K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 10 2023

Đúng

CC
Cô Châu Hạnh
Giáo viên
3 tháng 1 2023

1. Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: ý thức đối với sự thành công.

2. Thân đoạn:

- Ý thức là gì?

- Ý thức đối với sự thành công được thể hiện qua những khía cạnh nào? 

- Ý thức của mỗi người có tác động thế nào với sự thành công của người đó?

- Nếu không có ý thức đối với  sự thành công thì sẽ ra sao?

- Minh chứng.

3. Kết bài: Khái quát lại vấn đề nghị luận: ý thức đối với sự thành công; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.

CC
Cô Châu Hạnh
Giáo viên
3 tháng 1 2023

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: sự quan trọng của tính trung thực trong học tập thi cử.

2. Thân bài

a. Giải thích

Trung thực là thật thà, luôn tôn trọng sự thật, nói sự thật, làm theo sự thật, không gian dối người khác nhằm bất cứ mục đích gì, không làm những hành vi gian xảo.

Người có đức tính trung thực luôn luôn tôn trọng sự thật, chân lí, lẽ phải, không làm sai lệch sự thật nhằm mưa cầu lợi lộc cho bản thân mình.

b. Phân tích

Người có tính trung thực là người luôn tôn trọng sự thật, lẽ phải, luôn làm đúng và nói đúng những gì đã xảy ra mà không thêm bớt, không bao che, giấu giếm cho người có hành vi gian dối, sẵn sàng đứng lên tố cáo để bảo vệ lẽ phải.

Người có tính trung thực sẽ giữ được chữ tín, được mọi người tin tưởng, tín nhiệm, yêu quý và sẽ rèn luyện được những đức tính quý báu khác như: cương trực, thắng thắn,…

Nếu một xã hội con người ai cũng trung thực, thật thà, không gian dối nhau thi xã hội ấy sẽ vô cùng văn minh, đẹp đẽ. Trong học tập thì tạo nên môi trường tốt đẹp.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người sống với tính trung thực để minh họa cho bài làm của mình.

d. Phản đề

Bên cạnh đó vẫn còn có những người sống gian dối, sẵn sàng chối bỏ sự thật vì lợi ích cá nhân, lại có người nói dối hòng trục lợi về cho bản thân. Lại có những người sống trong dối trá, ảo tưởng về những gì bản thân mình có,…

3. Kết bài

Khái quát lại ý nghĩa và tầm quan trọng của tính trung thực; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.

22 tháng 12 2022

Em tham khảo dàn ý sau đây:

. Mở bài

- Giới thiệu được vấn đề nghị luận: Ý nghĩa của niềm tin vào chính bản thân mình trong cuộc sống của mỗi con người.

II. Thân bài

1. Giải thích

- Khái niệm niềm tin vào bản thân: Đó là ý thức về năng lực, phẩm chất, giá trị của mình trong cuộc sống, biết đánh giá được vị trí, vai trò của mình trong các mối quan hệ của cuộc sống...

2. Bình luận và chứng minh

- Vì sao đánh mất niềm tin vào bản thân sẽ đánh mất nhiều thứ quý giá khác:

  • Mình là người hiểu rõ mình nhất, đánh mất niềm tin vào bản thân sẽ trở thành người không có ý chí, không có nghị lực, không có quyết tâm, không biết mình là ai, sống để làm gì, vì thế mọi điều khác như tiền bạc, công danh, sẽ trở thành vô nghĩa...
  • Không có niềm tin vào bản thân sẽ không thể có cuộc sống độc lập, dễ bỏ qua các cơ hội trong cuộc sống, dễ đổ vỡ, sa ngã, đánh mất chính mình...

- Việc đánh mất niềm tin vào bản thân đang là một thực tế nhức nhối trong cuộc sống hiện đại của một bộ phận giới trẻ:

  • Nhiều bạn trẻ vì sống quá đầy đủ, được bao bọc từ nhỏ nên khi phải đối diện với thử thách cuộc sống thì không thể tự sống bằng chính khả năng của mình, không đủ bản lĩnh sống, dẫn đến phải gục ngã, đầu hàng trước cuộc sống
  • Trong thời đại hội nhập quốc tế một bộ phận giới trẻ khác không trau dồi, rèn luyện nên không đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội dẫn đến tâm lý thua kém, tự ti, không xác định được phương hướng của cuộc đời dễ bị người khác lừa gạt, lôi kéo. => Hình thành một bộ phận thanh niên có tính cách bạc nhược, ăn bám, ỷ lại thậm chí là hư hỏng.

- Phải phân biệt giữa tự tin với tự phụ. Tin vào bản thân, khẳng định giá trị của mình không có nghĩa là tự phụ, huênh hoang, kiêu ngạo. Đánh giá được vị trí của mình trong cuộc sống không có nghĩa là coi thường người khác. Niềm tin vào bản thân càng không có nghĩa là bằng mọi cách để đạt được những điều mình muốn bất chấp cương thường đạo lý, bất chấp lẽ phải.

