K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
5 tháng 4

a. Biện pháp tu từ nghịch ngữ: Sử dụng vế câu có ý nghĩa đối lập, tương phản với nhau: 

- “con sóng nhớ bờ >< không ngủ được”: Sóng mang trong mình nỗi nhớ và sóng chính là nỗi nhớ. Tuy nhiên, điều thú vị là ở chỗ: đã là sóng thì bao giờ cũng thức. Sống không ngủ.

- “trong mơ >< còn thức”

→  Tác dụng: Thể hiện quy luật của tình yêu khi làm nổi bật nỗi nhớ trong trái tim người con gái đang yêu- không chỉ tồn tại trong ý thức mà còn len lỏi vào cõi vô thức, xâm nhập cả vào giấc mơ.

b. Biện pháp tu từ nghịch ngữ: Sử dụng từ ngữ có ý nghĩa đối lập, tương phản với nhau: nhắm mắt >< nhìn thấy

→  Tác dụng: Có ý nghĩa nhắc nhở với các em thơ hãy "nhắm mắt nghe” tiếng kể chuyện cổ tích của bà và chỉ khi "Có nhắm mắt nghe" thì "sẽ được nhìn thấy", sẽ được sống trong mơ ước thần tiên. Bà sẽ dẫn cháu đi vào thế giới thần kì. Bà sẽ chắp cánh ước mơ cho cháu bay lên cùng các tiên nữ, cùng cô Tấm, cùng chú bé đi hài bảy dặm. Hình ảnh bà và thế giới cổ tích mãi mãi sống trong tâm hồn tuổi thơ, sẽ là hành trang đẹp để tuổi trẻ bước vào đời

c. Biện pháp tu từ nghịch ngữ: Sử dụng từ ngữ có ý nghĩa đối lập, tương phản với nhau: tới >< qua; già >< non; rộng >< chật

→  Tác dụng: Thể hiện quan niệm của tác giả về thời gian, tuổi trẻ: hữu hạn, chập hẹp và trôi chạy một đi không thể quay trở lại. Đồng thời góp phần diễn tả cảm xúc tiếc nuối, ngậm ngùi trước sự chảy trôi của thời gian, của tuổi trẻ. Qua đó đã làm hiện lên niềm khát khao sống, khát khao hạnh phúc của một con người vốn có nhiều khát khao. Niềm khát khao ấy thể hiện qua ước muốn níu kéo thời gian để giữ mãi tuổi thanh xuân, giữ mãi mùa xuân của đời người, để con người mãi sống trong tuổi trẻ, trong mùa xuân của cuộc đời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
5 tháng 4

Những nghịch ngữ nói lên lòng thương tiếc và sự tri ân của người dân đối với các nghĩa sĩ Cần Giuộc: 

+ vinh >< khổ ( Thà thác mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh; hơn còn mà chịu chữ đầu Tây, ở với man di rất khổ)

+  già >< trẻ ( Mẹ già ngồi khóc trẻ)

+ Một trận khói tan >< nghìn năm tiết rỡ

+ Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc >< sống thờ vua, thác cũng thờ vua.

Tìm biện pháp tu từ nghịch ngữ trong các đoạn trích bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu. Cho biết mỗi nghịch ngữ đó có tác dụng khắc họa hình ảnh các nghĩa sĩ áo vải như thế nào:a. Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ. Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm;tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó.b....
Đọc tiếp

Tìm biện pháp tu từ nghịch ngữ trong các đoạn trích bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu. Cho biết mỗi nghịch ngữ đó có tác dụng khắc họa hình ảnh các nghĩa sĩ áo vải như thế nào:

a. Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ. Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm;tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó.

b. Một mối xa thư đồ sộ, há để ai chém rắn đuổi hươu; hai vầng nhật nguyệt chói loà, đâu dung lũ treo dê bán chó. Nào đợi ai đòi, ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình;chẳng thèm chốn ngược, chốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ.

c. Ngoài cật có một manh áo vải, nào đợi đeo bao tấu bầu ngòi; trong tay cầm một ngọn tầm vông, chi nài sắm dao tu nón gõ. Chi nhọc quan quản gióng trống kỳ, trống giục, đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không;nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ, đạn to, xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có.

d. Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện được trả thù kia; sống thờ vua, thác cũng thờ vua, lời dụ dạy đã rành rành, một chữ ấm đủ đền công đó.

