K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 11 2022

-tác giả là Bằng Việt sinh 1941 quê ở hà nội, thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kháng chiến chống Mĩ

- hoàn cảnh sáng tác: năm 1963 khi nha thơ đang là sinh viên đang học tập xa nước

- Bố cục chia làm 4 phần: 

+) Phần 1: ( ba khổ thơ đầu) : Hình ảnh khới nguồn cảm xúc

+) Phần 2: ( 4 khổ tiếp): Hồi tưởng kỉ niệm về bà và tình bà cháu.

+) Phần 3: ( 2 khổ nối tiếp): Suy ngẫm về bà và cuộc đời của bà

+) Phần 4: ( khổ thơ cuối) : Nói về tác giả đã trưởng thành, đi xa, đứa cháu vẫn không nguôi nhớ về bà.

                       1 SỐ CÂU TRẢ LỜI ĐỂ CÁC BẠN DỄ SỌA BÀI HƠN :33

14 tháng 11 2022

-TG: Bằng Việt tên khai sinh là Nguyễn Việt Bằng, sinh năm 1941, quê ở huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây(Hà Nội). Ông làm thơ từ đầu những năm 60 và thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Hiện nay ông là Chủ tịch Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội.

-Bài thơ sáng tác năm 1963, khi TG đang là sinh viên nghành luật ở Liên Xô, được đưa vào tập Hương cây-Bếp lửa năm 1968, tập thơ đầu tay của ông và Lưu Quang Vũ.

-Bố cục chia làm 4 phần

+ khổ đầu: Hồi tưởng về bà và bếp lửa

+ 4 khổ tiếp: Kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà

+ khổ tiếp: Những suy ngẫm về bà và bếp lửa

+ khổ cuối: tình cảm của cháu với bà và bếp lửa

Mong lời giải của mình giúp ích cho bạn ^^

Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác,len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm sụi với nhau.Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làngViệt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấytuổi đầu… Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên:- Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm...
Đọc tiếp

Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác,
len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm sụi với nhau.
Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng
Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy
tuổi đầu… Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên:
- Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian
bán nước để nhục nhã thế này.
Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái
bọn ở làng lại đốn đến thế được. Ông kiểm điểm từng người trong óc. Không mà, họ toàn
là những người có tinh thần cả mà. Họ đã ở lại làng, quyết tâm, một sống một chết với
giặc, có đời nào lại cam tâm làm điều nhục nhã ấy!...
Nhưng sao lại nảy ra cái tin như vậy được? Mà thằng Chánh Bệu thì đích là người
làng không sai rồi. Không có lửa làm sao có khói? Ai người ta hơi đâu bịa tạc ra những
chuyện ấy làm gì. Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian! Rồi đây biết làm ăn, buôn
bán ra sao? Ai người ta chứa. Ai người ta buôn bán mấy. Suốt cả cái nước Việt Nam này
người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước… Lại còn bao nhiêu
người làng, tan tác mỗi người một phương nữa, ko biết họ đã rõ cái cơ sự này chưa?
1. Chỉ ra 1 câu ghép trong đoạn trích trên. Phân tích cấu trúc ngữ pháp của câu để
chứng minh đó là câu ghép.
2. Chỉ ra 1 câu thuộc ngôn ngữ độc thoại và 1 câu thuộc ngôn ngữ độc thoại nội tâm
trong đoạn trích trên.
3. Chỉ ra một thành ngữ trong đoạn trích và nêu tâm trạng của nhân vật ông Hai qua
thành ngữ đó.

0
14 tháng 11 2022

kể chuyện có yếu tố biểu cảm, miêu tả, miêu tả nội tâm.

HK thêm nghị luận

18 tháng 11 2022

Kể lại vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều 

 đóng vai Thúy Kiều để kể lại tâm trạng của Kiều khi ở lầu Ngưng Bích

Câu 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:“Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây…”, cái câu nói của người đàn bà tản cư hôm trước lại dội lên trong tâm trí ông. Hay là quay về làng?… Vừa chớm nghĩ như vậy, lập tức ông lão phản đối ngay. Về làm gì ở cái làng ấy nữa. Chúng nó theo Tây cả rồi. Về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ… Nước mắt ông lão giàn ra. Về làng tức là chịu quay lại làm nô lệ cho...
Đọc tiếp

