K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 11 2019

- Sườn tây: Gió ẩm thổi tới, lên cao gặp lạnh đổ mưa, nhiệt độ giảm.

- Sườn đông: Do gió vượt qua đỉnh núi, lại bị khô, nên khi xuống núi nhiệt độ tăng theo tiêu chuẩn không khí khô.

4 tháng 8 2017

Nam Á, Đông Nam Á, Đông Phi, Đông Bắc Ô-xtrây-li-a, đông Trung Quốc. Đông Nam LB Nga, Đông Nam Hoa Kì.

29 tháng 7 2017

- Ban ngày ở lục địa, ven bờ biển hấp thụ nhiệt nhanh và nóng hơn mặt nước ven biển, nên ven bờ trên đất liền hình thành áp thấp; ở ven bờ trên mặt biển mát hơn, hình thành cao áp. Gió thổi từ cao áp (ven biển) vào tới áp thấp (ven đất liền) gọi là gió biển.

- Ban đêm, đất liền tỏa nhiệt nhanh, mát hơn, hình thành cao áp ở vùng đất liền; còn ở vùng nước biển ven bờ tỏa nhiệt chậm, nên hình thành áp thấp. Gió thổi từ áp cao (đất liền) tới áp thấp (ven biển) nên gọi là gió đất.

11 tháng 5 2019

a) Xác định phạm vi các đới và sự phân hóa trong mỗi đới

Mỗi bán cầu có 7 đới khí hậu và các kiểu khí hậu của mỗi đới như sau:

CÁC ĐỚI KHÍ HẬU Ở MỖI BÁN CẦU (TỪ CỰC VỀ XÍCH ĐẠO)

Để học tốt Địa Lý 10 | Giải bài tập Địa Lý 10

b) Nhận xét sự phân hóa giữa các đới khí hậu ôn đới và đới khí hậu nhiệt đới

   + Trong đới khí hậu ôn đới, sự phân hóa chủ yếu theo kinh độ (kiểu lục địa và đại dương).

   + Trong khí hậu nhiệt đới, sự phân hóa chủ yếu theo vĩ độ (nhiệt đới, cận Xích đạo…).

21 tháng 2 2018

a) Đọc các biểu đồ

Kết quả thể hiện ở bảng dưới đây

ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC KIỂU KHÍ HẬUĐể học tốt Địa Lý 10 | Giải bài tập Địa Lý 10

b, So sánh và nhận xét.

- Kiểu khí hậu ôn đới hải dương với kiểu khí hậu ôn đới lục địa:

   + Giống nhau: nhiệt độ trung hình năm ôn hòa (tháng cao nhất có nhiệt độ trung hình không tới 20oC), lượng mưa trung hình năm ở mức trung hình.

   + Khác nhau: Ôn đới đại dương có nhiệt độ tháng thấp nhất vẫn trên 0°c, biên độ nhiệt năm nhỏ. Ôn đới lục địa nhiệt độ trung hình tháng thấp nhất xuống dưới 0oC, biên độ nhiệt độ năm lớn; ôn đới đại dương mưa nhiều hơn, hầu như quanh năm, mưa nhiều vào mùa thu và đông; ôn đới luc địa mưa ít hơn, mưa nhiều vào mùa hạ.

- Kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa so với kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải:

   + Giống nhau: đều có một mùa mưa và một mùa khô; đều có nhiệt độ trung bình năm cao.

   + Khác nhau:

       i) Kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa: nóng ẩm, mưa nhiều vào mùa hạ, khô hoặc ít mưa vào mùa thu và đông; kiểu khí hậu cận nhiệl địa trung hải: nóng, khô vào mùa hạ, mưa nhiều vào mùa thu, đông.

       ii) Nhiệt độ trung bình năm ở kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa cao hơn.

5 tháng 8 2017

- Sự phân bố của các kiểu thảm thực vật và các nhóm đất tuân theo quy luật địa đới.

- Từ cực về Xích đạo có các kiểu thảm thực vật: hoang mạc lạnh; đài nguyên; rừng lá kim; rừng lá rộng và rừng hỗn hợp ôn đới; rừng cận nhiệt ẩm; rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt; hoang mạc, bán hoang mạc; thảo nguyên, cây bụi chịu hạn và đồng có núi cao; xavan, cây bụi; rừng nhiệt âới, xích đạo.

- Từ cực về Xích đạo có các nhóm đất: băng tuyết; đất đài nguyên; đất pôtdôn; đất nâu, xam rừng la rộng ồn đới; đất đen, hạt dẻ thảo nguyên, đổng cỏ núi cao; đất đỏ nâu rừng và cây bụi lá cứng; đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm; đất xám hoang mạc, bán hoang mạc: đá đỏ, nâu đỏ xavan; đất đỏ vàng (feralit), đất đen nhiệt đới.