1
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
5 tháng 4

Biện pháp tu từ nghịch ngữ được sử dụng trong đoạn trích:

a. Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ. Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm;tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó.

- Sử dụng các vế câu có ý nghĩa trái ngược nhau để phản ánh đặc điểm của người nông dân nghĩa sĩ : 

+ chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung >< chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ

+ Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm >< tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó 

- Tác dụng: Nhấn mạnh bản tính hiền lành, chất phác của người nông dân trong cuộc sống đời thường khi mà những công việc quen thuộc của họ là gắn bó với ruộng đồng; đồng thời phát hiện vẻ đẹp đáng quý của họ: yêu chuộng hòa bình.

b. Một mối xa thư đồ sộ, há để ai chém rắn đuổi hươu; hai vầng nhật nguyệt chói loà, đâu dung lũ treo dê bán chó. Nào đợi ai đòi, ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình;chẳng thèm chốn ngược, chốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ.

- Sử dụng các vế câu có ý nghĩa trái ngược nhau: nào đợi ai đòi, ai bắt >< xin ra sức đoạn kình; chốn ngược, chốn xuôi >< dốc ra tay bộ hổ

-Tác dụng: Nổi bật tâm thế, tư thế tự tin, tự chủ của người nông dân nghĩa sĩ khi họ nhận thức được trách nhiệm của mình khi đất nước bị xâm lăng.

c. Ngoài cật có một manh áo vải, nào đợi đeo bao tấu bầu ngòi; trong tay cầm một ngọn tầm vông, chi nài sắm dao tu nón gõ. Chi nhọc quan quản gióng trống kỳ, trống giục, đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không;nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ, đạn to, xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có.

- Sử dụng vế câu có ý nghĩa đối lập tương phản: đạn to đạn nhỏ >< manh áo vải, một  ngọn tầm vông; trống kỳ >< trống giục 

- Tác dụng: Thể hiện sự đối lập, chênh lệch giữa quân trang của quân giặc và nghĩa quân Cần Giuộc: Bên kẻ thù với số lượng hùng hậu cùng vũ khí hiện đại, khả năng sát thương cao còn bên nghĩa quân Cần Giuộc chỉ có những vật dụng của nhà nông thô sơ. 

d.Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện được trả thù kia; sống thờ vua, thác cũng thờ vua, lời dụ dạy đã rành rành, một chữ ấm đủ đền công đó.

- Sử dụng vế câu có ý nghĩa tương phản, đối lập: Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc >< sống thờ vua, thác cũng thờ vua; muôn kiếp nguyện được trả thù kia >< một chữ ấm đủ đền công đó. 

- Tác dụng: Nổi bật khí phách và tinh thần quả cảm, ý chí quyết tâm bảo vệ đất nước của các nghĩa sĩ nông dân. Hình ảnh của những nghĩa sĩ Cần Giuộc trở thành tượng đài bất tử với lòng yêu nước và tinh thần quyết tâm đánh giặc.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
5 tháng 4

- Cảm hứng lãng mạn: Nỗi nhớ ngập tràn theo dòng kí ức: tác giả nhớ rừng núi hoang vu, hiểm trở, dữ dội, nhớ những cảnh đẹp huyền ảo, nên thơ, đặc biệt là nhớ bước quân hành của đoàn quân Tây Tiến, nhớ gương mặt, ánh mắt, nhớ cả những hi sinh gian khổ, những giây phút đồng đội nằm xuống nơi biên cương.