Câu 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây…”, cái câu nói của người đàn bà tản cư hôm trước lại dội lên trong tâm trí ông. 
Hay là quay về làng?… 
Vừa chớm nghĩ như vậy, lập tức ông lão phản đối ngay. Về làm gì ở cái làng ấy nữa. Chúng nó theo Tây cả rồi. Về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ… 
Nước mắt ông lão giàn ra. Về làng tức là chịu quay lại làm nô lệ cho thằng Tây(…) 
Ông Hai nghĩ rợn cả người. Cả cuộc đời đen tối, lầm than cũ nổi lên trong ý nghĩ ông. Ông không thể về cái làng ấy được nữa. Về bây giờ ra ông chịu mất hết à? Không thể được! Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù.” 

a. Đoạn trích trên thuộc tác phầm nào, của tác giả nào? Ghi rõ thời gian sáng tác tác phẩm?  Nêu tình huống truyện cơ bản của tác phẩm trên. 
b.Câu “Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây..” là lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp? 
c. Em học được gì từ ông hai qua đoạn trích làng

Câu 3:

.       Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:

          “...Đến lúc chia tay, mang ba lô lên vai, sau khi bắt tay hết mọi người, anh Sáu mới đưa mắt nhìn con, thấy nó đứng trong góc nhà. Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như cũng lại sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó. Anh nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu. Tôi thấy đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao.

- Thôi! Ba đi nghe con! - Anh Sáu khe khẽ nói.

Chúng tôi, mọi người - kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên:

- Ba…a…a…ba!

         Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng “ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba” như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang tay ôm chặt lấy cổ ba nó”.

                                                                                                   ( Ngữ văn 9, tập 1)

a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?

b. Câu văn “Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa” sử dụng các biện pháp tu từ nào? Tác dụng của các biện pháp tu từ đó.

c. Qua đoạn trích em có cảm nhận gì về tình cảm của cha con anh Sáu?

0
Câu 1: Đọc khổ thơ sau và trả lời câu hỏi:Không có kính rồi xe không có đènKhông có mui xe thùng xe có xướcXe vẫn chạy vì miền Nam phía trướcChỉ cần trong xe có một trái tim.                                                                              (Ngữ văn 9, tập I)      a. Khổ thơ trên trích từ văn bản nào? Ai là tác giả? b. Nêu nội dung chính của văn bản ấy.c. Chỉ ra phép tu từ và nêu tác dụng của biện pháp ấy trong hai...
Đọc tiếp

Câu 1: Đọc khổ thơ sau và trả lời câu hỏi:

Không có kính rồi xe không có đèn

Không có mui xe thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

Chỉ cần trong xe có một trái tim.

                                                                              (Ngữ văn 9, tập I)     

a. Khổ thơ trên trích từ văn bản nào? Ai là tác giả?

b. Nêu nội dung chính của văn bản ấy.

c. Chỉ ra phép tu từ và nêu tác dụng của biện pháp ấy trong hai câu thơ:

“Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

Chỉ cần trong xe có một trái tim.”

d.Từ văn bản em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của thanh niên trong giai đoạn hiện nay.                             

Câu 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây…”, cái câu nói của người đàn bà tản cư hôm trước lại dội lên trong tâm trí ông. 
Hay là quay về làng?… 
Vừa chớm nghĩ như vậy, lập tức ông lão phản đối ngay. Về làm gì ở cái làng ấy nữa. Chúng nó theo Tây cả rồi. Về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ… 
Nước mắt ông lão giàn ra. Về làng tức là chịu quay lại làm nô lệ cho thằng Tây(…) 
Ông Hai nghĩ rợn cả người. Cả cuộc đời đen tối, lầm than cũ nổi lên trong ý nghĩ ông. Ông không thể về cái làng ấy được nữa. Về bây giờ ra ông chịu mất hết à? Không thể được! Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù.” 

a. Đoạn trích trên thuộc tác phầm nào, của tác giả nào? Ghi rõ thời gian sáng tác tác phẩm?  Nêu tình huống truyện cơ bản của tác phẩm trên. 
b.Câu “Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây..” là lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp? 
c. Em học được gì từ ông hai qua đoạn trích làng

Câu 3:

.       Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:

          “...Đến lúc chia tay, mang ba lô lên vai, sau khi bắt tay hết mọi người, anh Sáu mới đưa mắt nhìn con, thấy nó đứng trong góc nhà. Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như cũng lại sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó. Anh nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu. Tôi thấy đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao.

- Thôi! Ba đi nghe con! - Anh Sáu khe khẽ nói.

Chúng tôi, mọi người - kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên:

- Ba…a…a…ba!

         Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng “ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba” như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang tay ôm chặt lấy cổ ba nó”.

