K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 3 2018

đề 1:Dế Choắt tắt thở. Mèn vừa thương Choắt vừa ân hận nhưng đã muộn rồi, Dế Choắt đã chết và dù Dế Mèn có ân hận suốt đời thì Dế Choắt cũng không sống lại được nữa. 

Dế Mèn đưa Dế Choắt đến chôn vào một vùng cỏ um tùm nhất và đắp thành nấm mộ to, trên đặt một vòng hoa trắng.

Lúc này, trời đã ngả về chiều, ánh trăng mờ nhạt chiếu trên từng bông cỏ khiến chúng có vẻ ảm đạm. Những bông hoa trắng trên mộ Choắt dường như ánh lên một màu tang tóc, đau thương. Trên bầu trời, mây như ngừng trôi, muôn vật đều yên ắng, chỉ còn lại tiếng gió như tiếng dương cầm và nước như đang hát một bản thánh ca tiễn Choắt về cõi hư vô…

Trong khung cảnh buồn đến não ruột ấy, vẫn có người đứng lặng lẽ bên mộ Dế Choắt. Đó là Dế Mèn. Mèn nhớ lại những chuyện cũ mà ân hận, mà xót xa. "Giá như mình không trêu chị Cốc thì đâu đến nỗi… Anh Choắt ơi! Tôi không ngờ… Tôi dại quá!". Mèn thầm nghĩ vậy. Giờ đây, khi đứng trước mộ Dế Choắt, Mèn mới nhận ra sai lầm của mình, mới biết phải sửa ngay sai lầm đó. Mèn nghĩ: 

"Có biết đâu mà lường: hung hăng, hống hách thì chỉ có đem thân mà trả nợ cử chỉ ngu dại. Tất cả là tại tôi, anh Choắt ạ! Tôi mà không trêu chị Cốc thì bây giờ anh vẫn còn sống…". Mèn nghĩ đến lời dặn dò của Dế Choắt, một lời khuyên chân thành đã kéo Mèn ra khỏi vẻ hung hăng thường ngày: "Ở đòi mà có thói hung hãng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn thì cũng mang vạ vào mình…". Mèn đứng lặng hồi lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên, nghĩ về tất cả mọi người và những cử chỉ của mình mà thấy lòng ân hận: "Không anh Choắt ạ, anh ở nơi chín suối hãy yên tâm, tôi sẽ sửa sai khi còn chưa muộn. Tôi sẽ không phụ lời anh dặn dò đâu! Anh cứ yên tâm!".

de-men

Dế Mèn rất ân hận trước cái chết của Dế Choắt

Mặt trời đã gần lặn, chỉ còn một chút ánh sáng yếu ớt soi khắp không gian. Dế Mèn cúi xuống bốc một nắm đất đắp lên mộ cho Choắt. Mèn nhìn mộ Choắt lần cuối cùng rồi quay gót, quả quyết bước đi…


 

4 tháng 3 2018

đề 1:Tâm trạng của Dế Mèn khi đứng trước mộ Dế Choắt:
- Ân hận vì thói ngông cuồng, dại dột của mình đã dẫn đến cái chết thảm thương của Dế Choắt.
- Tự hứa thay đổi tính nết, từ bỏ thói hung hăng, ngỗ nghịch, kiêu ngạo.
- Xin Dế Choắt tha thứ và khắc ghi câu chuyện đau lòng do mình gây ra là một bài học đường đời.

đề 2: Cảm nhận về nhân vật Kiều Phương trong truyện “Bức tranh của em gái tôi”

Tạ Duy Anh là nhà văn có phong cách viết độc đáo, sang tạo, vừa đáng yêu, vừa chân thành và sâu sắc. Truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi” là câu chuyện khiến người đọc nhớ mãi mỗi lần lật giở từng trang viết. Đặc biệt, hình ảnh em gái Kiều Phương để lại ấn tượng sâu sắc đối với người đọc. Một nhân vật tác giả gửi gắm nhiều điều tốt đẹp nhất.

Truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi” được viết theo ngôi kể thứ nhất tạo nên nét đặc trưng cho tác phẩm. Có thể nói chạy dọc theo câu chuyện là diễn biến tâm lí nhân vật người anh, từ trạng thái cảm xúc này đến trạng thái cảm xúc khác. Tuy nhiên trong dòng cảm xúc đó, người đọc nhận ra có một nhân vật là điểm sang tạo nên sự hài hòa và tạo vẻ đẹp tuyệt vời cho truyện ngắn. Đó chính là cô em gái Kiều Phương hồn nhiên, bình dị, chân thành mà sâu sắc. Một vẻ đẹp tiềm ẩn trong những bức tranh do cô vẽ ra.

Kiều Phương là cô bé hồn nhiên, nhí nhảnh và đam mê hội họa. Niềm đam mê này được tác giả diễn tả một cách cụ thể qua cách cô vẽ hằng ngày, cách cọ nhọ nồi để làm màu vẽ…Và khi bạn của bố phát hiện ra niềm đam mê này thì Kiều Phương càng tỏ rõ sự quyết tâm và phấn đấu mơ ước thành họa sĩ.

Mặc dù anh trai gọi là “mèo” vì cái tội lục lọi đồ linh tinh nhưng Kiều Phương vẫn “vui vẻ chấp nhận” và hồn nhiên khoe với bạn bè. Cách trò chuyện của Kiều Phương với anh trai cũng chưng tỏ Kiều Phương là cô bé nhí nhảnh, trong sang và vô cùng đáng yêu “Nó vênh mặt, mèo mà lại, em không phá là được”. Dù cho người anh trai khó chịu đến cỡ nào thì cô bé này vẫn không bao giờ tức giận, luôn giữ được sự hài hòa và tinh nghịch như thế. Tạ DUy Anh đã khéo léo khắc họa nên hình ảnh nhân vật đáng yêu, gây được thiện cảm tốt đối với người đọc.

Khâm phục hơn hết là tài năng hội họa của Kiều Phương. Điều này khiến cho bố mẹ vui mừng “Ôi con đã cho bố một bất ngờ quá lớn. Mẹ cũng không kìm được xúc động”. Người anh trai ghen ghét với tài năng của em nên càng ngày càng lạnh lùng và hay quát mắng em. Dù vậy nhưng tình cảm và thái độ của em gái dành cho anh vẫn không thay đổi, tin yêu và trân trọng hết mực.

Đặc biệt hơn hết là tình cảm, tấm lòng của Kiều Phương dành cho anh trai trong bức tranh đoạt giải. Cô bé chưa bao giờ ghét anh, mặc dù anh rất ghét cô, ghen tỵ với cô. Bức tranh là hình ảnh cậu con trai có đôi mắt rất sang, nhìn ra ngoài cửa sổ, toát lên một vẻ đẹp tuyệt vời. Có thể nói đây là chi tiết khiến người đọc xúc động về tình cảm an hem trong gia đình. Chính bức tranh này của Kiều Phương đã “thức tỉnh” được trái tim người anh, có cách nhìn khác về em, vừa hối hận vừa xấu hổ vừa biết ơn.

Kiều Phương không những là cô gái đáng yêu, hồn nhiên, tài năng mà còn có tấm lòng nhân hậu, bao dung khiến người khác phải khâm phục và ngưỡng mộ

Tạ Duy Anh là một người am hiểu thế giới trẻ thơ, hiểu được tâm lí cũng như tình cảm của trẻ thơ nên đã gửi gắm được những điều tốt đẹp vào nhân vật Kiều Phương,

Với cách kể chuyện nhẹ nhàng, tâm tình mà sâu lắng tác giả đã để lại tình cảm tốt đối với bạn đọc về nhân vật Kiều Phương. Qua đó cũng ngợi ca tình anh em chân thành mà thắm thiết.

