đều chăm chỉ luyện tập. Trên một khoảng đất rộng, các cô, các chú đang tập múa kiếm. Ở chỗ khác, các anh thanh niên đang tập Thái Cực Quyền với những động tác dẻo dai, khỏe mạnh. Phía bên kia, các cụ già đang tập dưỡng sinh. Nhiều nhất là những người đi bộ quanh công viên.

Mặt trời dần lên cao, công viên ngập tràn trong nắng sớm. Những chú chim bắt đầu cất tiếng hót líu lo để đón chào một ngày mới. Mọi người dần ra về trả lại sự yên tĩnh trong công viên.

Được ngắm công viên vào buổi sáng thật sảng khoái. Công viên thật có ích, vừa tô điểm cho thành phố, vừa là nơi cho mọi người rèn luyện thân thể và nghỉ ngơi.

Chúc bn hok tốt

10 tháng 2 2018

Mặt trời tiết cuối đông nhọc nhằn chọc thủng màn sương sớm, từ từ nhô lên khỏi rặng tre của làng xa. Bầu trời dần tươi sáng, cảnh vật như bừng tỉnh để đón chào ngày mới, đón cháo một mùa xuân mới đang sắp sửa tới gần…

Từ các xóm làng, từ các mái nhà còn sương lam ôm ấp, mọi người đổ ra đường, người gồng gánh, kẻ bưng thúng, xách giỏ, có người đẩy xe chở hàng. Họ lần lượt dồn lên con đường lớn. Vai kĩu kịt, tay vung vẫy, chân đi thoăn thoắt…Tất cả đều tiến về chợ huyện.

Phiên chợ Tết thật đông. Tiếng lợn con en éc, tiếng gà gáy oát…oát, tiếng vịt cạc…cạc, tiếng người nói bi bô trong chợ. Các gian hàng nhanh chóng được bày diện. Nào áo, quần, giày dép nhiều loại, bánh mứt đủ màu, rau quả tươi roi rói, kẻ muôn người bán lon xon, chật ních.

Trước cổng chợ, những bức tranh lợn, gà heo, chuột ếch,… được giải treo tiếp nối nhau trông thật đẹp mắt. Rồi bức tranh của làng quê cũng hiện lên từ xa: Biển lúa vàng óng ả, chú bé ngồi ngất nghểu trên lưng trâu ung dung thổi sáo, đàn cò trắng nhởn nhơ trên bầu trời xanh thẳm, chim én lượn vòng trên xóm chợ… Một bức tranh đầy quyến rũ, ấm áp lạ thường.

Sương tan, nắng ấm rải nhẹ trên hoa lá, chợ đông nghẹt, đủ thứ màu sắc trà trộn, đủ thứ âm thanh chen lẫn. Không ai nói to cũng không ai nói nhiều. Nhưng lường phát âm của vô số người đã làm phiên chợ âm ầm giữa miền quê yên tĩnh và vô cùng vui tươi, trù phú. Sắc xuân rón rén đến gần, xuân phảng phất trong từng nụ hoa đang chúm chím.

Mặt trời đã ngả về phía tây, chợ vẫn tưng bừng hàng hóa vẫn tấp nập các quầy. Từ các nơi, các loài hoa nườm nượp đưa về. Nào là hoa mai, hoa đào, hoa cẩm chướng, hồng nhung… Chúng rạng rỡ như cô thiếu nữ, chúng lay động dưới ánh xuân như tuổi đôi mươi. Đây đó, một vài cụ đồ nho hí hoái viết thơ xuân, viết những câu đối đỏ trên bức sáo, mọi người chen nhau đọc. Có người mãi ngắm tranh, ngắm hoa, đọc thơ mà quên cả thời gian vận hành, buổi chiều hửng ấm đã nhạt nhòa ngã xuống.

Cho tới lúc trời tối, chuông chùa văng vẳng ngân vang, mọi người tạm ngưng phiên chợ. Họ lũ lượt trở ra về. Khung cảnh tưng bừng nơi chợ Tết bắt đầu mờ dần rồi mất hẳn, không còn trông thấy một cái gì nữa bởi sương đêm. Phảng phất trong không khí có mùi hương quen thuộc, mùi lúa mới, mùi trái ngọt, hoa thơm… Tất cả đều đặc biệt, đáng yêu, đáng quí bởi nó là mùi vị của một làng quê Việt Nam trù phú, thấm đượm nghĩa tình, ấm nồng hương đồng cỏ nội.

Phiên chợ Tết đã đem đến cho con người bao điều thú vị. Ai cũng hối hả, khẩn trương với công việc của mình. Họ rạo rực đón xuân trong niền vui lao động. Tôi cũng hồi hộp đón xuân và lo nghĩ đến nhiệm vụ của chính mình.


