K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 12 2020

Câu 1:

Khi xào rau nên dùng lửa to vì:

Khi xào lửa nhỏ, thức ăn nấu lâu trên bếp làm thực phẩm nhừ, mất hết hương vị và làm chuyển hóa hết toàn bộ vitamin trong thực phẩm. Nếu nấu quá chín, không khác nào ta chỉ nhai được xác, chất xơ và phần ít vitamin của rau thôi.

Chỉ nêm gia vị khi tắt bếp vì:

Nhiều loại gia vị nấu ở nhiệt độ cao, bột ngọt có thể biến đổi chất và gây hại

27 tháng 12 2020

Câu 2:

Cơ thể con người không có khả năng tiêu hóa xenlucozo vì sao hàng ngày chúng ta vẫn phải bổ sung những thực phẩm có xenlucozo vì:

+ Xenlulozơ hay thường gọi là chất xơ có vai trò rất quan trọng trong tiêu hóa. Nó giúp nhào trộn thức ăn trong dạ giày, giúp cho thức ăn ngấm đều dịch vị.

+ Đồng thời xenlulozơ cũng là thức ăn của những vi sinh vật có lợi trong hệ tiêu hóa của chúng ta (chúng có khả năng tạo ra enzim xenlulaza để thủy phân Xenlulozơ).

+ Vậy nên bạn cần ăn rau, bổ sung chất sơ để đảm bảo sự cân bằng của hệ vi sinh vật trong hệ tiêu hóa của bạn. Ngoài ra bạn cần ăn nhiều rau xanh để cung cấp cho cơ thể những vitamin cần thiết, đảm bảo cho sự phát triển khỏe mạnh và cân bằng.

9 tháng 10 2022

Câu 1:

a) - Cầu sinh chất là protein dạng ống , nối các tế bào với nhau, có chức năng truyền thông tin, vật chất như các phân tử nhỏ giữa các tế bào.

-Đặc điểm này trở thành bất lợi khi virus xâm nhập vào tế bào, chúng có thể nhanh chóng truyền từ tế bào này sang tế bào khác. Thậm chí một số virus có thể kích hoạt tế bào tiết ra các protein làm mở rộng cầu sinh chất. Chính vì vậy, virus nhanh chóng phát tán trong toàn bộ cây.

b) -Khi bị tác nhân gây bệnh xâm nhập, tế bào có cơ chế nhận biết các tác nhân gây bệnh, hoạt hóa chương trình tự chết của tế bào (đáp ứng quá mẫn) và tiết ra các chất kháng lại tác nhân gây bệnh nhằm ngăn cản sự phát tán của tác nhân đó. 

-Các tế bào cũng khởi động hệ thống chống chịu toàn cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh và có tác dụng kéo dài nhiều ngày. 

Bạn tham khảo ! 

 

27 tháng 12 2020

Không có đề mà chỉ có đáp án thôi à bạn?

27 tháng 12 2020

có chứ đề ở phía dưới 

27 tháng 12 2020

A/G= 2/3

=> G=1,5A

H=2A+3G

<=> 3900=2.A+3.1,5A

<=> 3900= 6,5A

<=>A=T=600 (Nu)

G=X=1,5A=1,5.600=900(Nu)

26 tháng 12 2020

 

A : G = 2 : 3 

=> A = \(\dfrac{2}{3}\) G

Tổng số nu là : 

2A + 2G = 3900 

=> \(\dfrac{4}{3}\) G + 2G = 3900 

=> G = 1170

G = X = 1170 (nu) 

A = T = \(\dfrac{2}{3}\) G = \(\dfrac{2}{3}\) *1170 = 780 (nu) 

25 tháng 12 2020

giúp cơ thể có đầu đủ các chất dinh dưỡng nuôi các tế bào máu làm cho chúng ta khỏe mạnh và ít mắc các bệnh về béo phì ,...

Vi khuẩn là một nhóm sinh vật đơn bào, có kích thước nhỏ (kích thước hiển vi) và thường có cấu trúc tế bào đơn giản không có nhân, bộ khung tế bào (cytoskeleton) và các bào quan như ty thể và lục lạp.

25 tháng 12 2020

Với một lượng enzim xác định nếu tăng dần lượng cơ chất trong dung dich thì thoạt đầu hoạt tính en zim tăng dần rồi sau đó không tăng nữa vì:

+ Ở nồng độ cơ chất thấp, nhiều phân tử enzyme có trung tâm hoạt động chưa liên kết với cơ chất. Nên việc tăng hạn chế cơ chất là tăng tốc độ phản ứng.

+ Ở nồng độ cơ chất cao, hầu hết các trung tâm phản ứng đã liên kết với cơ chất làm cho số phân tử enzyme trở thành yếu tố giới hạn. Khi số phân tử ezyme tăng tốc độ phản ứng cự đại tăng lên tương ứng.

Với một lượng cơ chất xác định khi nồng độ enzim tăng thì hoạt tính luôn tăng vì

+ Ở nồng độ cơ chất xác định, nồng độ enzim tăng làm các trung tâm phản ứng liên kết với cơ chất tăng -> làm tăng tốc độ phản ứng cho đến khi cơ chất được sử dụng hết

25 tháng 12 2020

Nên việc tăng hạn chế cơ chất là tăng tốc độ phản ứng. là sao ạ

 

25 tháng 12 2020

Đặc điểm chung và vai trò cuả các cấp tổ chức sống:

     + Có sự chuyển hóa vật chất và năng lượng: Động vật sử dụng thực vật làm thức ăn, như vậy năng lượng từ các liên kết cấu tạo nên cơ thể thực vật sẽ được biến đổi để trở thành năng lượng duy trì hoạt động sống của động vật.

     + Sinh trưởng và phát triển: Ví dụ: khi cây sinh trưởng, thân cây to ra, dài ra, lúc này sẽ phát triển thêm lá, hoa,…

     + Sinh sản: các cơ thể sống cần sinh sản để duy trì giống loài.

     + Tiến hóa thích nghi với môi trường sống. Ví dụ: cá voi và sư tử đều thuộc lớp thú. Chúng đều có tim 4 ngăn, sinh con và nuôi con bằng sữa. Tuy nhiên cá voi có cơ thể thuôn dài, mắt kém phát triển, hai chi trước biến thành vây bơi, không có lông mao,… còn sư tử thì có thị giác phát triển, 4 chi khỏe mạnh, có lông mao,…

     + Cảm ứng: ví dụ: các loài hoa nở vào những thời điểm khác nhau trong ngày, trong năm là nhờ sự cảm nhận vào nhiệt độ, chu kì quang.

     + Khả năng tự điều chỉnh. Ví dụ: khi môi trường sống không cung cấp đủ thức ăn, nơi ở thì các đàn động vật có xu hướng di cư hoặc phân đàn. Ở các cây cao, phần cành lá phía dưới thấp không lấy được ánh sáng thì sẽ có xu hướng tự chết để giảm thoát hơi nước qua lá.