nhân vật là linh hồn tác phẩm . hãy làm sáng tỏ qua hình tượng nhân vật vũ nương
( dàn ý )
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 9. Dấu phẩy thứ hai trong câu “Khi tàu đến, chú bé vụt đứng dậy, háo hức đưa tay vẫy.” Có tác dụng gì ?
A. Ngăn cách trạng ngữ và các vế câu
B. Ngăn cách các vế câu
C. Ngăn cách các bộ phận có cùng chức vụ
D. Cả ba tác dụng trên
Câu 10. Câu “Tất cả các tờ báo địa phương đều đăng hình ảnh và những câu chuyện thương tâm về một số gia đình mất mát nhiều nhất.” thuộc kiểu câu nào em đã học?
A. Ai làm gì?
B. Ai thế nào?
C. Ai là gì?
thấy đúng thì k nhó
Mẹ thường bảo em trời mưa hay nắng đều có ích cho cây cối, mọi sinh vật trên đời. Riêng em, em lại thích những cơn mưa vì lúc đó em có thể ngồi bên cửa sổ để ngắm nhìn cảnh vật. Một buổi trưa nọ, trời đang nắng bỗng có đám mây đen kéo đến che kín bầu trời, tiếng sấm chớp vang lên. Em thích thú reo lên: “A! Mưa rồi!”
Cơn mưa đến bất chợt như một đứa trẻ chơi trò trốn tìm. Bầu trời trước đó rất trong xanh, nắng cũng vàng rực, em đang ngồi làm bài bên cạnh khung cửa sổ. Vậy mà chỉ một lát sau bầu trời đã tối sầm, u ám. Cơn gió mang hơi nước lành lạnh thổi đến khiến cả căn phòng em mát mẻ hơn. Chú mèo mun đang nằm cuộn tròn ngoài gốc cây nghe tiếng sấm hốt hoảng nhảy qua khung cửa sổ, sà vào lòng em. Những chú chim trên cành lúc nãy còn hát véo von giờ đã bay về tổ. Em thấy thương tổ chim sâu nhỏ dưới tán lá me, biết mẹ chúng có về kịp trời mưa không. Gió mỗi lúc một mạnh hơn và lạnh buốt mang theo những hạt mưa rào. Rồi mưa mỗi lúc nặng hạt, mưa trắng xóa khung cảnh phía trước. Ngoài đường những chiếc xe chạy thật nhanh để tìm chỗ trú. Các cô chú đi đường mặc vội áo mưa. Cơn mưa hơn nên con đường chẳng còn bóng xe nào qua lại. Chú gà trống ham chơi nên không tìm chỗ nấp, chú ướt lướt thướt kêu chim chíp tìm mẹ. Em cầm dù chạy ra gốc cây lấy lá che cho chú khỏi ướt. Trong tổ chim sâu, chim mẹ đã về kịp trời mưa để giữ ấm cho con. Em vui sướng như được chính mẹ mình ủ ấm.
Mưa rơi lộp bộp mái nhà, chảy thành dòng xuống máng hứng nước của ba. Những cành cây cam, cây khế xòe rộng ra để hứng những dòng nước mát lành. Luống rau muống của mẹ trồng cười hả hê thích thú. Chỉ có những nụ hoa mười giờ là cụp mặt xuống buồn rầu.
Một lát sau mưa tạnh, mưa tạnh nhanh bất chợt như khi đến. Chỉ còn gió ở lại cuốn những đám mây đen đi mất như người nghệ sĩ vén bức màn sân khấu. Ánh mặt trời dần hiện ra chiếu những tia nắng ấm áp khắp mọi nơi. Mọi người vui vẻ tiếp tục đi trên đường. Chú gà con tìm được mẹ nên kêu chim chíp vui mừng. Cây cối rung rinh theo cơn gió như cảm ơn cơn mưa đến đúng lúc. Sau cơn mưa bầu trời trong xanh trở lại, em ngước mắt nhìn qua khung cửa sổ chợt thấy chiếc cầu vồng thật đẹp. Chiếc cầu vồng bắc ngang bầu trời như chiếc cầu vô tận của thiên nhiên.
Em thích những cơn mưa bất chợt như thế, mưa làm sạch sẽ đường phố, khiến cây tươi tốt hơn. Không chỉ thế mưa còn gợi cho em nhiều kỉ niệm đẹp về tuổi thơ tắm mưa cùng các bạn.
Mỗi khi mùa hè đến, em lại thấy những cơn mưa rào bất chợt, dội xuống xối xả, trắng phau cả một vùng trời. Mưa rào hay còn gọi là mưa dông với diễn biến nhanh và mạnh. Nó luôn mang đến cảm giác thoải mái cho con người và thiên nhiên.