 

10 tháng 2 2018

Năm nào cũng thế, cứ mỗi dịp Tết đến, mẹ lại cho tôi tới chợ để sắm Tết. Những ngày này, chợ Tết bao giờ cũng rất đông vui , náo nhiệt. Nhưng chợ Tết năm nay để lại cho tôi ấn tượng sâu sắc nhất

Sáng sớm, hai mẹ con tôi đã đến chợ. Phía đông, mặt trời còn ngái ngủ sau lớp mây hồng phơn phớt. Vậy mà, chợ đã khá đông rồi. Có lẽ ai cũng muốn nhanh chân lựa những món hàng còn mới. Từng tốp, từng tốp người quang gánh kĩu kịt, tíu tít đổ về chợ. Tiếng trò chuyện râm ran khiến cả khu chợ ồn ào, náo nhiệt khác với ngày thường. Ngay lối vào chợ là hàng bán lá dong. Lá dong được xếp thành từng đống lớn gọn ghẽ, xanh mươn mướt. Cạnh đó là những bó ống dang để chẻ lạt, gói bánh chưng. Kế đó là dãy bán măng khô, nấm hương, mộc nhĩ,… và các loại cây thuốc quý như cam thảo, sa nhân, hồi, quế – những đặc sản mang hương vị của núi rừng. Các cô bán hàng, giọng ngọt như đường, đon đả chào mời khách mua hàng. Bên trái chợ là khu bán hoa quả. Những quả chuối vàng ruộm, mập mạp, đều đặn trông như những ngón tay đang khum khum xoè ra. Quả bưởi to, tròn màu nắng ấm, còn nguyen cuống lá xanh. Những rổ cam ngọt lành, quả hồng xiêm màu nâu xám. Còn nữa là chùm nho tím với những quả treo lúc lỉu, mọng nước… Tất cả đều được cô bán hàng sắp xếp nhìn thật vui mắt. Chếch sang một chút là nơi bán rau, đủ các loại cây nhà lá vườn. Củ su hào còn nguyên phấn trắng, cải bẹ mỡ màng. Cà chua đỏ ối, chín căng mọng xếp vào từng giỏ lớn cạnh những bó hành dọc xanh, củ trắng nõn nà. Tất cả đều tươi xanh roi rói. Đi tiến lên chút nữa là quầy bán bánh kẹo. Những hộp mứt, hộp kẹo, bánh được trang trí với nhiều hình dạng và màu sắc sặc sỡ trông thật bắt mắt. Những thỏi kẹo sôcôla hay những gói bánh trứng càng vì thế mà ngon lành hơn. Những lon bia, chai rượu cũng được tô điểm mới lạ, đẹp hơn mọi ngày. Mẹ tôi vào lựa hai chai rượu một gói bánh về chuẩn bị thắp hương. Bước ra khỏi quầy bánh kẹo, tôi và mẹ đến xem quần áo tại một cửa hàng đối diện. Những tấm thổ cẩm, những tấm vải dệt rực rỗ sắc màu làm tôi hoa cả mắtKẻ mua, người bán ồn ào, tấp nập. Mấy cô gái trẻ ướm thử những thứ mình định mua rồi quay ra nhìn nhau cười khúc khích. Mẹ chọn cho tôi và Đạt mỗi đứa một bộ để diện đi chơi Tết. Chen giữa dòng người, hai mẹ con tôi như bị cuốn đi trong nhuẽng tiếng chào mời tíu tít. Luồn lách mãi mới đến được hàng hoa. Vươn lên tán lá dày, xanh mát là hàng chục bông hồng đua nhau toả hương khoe sắc. Chúng khoác lên mmình bộ dạ hội đỏ thắm, cao sang cùng những viên kim cương điểm xuyết cho tà áo rực rỡ. Cạnh đó là những bông cúc gắn liền với mùa thu trong sáng, dịu êm. Những bông hoa vàng tươi, kiêu hãnh chao nghiêng theo làn gió nhẹ khoe những cánh vàng e ấp, mịn màng. Chúng như mời gọi các nàng ong, nàng bướm tụ hội. A, kia rồi! Cây bích đào duyên dáng với hàng ngàn, hàng vạn chồi non, lộc biếc như vô vàn những ánh nến lấp lánh ẩn hiện dưới nắng sớm. Nép sau tà áo xanh mơn mởn, những cánh hoa phơn phớt hồng đầu tiên đã hé nở, chào đón Tết đến. Cạnh đó là nơi bán đèn lồng. Những chiếc đèn lồng đỏ rực rỡ để trang trí nhà cửa, cầu cho mọi nguời năm mới tốt lành.

10 tháng 2 2018

xem trên văn mẫu .vn

10 tháng 2 2018

  BÀi làm

Mùa thu năm 1950, Đảng và Chính phủ ta quyết định mở chiến dịch Cao - Bắc - Lạng (còn gọi là chiến dịch Biên giới) nhằm phá vỡ phòng tuyến bao vây căn cứ Việt Bắc của thực dân Pháp, mở đường liên lạc giữa nước ta với các nước anh em như Trung Quốc, Liên Xô... Quân ta chuẩn bị lực lượng tương đối kĩ, có sự phối hợp chặt chẽ trên các chiến trường Đềgiành thắng lợi.

Trước khi chiến dịch mở màn, Bác đến thăm các đơn vị tham gia chiến dịch và nghỉ lại nơi trú quân của đơn vị tôi. Đêm mưa, trời lạnh, chiến sĩ ngủ quây

quần bên Bác. Nhưng Bác không ngủ. Người ngồi bên đống lửa, hai tay bó gối, đôi mắt trầm ngâm, những vết nhăn như sâu hơn trên vầng trán rộng.

