K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 4

thạch sanh

tấm cám

cô bè lọ lem

đẽo cày giữa đường

sơn tinh thủy tinh

.....

3 tháng 4

Cuốn truyện tranh thiếu nhi,...

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
5 tháng 4

- Hình ảnh thiên nhiên: “chiều sương ấy”, “hồn lau”, “hoa đong đưa”

+ Không gian mênh mông, ảo mộng

+ Phép đảo ngữ “Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa” thể hiện sự vắng vẻ, có chút nét đượm buồn

- Tâm trạng của con người: “có thấy”, “có nhớ”

+ Điệp ngữ: "Có thấy-có nhớ" thể hiện nỗi lưu luyến, nhớ nhung da diết

+ "Dáng người trên độc mộc": Dáng vẻ uyển chuyển, thướt tha với sự làm duyên của cánh hoa đong đưa theo dòng nước lũ.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
5 tháng 4

- Khung cảnh thiên nhiên: kỳ vĩ, dữ dội, khắc nghiệt nhưng cũng rất nên thơ

+ Các địa danh Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch, Mai Châu: là những địa danh gợi nhắc về địa bàn hoạt động của binh đoàn Tây Tiến- gợi cảm giác về sự xa xôi, heo hút

+ Những con đường hành quân ở dốc núi hiểm trở: khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút cồn mây, súng ngửi trời, ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

+ Rừng núi hoang dã chứa đầy bí ẩn và sự đe dọa: sương lấp đoàn quân mỏi, thác gầm thét, cọp trêu người,…

+ Vẻ đẹp thơ mộng, mềm mại, nên thơ: “ Mường Lát hoa về trong đêm hơi, nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”

- Hình ảnh người lính trên nền bối cảnh thiên nhiên: 

+ Tâm hồn hồn nhiên, lạc quan yêu đời:

- “đoàn quân mỏi”: tả thực – đoàn quân mệt mỏi trên chặng đường hành động

- “hoa về trong đêm hơi”: lãng mạn- thấy hoa nở giữa rừng

+ Dũng cảm, bi tráng: “ Anh bạn dãi dầu không bước nữa/ Gục lên súng mũ bỏ quên đời”

→ có nhiều cách hiểu: Người lính trong cuộc hành quân mệt mỏi, gục vào súng mũ ngủ say sưa như quên hết sự đời hoặc có thể hiểu Người lính ngã xuống trong cuộc hành trình vì mệt mỏi, vì kiệt sức do những cơn sốt rét ác tính 

+ Tình quân dân hòa hợp trong thời kì kháng chiến: “Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói/ Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
5 tháng 4

- Tác giả: 

a. Tiểu sử, cuộc đời: 

+ Tên khai sinh: Bùi Đình Diệm

+ Sinh năm:1921- 1988

+ Quê quán: làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng, tình Hà Tây

+ Sau năm 1954, ông là biên tập viên Nhà xuất bản Văn học

b. Sự nghiệp văn học:

+ Là nhà thơ tiêu biểu của văn học Việt Nam thời chống Pháp

+ Là nghệ sĩ đa tài: viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc, làm thơ; hồn thơ Quang Dũng: phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa

- Binh đoàn Tây Tiến: được thành lập vào năm 1947 với thành phần là phần đông là thanh niên Hà Nội, học sinh, sinh viên. Nhiệm vụ bảo vệ biên giới Việt- Lào và đánh tiêu hao lực lượng quân Pháp. Địa bàn hoạt động khá rộng lớn: Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình, miền tây Thanh Hóa ( Việt Nam), Sầm Nưa (Lào)

- Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm Tây Tiến: Tác phẩm được viết cuối năm 1948, ở Phù Lưu Chanh (Hà Tây), khi Quang Dũng đã chuyển sang đơn vị khác và nhớ về đơn vị cũ

3 tháng 4

Mối quan hệ giữa tâm linh và hiện thực là sự tương tác phức tạp giữa khía cạnh tinh thần và khía cạnh vật lý của cuộc sống, có thể ảnh hưởng lẫn nhau và tạo ra nhiều quan điểm đa chiều.

 

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
5 tháng 4

Lưu biệt khi xuất dương là tiếng lòng đầy tự hào của người chí sĩ giàu lòng yêu nước, thương dân, dám xả thân vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Đọc đoạn trích, người đọc có thể cảm nhận sâu sắc cảm hứng yêu nước và bản lĩnh chiến đấu và lí tưởng anh hùng của nhà chí sĩ Phan Bội Châu. Ông luôn quan niệm ý thức cái tôi đầy tinh thần trách nhiệm với non sông, đất nước, khát vọng xoay chuyển càn khôn, không chịu khuất phục trước số phận, hoàn cảnh. Quan niệm nhân sinh, lí tưởng sống đẹp luôn là bài học có ý nghĩa đối với thế hệ trẻ hiện nay đặc biệt là trong bối cảnh đất nước ta hòa bình và ngày càng phát triển hiện nay. Những người chủ nhân tương lai của đất nước cần luôn phải có nhận thức rõ ràng về vai trò và trách nhiệm của mình trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước và có thái độ phê phán với những người có lối sống tiêu cực. Đồng thời, mỗi người cần phải tích lũy kiến thức, rèn luyện các kĩ năng cần thiết để hoàn thiện bản thân góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
5 tháng 4

- Hình tượng nhân vật trữ tình với vẻ đẹp lãng mạn và hào hùng qua tư tưởng tiến bộ, mới mẻ và những khát vọng lớn lao, mạnh mẽ:

 + Quan niệm mới mẻ và chí làm trai (hai câu đầu): Đã mang trọng trách nam nhi thì “phải lạ ở trên đời”, dám đương đầu mọi khó khăn, thử thách. Mỗi người phải tự quyết định tương lai của mình, phải trở thành người chủ động trước thời thế chứ không thụ động hay phụ thuộc vào hoàn cảnh.