Khi bắt đầu có cơn mưa rào, bầu trời đen xám xịt, đặc quánh lại. Những đám mây đen kéo nhau ùn ùn bay đến nơi xa, che khuất đi ánh mặt trời chói chang. Nhìn bầu trời như đang giận giữ và chuẩn bị trút cơn giận xuống mắt đất cọc cằn lâu lắm không có nước tưới.
Trên những tán cây cao, cành lung lay, ngả nghiêng như sắp gãy vì cơn gió từ đâu mạnh mẽ thổi thốc về. Gió làm rơi rụng những chiếc lá ở trên cây phủ đầy gốc. Khung cảnh trước lúc trời mưa khiến con người phát sợ, chỉ có một màu xám xịt bao phủ.
Khi mây che kín bầu trời, bắt đầu có những giọt nước rơi xuống, từng hạt to và tròn lăn xuống mặt đất. Mưa, bắt đầu trời đổ cơn mưa rào. Mưa rất to, rơi lộp độp trên mái hiên, rồi đọng lại giữa sân. Mưa như xối xả. Mưa khiến cho cây cối trong vườn như được tắm táp một trận no nê và thoải mái nhất. Con đường đầy bụi bám giờ đây được cơn mưa dội xuống cũng thật sạch sẽ biết bao.
Mưa rào rơi vội vã khiến cho lũ gà con chiêm chiếp, nháo nhác tìm mẹ trong mưa. Cánh đồng ruộng cũng ngập nước trắng phau. Mưa luôn làm cho mọi thứ trở nên sạch sẽ nhất.
Mỗi lần trời mưa, mẹ em thường lậy chậu, xoong nồi để hứng nước mưa. Vì mẹ bảo nước mưa rất sạch và lúc nấu nước pha chè thì ngọt và ngon. Lũ trẻ con xóm em mỗi lần có cơn mưa rào thì thường rủ nhau đi tắm mưa, đứa nào cũng hớn hở chờ đợi khoảnh khắc đón nhận mưa rào rơi trên mái hiên nhà.
Những giậu mồng tơi ở ven đường được cơn mưa rào tắm tắp khiến chúng trở nên có sức sống và tràn đầy màu sắc xanh tươi hơn. Lúc trời đổ cơn mưa to, là lúc mẹ em phải hứng nước ở chuồng heo, chuồng bò, tránh nước chảy tràn vào đây khiến cho mấy con vật thấy khó chịu.
Sau cơn mưa rào, bầu trời dường như sáng hẳn lên, mọi thứ đều như được gột rửa đi bụi bặm và đất bẩn. Không gian thoáng đãng, cảnh vật cũng trở nên tươi mới và con người rất thoải mái tinh thần.
Cơn mưa rào luôn là cơn mưa mà em đợi chờ, để được thoải mái tắm mưa, thoải mái xòe tay hứng những giọt mưa tròn trĩnh.
Mùa xuân – mùa đầu tiên của một năm, điểm khởi đầu của những điều may mắn. Mùa xuân tiết trời ấm áp và không thể thiếu mưa xuân, nhất là mưa phùn. Mưa xuân không mạnh mẽ, chợt đến rồi chợt đi như mưa rào mùa hạ. Trái lại, mưa xuân nhẹ nhàng, lất phất bay chẳng làm ướt áo ai. Mưa bay bay suốt cả ngày, răng răng khắp mặt đất, len lỏi trên từng lá cây ngọn cỏ. Mưa xuân như gieo mầm cho sự sống của cỏ cây, hoa lá. Mỗi mùa xuân về, cành vật quê hương em lại được đắm mình trong bầu không khí trong lành, ấm áp. Những mái nhà sung sướng được mưa xuân bay bay rắc bụi làm màu sắc của chúng càng long lanh, mịn màng hơn. Từng mái nhà ngoan ngoãn nằm chờ đợi mưa xuân dịu dàng đến. Những vườn cây không còn thỏa thích tắm mưa như mùa hè mà từ từ ngả mình sang một bên, ngẩn mặt lên, dang cánh tay gầy yếu để đón mưa. Hạt mưa li ti không gây ra tiếng động, nó khẽ khàng đặt mình lên lá cây, ngọn cỏ thật lâu mới làm chúng bị ướt tấm áo ngoài. Những chùm quả được tưới mưa làm cho sáng bóng, căng mọng. Những khóm hoa cũng đua nhau tỏa hương khoe sắc. Cây cối sau những ngày đông lạnh giá gặp mưa xuân, chúng như tìm lại được niềm vui, như được hồi sinh trở lại đua nhau đâm chồi nảy lộc. Những chú trâu, bò cũng vô cùng thích chí vì mưa xuân mang đến cho chúng những thảm cỏ xanh non mơn mởn, các chú mặc sức tận hưởng no nê. Ngoài đường, mưa bụi bay bay, có lúc dày đặc như màn sương sớm, có lúc ta lại nhìn rõ những hạt mưa đan chéo, xiên xuống mặt đất. Dù nhỏ nhưng nó vẫn cần mẫn để làm ướt con đường bê tông len lỏi vào các thôn làng. Mưa bám vào quần áo, vào mái tóc của những người đi du xuân tạo thành những chấm trắng li ti như những hạt kim tuyên lấp lánh. Mặc dù vậy, nhưng ai cũng muốn tận hưởng màn mưa xuân đó. Bởi họ luôn nghĩ rằng mưa mùa xuân là điều may mắn.