Đêm đã khuya. Cảnh vật chìm trong bóng tối. Thỉnh thoảng văng vẳng đâu đó tiếng vỗ cánh của loài chim ăn đêm. Tiếng mưa rơi tí tách trên mái lán. Đồng đội của tôi đang ngủ say sau một ngày hành quân vất vả. Tôi trở mình, quay mặt về phía đống lửa và lặng lẽ nhìn Bác - người Cha già kính yêu của quân đội và nhân dân Việt Nam. Bác khơi cho bếp lửa cháy bùng lên, hơi ấm toả khắp căn lều dã chiến. Rồi Bác đi dém chăn cho từng chiến sĩ. Bác coi trọng giấc ngủ của bộ đội nên nhón chân rất nhẹ nhàng, cố gắng không gây ra tiếng động. Bác ân cần săn sóc các chiến sĩ không khác gì bà mẹ hiền thương yêu lo lắng cho đàn con.

Tôi dõi theo từng cử chỉ của Bác mà trong lòng trào lên tình cảm yêu thương và biết ơn vô hạn. Ánh lửa bập bùng ln bóng Bác lồng lộng trên vách nứa đơn sơ giống hình ảnh ông tiên, ông bụt trong truyện cổ tích. Tình thương của Bác đã sưởi ấm trái tim chiến sĩ trước giờ ra trận. Tôi cảm thấy mình như đang được che chở trong tình thương bao la, nồng đượm ấy. Lòng tôi bồi hồi, rưng rưng một niềm xúc động. Tôi thì thầm hỏi nhỏ:

- Thưa Bác, sao Bác chưa ngủ ạ? Bác có lạnh lắm không?

Bác không trả lời câu hỏi của tôi mà ân cần khuyên nhủ:

- Chú cứ việc ngủ ngon, Đềlấy sức ngày mai đánh giặc!

Vâng lời Bác, tôi nhắm mắt mà lòng vẫn thấp thỏm không yên. Những chiến sĩ trẻ chúng tôi sức dài vai rộng, còn Bác vừa yếu lại vừa cao tuổi; Người không ngủ thì làm sao có đủ sức khoẻ Đềchỉ đạo chiến dịch quyết liệt này?

Thời gian vẫn lặng lẽ trôi qua. Trời đang chuyển dần về sáng. Lần thứ ba thức dậy, tôi giật mình thấy Bác vẫn ngồi im như pho tượng, đôi mắt trĩu nặng suy tư, đăm đăm nhìn ngọn lửa hồng. Tôi không thể đành lòng bèn lên tiếng:

- Thưa Bác! Xin Bác chợp mắt một chút cho khoẻ ạ!

Bác cất giọng trầm ấm bảo tôi:

- Cháu đừng bận tâm. Bác không thể yên lòng mà ngủ. Trời thì mưa lạnh thế này, dân công ngủ ngoài rừng tránh sao cho khỏi ướt?! Bác nóng ruột lắm, chỉ mong trời mau sáng!

Nghe Bác nói, tôi càng hiểu tình thương của Người sâu nặng, bao la biết chừng nào! Bác! o cho chiến sĩ, dân công cũng là lo cho chiến dịch, cho cuộc kháng chiến gian khổ mà anh dũng của toàn dân. Tình thương ấy bao trùm lên đất nước và dân tộc.

Sung sướng và tự hào biết bao, tôi được làm người chiến sĩ chiến đấu dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng, của Bác! Bác đã khơi dậy trong tôi tình đồng đội, tình giai cấp đẹp đẽ và cao quý. Không đành lòng ngủ yên trong chăn ấm, bên bếp lửa hồng, khi những đồng đội của mình còn phải chịu bao gian khổ, tôi thức luôn cùng Bác. Dường như hiểu được lòng tôi, những ngọn lửa hồng cũng nhảy múa reo vui và càng thêm rực sáng.

10 tháng 2 2018

Đêm nay Bác không ngủ mãi mãi là một bài ca làm rung động trái tim muôn triệu con người. Hai nhân vật, hai tâm hồn chung đúc, chan hoà trong một tình yêu lớn: "yêu nước, thương người". Màu sắc dân ca kết hợp với không khí cổ tích thần kỳ làm nên vẻ đẹp độc đáo của bài thơ. Cảnh rừng đêm mưa lâm thâm, ngọn lửa hồng, mái tóc bạc, chòm râu im phăng phắc là bốn nét vẽ đầy ấn tượng về Bác Hồ và tấm lòng yêu nước, thương dân của Bác.

10 tháng 2 2018

Đêm nay Bác không ngủ mãi mãi là một bài ca làm rung động trái tim muôn triệu con người. Hai nhân vật, hai tâm hồn chung đúc, chan hoà trong một tình yêu lớn: "yêu nước, thương người". Màu sắc dân ca kết hợp với không khí cổ tích thần kỳ làm nên vẻ đẹp độc đáo của bài thơ. Cảnh rừng đêm mưa lâm thâm, ngọn lửa hồng, mái tóc bạc, chòm râu im phăng phắc là bốn nét vẽ đầy ấn tượng về Bác Hồ và tấm lòng yêu nước, thương dân của Bác.

cho mk 1 tk đi bn

10 tháng 2 2018

*Lần thứ nhất thức giấc, anh ngạc nhiên vì trời khuya lắm rồi mà Bác vẫn ngồi trầm ngâm bên bếp lửa.