                                                                                                   ( Ngữ văn 9, tập 1)

a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?

b. Câu văn “Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa” sử dụng các biện pháp tu từ nào? Tác dụng của các biện pháp tu từ đó.

c. Qua đoạn trích em có cảm nhận gì về tình cảm của cha con anh Sáu?

0
Câu 1: Đọc kỹ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:               " ...  Sau đó anh lấy vỏ đạn hai mươi li của Mĩ, đập mỏng làm thành một cây cưa nhỏ, cưa khúc ngà thành từng miếng nhỏ. Những lúc rỗi, anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc. Chẳng hiểu sao tôi thích ngồi nhìn anh làm và cảm thấy vui vui khi thấy bụi ngà rơi mỗi lúc một nhiều. Một ngày, anh cưa...
Đọc tiếp

Câu 1: Đọc kỹ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

               " ...  Sau đó anh lấy vỏ đạn hai mươi li của Mĩ, đập mỏng làm thành một cây cưa nhỏ, cưa khúc ngà thành từng miếng nhỏ. Những lúc rỗi, anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc. Chẳng hiểu sao tôi thích ngồi nhìn anh làm và cảm thấy vui vui khi thấy bụi ngà rơi mỗi lúc một nhiều. Một ngày, anh cưa được một vài răng. Không bao lâu sau, cây lược được hoàn thành...”

                                                                            ( Trích Ngữ văn 9, tập 1)

 

a. Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào, tác giả là ai?

b. Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn văn? Cho biết thể loại của văn bản có đoạn trích trên?

c. Nêu nội dung chính của đoạn trích?

d. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu văn: "Những lúc rỗi, anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc". 

e.  Hình ảnh chiếc lược có ý nghĩa như thế nào với ông Sáu?

Câu 2

a. Nêu ý nghĩa của bài thơ Đồng Chí?

b. Qua bài thơ Đồng Chí em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của thanh niên đối với đất nước?

Câu 3:

a.     Kể tên các phương châm hội thoại đã học?

b.     Giải thích nghĩa của câu thành ngữ sau: Ăn ốc nói mò, cho biết câu thành ngữ vi phạm phương châm hội thoại nào?

1
14 tháng 11 2022

Nghĩa là nói không chuẩn xác ,một cách hù dọa không có căn cứ.Vi phạm phương châm về chất

Câu 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới:                “Cả làng chúng nó Việt gian, theo Tây…” cái câu nói của người đàn bà tản cư hôm trước lại dội lên trong tâm trí ông. Hay là quay về làng?… Vừa chớm nghĩ như vậy, lập tức ông lão phản đối ngay. Về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nó theo Tây cả rồi. Về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ… Nước mắt ông giàn ra. Về làng tức là chịu quay lại...
Đọc tiếp

Câu 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

                “Cả làng chúng nó Việt gian, theo Tây…” cái câu nói của người đàn bà tản cư hôm trước lại dội lên trong tâm trí ông. Hay là quay về làng?… Vừa chớm nghĩ như vậy, lập tức ông lão phản đối ngay. Về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nó theo Tây cả rồi. Về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ… Nước mắt ông giàn ra. Về làng tức là chịu quay lại làm nô lệ cho thằng Tây. Ông lão nghĩ ngay đến mấy thằng kì lí chuyên môn khua khoét ngày trước lại ra vào hống hách trong cái đình…” 

                                                                                 ( Ngữ văn 9, tập 1)

a. Đoạn trích được trích trong văn bản nào? Nêu tên tác giả văn bản?

b. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì? Nêu nội dung đoạn văn trên?
c. Câu “Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây..” sử dụng cách dẫn nào? Vì sao?

d. Qua đoạn văn em có cảm nhận gì về tình cảm ông Hai dành cho làng?

 

Câu 2:             

a. Nêu ý nghĩa của Bài thơ Tiểu đội xe không kính?

b. Qua bài thơ Tiểu đội xe không kính em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của thanh niên đối với đất nước?

Câu 3:

a.     Kể tên các phương châm hội thoại đã học?

b.     Giải thích nghĩa của câu thành ngữ sau: Ông nói gà bà nói vịt, cho biết câu thành ngữ vi phạm phương châm hội thoại nào?

0
14 tháng 11 2022

tham khảo

Con người muốn trưởng thành và hoàn thiện bản thân thì bên cạnh cách rèn luyện những tri thức cần thiết để theo đuổi ước mơ cũng rất cần nuôi dưỡng tâm hồn để có thể cảm nhận được trọn vẹn vẻ đẹp của cuộc sống. Và những tác phẩm văn học ra đời có nhiệm vụ ươm mầm cho cảm xúc con người. Chính vì thế, ý kiến: “Mỗi tác phẩm lớn như rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng” hoàn toàn đúng đắn và chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu xa.

