K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 5 2024

 

  • "Tuổi trẻ"của Xuân Diệu: Thể hiện khát vọng sống mãnh liệt, hăng say, yêu đời, trân trọng tuổi trẻ của con người.
  • "Sống chết mặc bay"của Nguyễn Quang Sáng: Phê phán thói vô trách nhiệm, ích kỷ của tầng lớp thống trị, đồng thời đề cao tinh thần yêu nước, ý thức trách nhiệm của người nông dân.
  • "Chiếc lược ngà"của Nguyễn Quang Sáng: Ca ngợi tình phụ tử thiêng liêng, bất diệt, đồng thời thể hiện niềm tin vào tương lai tươi sáng của dân tộc.
  • "Lặng lẽ trên Sông Đông"của M.A. Sholokhov: Khắc họa hình ảnh những con người bình dị nhưng có ý chí phi thường, góp phần bảo vệ Tổ quốc trong chiến tranh.
  • "Bài ca hi vọng" của Tố Hữu: Thể hiện niềm tin vào tương lai tươi sáng của dân tộc, khích lệ con người sống có ý chí, nghị lực, vượt qua mọi khó khăn thử thách.

Phim ảnh:

  • "Đất nước đứng lên"(1972): Miêu tả quá trình gian khổ, anh dũng của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
  • "Em bé Hà Nội"(1948): Hình ảnh bé gái Kim Lan dũng cảm, ngoan cường trước máy bay địch đã trở thành biểu tượng cho tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
  • "Cánh đồng hoang"(1979): Phản ánh hiện thực cuộc sống của người nông dân sau chiến tranh, đồng thời khẳng định sức sống mãnh liệt và ý chí vươn lên của họ.
  • "Bi, đừng sợ!"(2010): Truyền tải thông điệp về lòng dũng cảm, tinh thần lạc quan và ý chí vượt qua nghịch cảnh.
  • "Hai Phượng"(2019): Thể hiện sức mạnh của người phụ nữ Việt Nam, sẵn sàng hy sinh bản thân để bảo vệ con và chống lại cái ác.

 

20 tháng 5 2024

MÌNH CẦN GẤP Ạ 

HUHU

 

20 tháng 5 2024

TK:

Nhắc tới tình cảm gia đình người ta thường nói tới tình mẫu tử, nhưng có thứ tình cảm cũng không thua kém gì đó là tình phụ tử. Truyện ngắn "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng là truyện ngắn hay khắc họa tính cách nhân vật và tình cảm cha con sâu sắc.

Ông Sáu, một hình tượng đẹp về người cha hy sinh cả cuộc đời để gìn giữ tình cha con bất diệt, dù chiến tranh, hình thức bên ngoài có thay đổi thì tình cảm đó chưa bao giờ phai nhạt trong người đàn ông này. Nhớ con, thương con vô hạn, Sau tám năm xa nhà đi kháng chiến, bé Thu lên tám tuổi thì ông Sáu người cha xa biệt con từng ấy thời gian giờ mới có dịp về phép thăm nhà, gặp mặt đứa con gái đầu lòng mà ông vô cùng thương nhớ,ông nghĩ rằng đó là động lực để ông cố gắng chiến đấu. Khi vừa cập bến tàu, nhìn thấy Thu ông đã vội cất tiếng gọi con cùng với điệu bộ "vừa bước, vừa khom người đưa tay chờ đón con", có lẽ lúc này ông rất vui và xúc động, hạnh phúc, tin rằng đứa con sẽ đến với mình. Nhưng oái oăm thay bé Thu đã từ chối, chạy và kêu thét lên gọi má khiến ông Sáu vô cùng buồn bã, thất vọng, đau đớn.