Mùa đông đi qua nhường chỗ cho nàng xuân xinh đẹp bước tới thổi một cái hồn tươi trẻ vào vạn vật trên khắp thế gian. Cả đất trời như bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài, ngỡ ngàng rằng xuân đã đến từ lúc nào. Ta nghe trong gió thấy tiếng chim ca, thoang thoảng mùi hương của trăm hoa đang khoe sắc. Và ở đâu đó, trong xa thẳm, những chồi non đang vươn mình cựa quậy rất khẽ. Trùm lên bức tranh xuân tươi mới ấy là một làn mưa xuân mỏng li ti. Những cơn mưa không đủ làm ướt áo, ướt đầu là một nét đẹp rất riêng cho mùa xuân phương Bắc.
Những ai đã từng cảm nhận không khí mùa xuân phương Bắc mà không trót yêu những cơn mưa xuân? Mưa xuân rơi lất phất, hạt mưa giống như những hạt bụi bay trong không khí. Chính vì thế mà mưa xuân còn được gọi là mưa bụi. Mưa xuân mang theo cái ẩm ướt hòa quyện cùng sự ấm áp. Người ta yêu mưa xuân bởi sự nhẹ nhàng, dịu êm của nó, không ồn ào, vội vã, dầm dề như những cơn mưa mùa hạ hay mang theo cái lạnh tê tái như hàng ngàn mũi kim đâm vào da thịt của cơn mưa mùa đông. Mưa giăng mắc trong không gian, mưa làm thắm hồng những cành đào rực rỡ trong ngày tết, mưa đọng lại trên cánh hoa, vương trên những ngọn cỏ, những lộc non xanh biếc.
Mưa xuân làm cho vạn vật thêm tinh khôi, tươi mới, lòng người say mê rạo rực, bồi hồi xôn xao khi đón một mùa xuân mới của đất trời. Ngoài đồng, những cây mạ non được mưa xuân tắm táp đang tranh thủ đón lấy những gì tinh túy nhất của đất trời. Và sẽ thế nào nếu mùa xuân phương Bắc là cái nắng gay gắt mà không phải những cơn mưa xuân lất phất kia? Thiếu những cơn mưa nhẹ nhàng ấy, mùa xuân cũng sẽ không thể trọn vẹn. Lòng người ngóng đợi mùa xuân, đồng thời cũng trông chờ những cơn mưa xuân như những đứa trẻ mong đợi lì xì vậy. Dưới tiết trời chỉ se se lạnh, dưới những cơn mưa xuân bay lất phất, người người đi dạo phố để chuẩn bị cho ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Mưa vương vấn trên tà áo của các bà, các mẹ đi chợ Tết, bám trên mái tóc đen dài óng ả của cô thiếu nữ đi hái lộc đầu năm. Người ta không trốn tránh cơn mưa mà giơ tay ra để hứng mưa trên lòng bàn tay, cảm nhận những hạt mưa li ti đem theo sức sống của mùa xuân. Ngoài trời mưa xuân đang rơi, trong bếp, nồi bánh chưng đang ánh lên ngọn lửa ấm áp, cả gia đình đoàn tụ bên mâm cơm sum vầy, và khúc hát quen thuộc lại vang lên làm bao người náo nức: “Xuân xuân ơi xuân đã về”.
Cùng với cánh én chao liệng trên bầu trời xanh, hoa đào, hoa mai khoe sắc thắm, màu đỏ rực rỡ của phong bao lì xì và nụ cười hồn nhiên của em thơ khi được may quần áo mới, những cơn mưa xuân đang tô điểm, làm đẹp thêm cho mùa xuân của thiên nhiên, của lòng người. Mưa xuân cũng gieo vào lòng người biết bao niềm vui và hy vọng mới, nhìn ngoài trời mưa bụi bay, nhưng sao tâm hồn ta lại xốn xang đến lạ?