- ĐỀ 3: Tâm trạng người anh khi đứng trước bức tranh

Người anh trai đứng xem bức tranh với bao tâm trạng. Anh vô cùng ngạc nhiên và xúc động vì chẳng bao giờ nghĩ người trong bức tranh kia chính là mình. Từ ngạc nhiên, người anh cảm thấy ngỡ ngàng vì người trong tranh kì diệu quá, đẹp hơn cả sức tưởng tượng của mình. Nhìn bức tranh, người anh hãnh diện vì mình có được một cô em gái vừa tài năng lại vừa có tâm hồn nhân hậu bao la. Nhưng cũng chính vào lúc ấy, góc khuất trong tâm hồn khiến người anh cũng vô cùng xấu hổ. Anh đã có những lúc cư xử không đúng với cô em gái nhỏ. Anh lại giận mình vì chẳng có một chút năng khiếu gì. Bao nhiêu những cảm giác xáo trộn trong lòng khiến người anh vừa ngất ngây lại vừa choáng váng. Đứng trước bức tranh của cô em gái, đứng trước phần tốt đẹp của mình, cái chưa toàn vẹn trong tâm hồn của người anh như bị thôi miên, thẫn thờ và câm lặng.

4 tháng 3 2018

khi nhiệt độ tăng thì thể tích tăng khi nhiệt độ giảm thì thể tích giảm

k mk nha

4 tháng 3 2018

Hầu hết các chất nhiệt độ tăng --> thể tích tăng. Tuy nhiên nước là một trường hợp đặc biệt: Khi đông đá thì thể tích lại tăng so với lúc còn ỏ thể lỏng, vì vậy mà đá mới nổi trong nước. Tuy nhiên nói như bạn Tjeu kynh thì không đúng. Nước, khi nhiệt độ tăng, thể tích vẫn tăng bình thường như các vật liệu khác. Duy, chúng chỉ tỏ ra "quái dị" tại điểm chuyển trạng thái từ lỏng sang rắn mà thôi (tại điểm chuyển trạng thái, thể rắn hoặc lỏng có nhiệt độ đều là không độ C).

4 tháng 3 2018

Nguyễn Duy sinh năm 1948

4 tháng 3 2018

Nhà văn Nguyễn Duy sinh năm 1948 bạn nhé !

8 tháng 3 2018

1. Dế Mèn là 1 chàng dế thanh niên cường tráng, tính tình kiêu ngạo, hay xem thường người khác và hay tự phụ về vẻ đẹp và sức mạnh của mình .

2.Viết một bài văn thuật lại tâm trạng của người anh trong truyện Bức tranh của em gái tôi của Tạ Duy Anh, khi đứng trước bức tranh được giải nhất của em gái.
Sau khi Kiều Phương tham gia trại thi vẽ quốc tế trở về, bố mẹ tôi vui lắm vì bức tranh của nó được trao giải nhất. Kiều Phương muốn tôi cùng đi nhận giải trong ngày lễ phát thưởng. Tuy trong lòng không vui nhưng tôi vẫn phải cùng bố mẹ dự triển lãm tranh thiếu nhi. Người xem đông lắm. Bố mẹ kéo tay tôi chen qua đám đông để xem bức tranh của Kiều Phương được đóng khung, lồng kính treo ở một vị trí trang trọng. Dưới bức tranh có hàng chữ đề: Giải nhất – Kiều Phương – 8 tuổi. Bức tranh vẽ một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa.
Khi nghe mẹ thì thầm hỏi: Con có nhận ra con không? thì tôi giật sững người và chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Một cảm xúc khó tả dâng lên trong lòng tôi. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng. Chú bé trong tranh kia là tôi đấy ư? Có lẽ nào như vậy được? Hóa ra những lần “Mèo” (biệt danh của em gái tôi) xét nét khiến tôi bực mình, khó chịu chính là những lúc em quan sát thật kĩ để vẽ chân dung tôi. Em đã có chủ ý chọn tôi làm đề tài cho bức tranh của nó từ trước lúc đi thi. Vậy mà vì thói ghen tị......xâu xa, tôi đã không nhận ra thiện ý ấy của nó. “Mèo” yêu quý tôi thực sự nên nó phát hiện ra những nét đẹp ẩn giấu dưới vẻ mặt “khó ưa” của tôi để thể hiện lên tranh, biến tôi thành chú bé suy tư và mơ mộng. Ôi! Em gái tôi có tấm lòng vị tha và nhân hậu đáng quý biết chừng nào!
Ngắm kĩ bức tranh, tôi thấy em gái tôi quả là có tài năng thật sự. Nét vẽ của nó linh hoạt và sinh động. Đôi mắt của chú bé trong tranh rất có thần, phản ánh được trạng thái tâm hồn nhân vật. Phải, tôi vốn hay suy tư và mơ mộng nhưng sự đố kị đã biến tôi thành kẻ nhỏ nhen đáng ghét. Tôi xấu hổ vì cảm thấy nhỏ bé đến tội nghiệp trước đứa em gái bé bỏng. Tôi nhủ thầm hãy vượt khỏi mặc cảm tự ti, hãy đánh giá lại mình một cách khách quan để tìm ra mặt mạnh, mặt yếu. Từ đó cố gắng phấn đấu để trở thành một người anh trai xứng đáng với cô em gái tài hoa.