30 tháng 4 2019

Lượng mưa phân bố không đều theo vĩ độ.

- Khu vực Xích đạo lượng mưa nhiều nhất do khí áp thấp, nhiệt độ cao; khu vực chủ yếu là đại dương và rừng xích đạo ẩm ướt, nước bốc hơi mạnh.

- Hai khu vực chí tuyến mưa ít do khí áp cao, tỉ lệ diện tích lục địa tương đôi lớn.

- Hai khu vực ôn đới mưa trung bình, khí áp thấp, có gió Tây ôn đới từ biển thổi vào.

- Hai khu vực địa cực mưa ít nhất, do khí áp cao, do không khí lạnh, nước không bốc hơi lên được.

1 tháng 1 2018

Mỗi bán cầu có 7 đới khí hậu: cực, cận cực, ôn đới, cận nhiệt đới, nhiệt đới, cận xích đạo, xích đạo.

21 tháng 4 2017

- Lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đều theo vĩ độ: Mưa nhiều nhất ở vùng Xích đạo, nhiều ở hai vùng ôn đới ở bán cầu Bắc và bán cầu Nam, tương đối ít ở hai vùng chí tuyến Bắc và Nam, càng ít khi càng về hai cực Bắc và Nam.

- Lượng mưa không đều do ảnh hưởng của đại dương: Mưa nhiều hay ít tuỳ thuộc vị trí gần đại dương hay xa đại dương và dòng biển nóng hay dòng biển lạnh chảy ven bờ. Ở nhiệt đới, bờ đông lục địa, mưa nhiều hơn ở bờ tây; ở ôn đới, bờ tây mưa nhiều hơn bờ đông. Càng vào sâu trong nội địa, mưa càng ít.

14 tháng 4 2019
Quy luật Khái niệm Nguyên nhân Các biểu hiện
Địa đới Là sự thay đổi có quy luật của các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo vĩ độ (từ Xích đạo đến cực). Do dạng hình cầu của Trái Đất và bức xạ Mặt Trời

- Từ Bắc Cực có bảy vòng đai nhiệt.

- Trên bề mặt Trái Đất có 7 đai khí áp.

- Các đới gió trên Trái Đất: gió mậu dịch, gió Tây ôn đới, gió Đông cực.

- Mỗi bán cầu có các đới khí hậu: cực, cận cực, ôn đới, cận nhiệt đới, nhiệt đới, cận xích đạo, xích đạo.

- Từ cực về xích đạo có các kiểu thảm thực vật: hoang mạc lạnh; đài nguyên; rừng lá kim; rừng lá rộng và rừng hỗn hợp ôn đới; rừng cận nhiệt ẩm; rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt hoang mạc, bán hoang mạc; thảo nguyên, cây bụi chịu hạn và đồng cỏ núi cao; xavan, cây bụi; rừng nhiệt đới, xích đạo.

- Từ cực về Xích đạo có các nhóm đất: băng tuyết; đất đài nguyên; đất pôtdôn; đất nâu, xám rừng lá rộng ôn đới; đất đen, hạt dẻ thảo nguyên, đồng cỏ núi cao; đất đỏ nâu rừng và cây bụi lá cứng; đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm; đất xám hoang mạc, bán hoang mạc; đất đỏ, nâu đỏ xavan; đất đỏ vàng (feralit), đất đen nhiệt đới.

 
Phi địa đới Là quy luật phân bố không phụ thuộc vào tính chất phân bố theo địa đới của các thành phần địa lí và cảnh quan Do nguồn năng lượng bên trong của Trái Đất. Nguồn cung cấp năng lượng này đã tạo ra sự phân chia bề mặt Trái Đất thành lục địa, đại dương và địa hình núi cao.

a) Quy luật đai cao

   - Khái niệm: quy luật đai cao là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên và các cảnh quan theo độ cao đại hình.

   - Nguyên nhân tạo nên các đai cao: sự giảm nhiệt độ theo độ cao cùng với sự thay đổi về độ ẩm và lượng mưa ở miền núi.

   - Biểu hiện: sự phân bố các vành đai đất và thực vật theo độ cao địa hình.

b) Quy luật địa ô

   - Khái niệm: quy luật đại ô là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên và các cảnh quan theo độ cao địa hình.

   - Nguyên nhân tạo nên quy luật địa ô là do sự phân bố đất liền và biển, đại dương, làm cho khí hậu ở lực địa bị phân hóa từ đông sang tây: càng vào trung tâm lục địa, tính lục địa càng tăng. Ngoài ra còn do ảnh hưởng của các dãy núi chạy theo hướng kinh tuyến.

   - Biểu hiện của quy luật: sự thay đổi các kiểu thảm thực vật theo kinh tuyến.