Và trong hai ngày phép ở lại cùng con ngắn ngủi, ông Sáu đã làm hết sức của mình không đi đâu chỉ quanh quẩn ở nhà với con, chăm sóc con nhưng bé Thu không nhận cha khiến ông vô cùng buồn,... nhưng ông sẵn lòng tha thứ cho con. Ông cứ nghĩ về tới nhà con sẽ chạy lại ôm ông và chia sẻ với ông những điều mà ông xa nó trong từng ấy thời gian nhưng tình yêu thương của người cha dành cho con trở nên bất lực khi ông Sáu đánh con bé một cái vào mông vì nó đã hất miếng trứng cá mà ông gắp ra khỏi bát cơm làm cơm văng tung toé, rồi nó bỏ đi sang nhà ngoại, vừa đi vừa vùng vằng, đánh đổ một số thứ đồ kêu loạng choạng để báo cho ông biết là hãy để nó yên.

Nhưng rồi, cuộc vui nào cũng phải tàn, dù không được con bé chấp nhận và yêu thương, nhưng đối với ông thời gian ngắn ngủi đó cũng khiến ông vơi đi nỗi nhớ về con sau 8 năm xa cách đằng đẵng. Cho đến lúc chia tay, ông nhìn con trìu mến lẫn buồn rầu "Đôi mắt của người cha giàu tình thương yêu, độ lượng, có phần thất vọng, sợ con không đón nhận tình cảm của mình. Nhưng rồi như có một thứ sức mạnh nào khiến bé Thu gọi ông là cha trong tiếng khóc nghẹn ngào, em hôn lên tất cả những gì em với tới và hôn ngay vào vết thẹo trên khuôn mặt ông,trước cử chỉ của bé Thu, "Anh Sáu một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt rồi hôn lên mái tóc con". Có thể nói rằng những giọt nước mắt của hai cha con đang rơi đó là giọt nước mắt sung sướng, hạnh phúc của một người cha cảm nhận được tình ruột thịt từ con mình.

Đặc biệt tình cảm ông dành cho con gái của mình là lúc con đã dành thời gian rảnh rỗi của mình để làm cho con cái lược ngà, tình cảm của ông Sáu với con đã được thể hiện tập trung và sâu sắc ở phần sau của truyện, khi ông Sáu ở trong rừng, tại khu căn cứ.

Dù đã xa con thật rồi, nhưng khi trở về căn cứ, ông lại có cảm giác nỗi nhớ thương xen lẫn sự day dứt, ân hận ám ảnh ông suốt nhiều ngày vì ông đã đánh con khi nóng giận. Ông không nghĩ mình sẽ đánh con vì ông đúng là một người cha hiền lành, nhân hậu, biết nâng niu tình cảm cha con, nhưng có lẽ ông quá yêu con, bất lực nên ông mới hành động như thế. Rồi lời dặn của đứa con: "Ba về, ba mua cho con một cây lược ngà nghe ba!" đã thúc đẩy ông nghĩ đến việc làm một chiếc lược ngà dành cho con. Chứng tỏ ông rất chiều con và luôn giữ lời hứa với con. Đó là biểu hiện tình cảm trong sáng và sâu nặng của người cha.

Ông đã hạnh phúc biết bao nhiêu khi kiếm được khúc ngà, anh vui sướng như đứa trẻ được quà, rồi để hết tâm trí, công sức vào việc làm cây lược, cưa răng, chuốt bóng, khắc chữ... tỉ mỉ, cần mẫn, công phu. Lòng yêu con đã biến người chiến sĩ thành một nghệ nhân - nghệ nhân chỉ sáng tạo một tác phẩm duy nhất trong cuộc đời. Cho nên nó không chỉ là chiếc lược xinh xắn và quý giá mà đó là chiếc lược kết tụ tất cả tình phụ tử mộc mạc mà đằm thắm, sâu xa, đơn sơ mà kỳ diệu làm sao! Chiếc lược ngà thiêng liêng đã làm dịu nỗi ân hận và ánh lên niềm hy vọng khắc khoải sẽ có ngày anh Sáu được gặp lại con, trao tận tay nó món quà kỷ niệm này.