3 tháng 3 2018

Sao bài nào cx hỏi vậy,tự làm điiiiii

3 tháng 3 2018

tớ không biết làm

3 tháng 3 2018

em rất hạnh phúc

Thời gian trôi qua nhanh quá! Thấm thoát mà đã một năm. Mới hôm nào em được bố mẹ cho về quê ở Ninh Bình ăn Tết cùng ông bà và họ hàng bên nội, thế mà hôm nay đã là ngày cuối cùng của năm Bính Tuất.

Bố mẹ em chuẩn bị rất đầy đủ vì đây là lần đầu tiên ông bà nội ra Thủ đô đón Tết cùng con cháu. Không khí Tết tràn ngập trong căn nhà nhỏ. Phòng khách được trang hoàng đẹp đẽ. Trên bàn thờ bày bộ lư đồng sáng choang. Mùi nhang trầm thơm ngát. Đèn, nến, rượu, trà, bánh chưng, mứt, hoa quả... được ông em sắp xếp thật trang trọng. Cây đào bích khá lớn trồng trong chiếc chậu sứ đang nở những bông hoa tươi thắm chào đón xuân về.

Bữa cơm tất niên chiều ba mươi Tết là một bữa cơm đặc biệt. Từ sáng sớm, bà và mẹ đã đi chợ Đồng Xuân mua sắm những thứ cần thiết để nấu cỗ. Mẹ em là “bếp trưởng” phụ trách những món chính. Còn bà nội và chị Hà cùng với em làm “phụ bếp”. Mấy mẹ con, bà cháu vừa làm vừa trò chuyện thật vui. Em cũng học được cách tỉa rau củ thành những bông hoa, những con vật ngộ nghĩnh, xinh xinh để trang trí cho các món ăn thêm hấp dẫn.

Thức ăn đã nấu xong, bà nội tự tay sắp mâm cỗ cúng. Đỡ mâm cỗ từ tay bà, bố em đặt trước bàn thờ để ông nội thắp nhang khấn mời tổ tiên về sum họp cùng với con cháu trong dịp Tết.

Sau mấy tuần nhang, mâm cỗ được bưng xuống để con cháu hưởng lộc của tổ tiên. Thức ăn được dọn ra bàn: bánh chưng xanh, xôi gấc đỏ, thịt gà luộc vàng ươm, bát canh măng khô hầm chân giò màu nâu sẫm đặt bên cạnh đĩa xào gồm thịt bò, cà rốt, khoai tây, nấm hương, mộc nhĩ... Rồi giò lụa, giò thủ, nem rán... món nào cũng ngon lành và hấp dẫn.

Bố em rót rượu kính mời ông bà. Mọi người nâng cốc chúc mừng ngày vui, ba thế hệ quây quần bên mâm cơm ngày Tết. Trong bữa ăn, những câu chuyện về quê hương được ông bà, cha mẹ kể cho con cháu nghe. Quay sang em, ông bảo:

-  Cháu Đức này! Tuy sinh ra và lớn lên ỏ Hà Nội nhưng cháu phải luôn luôn nhớ rằng quê hương cháu ở Ninh Bình, ở đó có mồ mả tổ tiên, có ngôi nhà của ông bà, nơi bố cháu đã sinh ra vả lớn lên. Sau này trưởng thành, dù đi đâu về đâu cũng đừng quên quê hương, cháu nhé!