- Bút pháp lãng mạn: 

+ Miêu tả sự tương phản vẻ đẹp của thiên nhiên Tây Bắc vừa thơ mộng, trữ tình nhưng cũng vừa dữ dội, kì vĩ “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi”

+ Xây dựng chân dung người lính Tây Tiến với vẻ đẹp hào hùng, hào hoa, phóng khoáng, đậm chất lãng mạn:

  -  “ Anh bạn dãi dầu không bước nữa/ Gục lên súng mũ bảo quên đời!”

→   Đó là một cái chết oai hùng, lẫm liệt, đủ sức nâng cao tình yêu cuộc sống và tinh thần quyết tử cho tổ quốc quyết sinh ở mỗi con người Việt Nam

+ “Không mọc tóc”: hình ảnh người lính cạo trọc đầu để thuận tiện nhưng có thể hiểu là do cơn sốt rét nên họ bị rụng hết tóc.

+ “Quân xanh màu lá”: có thể hiểu là quân thiếu thốn nên da xanh xao, hoặc người lính phải dùng lá cây để ngụy trang tránh kẻ địch phát hiện.

+ Người lính hiện lên rất lãng mạn, hào hoa, có lòng yêu nước nồng nàn, khát khao lập chiến công. Ngày dõi tầm mắt vượt biên giới mơ lập chiến công, tiêu diệt quân thù. Đêm mơ về Hà Nội có người thân, người yêu.

→ Hiện thực chiến tranh gian khổ thiếu thốn đã làm cho người lính da dẻ xanh xao, sốt rét làm họ trụi cả tóc. Nhưng dưới cái nhìn lãng mạn của Quang Dũng đã thấy họ ốm mà không yếu, bên trong cái hình hài tiều tụy của họ chứa đựng một sức mạnh phi thường

→ Nhận xét:

- Cảm hứng lãng mạn trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng tạo một dấu ấn đậm nét trong nền thơ Việt Nam thời kỳ chống thực dân Pháp. 

- Góp phần thể hiện những nét hồn nhiên, tinh tế, sự hào hoa, phóng khoáng, đậm chất lãng mạn của hồn thơ Quang Dũng.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
5 tháng 4

Chất liệu của hội họa là đường nét, màu sắc, hình khối…còn chất liệu của âm nhạc là âm thanh, nhịp điệu, tiết tấu… Trong thơ của Quang Dũng có đầy đủ những yếu tố trên.

- Chất nhạc: Giọng thơ có sự biến đổi linh hoạt phù hợp với nội dung từng đoạn

+ Mở đầu là nỗi nhớ Tây Tiến “chơi vơi”, vừa xa xăm, sâu lắng, vừa thiết tha, quyến luyến: “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!”. Từ “ơi” kết hợp với từ láy “chơi vơi” tạo nên âm hưởng ngân vang, tha thiết.

+ Tiếp đó là những nhịp thơ trầm bổng với những câu thơ bằng trắc đan xem để miêu tả thiên nhiên dữ dội

+  Khi miêu tả sự hi sinh của người lính, nhịp thơ trầm xuống khiến câu thơ như một “khúc độc hành” tiễn đưa.  

- Chất họa: 

+ Đoạn thơ sử dụng nhiều từ ngữ tạo hình, kết hợp với nghệ thuật tương phản và những nét vẽ gân guốc: khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút, súng ngửi trời, ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống…đã vẽ được một bức tranh núi rừng Tây Bắc hiểm trở, dữ dội.

+ Xen vào những nét vẽ gân guốc giàu tính tạo hình là những nét vẽ mềm mại, gam màu lạnh của mài khói cơm, màu sương mờ ảo làm xoa dịu cả khổ thơ. 

+ Giữa khung cảnh thiên nhiên là hình ảnh con người tuy nhỏ nhưng hiện lên với tư thế hiên ngang, làm chủ thiên nhiên

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
5 tháng 4

- Vẻ đẹp lãng mạn, hào hoa của người lính Tây Tiến ( 4 câu đầu):

+ “Không mọc tóc”: hình ảnh người lính cạo trọc đầu để thuận tiện nhưng có thể hiểu là do cơn sốt rét nên họ bị rụng hết tóc.