Để hiểu hơn về ý nghĩa câu nói, trước hết ta cần cắt nghĩa, lí giải từng thành tố. Tác phẩm lớn chính là những tác phẩm mang dấu ấn của từng giai đoạn, từng thời kì, mở ra trước mắt người đọc những hiểu biết phong phú về cuộc sống xã hội con người, hướng con người đến những điều tốt đẹp. Vẻ đẹp thẩm mĩ của tác phẩm làm lay động bao trái tim người đọc và có sức sống lâu bền với thời gian. Còn ánh sáng của tác phẩm là cảm xúc, tâm sự, tấm lòng, tinh thần của thời đại… mà nhà văn đã chuyển hoá vào trong tác phẩm. Ánh sáng ấy có khả năng kì diệu trong việc tác động vào nhận thức, tư tưởng, tình cảm của ta, chiếu toả soi rọi vào sâu thẳm tâm trí ta, làm thay đổi mắt ta nhìn, óc ta nghĩ… Mỗi tác phẩm mang một ánh sáng riêng in đậm dấu ấn, phong cách riêng của nhà văn, từ cách đặt vấn đề, giải quyết vấn đề, bày tỏ quan điểm, cách nhìn cuộc sống đều mang nét riêng độc đáo giúp cho độc giả có cái nhìn chân thực về nhiều khía cạnh khác nhau của cuộc sống và từ đó hình thành ra nhiều nét cảm xúc khác nhau đối với mỗi người. Từ đây ta có thể khẳng định, tác phẩm văn học nói riêng và văn học nói chung có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng và to lớn đối với việc giúp con người nhận thức, nuôi dưỡng tình cảm, tâm hồn.

Tuổi học trò được cắp sách đến trường là một đặc ân của những người trẻ như chúng ta. Thật vinh dự khi ta được tiếp thu tinh túy từ những tác phẩm văn học nổi bật đã được chọn lọc kĩ lưỡng để đưa vào chương trình sách giáo khoa. Mỗi văn bản đều có nội dung, ý nghĩa và bài học riêng nhưng chúng đều điều hướng con người đến mục đích cuối cùng là biết nói lời hay, làm việc tốt, biết sống tình cảm. Nếu Chuyện người con gái Nam Xương khiến cho độc giả thêm thấu cảm, yêu thương, trân quý hình ảnh người phụ nữ trong xã hội cũ tài sắc vẹn toàn nhưng có số phận bất hạnh vì họ phải chịu nhiều khó khăn, bất công thì sang đến Lặng lẽ Sa Pa ta lại thêm ngưỡng mộ một anh thanh niên luôn cống hiến hết mình cho tổ quốc với tinh thần lạc quan, vui vẻ hiếm thấy. Hay như truyện ngắn Chiếc lược ngà khiến ta không khỏi bùi ngùi, xúc động vì tình cảm cha con thắm thiết, sâu sắc cùng những nét cá tính của bé Thu đã lấy đi nước mắt của bao thế hệ học sinh. Hay như tình cảm đồng chí, đồng đội gắn bó keo sơn, thắm thiết nhất dù trong hoàn cảnh chiến đấu vô cùng khó khăn, khắc nghiệt qua bài thơ Đồng chí đã giúp ta thêm thấu hiểu, yêu thương và trân trọng nền hòa bình, độc lập mà ta đang hiện có để có thêm động lực phấn đấu vì một tương lai tươi sáng hơn. Dù là khai thác ở bất cứ đề tài, khía cạnh nào đi nữa thì mỗi tác phẩm cũng đều giúp con người có những tình cảm, suy tư khác nhau để từ đó xem xét lại cách sống, suy nghĩ của bản thân sao cho tốt đẹp, tích cực hơn.

Với những ý nghĩa, vai trò to lớn của mình đối với con người và xã hội, những tác phẩm văn học xứng đáng được tôn vinh, ngợi ca và lưu truyền nhiều thế hệ. Mỗi chúng ta được sống trong thời bình như hiện nay, với cuộc sống no đủ, điều kiện thuận lợi để phát triển bản thân cũng như có một kho tàng văn học phong phú, đa dạng để tiếp thu, học hỏi thì hãy nỗ lực hết sức mình để hoàn thiện bản thân, để có thể cống hiến những điều tốt đẹp nhất cho nhân loại.