-   Anh xúc động khi chứng kiến cảnh Bác đi dém chăn cho các chiến sĩ với những bước chân nhẹ nhàng để không làm họ giật mình. Hình ảnh Bác hiện ra qua cái nhìn đầy xúc động của anh chiến sĩ đang trong tâm trạng lâng lâng, mơ màng. Bác lớn lao, vĩ đại vừa gần gũi sưởi ấm lòng anh hơn cả ngọn lửa hồng.

-  Anh đội viên “ Thổn thức cả nỗi lòng " và thốt lén những câu hỏi thầm thì lo lắng cho Bác: Bác có lạnh lắm không?. Anh tha thiết mời Bác đi ngủ. Anh bồn chồn, lo cho sức khoẻ của Bác.

*   Lần thứ hai thức dậy thì không còn là tâm trạng bồn chồn nữa, mà là một hốt hoảng thật sự, giật mình thật sự vì: Bác vần ngồi đinh ninh - Chòm râu phăng phắc. Anh không còn thì thầm như trước nữa mà chuyển sang năn nỉ vàng nằng nặc mời Bác đi nghỉ "Mời Bác ngủ Bác ơi!... Bác ơi! Mình Bác ngủ!"

-  Khi nghe câu trả lời của Bác: Bác ngủ không an lòng... Bác thương đoàn công... đã cho anh đội viên cảm nhận một lần nữa thật sâu xa thấm thìa tấm là mênh mông của Bác đối với nhân dân. Anh chiến sĩ thấy mình như được lớn hơn về tâm hồn, tình cảm và được hưởng một niềm hạnh phúc thật sự lớn lao:

Lòng vui sướng mênh mông

Anh thức luôn cùng Bác.

Bài thơ không kẻ vẻ lần thứ hai anh đội viên thức dậy vì không cần thiết. Nếu thì sẽ kéo dài, thiếu cô đọng, nên tác giả đã thay bằng dấu... để người đọc biết lần ấy. Vả lại chỉ kể hai lần thì mới nổi bật được sự thay đổi khác nhau trong diễn biến tâm trạng anh chiến sĩ.

Tình cảm của anh chiến sĩ đối với Bác cũng là tình cảm chung cả bộ đội và nhân dân đối với Bác Hồ. Đó là lòng kính yêu và thiêng liêng, là lòng biết ơn và niềm hạnh phúc được nhận tình yêu thương, sự chăm sóc của Bác Hồ, là niềm tự hào vị lãnh tụ vĩ đại mà bình dị. Từ đó cho thấy hình ảnh Bác Hồ thật đẹp bởi tình thương lớn lao.

10 tháng 2 2018

E èm . Để tui . Đất lành chim đậu . chim chưa đậu đã nhậu mất chim . He he . Câu lầy nhất năm

10 tháng 2 2018

Hãy đối lại một câu trái nghĩa với câu này:”đất lành chim đậu”

Đối lại :

Đất giữ chim đi .

:)

Chúc mừng năm mới !

10 tháng 2 2018

Sau ba tháng hè nóng nực, sáng nay mùa thu đã về.

Trời thu trong xanh, cao thăm thẳm, không một gợn mây.

Gió thu mát rượi. Những đêm thu, trăng sao vằng vặc, chúng em được vui chơi, được ca hát trên sân nhà. Yêu quá đi mùa thu ơi! Chuối tiêu trứng cuốc ngọt lịm. Bòng ngọt mọng tép, đi học về ăn mãi không biết chán. Có quả hồng ăn với cốm, thơm quá, ngon quá đi thôi!

Mùa thu này về, em đã trở thành cô nữ sinh lớp ba rồi đấy. Em sẽ cố gắng chăm ngoan học giỏi, làm vui lòng mẹ cha, làm vui lòng thầy, cô giáo.

Mỗi sáng mai, trên đường đi học, nhìn lên bầu trời xanh, em say mê ngắm cánh nhạn mùa thu nối đuôi nhau bay về phương Nam. Em khe khẽ hát lên: "Mùa thu ơi, sông núi đẹp vô cùng!"...

10 tháng 2 2018

Ánh nắng chói chang của mùa hạ đã khép lại, nhường chỗ cho màu nắng vàng hoe khi mùa thu đến. Cảnh mùa thu quê em thật đẹp, thật thơ mộng.

   Biết nói gì với mùa thu khi bầu trời trong veo và xanh thẳm, bao la. Những dải mây mỏng như những chiếc khăn voan vắt ngang bầu trời. Gió thu mát rượi, nhè nhẹ thổi, mang theo hương lúa nếp, hương cốm mới từ các cánh đồng quê. Sau một đêm mưa, trời thu như dịu lại, nắng trở nên vàng hoe. Trăng thu sáng trong vằng vặc. Hoa cúc thêm vàng, cây hồng thêm ửng đỏ, quả bưởi vàng óng căng tròn. Lá vàng bay vào khung cửa sổ, giàn trầu lại xanh trước ngõ, vài quả cam cười chúm chím trên cây. Má các cô gái quê em lại thêm ứng hồng vì mùa thu vội đến.