Cả sân trường đang im lặng, chỉ nghe thấy những tiếng chim hót ríu rít và tiếng gió rì rào. Bỗng một hồi trống vang lên giòn giã báo hiệu giờ ra chơi đã đến.
Những cánh cửa lớp bật mở. Từ tất cả các lớp học, học sinh ùa ra như bầy ong vỡ tổ. Dường như không một bạn nào ở lại trong lớp. Tất cả đều đổ xuống sân trường. Sau hai tiết học tập trung căng thẳng, giờ ra chơi ai cũng thấy phấn chấn vì được chạy nhảy, được nói cười ríu rít. Chẳng mấy chốc sân trường đã ngập tràn âm thanh.
Giờ thì chẳng ai nghe thấy tiếng chim hót, tiếng gió thổi rì rào nữa. Tất cả chỉ có tiếng hò hét, tiếng cười nói, tiếng chân chạy thình thịch vang động khắp mọi nơi như một bản nhạc sôi động. Những trò chơi diễn ra thật sôi nổi. Giữa sân, các bạn nam chơi đá cầu. Một tốp gồm mười bạn đứng thành vòng tròn. Quả cầu trên chân các bạn bay qua bay lại như cánh én trắng nhảy nhót trên những đôi chân nhịp nhàng.
Dưới gốc hoa sữa vừa đơm hoa, một nhóm đang lom khom bắn bi. Những hòn bi đủ màu lăn tròn rồi đụng vào nhau kêu lách cách nghe thật vui tai. Ồn ào nhất là những bạn chơi đuổi bắt. Hình như sau hơn một giờ ở trong lớp, bây giờ lại được vui chơi, bạn nào bạn nấy chạy huỳnh huỵch như không biết mệt mỏi, chạy cho đã. Bạn nào mặt cũng đỏ bừng như gấc, mồ hôi lấm tấm trên trán. Các bạn vừa đuổi nhau vừa gọi nhau í ới. Có những bạn bị xô ngã chúi dụi. Thế mà chẳng bạn nào kêu ca, chỉ thấy những chuỗi cười giòn tan không ngớt.
Ở hai góc sân là đất của các bạn nữ. Nơi đây vang lên tiếng dây quay. Sợi dây vung lên vung xuống vun vút theo tay quay, thế mà chẳng bạn nào bị vướng cả. Các bạn nhún nhảy, nhấc lên hạ xuống mềm mại, uyển chuyển, hết sức nhịp nhàng. Các bạn thoăn thoắt và chỉ cần nhấc nhẹ chân một chút là sợi dây đã chuyển từ bên nọ sang bên kia. Có lúc cả bọn xúm vào nhảy đôi, nhảy ba, bạn nào cũng trông thật nhanh nhẹn.
Dưới cây bàng xòe rộng như chiếc ô còn có mấy bạn say sưa chơi đánh chuyền. Một quả banh nhỏ tung lên, bàn tay nhanh nhẹn bắt lấy. Các bạn còn khéo léo gắp theo một que chuyền nhỏ. Trong thư viện, các bạn ngồi xem báo, đọc truyện. Thỉnh thoảng lại thấy tiếng cười khúc khích vang lên. Chắc có chi tiết gì trong truỵện thú vị lắm.
Giờ ra chơi đầy ắp tiếng cười, tiếng nói rồi cũng qua đi. Một hồi trống dài vang lên. Mọi người nhanh chóng xếp hàng vào lớp, trả lại cho sân trường không khí yên lặng quen thuộc. Những giây phút thư giãn, nghỉ ngơi đã đem lại một sự sảng khoái cho tất cả mọi người. Một tiết học mới sắp bắt đầu.Trên những tán cây cao, giờ lại nghe thấy tiếng chim hót và nghe thấy tiếng gió thì thầm trong kẽ lá.
Tuổi thơ của mỗi người đều gắn bó với một kỉ niệm nào đó, có thể là mái đình, bãi cỏ thả diều, lớp mẫu giáo… Riêng em, em thấy mình thật gần gũi với ngôi trường Tiểu học, nơi em đã học từ lớp một đến bây giờ.
Nhìn từ xa, ngôi trường ẩn trong luỹ tre làng, lấp ló những mảng tường xanh, vàng như một bức tranh nhiều màu sắc trên nền bầu trời xanh trong. Đến trường, hiện ra trước mắt em ba dãy phòng học xây thành hình chữ H. Tường lớp học màu xanh da trời, mái lợp tôn màu xám bạc. Dãy phòng Ban giám hiệu, phòng truyền thông lợp ngói đỏ, tường phòng sơn màu vàng kem. Trường có hai sân chơi, cũng là sân đế tập thể thao, diễu hành. Sân trước rộng hơn sân sau.