+ “Quân xanh màu lá”: có thể hiểu là quân thiếu thốn nên da xanh xao, hoặc người lính phải dùng lá cây để ngụy trang tránh kẻ địch phát hiện.

+ Người lính hiện lên rất lãng mạn, hào hoa, có lòng yêu nước nồng nàn, khát khao lập chiến công. Ngày dõi tầm mắt vượt biên giới mơ lập chiến công, tiêu diệt quân thù. Đêm mơ về Hà Nội có người thân, người yêu.

→ Hiện thực chiến tranh gian khổ thiếu thốn đã làm cho người lính da dẻ xanh xao, sốt rét làm họ trụi cả tóc. Nhưng dưới cái nhìn lãng mạn của Quang Dũng đã thấy họ ốm mà không yếu, bên trong cái hình hài tiều tụy của họ chứa đựng một sức mạnh phi thường.

- Chất bi tráng về hình tượng người lính (4 câu sau):

+ “ Áo bào thay chiếu anh về đất”: Nơi chiến trường trận mạc, những người lính nằm xuống cũng chẳng có tấm chiếu manh để che đậy nhưng tác giả gọi áo người lính là “áo bào” để bày tỏ sự kính trọng. 

+ Nghệ thuật nói giảm nói tránh: “anh về đất”; tiếng gầm của dòng sông như sự chia sẻ, đồng cảm của thiên nhiên “sông Mã gầm lên”

 

Thanh Hóa trong thời kỳ Bắc thuộc là một ví dụ điển hình về sự phát triển giáo dục địa phương. Trong thời kỳ này, các trường học ở Thanh Hóa chủ yếu được quản lý và vận hành bởi các cộng đồng địa phương và các nhóm tín ngưỡng.

Giáo dục ở Thanh Hóa trong thời kỳ Bắc thuộc tập trung vào việc truyền đạt kiến thức cơ bản về văn hóa, lịch sử và truyền thống dân tộc. Các em học sinh được dạy về lòng yêu nước và lòng tự hào dân tộc, cũng như các giá trị đạo đức và phẩm hạnh.

Mặc dù điều kiện giáo dục trong thời kỳ Bắc thuộc thường khá khó khăn do sự thiếu hụt về tài nguyên và cơ sở vật chất, nhưng nhờ vào sự nỗ lực và sự quan tâm của cộng đồng địa phương, các trường học vẫn tiếp tục hoạt động và đóng góp vào việc giáo dục thế hệ trẻ Thanh Hóa.

4 tháng 4
Chương Trình Địa Phương: Vườn Quốc Gia Yok ĐônI. Giới Thiệu:
Vườn Quốc gia Yok Đôn nằm ở huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Lắk, Việt Nam. Vườn Quốc gia nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, rừng già phong phú và là nơi bảo tồn nhiều loài động vật quý hiếm.II. Kế Hoạch Tham Quan:Thời Gian:Ngày: DD/MM/YYYYThời gian: 8:00 AM - 5:00 PMĐịa Điểm:Địa chỉ: Vườn Quốc Gia Yok Đôn, Huyện Krông Nô, Tỉnh Đắk LắkĐiểm hẹn: Cổng vào Vườn Quốc Gia Yok ĐônHoạt Động Dự Kiến:Tham quan khu rừng già, hồ E Deo, thác Dray Sap, trại voi Yok Đôn.Tham gia tour du lịch sinh thái, dã ngoại, câu cá, trải nghiệm cuộc sống bản địa.Yêu Cầu:Mang theo giấy tờ tùy thân, nước uống, đồ ăn nhẹ, máy ảnh.Tuân thủ các quy định của Vườn Quốc Gia và không làm hại đến môi trường.III. Liên Hệ:Hotline: 0123 456 789Email: yokdon@vietnamnationalparks.vnWebsite: www.yokdonnationalpark.vnIV. Lưu Ý:Chương trình có thể thay đổi tùy theo điều kiện thời tiết và tình hình môi trường.Xin vui lòng thông báo trước nếu bạn không thể tham gia chương trình.Chương trình trên chỉ mang tính chất minh họa và có thể được điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu cụ thể của từng sự kiện hoặc chương trình thực tế.
3 tháng 4