   Ngoài vườn hoa cúc cùng nhiều loài hoa khác cũng rực rỡ sắc màu. Hương thơm ngát hoà quyện với màu sắc rực rỡ làm cuốn hút bao bầy ong bướm bay rập rờn.

   Chúng em vui mừng đón đợt Tết Trung thu để múa đèn, rước sư tử và phá cỗ. Nằm mơ em đã thấy ông trăng thu lơ lửng giữa trời. Những dãy núi xa cúi xuống nhìn đồng lúa trổ đòng. Dòng sông trong xanh lững lờ trôi, thuyền buồm tấp nập, ghe xuồng rộn rã trên sông. Những cánh buồm như những cánh chim bay giữa trời thu.

   Thật thú vị khi nhìn mùa thu “thay áo mới”. Đẹp thay lúc thu sang. Mùa thu khai trường đế lại trong em sự cảm nhận thật tuyệt vời và bao kỉ niệm đầy vơi.

10 tháng 2 2018

                                                                                                                                                                                  Ths. Trần Bá Long

Phòng Khoa học – Thông tin – Tư liệu

Là một loại hình nghệ thuật đã được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, tuy nhiên, do Dân ca Nghệ Tĩnh có nguồn gốc rất xa xưa, lại được truyền lại chủ yếu qua dân gian nên loại hình nghệ thuật này chỉ được người dân Việt Nam, kể cả người dân hai tỉnh Nghệ An, Hà tĩnh biết đến nó vì sự đặc sắc của nó chứ không biết nhiều về bản thân loại hình nghệ thuật này. Ngay cái tên của nó là Giặm hay Dặm cũng đang còn được bàn cãi bởi các nhà nghiên cứu nghệ thuật. Nhân dịp Nghệ An, Hà Tĩnh đón nhận quyết định của UNESCO  về Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, chúng ta hãy tìm hiểu đôi nét về loại hình nghệ thuật đặc sắc này.

Nói đến Dân ca Nghệ Tĩnh phải nói đến ba thể hát đó là: hát Hò, hát Ví và hát Giặm. Đây là ba thể đặc sắc và điển hình nhất của người việt Nghệ Tĩnh. Bởi nó thể hiện được rõ bản sắc của một vùng quê Bắc Trung Bộ. Tính đặc sắc của nó có thể so sánh với một số thể hát Dân ca của các vùng khác như: hát Xoan, hát Ghẹo ở Phú Thọ, dân ca Quan họ ở Bắc Ninh, hát Lý, hát Hò ở Huế, hát Bài chòi ở Bình Định… Tuy nhiên Hò , Ví, Giặm Nghệ Tĩnh nếu xét về thổ sản của vùng miền thì vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều, chưa thống nhất. Có ý kiến cho rằng: thổ sản của Dân ca Nghệ Tĩnh thì chỉ có hát Ví và hát Giặm, còn Hò là thể hát được Nghệ hóa từ đằng trong ra và đằng ngoài vào. Cũng có ý kiến cho rằng Hò , Ví, Giặm Nghệ Tĩnh đã bám sâu gốc rễ của nhân dân xứ Nghệ hàng bao đời nay và cụm từ Hò, Ví, Giặm là không thể tách rời. Nếu chỉ dựa vào tên gọi để xếp nó vào hàng thổ sản thì không thể thuyết phục. Nói về hát Ví: Ngoài hát Ví Nghệ Tĩnh ra còn có hát Ví của Đồng Bằng Bắc Bộ. Hát Giặm thì có hát giặm của Hà Nam Ninh. Hò thì có Hò Huế, Hò Quảng Bình, Hò Quảng Nam, Hò Quảng Trị, Hò Nam Bộ…

 Dân ca Ví, giặm Nghệ Tĩnh là một loại hình nghệ thuật trình diễn dân ca chiếm vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa của người dân 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh thuộc miền Trung Việt Nam.  Loại hình nghệ thuật này phổ biến trong đời sống của các cộng đồng xứ Nghệ, được hát trong hầu hết mọi hoạt động đời thường, từ ru con, dệt vải, trồng lúa... Lời ca của dân ca Ví, giặm ca ngợi những giá trị sâu sắc và truyền thống như sự tôn trọng với các bậc cha mẹ, lòng chung thủy, tận tụy vì người khác cũng như ngợi ca đức tính thật thà và cách cư xử tử tế giữa con người với con người. Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được lưu truyền rộng rãi trong cộng đồng người Việt ở 259 làng, thôn, xóm, khu dân cư của hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, chiếm vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa của người dân địa phương, làm nên bản sắc riêng của văn hóa xứ Nghệ.