Giữa sân là cột cờ uy nghiêm với lá cờ dỏ sao vàng tung bay trong gió. Sân trước của trường rợp bóng mát dưới những tán lá bàng, tán cây phượng vĩ xum xuê, được trồng từ lâu đời. Sân sau của trường chỉ rộng bằng một nửa sân trước. Sân sau mát mẻ nhờ bóng râm của cây bàng cổ thụ có thân cành phình to, chia nhánh, thắt eo như một cây cảnh khổng lồ.
Góc trái sân sau là giếng nước và nhà vệ sinh. Góc phải sân là căng-tin và phòng chơi bóng bàn. Đó là hai phòng lớn mái bê-tông, cửa kính nom khá đẹp. Trường em có tất cả hai mươi lăm phòng học. Mỗi phòng học có hai dãy bàn học sinh, một tủ hồ sơ và bàn giáo viên. Gần đây, mỗi phòng học được trang bị thêm một màn hình vi tính và quạt trần. Phòng học nào cũng có ảnh Bác Hồ treo trang trọng phía trên bảng đen lớp học. Ảnh Bác hiền từ, tôn nghiêm phía dưới câu khẩu hiệu nổi tiếng của Bác: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Phòng học sáng lên, rộng rãi, thoáng mát trước các khung cửa sổ mở rộng.
Đẹp nhất trường là phòng Truyền thống và các bồn hoa dọc hành lang lớp học. Bước vào phòng Truyền thống, em rất xúc động trước sự bài trí ở đây. Tượng bán thân của Bác Hồ được đặt ở vị trí trang trọng nhất. Cạnh đó, các lá cờ nhà trường đoạt giải trong các kì thi được treo ngay ngắn. Các ảnh chụp sinh hoạt của học trò và giáo viên treo dọc hai bức tường làm phòng Truyền thống thêm ấm áp. Ngoài sân, những bồn hoa nối dài nhau như một đường viền đủ màu sắc giúp sân trường đẹp hẳn lên, tươi vui hơn. Mỗi một ngày đến lớp học, em thêm yêu thầy cô, yêu bạn bè và ngôi trường thân quen của mình.
Mai này tốt nghiệp Tiểu học, chúng em sẽ xa mái trường đã học trong năm năm đầu đời. Em quên sao được những ngày đầu tiên đến lớp còn rụt rè, nép sát bên mẹ. Em chắc chắn sẽ ghi nhớ mãi hình ảnh chúng em: khăn quàng đỏ trên vai, nghiêm trang và xúc động trong lễ tống kết năm học hàng năm. Em cố gắng học giỏi để xứng đáng là anh chị, cánh chim đầu đàn của mái trường Tiểu học.
Người chỉ huy người bảo vệ krem-li là chủ ngứ nha
Hok tốt
K cho mình nha
Bạn tham khảo :
Trong cuộc đời, hẳn ai cũng có những người bạn thân của riêng mình. Tôi cũng có một cô bạn vô cùng thân thiết, đó là bạn Minh Nguyệt.
Năm lớp ba, tôi chuyển vào ngôi trường mới. Ở đây, lớp mới, thầy cô mới, bạn bè cũng mới, mọi thứ đều vô cùng xa lạ. Tôi bỡ ngỡ lắm! Ngày đầu tới lớp với tâm trạng vừa hồi hộp, vừa lo sợ. Bạn nào cũng nhìn tôi với ánh mắt tò mò. Tôi được cô xếp ngồi ở ngay đầu bàn, cạnh một cô cao dong dỏng. Đó chính là bạn Minh Nguyệt – người bạn đã giúp tôi hòa nhập với lớp.
Vóc người bạn thanh mảnh, duyên dáng. Nét duyên dáng đi liền với khuôn mặt trái xoan xinh xắn, dịu dàng. Đôi mắt tròn xoe, đen láy luôn làm tôi nghĩ đến hình ảnh một vầng trăng tròn đang sáng vằng vặc giữa bầu trời đêm, y như cái tên của bạn. Tôi thích nhất đôi mắt ấy mỗi khi bạn chớp chớp giận dỗi hay nài nỉ tôi điều gì đó. Điểm trên gương mặt cân đối là chiếc mũi cao dọc dừa xinh xinh. Miệng bạn nhỏ nhắn, đôi mỗi lúc nào cũng hồng xinh, căng mọng. Nhờ hàm răng trắng đều tăm tắp, mỗi khi bạn cười, nụ cười lại rạng rỡ như một bông hoa nhỏ. Nguyệt có mái tóc dài ngang lưng, đen óng ả. Mái tóc ấy tựa như con suối nhỏ sóng sánh làn nước thần kì. Mái tóc đen này càng làm nổi bật làn da trắng mịn của bạn.