Nói chuyện riêng trong giờ học là một hiện tượng khá phổ biến, gây nên nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho việc giáo dục. Đến một giờ học bất kì, rất dễ để bắt gặp cảnh tượng hai hoặc một vài học sinh đang thì thầm, truyền tay những mẩu giấy, ra "ám hiệu" cho nhau khi giáo viên vẫn đang giảng bài phía trên. Sự mất tập trung này diễn ra bởi nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do ý thức người học chưa cao. Họ sẵn sàng lãng phí buổi học với bao nhiêu kiến thức quý báu chỉ vì một vài câu chuyện bên lề. Mặt khác, việc quản lí lỏng lẻo của giáo viên bộ môn cũng là yếu tố khiến hiện tượng tiêu cực kia gia tăng đáng kể. Điều này đem đến vô số ảnh hưởng đối với trường, lớp. Nói chuyện riêng không chỉ khiến người nói không tiếp thu được bài giảng mà còn gây mất tập trung cho các thành viên khác trong lớp. Từ đó, kết quả học tập bị giảm sút, chất lượng buổi dạy cũng đi xuống, ảnh hưởng đến cả thành tích của thầy cô đứng lớp. Vậy, để khắc phục tình trạng này, chúng ta cần làm gì? Đầu tiên, mỗi cá nhân cần có ý thức tự giác chấp hành nội quy, quy định của trường, lớp. Việc giữ im lặng, tập trung trong giờ không chỉ giúp người học tiếp thu kiến thức tốt hơn mà còn bày tỏ được sự tôn trọng đối với giáo viên. Tiếp theo, gia đình cũng nên bảo ban, dạy dỗ con trẻ, giúp các bạn nâng cao ý thức từ sớm. Và cuối cùng, nhà trường và các thầy cô cần đưa ra hình thức xử phạt thật nghiêm khắc đối với những cá nhân cố tình vi phạm. Chỉ có như vậy, môi trường học đường mới ngày một lành mạnh, văn minh hơn.

Hihi ơi lại copy google nữa à=)

3 tháng 4

Xưởng Sô-cô-la đã dẫn người đọc vào hành trình thú vị khám phá xưởng sản xuất sô-cô-la bên trong nhà máy của ông Quơn-cơ. Năm đứa trẻ và chín người lớn bước vào và sững sờ trước những cảnh tượng đẹp kì lạ. Nơi có một dòng sông sô-cô-la nâu chảy xiết, có đường ống thủy tinh kếch xù rủ xuống vục vào lòng sông. Các bụi cây cỏ thì đều ăn được. Đặc biệt, ở đây còn có cả người tí hon.

3 tháng 4

Tàu Lin-côn đã đụng độ con quái vật và bị đâm chìm. Giáo sư A-rô-nắc, Công-xây và Nét Len bị rơi xuống biển trong đêm tối. Họ được tàu Nau-ti-lơtx cứu sống. Cả ba biết được thì ra con quái vật biển trong lời đồn thực chất là tàu ngầm hiện đại chạy bằng điện, Nau-ti-lơtx. Họ còn gặp gỡ với Nê-mô - vị thuyền trưởng bí ẩn của con tàu. Giáo sư A-rô-nắc đã có những trải nghiệm kì thú về cuộc sống dưới lòng đại dương. Còn Nét Len thì tỏ ra nghi ngờ, mong muốn trở về đất liền và định lên kế hoạch bỏ trốn. Nhưng khung cảnh đẹp đẽ dưới đáy biển đã khiến anh từ bỏ ý định. Câu chuyện khép lại là dòng suy nghĩ của giáo sư A-rô-nắc và con tàu Nau-ti-lơtx chảy xiết theo Dòng “Sông Đen”.