Ví, Giặm

               Là hai thể hát dân ca có ca từ bằng thơ dân gian cô đọng, súc tích, dễ thuộc, dễ nhớ, dễ hát nên luôn được trao truyền, kế thừa và sáng tạo. Các chuyên gia ước tính có khoảng 15 điệu Ví, 8 điệu Giặm được gọi tên theo bối cảnh cuộc sống, lao động, nghề nghiệp như Ví phường vải, Ví đò đưa, Giặm ru, Giặm kể…

 Theo thống kê năm 2013, tại hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh hiện vẫn còn 259 làng có thực hành dân ca Ví, giặm, có 75 nhóm dân ca Ví, Giặm đang hoạt động với trên 1.500 thành viên. Qua tìm hiểu và nghiên cứu về tính chất và môi trường không gian diễn xướng dân ca Hò-Ví-Giặm các nhà nghiên cứu tìm thấy các đặc trưng diễn xướng của Ví giặm Nghệ Tĩnh:

  1. Hát gắn với không gian và môi trường lao động .
  2. Hát mang tính du hý vào những dịp Hội hè, Tết nhất, Đình đám, thi thố tài năng.
  3. Tính giao duyên giữa những lứa đôi trai gái.
  4. Tính tự tình, nghĩa là mượn câu hát để bộc lộ nội tâm.
  5. Tính tự sự, dùng hình thức kể vè để thuật lại những sự việc xẩy ra.
  6. Tính chất tâm linh.
  7. Tính giáo huấn.
  8. Tính hành nghề (mưu sinh) đối với các phường trò chuyên nghiệp hoá.
  9. Tính đa dùng. Nghĩa là nó giàu tính biểu cảm.
  10. Tính phổ cập. Hầu như khắp mọi miền quê, trai gái trẻ già ai ai cũng có thể hát được.

Hát Ví

Hát Ví hát giao duyên nam nữ được phổ biến vùng Nghệ Tĩnh, các thể kỷ trước dùng để trao đổi tình cảm giữa đôi trai gái. Vào các đêm trăng sáng thường đi ngắm trăng. Hát theo lối tường thuật ngẫu hứng một câu chuyện nào đó trong quá trình lao động và nông nhàn, trong lối sống thường nhật lâu dần được dân gian hóa.

Hát Ví thường là hát tự do, không có tiết tấu từng khuôn nhịp, người hát có thể co dãn một cách ngẫu hứng. Âm điệu cao thấp ngắn dài có khi còn tuỳ thuộc vào lời thơ (ca từ) bằng hay trắc, ít từ hay nhiều từ. Ví thuộc thể ngâm vĩnh, bằng phương pháp phổ thơ dân tộc (lục bát, song thất lục bát, lục bát biến thể...)

Tính biểu cảm của hát Ví tuỳ vào môi trường hoàn cảnh, không gian thời gian và tâm tính của người hát. Âm vực của Ví thường không quá một quãng 8. Tình điệu Ví nghe trang trải mênh mang sâu lắng, bâng khuâng xao xuyến, tha thiết ân tình. Tuy vậy, vẫn có loại Ví ghẹo và Ví mục đồng nghe dí dỏm hài hước, nghịch ngợm hồn nhiên tươi trẻ.

           Thể hát Ví: Ví có nhiều điệu như: Ví đò đưa, Ví phường vải, Ví phường cấy, Ví phường võng, Ví phường chè, Ví đồng ruộng, Ví trèo non, Ví mục đồng, Ví chuỗi, Ví ghẹo...

Hát Giặm

Đã có nhiều ý kiến giải thích về tên gọi của hát Giặm. Người thì cho rằng giặm là quãng (quãng đường), người thì nói giặm là giẵm (giẫm chân theo nhịp hát); Theo ngôn ngữ bản địa, giặm là động từ là chen vào hay chêm vào (Giặm mạ, giặm lúa…) như vậy  có thể tạm thống nhất là Giặm chứ không phải là Dặm vì hát "Giặm" có nghĩa là ghép vào, xen kẽ với nhau, thường 2 hay 3 người hát đối diện nhau.

Giặm là thể hát nói, bằng thơ ngụ ngôn (thơ / vè 5 chữ), nói cách khác thì Giặm là thơ ngụ ngôn / vè nhật trình được tuyền luật hoá. Khác với Ví, Giặm là thể hát có tiết tấu rõ ràng, có phách mạnh phách nhẹ, có nhịp nội nhịp ngoại.Thông thường một bài Giặm có nhiều khổ, mỗi khổ có 5 câu (câu 5 thường điệp lại câu 4), mỗi câu có 5 từ (không kể phụ âm đệm). Tuy vậy, cũng có những bài Giặm/ vè không phân khổ rõ ràng, mà cứ hát một lèo, có khi đến hàng chục hàng trăm câu, và mỗi câu cũng không nhất nhất 5 chữ mà có thể 4 hoặc 6,7 chữ (do lời thơ biến thể).

Giặm rất giàu tính tự sự, tự tình, kể lể khuyên răn, phân trần bày giải. Cũng có loại Giặm dí dỏm khôi hài, châm biếm trào lộng và có cả Giặm trữ tình giao duyên. Âm nhạc đi theo thường là phách. Các làn điệu của hát Giặm như: Giặm xẩm, Giặm nối, Giặm vè, Giặm điên, Giặm của quyền, Giặm kể.