Vì Minh Nguyệt có dáng người thanh mảnh nên bạn ấy thường mặc những bộ váy xòe xinh xắn như công chúa. Mỗi khi cất giọng nói nhẹ nhàng, trong trẻo của mình lên, Nguyệt lại làm tôi nghĩ tới những cô công chúa trong truyện cổ tích, xinh đẹp, ngoan ngoãn và hiền lành. Nguyệt còn rất chăm chỉ, bạn học giỏi đều tất cả các môn. Năm lớp 3, trước kì thi, tôi quên làm một bài tập. Tới lớp, tôi chẳng thể tập trung để làm bởi phải làm vội. Khi cô giáo gọi lên chữa, tôi ấp úng trả lời em không biết làm. Bỗng, Nguyệt đứng dậy thưa với cô sẽ chỉ cho tôi cách làm bài đó. Cô đồng ý. Bạn tay cầm bút viết viết, miệng nói liền hồi, giảng giải một lúc là tôi hiểu ngay. Nguyệt thường kể với tôi, ước mơ của bạn ấy là trở thành một giáo viên, để dạy các em học sinh tập viết và kể cho các em nghe bao nhiêu câu chuyện cổ tích mà bạn từng đọc.
Tôi thầm mong cho mơ ước của bạn sẽ trở thành hiện thực. Sắp phải xa mái trường, xa thầy cô và xa bạn bè rồi, tôi sẽ luôn trân trọng từng phút giây học tập và vui đùa ở đây. Tôi rất quý cô bạn Minh Nguyệt xinh xắn, dễ thương của mình. Tôi hi vọng rằng dù thời gian có trôi qua bao lâu nữa, tình bạn của chúng tôi luôn thân thiết như bây giờ.
bạn tham khảo dàn ý này. Nguồn : https://giaoanbaigiang.com/lap-dan-y-ke-ve-mot-nguoi-ban-than-cua-em-lop-6-239-25.html
1. Mở bài
Dẫn dắt và giới thiệu người bạn thân của em.
Giữa dòng đời trôi chảy, nhiều người vô tình lướt qua ta, nhanh như một cơn gió thổi thế nhưng cũng có những mối nhân duyên, đưa đến cho ta những người bạn tri âm, tri kỉ, để in dấu vào trái tim nhau suốt đời. Và Lan- người bạn thân mà em rất yêu quý.
2. Thân bài
Từ nhỏ em và Lan đã chơi rất thân. Hai đứa là hàng xóm của nhau nên gắn bó từ bé, hồi nhỏ thì cầm tay nhau đi chơi, lớn lên thì ngày ngày lại cùng nhau cắp sách tới trường, tung tăng và ríu rít như cặp chim non.
a) Ngoại hình
Lan bằng tuổi em, năm nay học lớp 6 và 12 tuổi. Lan là một cô bé rất xinh xắn.
Dáng người Lan thanh mảnh và dong dỏng cao. Ai cũng bảo Lan có dáng đi rất giống mẹ, vừa nhẹ nhàng lại rất duyên dáng.
Lan có mái tóc đến ngang vai, mềm mượt và óng ả như một dòng suối trong mát. Ngày ngày đi học, Lan lại tết hai bím tóc đuôi sam, rất gọn gàng mà vẫn xinh xắn, ngây thơ như chính lứa tuổi này.
Lan có gương mặt trái xoan, đường nét trên khuôn mặt rất sắc mà lại có sự kết hợp hài hòa tạo nên vẻ đẹp viên mãn.
Đôi mắt bồ câu lúc nào cũng sáng lên, đôi mắt đầy sức hấp dẫn. Đôi mắt ấy thường xuyên ánh lên sự ngây thơ, trong sáng của một đứa trẻ; có lúc lại ngập tràn niềm vui hân hoan; khi đầy sự động viên, khích lệ khi người khác gặp hoàn cảnh khó khăn; lúc lại trùng xuống, man mác buồn khi có chuyện không vui xảy ra.
Chiếc mũi cao cùng với đôi lông mày cong và mảnh.
Ai ai cũng thích ngắm nhìn Lan cười, ngây thơ và đẹp đẽ biết mấy. Đôi môi đỏ hồng như những cánh sen sớm mai, nở nụ cười thâtn tươi để lộ ra hàm răng trắng và đều tăm tắp. Nụ cười ấy đẹo tựa như bông hoa hồng kiêu sa vừa bung nở, tỏa sáng như ánh mặt trời.
b) Phẩm chất, tính cách
Ngay từ nhỏ, Lan đã tỏ ra là một cô bé hiền lành, ngoan ngoãn. Ở nhà, Lan là đứa cháu lễ phép, tôn trọng ông bà; là đứa con ngoan ngoãn, biết ghé vai giúp đỡ cha mẹ những công việc nhà.