Rồi ông đọc cho cả nhà nghe hai câu thơ:

Cây có cội mới nảy cành xanh lá,

Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu.

Ông giải thích cặn kẽ ý nghĩa của hai câu thơ trên. Giọng nói ấm áp, chân tình của ông khiến cho mọi người cảm động. Bố em kín đáo lau giọt nước mắt ứa trên mi. Ông nội với gương mặt hiền từ và chòm râu bạc như ông Tiên trong cổ tích đã để lại trong em một ấn tượng thật sâu đậm.

Sau bữa cơm, cả nhà tiếp tục chuyện trò. Bà em lấy cơi trầu ra, têm một miếng rồi vừa thong thả nhai trầu vừa kể cho em nghe những chuyện ở làng quê. Hè này, nhất định em sẽ xin bố mẹ cho về Ninh Bình để đi thăm cố đô Hoa Lư, mảnh đất cờ lau dẹp loạn ngày nào; thăm đền thờ Đinh Tiên Hoàng, vị vua tên tuổi lẫy lừng trong lịch sử dân tộc. Có bao điều thú vị đang chờ em trong năm mới.



Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/ke-lai-bua-com-sum-hop-dam-am-cua-gia-dinh-vao-chieu-30-tet-c117a19494.html#ixzz58hPBeJGV

3 tháng 3 2018

Đề bài bảo là không chép mạng cơ mà sao m lại chép mạng : )

3 tháng 3 2018

Mỗi khi mùa xuân đến, trăm loài hoa lại đua nhau khoe sắc thắm, mỗi loài một vẻ, không loài nào chịu kém cạnh loài nào. Kìa những bông hoa hồng đỏ thắm trông thật kiêu sa, lộng lẫy, những bông hoa cúc vàng rực rạng rỡ như ánh mặt trời. Trong vườn hoa xuân đầy hương sắc ấy, sẽ thật thiếu sót nếu như không nhắc đến hoa đào- một loài hoa báo hiệu mùa xuân sắp tới.

Nếu như hoa mai là biểu tượng cho mùa xuân phương Nam thì hoa đào đại diện cho mùa xuân phương Bắc. Thân đào mảnh khảnh nhưng vô cùng cứng cáp, bên ngoài là lớp vỏ màu nâu. Để cho cây thêm đẹp, những người nghệ nhân tạo dáng cho cây thành thế rồng, thế phượng. Từ thân cây tủa ra vô số những cành nhỏ hơn. Lá đào nhỏ, màu xanh non, rung rinh trước gió. Hoa đào có 5 cánh mỏng màu hồng, chúm chím đáng yêu. Những cánh hoa ôm ấp, che chắn cho nụ đào màu vàng tươi bên trong. Mới ngày nào, hoa chỉ là những nụ nhỏ bé, xinh xắn, vậy mà giờ đây đã nở rộ cả cành, làm bừng sáng cả một khoảng trời. Thấp thoáng sau những bông hoa là những mầm xanh mới nhú, tràn đầy vẻ đẹp thanh tân, tươi mới của mùa xuân. Hương hoa không nồng mà nhẹ nhàng thoang thoảng, tạo cảm giác dễ chịu cho người xem