           Hát Giặm có thể xếp vào thể loại hát Giao duyên. Bởi đây là thể hát có lề lối, tuy không được quy củ cho lắm nhưng hình thức ca hát cũng là đối đáp nam nữ, bên này đối với bên kia. Qua quá trình hát cũng đã có chuyện trao tình trao ngãi và cũng có chuyện nên duyên, nên nghĩa vợ chồng:

 Nghe đồn chợ Cầu hơn đỗ

 Đồn chợ Trỗ hơn Vưng

 Gạo chợ Chế cầm thưng

 Bạc chợ Vịnh cầm chừng

Tui với mự ta chung lưng

Tui năm quan tiền kẽm

Mự chục quan tiền Đồng

Bỏ vô gánh vô gồng

Ai chung nữa cũng không

Vô đàng trong ta chạm Gạo

Ra đàng ngoài ta chạm Gạo.

Và khi đã thương nhau thì cũng hẹn hò xe kết:

Khi mô lươn lên rừng mần tổ

Vượn chống Nôốc đi buôn

Ruồi độ gãy cành cơn

Nước đỗ thấm lá Môn

Chuột khoét thủng Hoành Sơn

Anh với em xa ngái

Bạn với mình xa ngái.

Song cũng có khi mối tình lỡ dở, những lời lẽ oán trách cũng tràn ngập trong những câu hát Giặm:

Trước thì mự nói mự thương

Cau tui dành để trên buồng

Trầu tui dành để ngoài nương

Tiền thì buộc chạc trong rương

Lợn thì ục ịch trong chuồng

Giừ thì mự nói mự nỏ thương

Trầu thì rụng cuống ngoài nương

Lợn thì bỏ cám trong truồng

Chọng thì để môốc trong buồng

Bạc tình chi rứa mự

Chi mà bạc tình rứa mự.

Trong lề lối hát Giặm cũng có lệ xưng danh, xưng quê quán:

Em vốn tuổi con rồng

Họ với đức Gia Long

Tên cùng với Chu Công

Làng em ở bên sông

Nhà em ở giữa đồng

Trong vườn có cơn Hồng

Có bể cạn nước trong

Có thiên đài thổ công

Mời anh sang ta nhởi

Xin mời chàng sang nhởi.

Giặm còn để bắt bẻ nhau, bài xích nhau hoặc đấu trí, đấu lời. Đây cũng là hiện tượng đối đáp thường xẩy ra trong hát Giặm. Ngoài loại hát Giặm có đối đáp còn có hát Giặm không có đối đáp như: Giặm ru, Giặm nối, Giặm kể… Giặm ru là Giặm được hát lúc ru con với nhịp điệu chậm rãi và có phần buông lơi, giai điệu buồn buồn, tha thiết; Giặm kể thì thường dùng những lời ca nhằm kể lại những câu chuyện trong làng ngoài xóm; Giặm xẩm là làn điệu Giặm mà những người hát Xẩm thường hay hát. Họ là những người mù, dùng lời ca tiếng hát để kiếm kế sinh nhai. Giặm Xẩm thường kể lể sự tình, than thân trách phận để kêu gọi tình thương đối với đồng loại khi gặp khó khăn trắc trở. Vào thời chiến loạn đất nước bị xâm lược, đô hộ thì Giặm xẩm còn được những người hát Xẩm dùng lời ca tiếng hát của mình kêu gọi nhân dân, kêu gọi đồng bào đứng lên chống giặc, chống ngoại xâm…

 Về ca từ

Qua tìm hiểu một số thể hát Dân ca của một số vùng miền cho thấy hầu hết lời văn của nó thường dùng thể thơ Lục bát hoặc Lục bát biến thể chứ ít thấy thể thơ năm từ. Ngược lại ở hát Giặm Nghệ Tĩnh chủ yếu sử dụng thể thơ Ngũ ngôn mỗi câu 5 chữ, mỗi Trổ 5 câu. Câu thứ 5 được láy lại câu thứ 4 và nếu có biến thể thì các khung của trổ hát Giặm cũng được ổn định với quá trình từ câu mở đầu đến câu kết thúc:

Mự nỏ biết tui mô

Tui nỏ biết mự mô

Sóng ngoài Bể dồn vô

Mây rừng xanh kéo lạiMây đại ngàn kéo lại.

Cá biệt trong hát Giặm có dùng thể thơ 7 từ như trong hát Giặm cử a quyền:

Trước lên Đền tui quen cụ Thượ ng

Về chợ Hạ tui quen cụ Đình

Vô Lạc Thiện tui quen cụ Ấm Ninh…

Hay có bài Giặm lại được mở đầu bằng thơ Lục bát: Cực lòng mẹ góa con côi

Đi thì thương tiếc phải ngồi nuôi con

Trăm năm tính chuyện vuông tròn

Đành lòng ở vậy nuôi con thờ chồng.

 Song thể thơ chủ đạo của hát Giặm vẫn là thể thơ 5 từ, tuy nhiên số lượng câu thơ trong mỗi khổ hay số từ trong mỗi câu có thể được mở rộng nhưng nguyên tắc vần chân và hiện tượng điệp câu vẫn được bảo lưu:

 Têm một quả trầu không

Bỏ vô hộp con Rồng

Đi băng nội băng đồng

Qua năm bảy khúc sông

Nghe tin em đã có chồng

Anh quăng lắc vô bụi

Anh gạt tùa vô bụi

               Số lượng câu thơ trong hát Giặm không hạn định, có thể hát hết khổ thơ này đến khổ thơ khác, kết thúc một khổ thơ luôn là câu láy lại. Đó là câu thứ 5 của khổ thơ. Câu thơ này còn có tác dụng là cầu nối sang khổ thơ khác. Bởi vậy một bài Giặm vè hay một bài Giặm nối có thể có độ dài khá lớn. Đây cũng là một trong những yếu tố khác biệt của hát Giặm Nghệ Tĩnh so với một số thể hát của vùng miền khác.