Nhưng chiến tranh thật tàn nhẫn, nó là thứ độc ác khiến tình cảm cha con sâu nặng trở thành thứ tình cảm thật đáng thương, anh không kịp đưa cho đứa con gái của mình cây lược ngà đến tận tay cho con, người cha ấy đã hy sinh trong một trận càn. Trước khi vĩnh biệt con,ông vẫn không quên nhờ người đưa cho con gái giúp ông, ông Sáu vẫn nhớ chiếc lược, đã chuyển nó cho người bạn như một cử chỉ chuyển giao sự sống, một sự uỷ thác, là ước nguyện cuối cùng của người bạn thân: ước nguyện của tình phụ tử. Điều đó đúng như ông Ba nói: "Chỉ có tình cha con là không thể chết được". Đó là điều trăng trối không lời, nó rõ ràng và thiêng liêng hơn cả một lời di chúc.

Có lẽ chiến tranh là thứ khiến chúng ta xa cách nhau, nó gây ra cho đồng loại những nỗi đau về thể xác và tâm hồn. Ông Sáu quả là một người cha chịu nhiều thiệt thòi nhưng vô cùng độ lượng và tận tụy vì tình yêu thương con. Một người cha để bé Thu suốt đời yêu quý và tự hào.

20 tháng 5 2024

1.gió thổi qua cánh đồng lúa chín vàng như chia hương tỏa khắp nẻo đường.

20 tháng 5 2024

2.mưa rơi nhẹ nhàng như giọt sương xuân

19 tháng 5 2024

Theo em, trong cuộc sống, một người tốt là người biết quan tâm và giúp đỡ người khác một cách chân thành, không toan tính. Họ luôn hành động với lòng nhân ái, tôn trọng và đối xử công bằng với mọi người xung quanh. Một người tốt cũng là người có trách nhiệm, giữ lời hứa và làm việc hết mình vì lợi ích chung của cộng đồng. Họ biết lắng nghe và thấu hiểu cảm xúc của người khác, sẵn sàng chia sẻ và đồng cảm. Sự khiêm tốn và trung thực cũng là những phẩm chất quan trọng của một người tốt. Họ không ngừng học hỏi, hoàn thiện bản thân và luôn sống lạc quan, mang lại năng lượng tích cực cho mọi người xung quanh.

19 tháng 5 2024

Tham khảo:

  Tôi rất thích câu thơ của một nhà thơ khuyết danh về tình thương yêu và sự hi sinh của cha mẹ “Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ/ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha”. Nếu mẹ là người yêu thương ta vô bờ bến, thì cha là người âm thầm hi sinh, gánh bao nhọc nhằn, khổ cực cuộc đời để nuôi nấng ta thành người. Tôi thích câu thơ ấy, bởi mỗi khi nghe nó, tôi lại nghĩ về người ba thân yêu của mình.

      Ba tôi năm nay gần bốn mươi tuổi, độ tuổi mà con người ta cường tráng nhất, oai phong nhất. Dáng người ba cân đối với vẻ cao ráo cùng làn da nâu toát lên vẻ khỏe khoắn. Khuôn mặt góc cạnh tạo nên nét cương nghị, nghiêm khắc của một người đàn ông trưởng thành. Khuôn mặt ấy đã in hằn những dấu vết lam lũ của cuộc đời như một vài vết sẹo hay vệt nám nơi gò má. Đôi mắt sâu hoằm nhưng vô cùng linh hoạt. Ánh mắt của ba lúc thì nghiêm nghị, lúc thì đầy ắp thương yêu. Chiếc mũi cao giúp khuôn mặt ba trở nên điển trai, phong độ. Chiếc mũi rất hợp với nụ cười bừng sáng.

      Là một kĩ sư, bố tôi có đôi tay chai sạn. Những ngón tay bây giờ như to hơn, chẳng còn vẻ thon dài của bàn tay chàng thư sinh ngày trước. Lòng bàn tay thô ráp, nhưng chẳng hiểu sao, tôi rất thích nắm đôi bàn tay ấy. Dường như khi đặt bàn tay nhỏ bé của mình trong đó, tôi cảm nhận được bao vất vả mà ba đã trải qua. Mẹ tôi kể, những ngày đầu tôi chập chững bước những bước đầu tiên, ba chính là người dìu dắt tôi. Không may, tôi bị ngã, ba chạy vội sang ôm tôi vào lòng. Ngày đó còn bé, chỉ biết òa khóc kêu mấy tiếng “ba…ba…”. Khi lớn hơn, có lần tôi bị ngã xe, ba không còn vỗ về tôi như ngày đó. Ba nhìn tôi nghiêm khắc và mắng. Tôi vẫn òa khóc, khóc bởi giận dỗi. Sau đó, tôi hiểu, ba vì lo lắng quá cho tôi, muốn tôi chững chạc trong những bước đi trên đường đời dài phía trước.