Hoa đào đã trở thành một biểu tượng quen thuộc mỗi khi mùa xuân đến. Nhìn những đóa hoa khoe sắc khắp phố phường, ta cảm nhận được không khí mùa xuân, không khí ngày Tết rộn ràng khắp nơi nơi, lòng người cũng thêm bồi hồi, nào nức. Hoa đào mang một vẻ đẹp rất riêng, chẳng hề lộng lẫy kiêu sa như hoa hồng mà dịu dàng, diễm lệ nhưng cũng không kém phần sang trọng, tinh tế. Mỗi khi tết đến xuân về, ai ai cũng nô nức sắm cho nhà mình một cây đào để ngày tết thêm trọn vẹn. Hoa đào như làm bừng sáng cả ngôi nhà. Không chỉ tô điểm cho không gian ngày Tết thêm ấm cúng, tươi vui, hoa đào còn được người xưa gửi gắm nhiều ý nghĩa. Khi xưa, ông cha ta tin rằng hoa đào có thể xua đuổi ma quỷ, mang đến cho con người cuộc sống bình an, hạnh phúc. Hoa đào còn tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở, gieo vào lòng người hi vọng về những điều tốt đẹp trong tương lai, niềm tin vào một năm mới an khang thịnh vượng, gặp nhiều niềm vui và may mắn. Vì thế, thời gian dần trôi qua, nhưng cứ vào dịp tết Nguyên Đán, việc trang trí ngôi nhà bằng những cành đào, cây đào đã trở thành một phong tục tốt đẹp của nhiều gia đình Việt Nam.

Cùng với nhiều loài hoa khác, hoa đào đang góp phần tô điểm cho mùa xuân thêm rực rỡ. Ngắm những bông hoa đào bừng nở, lòng người cũng dạt dào một cảm xúc lâng lâng trước thiên nhiên tươi đẹp. 

3 tháng 3 2018

Con người ai cũng từng mắc phải lỗi lầm, có những lỗi lầm kịp sửa chữa, nhưng cũng có những lỗi lầm khiến ta day dứt và nhớ suốt đời. Tiếc thay, đã có một lần tôi mắc phải một lỗi lầm như vậy.

Hồi đó, tôi học lớp năm. Trong lớp, tôi là một trong những đứa gia đình giàu có nhất nên nhóm mấy đứa chúng tôi luôn tỏ ra kỳ thị với những đứa bạn nghèo cùng trang lứa. Lớp tôi có một bạn gái tên Trang (nhưng lúc ấy chúng tôi toàn gọi xếch mé là con bé Trang). Trang nhà nghèo, lại không có bố nên luôn là đối tượng trêu chọc của tụi tôi.

Một hôm, Trang vừa bước vào lớp, năm đứa chúng tôi đã nhảy ra đồng loạt hô to: "Con không cha như nhà không nóc! Ô hô! Ô hô!", rồi cứ chạy quanh trêu chọc đủ điều.

Thay vì ứng xử bằng khuôn mặt lỳ lợm và đôi mắt thoáng buồn như mọi hôm, hôm nay, Trang chạy nhanh về chỗ rồi gục mặt xuống bàn. Thấy vậy tụi tôi lại càng tiếp tục trò chơi quái ác. Trang không thể chịu được, đành bật khóc. Đúng lúc đó thì...

Tùng! Tùng! Tùng!

Năm phút sau cô giáo bước vào. Thấy mắt Trang đỏ hoe và vẫn còn nức nở, cả lớp lặng im phăng phắc, hình như cô giáo đã đoán được mọi điều. Nhưng trái với dự tính của tôi, cô không hề to tiếng mà lại nhẹ nhàng nhắc nhở:

Chúng ta ai cũng có những niềm hạnh phúc nhưng trong một lúc nào đó ai mà tránh khỏi được những nỗi đau. Điều quan trọng nhất là ta phải động viên nhau, đừng bao giờ có ý khơi lên nỗi đau của người khác.

Cô vừa nói đến đó thì cả lớp tôi đều ngoái lại vì Trang không kìm được mà bật lên tiếng khóc. Tôi thấy xấu hổ vô cùng, tưởng như tất cả mọi ánh mắt đang nhìn thẳng vào mình. Cô lại tiếp:

Cũng vì một lý do đặc biệt mà bạn Trang lớp mình mới có một hoàn cảnh như vậy. Sống trong cùng một tập thể, các em hãy tỏ ra thông cảm và chia sẻ với bạn. Đó cũng là giúp bạn bớt đi những nỗi buồn.