 Một số tác phẩm Ví, giặm

               Ví giận thương, Hát khuyên, đại thạch, tứ hoa, xẩm thương, xẩm chợ, một nắng hai sương, tình sâu nghĩa nặng, em giữ lời nguyền, khóc cha, cuộc đời nổi trôi, ai cứu chàng, Con cóc, xoay xở, lập lờ, lập loè, đi rao, đèo bòng, khen Thầy tài, to gan, uất ức, bướm say hoa, chồng chềnh, lòng vả lòng sung, Vào hội đông xuân, đứng thẳng người lên, gốc lúa quầng trăng, cha ơi ngồi dậy mà xem, hỡi công nông binh, hò vượt sông...

10 tháng 2 2018

Hát giặm
Dặm là thể hát nói, bằng thơ ngụ ngôn (thơ / vè 5 chữ), nói cách khác thì dặm là thơ ngụ ngôn / vè nhật trình được tuyền luật hoá. Khác với ví, giặm là thể hát có tiết tấu rõ ràng, có phách mạnh phách nhẹ, có nhịp nội nhịp ngoại.Thông thường một bài dặm có nhiều khổ, mỗi khổ có 5 câu (câu 5 thường điệp lại câu 4), mỗi câu có 5 từ (không kể phụ âm đệm). Tuy vậy, cũng có những bài dặm/ vè không phân khổ rõ ràng, mà cứ hát một lèo, có khi đến hàng chục hàng trăm câu, và mỗi câu cũng không nhất nhất 5 chữ mà có thể 4 hoặc 6,7 chữ (do lời thơ biến thể).

Dặm rất giàu tính tự sự, tự tình, kể lể khuyên răn, phân trần bày giải. Cũng có loại dặm dí dỏm khôi hài, châm biếm trào lộng và có cả dặm trữ tình giao duyên.

Hát giặm là một thể loại hát nói bằng thơ ngụ ngôn (thơ - vè). Âm nhạc đi theo thường là phách. "Dặm" có nghĩa là ghép vào, xen kẽ với nhau, thường 2 hay 3 người hát đối diện nhau hát.

Các làn điệu của hát dặm như: Dặm xẩm, dặm nối, dặm vè, dặm điên, dặm của quyền, dặm kể. Có các tiết tấu phách mạnh, phách nhẹ, những nhịp trong và ngoài. Các thể loại này rất giàu tính tự sự, kể lể, khuyên răn, phân trần, giãi bày,...thuộc dạng thể thơ năm chữ,cách gieo vần,ngắt nhịp,...

13 tháng 2 2018

Chao ôi, cảnh buổi sáng đầu xuân thật tuyệt! Nó như bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài.

Ông mặt trời lúc này vẫn còn say ngủ trong chiếc chăn mỏng của màn mây ấy thế mà mấy chú chim đã dậy từ bao giờ, hót líu lo trên cành hòa nhịp với loa phóng thanh của hợp tác xã tạo nên một bản nhạc du dương trầm bổng đón chào một ngày xuân mới. Tôi tung tăng chạy nhảy như một con sáo nhỏ ra đầu làng để tận hưởng bầu không khí trong lành, mát mẻ của làng quê. Một lúc sau, phía đằng đông, ông mặt trời thức dậy, vứt bỏ chiếc chăn mỏng, ông vươn vai, ban phát những tia nắng xuân vàng dịu xuống vạn vật. Tôi như nghe thấy tiếng cựa mình của cỏ cây, hoa lá trước sắc xuân. Cây nào cây ấy cũng đều chọn cho mình bộ quần áo đẹp nhất để đón chào xuân mới. Nhìn cảnh quê hương lúc này như một lẵng hoa đầy mầu sắc. Chúng như đang lượn vòng trong các cành cây, như đang nô đùa, nhảy nhót dưới ánh nắng của mùa xuân. Bên lũy tre, cạnh bờ ao, cô gió đánh nhịp cho lá cây vui hát rì rào. Dưới mặt ao, ánh nắng chênh chếch chiếu xuống làm mặt ao lóng la lóng lánh như người ta vừa giát một mẻ vàng mới luyện song. Đứng giữa cánh đồng lúa, tôi như tưởng tượng mình đang lạc vào một thế giới cổ tích. Một mùa xuan đầy sức sống đang về trên quê hương tôi. Quê hương tôi thật đẹp phải không các bạn? Tôi mong ước quê mình mãi đẹp dưới sắc xuân.

Ôi, quê mình vào buổi sáng đầu xuân đẹp quá, đẹp quá đi! Tôi thật sung sướng và tự hào khi được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất yêu dấu này. Tôi sẽ cố gắng học thật giỏi để sau này xây dựng quê hương ngày càng tươi đẹp hơn.