Ở lớp, Lan là một cô lớp trưởng gương mẫu và đầy trách nhiệm. Lan quản lí và điều hành lớp rất tốt, lại học giỏi các môn nên đã trở thành tấm gương sáng cho các bạn noi theo. Vào những giờ ra chơi, Lan lại kèm cặp cho các bạn học yếu hơn, giúp các bạn ngày càng tiến bộ.
c) Sự gắn bó của em và Lan
Từ nhỏ, hai đứa chúng em đã chơi cùng nhau. Em coi Lan như một người bạn tốt, là người em có thể tâm sự, chia sẻ mọi vấn đề, là người luôn cho em những lời khuyên hữu ích.
Em và Lan còn có chung nhiều sở thích. Hai đứa thường xuyên cùng nhau đọc sách hay đi thả diều, chơi ô ăn quan. Tuổi thơ của em đẹo đẽ và ý nghĩa biết bao một phần là nhờ có Lan.
3. Kết bài
Nêu suy ngẫm và tình cảm.
Chẳng biết tự bao giờ, Lan đã trở thành một phần cuộc sống của em, yêu quý và gắn bí như hình với bóng. Mong rằng, trong tương lai hai đứa sẽ mãi thân thiết như này.
Chuyện người con gái Nam Xương" rút trong tác phẩm “Truyền kì mạn lục", áng văn xuôi viết bằng chữ Hán của Nguyễn Dữ trong thế kỉ 16. Một kiệt tác văn chương cổ được ca ngợi là “thiên cổ kì bút". Truyện kể lại một câu chuyện truyền kì có nhiều yếu tố hoang đường lưu truyền trong dân gian về bi kịch gia đình ở Nam Xương có dòng sông Hoàng Giang vào cuối thế kỉ 14, đầu thế kỉ 15, một thời loạn lạc, đầy biến động. Nhân vật Vũ Nương là người con gái bạc mệnh đáng thương đó có bao phẩm chất tốt đẹp tiêu biểu cho đức hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến ngày xưa.
Tên của nàng là Vũ Thị Thiết, quê ở Nam Xương, thuộc phủ Lí Nhân, tỉnh Hà Nam ngày nay. Xuất thân trong một gia đình "kẻ khó", nhưng Vũ Nương vừa có nhan sắc vừa có đức hạnh: "tính đã thùy mị, nết na, lại thêm có tư dung tốt đẹp". Nàng là một cô gái danh giá nên Trương Sinh, con nhà hào phú "mến vì dung hạnh" đã xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Trong đạo vợ chồng, Vũ Nương là một người phụ nữ thông minh, đôn hậu, biết chồng có tính "đa nghi", nàng đã "giữ gìn khuôn phép" không để xảy ra cảnh vợ chồng phải "thất hòa", sống giữa thời loạn lạc Trương Sinh phải tòng quân đi chinh chiến ở biên ải xa xôi. Buổi tiễn chồng ra trận, Vũ Nương đã rót chén rượu đầy chúc chồng "được hai chữ bình yên": nàng chẳng mong được đeo ấn phong hầu mặc áo gấm trở về quê cũ... Ước mong của nàng thật bình dị, vì nàng đã coi trọng hạnh phúc gia đình hơn mọi công danh phù phiếm ở đời. Những năm tháng xa cách, Vũ Nương thương nhớ chồng khôn xiết kể: "... mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi, thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được". Tâm trạng nhớ thương đau buồn ấy của Vũ Nương cũng là tâm trạng chung của những người chinh phụ trong mọi thời loạn lạc xưa nay:
... "Nhớ chàng đằng đẵng đường lên bằng trời
Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong..."
(Chinh phụ ngâm)
Thể hiện tâm trạng ấy, Nguyễn Dữ vừa cảm thông với nỗi đau khổ của Vũ Nương, vừa ca ngợi tấm lòng thủy chung thương nhớ đợi chờ chồng của nàng. Vũ Nương là một phụ nữ đảm đang, giàu tình thương. Chồng ra trận mới được một tuần thì nàng sinh ra một đứa con trai đặt tên là Đản. Mẹ chồng già yếu, ốm đau, nàng "hết sức thuốc thang", "ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn". Vừa phụng dưỡng mẹ già, vừa chăm sóc nuôi dạy con thơ. Lúc mẹ chồng qua đời, nàng đã "hết lời thương xót", việc ma chay tế lễ được lo liệu, tổ chức rất chu đáo "như đối với cha mẹ đẻ mình". Qua đó, ta thấy trong Vũ Nương cùng xuất hiện 3 con người tốt đẹp: nàng dâu hiếu thảo, người vợ đảm đang thủy chung, người mẹ hiền đôn hậu. Đó là hình ảnh người phụ nữ lí tưởng trong xã hội phong kiến ngày xưa.