Sau đó lớp tôi bước vào bài học mới. Điều lạ nhất hôm đó là cô giáo không hề nhắc đến mấy đứa chúng tôi. Cô cũng chẳng trách phạt gì. Vậy mà chúng tôi thấm thía lắm. Mấy đứa bàn nhau, định một lúc nào đó gặp để xin lỗi bạn Trang.

Nhưng thật bất ngờ, sau đó ba hôm, Trang chuyển đi trường khác. Nghe nói, Trang cùng mẹ đi vùng kinh tế mới. Chúng tôi thấy ân hận vô cùng.

Không biết bây giờ Trang ở đâu. Nhiều lần tôi tự hỏi không biết có phải trò đùa quái ác năm xưa của lũ chúng tôi mà Trang phải ra đi như thế? Ra đi khi chưa cho chúng tôi nói một lời xin lỗi. Nghĩ đến bạn, tôi thấy ân hận vô cùng và càng thấm thía sai lầm của mình. Tôi sẽ phải sống tốt hơn với bạn bè mình, nhất là những bạn có hoàn cảnh thiệt thòi như Trang.


 

3 tháng 3 2018

Con người ai cũng từng mắc phải lỗi lầm, có những lỗi lầm kịp sửa chữa, nhưng cũng có những lỗi lầm khiến ta day dứt và nhớ suốt đời. Tiếc thay, đã có một lần tôi mắc phải một lỗi lầm như vậy.

Hồi đó, tôi học lớp năm. Trong lớp, tôi là một trong những đứa gia đình giàu có nhất nên nhóm mấy đứa chúng tôi luôn tỏ ra kỳ thị với những đứa bạn nghèo cùng trang lứa. Lớp tôi có một bạn gái tên Trang (nhưng lúc ấy chúng tôi toàn gọi xếch mé là con bé Trang). Trang nhà nghèo, lại không có bố nên luôn là đối tượng trêu chọc của tụi tôi.

Một hôm, Trang vừa bước vào lớp, năm đứa chúng tôi đã nhảy ra đồng loạt hô to: "Con không cha như nhà không nóc! Ô hô! Ô hô!", rồi cứ chạy quanh trêu chọc đủ điều.

Thay vì ứng xử bằng khuôn mặt lỳ lợm và đôi mắt thoáng buồn như mọi hôm, hôm nay, Trang chạy nhanh về chỗ rồi gục mặt xuống bàn. Thấy vậy tụi tôi lại càng tiếp tục trò chơi quái ác. Trang không thể chịu được, đành bật khóc. Đúng lúc đó thì...

Tùng! Tùng! Tùng!

Năm phút sau cô giáo bước vào. Thấy mắt Trang đỏ hoe và vẫn còn nức nở, cả lớp lặng im phăng phắc, hình như cô giáo đã đoán được mọi điều. Nhưng trái với dự tính của tôi, cô không hề to tiếng mà lại nhẹ nhàng nhắc nhở:

Chúng ta ai cũng có những niềm hạnh phúc nhưng trong một lúc nào đó ai mà tránh khỏi được những nỗi đau. Điều quan trọng nhất là ta phải động viên nhau, đừng bao giờ có ý khơi lên nỗi đau của người khác.

Cô vừa nói đến đó thì cả lớp tôi đều ngoái lại vì Trang không kìm được mà bật lên tiếng khóc. Tôi thấy xấu hổ vô cùng, tưởng như tất cả mọi ánh mắt đang nhìn thẳng vào mình. Cô lại tiếp:

Cũng vì một lý do đặc biệt mà bạn Trang lớp mình mới có một hoàn cảnh như vậy. Sống trong cùng một tập thể, các em hãy tỏ ra thông cảm và chia sẻ với bạn. Đó cũng là giúp bạn bớt đi những nỗi buồn.

Sau đó lớp tôi bước vào bài học mới. Điều lạ nhất hôm đó là cô giáo không hề nhắc đến mấy đứa chúng tôi. Cô cũng chẳng trách phạt gì. Vậy mà chúng tôi thấm thía lắm. Mấy đứa bàn nhau, định một lúc nào đó gặp để xin lỗi bạn Trang.