14 tháng 11 2022

Phép nối: "nhưng".

phép thế: "khi một mình".

Thái độ sống tích cực chính là chìa khóa của hạnh phúc mà qua đó bạn nhìn cuộc đời tốt hay xấu, đưa đến cho bạn những cách nhìn nhận và giải quyết vấn đề khác nhau. Nếu người có thái độ tích cực nhìn cuộc sống bằng lăng kính lạc quan, màu sắc rực rỡ, thì người tiêu cực lại chỉ thấy một màu xám xịt, ảm đạm mà thôi. Thái độ sống tích cực còn giúp ta nhìn được những cơ hội trong khó khăn cũng...
Đọc tiếp
Thái độ sống tích cực chính là chìa khóa của hạnh phúc mà qua đó bạn nhìn cuộc đời tốt hay xấu, đưa đến cho bạn những cách nhìn nhận và giải quyết vấn đề khác nhau. Nếu người có thái độ tích cực nhìn cuộc sống bằng lăng kính lạc quan, màu sắc rực rỡ, thì người tiêu cực lại chỉ thấy một màu xám xịt, ảm đạm mà thôi. Thái độ sống tích cực còn giúp ta nhìn được những cơ hội trong khó khăn cũng như không cảm thấy khó chịu, than trách cuộc sống. Ngoài ra, thái độ sống tích cực còn có thể giúp cho chúng ta cảm thấy yêu đời, yêu cuộc sống và biết quan tâm những người xung quanh hơn. Người có thái độ sống không tốt thường nhìn nhận tiêu cực về các vấn đề, họ cho rằng không thể giải quyết được và tự tăng mức độ trầm trọng lên. Những người này luôn chú ý đến những nhược điểm của bản thân, có thái độ nuối tiếc, suy nghĩ về những điều mất mát và lo sợ điều tồi tệ sẽ xảy đến. (Mac Anderson, Điều kì diệu của thái độ sống, NXB Tổng Hợp TP.HCM, Thực hiện các yêu cầu: Câu 1 (0.5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2 (0,5 điểm): Chỉ ra hai từ láy được sử dụng trong đoạn trích. Câu 3 (0.5 điểm): Chỉ ra sự khác biệt giữa người có thái độ sống tích cực và người có thái độ sống tiêu cực. Câu 4 (0,5 điểm): Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu văn sau và cho biết nó thuộc kiểu câu gì: Nếu người có thái độ tích cực nhìn cuộc sống bằng lăng kính lạc quan, màu sắc rực rỡ, thì người tiêu cực lại chỉ thấy một màu xám xịt, ảm đạm mà thôi. Câu 5 (1.0 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: Thái độ sống tích cực còn giúp ta nhìn được những cơ hội trong khó khăn cũng như không cảm thấy khó chịu, than trách cuộc sống. Ngoài ra, thái độ sống tích cực còn có thể giúp cho chúng ta cảm thấy yêu đời, yêu cuộc sống và biết quan tâm những người xung quanh hơn. Câu 6 (1 điểm). Anh chị đồng tình hay không đồng tình với quan điểm sau của tác giả, lý giải vì sao? Thái độ sống tích cực chính là chìa khóa của hạnh phúc
2
13 tháng 11 2022

e đang cần gấp giúp e với huhu 

 

CT
Cô Tú Anh
Giáo viên
14 tháng 11 2022

1. Nghị luận

2. Rực rỡ, xám xịt

3. Người có thái độ sống tích cực nhìn cuộc sống bằng lăng kính lạc quan, màu sắc rực rỡ còn người tiêu cực lại chỉ thấy một màu xám xịt, ảm đạm mà thôi.

4. 

Nếungười có thái độ tích cựcnhìn cuộc sống bằng lăng kính lạc quan, màu sắc rực rỡthìngười tiêu cựclại chỉ thấy một màu xám xịt, ảm đạm mà thôi
Quan hệ từchủ ngữ 1vị ngữ 1quan hệ từchủ ngữ 2vị ngữ 2

5. BPTT: điệp cấu trúc "thái độ sống tích cực...giúp ta".

=> Tác dụng: nhấn mạnh, đề cao ý nghĩa, vai trò của thái độ sống với cuộc sống con người.

6. Em có thể đồng tình hoặc không. Nếu đồng tình thì nghị luận theo hướng khẳng định thái độ sống là chìa khoá của hạnh phúc, lí giải vì sao. Còn không đồng tình thì có thể NL theo hướng chỉ ra để hạnh phúc ta cần những yếu tố khác nữa...