Qua năm sau, "việc quân kết thúc, Trương Sinh từ miền xa chinh chiến trở về. Thế nhưng, Vũ Nương không được hưởng hạnh phúc trong cảnh vợ chồng sum họp. Chỉ vì chuyện chiếc bóng qua miệng đứa con thơ mới tập nói, mà Trượng Sinh đinh ninh là vợ hư, đã "mắng nhiếc" và "đánh đuổi đi". Vốn là một kẻ vô học lại hồ đồ vũ phu. Trương Sinh đã bỏ ngoài tai mọi lời "bày tỏ" của vợ, mọi sự "biện bạch" của họ hàng làng xóm. Vũ Nương đã bị chồng đẩy vào bi kịch, bị vu oan là người vợ "mất nết hư ân”. Vũ Nương phải nhảy xuống sông Hoàng Giang tự tử để tỏ rõ là người phụ nữ "đoan trang giữ tiết, minh bạch gìn lòng", mãi mãi soi tỏ với dời "vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin là cỏ Ngu Mĩ". Bi kịch Vũ Nương là bi kịch gia đình từ chuyện chồng con, nhưng nguyên nhân sâu xa là do chiến tranh loạn lạc đã gây nên. Chỉ một thời gian ngắn, sau khi Vũ Nương tự tử, một đêm khuya dưới ngọn đèn, chợt đứa con nói rằng: "Cha Đản lại đến kia kìa!". Lúc bấy giờ Trương Sinh "mới tỉnh ngộ thấu nỗi oan của vợ, nhưng việc trót đã rồi. Người đọc xưa nay cũng chỉ biết thở dài, cùng Nguyễn Dữ xót thương cho người con gái Nam Xương và bao phụ nữ bạc mệnh khác trong cõi đời. Vũ Nương tự tử, nàng cũng chẳng oán chồng con "rày xin chén nước cho người thác oan" (Truyện Kiều).
Phần cuối truyện đậm đặc tính chất hoang đường. Nào là Phan Lang nằm mộng thấy người con gái áo xanh đến kêu xin tha mạng. Phan Lang được biếu một con rùa mai xanh nhưng không giết thịt mà đem thả con rùa xuống sông. Nào là Phan Lang bị chết đuối, xác giạt vào động rùa ở hải đảo. Linh Phi vợ vua biển Nam Hải lấy khăn dấu mà lau, thuốc thần mà đổ. Phan Lang sống lại. Linh Phi mở tiệc ở gác Triêu Dương để thết đãi Phan Lang, ân nhân cứu sống mình ngày xưa. Tình tiết Phan Lang gặp Vũ Nương tại bữa tiệc của Linh Phi. Vũ Nương khóc khi nghe Phan Lang nhắc lại nhà cửa, phần mộ của tiền nhân. Tình tiết Vũ Nương gửi Phan Lang chiếc hoa tai vàng và dặn chồng lập đàn tràng ở bến Hoàng Giang. Hình ảnh Vũ Nương ngồi kiệu hoa, phía sau có năm mươi chiếc xe cờ tán võng lọng rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện... là những chi tiết hoang đường, nhưng đã tô đậm nỗi đau của người phụ nữ bạc mệnh... yên phận hẩm hiu, và có giá trị tố cáo lễ giáo phong kiến vô nhân đạo. Câu nói của ma Vũ Nương giữa dòng sông vọng vào: "Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa" đã làm cho giá trị nhân đạo của truyện thêm phần bi thiết. Nỗi ân tình của Vũ Nương đã được minh oan và giải tỏa? nhưng âm - dương đã đôi đường cách trở, nàng chẳng thể trở lại dương gian, chẳng bao giờ còn được làm vợ, làm mẹ nữa. Bé Đản mãi mãi là đứa con mồ côi mẹ.
Tóm lại, Vũ Nương là một người con gái dung hạnh mà bạc mệnh. Nguyễn Dữ đã kể lại cuộc đời oan khổ của nàng với bao tình xót thương sâu sắc. Tuy mang yếu tố hoang đường, nhưng áng văn "Chuyện người con gái Nam Xương" giàu giá trị nhân đạo. Nhân vật Vũ Nương là một điển hình cho bi kịch của người phụ nữ trong gia đình và xã hội. Người đọc càng thêm xúc động khi nhớ lại vần thơ của vua Lê Thánh Tông trong bài "Lại bài viếng Vũ Thị”:
... "Chứng quả đã đôi vầng nhật nguyệt,
Giải oan chẳng lọ mấy đàn tràng..."