→ Ý chí hào hùng của nam nhân mọi thời đại.

+ Ý thức về trách nhiệm lớn lao và vị thế của mình trong xã hội: Hiểu được thời thế, hoàn cảnh lịch sử đất nước lúc bấy giờ 

→ Thôi thúc nhân vật làm những điều to lớn, giúp ích cho đất nước, ra đi để tìm đường cứu nước

 → Sự tự tin đã làm nên vẻ đẹp lãng mạn và sự ý thức về tầm vóc lớn lao đã tạo nên vẻ đẹp hào hùng cho nhân vật trữ tình.

+ Khát vọng mạnh mẽ, táo bạo về một cuộc ra đi hoành tráng: Con người như hòa quyện vào thiên nhiên, trở thành trung tâm của bức tranh. Sóng của biển cả cũng chính là con sóng của nhiệt huyết đang dâng trào, chắp cánh cho ý chí vượt đại dương tìm đường cứu nước thêm phần tự tin.

- Hình tượng nhân vật trữ tình với tình yêu thiết tha, sâu nặng và cháy bỏng:

+ Nói về chí làm trai, về tư thế và tầm vóc của mình, về khao khát hành động trong hoàn cảnh đất nước mất chủ quyền.

→ Tình yêu nước cháy bỏng.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
5 tháng 4

- Hình tượng thiên nhiên kì vĩ, lớn lao: “biển Đông”, “ngọn gió dài”, “ngàn đợt sóng bạc” →  Gợi ra một bối cảnh không gian rộng lớn, khoáng đạt.

+ Sóng của biển cả cũng chính là con sóng của nhiệt huyết đang dâng trào, chắp cánh cho ý chí vượt đại dương tìm đường cứu nước thêm phần tự tin. Từ đó, càng thể hiện rõ khát vọng lớn lao và cao cả. 

+ Tầm vóc con người trở nên kì vĩ, lớn lao nổi bật hẳn trên cái nền của thiên nhiên bởi sự kiêu hãnh, tráng chí hùng mạnh bên trong tâm hồn nhân vật trữ tình.

+ Câu thơ cuối chứa đựng một hình ảnh hào hùng, lãng mạn thể hiện khát vọng lên đường của người chí sĩ yêu nước, từ đó khơi dậy tinh thần yêu nước, lòng tự tôn dân tộc, nhiệt huyết của một thế hệ sau này. 

- Nghệ thuật đối: xuất hiện trong hai câu thực và hai câu luận 

+ Sự đối lập về ý trong câu thơ “Ư bách niên trung tu hữu ngã”. “Tu hữu ngã” nghĩa là phải có ta. Tác giả tự xưng bản thân mình là “ta” một cách ngạo nghễ.

→  Ý thức trách nhiệm của cái tôi cá nhân trước thời cuộc, ý thức rõ vai trò, tầm quan trọng của cá nhân đối với vận mệnh trăm năm. Điều này đối lập với sự tự cao cá nhân.

+ Câu thơ “Non sông đã chết, sống thêm nhục” sử dụng cặp từ đối nhau “sống- chết”

→  Nhận thức về tình trạng của đất nước hiện nay: Triều đại phong kiến đã suy sụp, đổ nát, khi mà cả vua lẫn quan ai nấy đều hèn nhát, sợ sệt, chỉ ham vinh hoa phú quý mà chấp nhận để kẻ thù chà đạp đất nước. Từ đó, tác giả thể hiện quan niệm về vinh nhục: Đối với một nhà nho yêu nước, sự suy sụp, đớn đau của dân tộc và sự ngang tàn của thực dân là một nỗi nhục nhã vô cùng

Hai câu thơ thực đối với hai câu luận làm nổi bật lên quan niệm sống của nhân vật trữ tình: ý thức trách nhiệm của cái tôi cá nhân, vai trò của cá nhân trong bối cảnh thời đại lịch sử của đất nước.

- Giọng thơ sâu lắng, tâm huyết mà sục sôi, hào hùng để khắc họa rõ nét khát vọng sống hào hùng, mãnh liệt của nhân vật trữ tình

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
5 tháng 4

Khát vọng của nhân vật trữ tình được thể hiện vô cùng sâu sắc ở hai câu kết:

- Sử dụng những hình ảnh kì vĩ, lớn lao: “biển Đông”, “cánh gió”, muôn trùng “sóng bạc” 

→  Gợi ra một bối cảnh không gian rộng lớn, khoáng đạt.

- Hành động: đuổi theo, đi qua – là hành động mạnh mẽ, phi thường 

→  Tầm vóc con người trở nên kì vĩ, lớn lao nổi bật hẳn trên cái nền của thiên nhiên bởi sự kiêu hãnh, tráng chí hùng mạnh bên trong tâm hồn nhân vật trữ tình.

Câu thơ cuối chứa đựng một hình ảnh hào hùng, lãng mạn thể hiện khát vọng lên đường của người chí sĩ yêu nước, từ đó khơi dậy tinh thần yêu nước, lòng tự tôn dân tộc, nhiệt huyết của một thế hệ sau này.