3. Liên hệ bản thân

Phải làm gì để xây dựng niềm tin vào bản thân

Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi: Bài đọc: (Xuý Vân vốn được cha mẹ sắp đặt gả cho Kim Nham, một học trò nghèo. Sau khi cưới, Kim Nham lên kinh dùi mài kinh sử; Xuý Vân buồn bã trong cảnh đợi chờ. Xuý Vân bị Trần  Phương - một gã nhà giàu phong tình tán tỉnh, xui nàng giả điên để thoát khỏi Kim Nham. Xuý Vân nghe theo.) XUÝ VÂN: […] Chị em ơi! Ra đây có phải xưng danh, không nào? (Đế(1)) Không xưng danh...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi:

Bài đọc:

(Xuý Vân vốn được cha mẹ sắp đặt gả cho Kim Nham, một học trò nghèo. Sau khi cưới, Kim Nham lên kinh dùi mài kinh sử; Xuý Vân buồn bã trong cảnh đợi chờ. Xuý Vân bị Trần  Phương - một gã nhà giàu phong tình tán tỉnh, xui nàng giả điên để thoát khỏi Kim Nham. Xuý Vân nghe theo.)

XUÝ VÂN: […]

Chị em ơi!

Ra đây có phải xưng danh, không nào?

(Đế(1)) Không xưng danh ai biết là ai?

XUÝ VÂN:

Bước chân vào, tôi thưa rằng vậy,

Chẳng giấu gì Xuý Vân là tôi.

Tuy dại dột, tài cao vô giá,

Thiên hạ đồn rằng tôi hát hay đã lạ,

Ai cũng gọi là cô ả Xuý Vân.

Phụ Kim Nham, say đắm Trần Phương,

 Nên đến nỗi điên cuồng rồ dại.

(Hát điệu con gà rừng(2)):

Con gà rừng, con gà rừng ăn lẫn với công,

Đắng cay chẳng có chịu được, ức!

Mà để láng giềng ai hay?

Bông bông dắt, bông bông díu,

Xa xa lắc, xa xa líu,

Láng giềng ai hay, ức bởi xuân huyên(3),

Chờ cho bông lúa chín vàng,

Để anh đi gặt, để nàng mang cơm.

Bông bông dắt, bông bông díu,

Xa xa lắc, xa xa líu,

Láng giềng ai hay, ức bởi xuân huyên.

(Tiếng trống nhịp nổi lên, Xuý Vân múa điệu bắt nhện, xe tơ, dệt cửi. Múa xong, Xuý Vân hát lên rồi cười và hát điệu sa lệch(4)…)

 (Trích Xuý Vân giả dại, chèo Kim Nham, Theo Tư liệu tham khảo văn học Việt  Nam, tập một – Văn học dân gian, BÙI VĂN NGUYÊN – ĐỖ BÌNH TRỊ chọn lọc, chú thích, giới thiệu, NXB Giáo dục, 1975) 

Chú giải:

(1) Đế: nói chêm vào lời của diễn viên trên sân khấu chèo (người nói là khán giả hoặc các diễn viên khác đứng sau sân khấu đối đáp với các diễn viên trên sân khấu).

(2) Điệu con gà rừng: một điệu hát chèo, thường được dùng khi muốn diễn tả nỗi niềm  đắng cay, bực tức của nhân vật.

(3) Xuân huyên: cha mẹ (xuân: một loại cây to, sống lâu, được dùng để chỉ người cha;  huyên: một loài cây lá nhỏ, dài, thường ví với mẹ).

(4) Điệu sa lệch: một điệu hát chèo, thường được dùng khi cần thể hiện tâm trạng lưu  luyến, nhớ thương hay ai oán.

Câu 1. Chỉ ra các chỉ dẫn sân khấu có trong đoạn trích trên.

Câu 2. Trong lời xưng danh, Xuý Vân kể điều gì về bản thân? Qua đoạn xưng danh, có thể  nhận ra những đặc điểm gì của sân khấu chèo?

Câu 3. Những câu hát sau cho thấy ước mơ gì của Xuý Vân?

     "Chờ cho bông lúa chín vàng,

     Để anh đi gặt, để nàng mang cơm."

Câu 4. Thực tế cuộc sống của Xuý Vân trong gia đình chồng như thế nào? Những câu hát nào  diễn tả điều đó?

Câu 5. Qua đoạn trích, em thử lí giải nguyên nhân vì sao Xuý Vân lại "Phụ Kim Nham, say đắm Trần Phương"? 

Câu 6. Theo em, Xuý Vân đáng thương hay đáng trách? Hãy câu trả lời trong đoạn văn ngắn  (khoảng 3 – 5 câu).

Câu 7. Nếu nhân vật Xuý Vân sống ở thời hiện đại, theo em, nàng có thể chọn cách giải thoát  cho bi kịch của bản thân như thế nào?

 

1
18 tháng 12 2023

câu1: 

-Các chỉ dẫn sân khấu (nói lệch; vỉa; hát quả giang; đế)

câu2:

-Xúy Vân kể về bản thân: Cô là người có tài cao, hát hay nhưng vì say đắm Trần Phương mà đã phụ tình Kim Nham để rồi kết cục trở thành người điên dại.

-

Đặc điểm của sân khấu chèo thể hiện qua đoạn xưng danh của Xúy Vân:

- Xưng danh: nhân vật tự giới thiệu bản thân.

- Sự tương tác: nhân vật không diễn thao thao bất tuyệt mà có sự tương tác với khán giả thông qua các câu hỏi tu từ, lời tự sự.