      Ba là người mà tôi kính trọng nhất. Dù đi hết cuộc đời, hình ảnh người ba quanh năm mệt nhọc vì gia đình sẽ luôn ghi dấu trong trái tim tôi. Tôi nguyện cầu cho người cha của cuộc đời sẽ luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và an yên. 

Nhà mình hình như là giống cái, nên đẻ sai. Nhà trước nhà sau sẵn rồi, lâu lâu ba mình lại nối thêm vài ba căn nữa, nào là nhà kho, mái che sàn nước, chái nấu bếp củi… Cây có sẵn trong vườn làm nên kèo cột, tận dụng những tấm tôn cũ, chỉ lá lợp mái hay dừng vách đôi khi phải mua,… ba dựng lên những chái nhà nho nhỏ đầy ngẫu hứng. Chúng giản dị, nhẹ nhõm, không tham vọng, Chỗ này...
Đọc tiếp

Nhà mình hình như là giống cái, nên đẻ sai. Nhà trước nhà sau sẵn rồi, lâu lâu ba mình lại nối thêm vài ba căn nữa, nào là nhà kho, mái che sàn nước, chái nấu bếp củi… Cây có sẵn trong vườn làm nên kèo cột, tận dụng những tấm tôn cũ, chỉ lá lợp mái hay dừng vách đôi khi phải mua,… ba dựng lên những chái nhà nho nhỏ đầy ngẫu hứng. Chúng giản dị, nhẹ nhõm, không tham vọng, Chỗ này để cất những vật dụng lâu không dùng tới, chỗ kia cánh phụ nữ hay ngồi rửa rau làm cá nên cần che chắn nắng mưa, chỗ kia nữa để nấu nướng cho hết mớ củi vụn, bẹ dừa khô… nằm lổn nhổn ở vườn sau. Nhưng những chái nhà không tồn tại đơn điệu như tên gọi, bước vào kho là vấp chân vào kỉ niệm; sàn nước ban trưa gió lộng là chỗ mấy má con ưa ngồi hong tóc, nhổ những sợi bạc, hoặc bày ra đĩa xoài chua, cóc chua chấm muối ớt. Và nơi đặt mấy cái cà ràng khói ám má mình giăng cái võng dù tranh thủ ngã lưng trong lúc chờ cơm sôi, chờ khoai chín trong nồi.

          Ngó thấy má nằm trong khói bếp cay mù chắc là ba thấy áy náy, thấy ngứa ngáy chân tay. Bên hè lại mọc lên căn nhà hai mái lợp lá dày, bốn bề trống trơn không phên vách. Ba nói “ Làm chỗ này cho má mầy giăng võng nằm chơi”. Món quà ba dành cho má nhưng ai đấy đều mê. Nhà có năm người mà treo gần chục cái võng, chia nhau nằm không hết, để võng trống cho gió thốc thấu quăng quật tơi bời.

          Trước cả nhà chỉ gặp nhau ở mâm cơm, giờ buổi chạng vạng trong nhà võng cũng đông đủ mặt. Muỗi cỏ bay dìu dặt, ba quạt cái mẻ ung. Nằm giữa đám khói thơm thơm phảng phất từ mấy gộc củi mục, trong tiếng võng kêu cót két cọt kẹt, trong gió hiu hiu, mưa liu riu, chỉ thiếu tiếng ai đó ầu ơ là đủ bộ sướng rồi.

(Trích Một gian nhớ đầy – In trong tập Bánh trái mùa xưa, Nguyễn Ngọc Tư, NXB Hội Nhà Văn

Thông điệp mà tác giá muốn gửi đến người đọc qua đoạn trích là gì?

0