Nhưng thật bất ngờ, sau đó ba hôm, Trang chuyển đi trường khác. Nghe nói, Trang cùng mẹ đi vùng kinh tế mới. Chúng tôi thấy ân hận vô cùng.

Không biết bây giờ Trang ở đâu. Nhiều lần tôi tự hỏi không biết có phải trò đùa quái ác năm xưa của lũ chúng tôi mà Trang phải ra đi như thế? Ra đi khi chưa cho chúng tôi nói một lời xin lỗi. Nghĩ đến bạn, tôi thấy ân hận vô cùng và càng thấm thía sai lầm của mình. Tôi sẽ phải sống tốt hơn với bạn bè mình, nhất là những bạn có hoàn cảnh thiệt thòi như Trang.


 

3 tháng 3 2018

Vào chiều thứ 6 hằng tuần, lớp em lại tổ chức sinh hoạt để tổng kết lại những gì đã qua và triển khai kế hoạt cho tuần tới. Cô giáo và bạn Hà lớp trưởng sẽ đứng ra chủ trì buổi sinh hoạt.

Khi ra chơi tiết 4, bạn Hà nhanh chóng xem lại lịch của buổi sinh hoạt, sắp xếp lại những gì chuẩn bị thông báo trước lớp. Các bạn trai chẳng ai bảo ai tự đi kê bàn ghế lại cho thật ngay ngắn. Khi tiếng trống vào tiết vang lên, cô giáo chủ nhiệm lớp em bước vào. Các bạn nhanh chóng ổn định vào chỗ, đứng nghiêm túc chào cô. Trong buổi sinh hoạt hôm nay, cô để bạn Hà chủ trì tất cả. Cô xuống bàn cuối lớp ngồi lắng nghe nội dung của buổi sinh hoạt.

Bạn Hà nhanh chóng đứng lên bục giảng, rõng rạc nhận xét nội dung của tuần qua. Kết quả học tập của lớp tuần này có tiến bộ hơn, các bạn cũng nghiêm túc học bài và làm bài đầy đủ, không có việc gì nổi trội xảy ra. Tuy nhiên, một số bạn vẫn chưa thực sự cố gắng, kết quả học tập chững lại so với các bạn. Một vài bạn còn đi học muộn. Khi nhận xét xong, Hà triển khai kế hoạch, nhiệm vụ tuần tới. Bạn thư ký nhanh tay ghi chép đầy đủ lời của lớp trưởng để hoàn thành biên bản cuộc họp.

Khi Hà báo cáo, các bạn chăm chú lắng nghe. Cô giáo cũng gật gù đồng ý. Sau đó, cô đi lên phía trên lớp, bắt đầu đưa ra ý kiến của mình. Vì là năm đầu cấp, nên mỗi buổi sinh hoạt, cô giáo rất chú trọng tới vấn đề học tập. Cô nhận xét tỉ mỉ tiến độ cố gắng của từng bạn. Khen thưởng những bạn có thành tích tốt đồng thời, phê bình, đưa ra hình phạt với những bạn chưa thực sự cố gắng.

Sau đó, cô thông báo, vì lớp em có tiến bộ nên cô đã bàn bạc với phụ huynh để chúng em được đi dã ngoại một hôm. Nghe xong, lớp chúng em sôi động hơn rất nhiều. Ai nấy đều hào hứng, cười típ mắt rồi bàn xem sẽ đi đâu, mặc gì, ăn gì... Cả lớp như một tổ ong vỡ tổ. Thế nên cô thường xuyên phải nhắc nhở lớp trật tự để không bị ảnh hưởng tới lớp khác. Cô cũng tham khảo một số ý kiến rồi ghi lên trên bảng. Sau khi các bạn thống nhất đồng ý, cô bắt đầu chốt danh sách, kế hoạch

Buổi sinh hoạt kết thúc thì trời cũng vừa xế chiều. Các bạn chào cô rồi nhanh chóng đi ra phía cửa lớp. Buổi sinh hoạt mỗi tuần là cách để chúng em nhìn lại mình và nỗ lực cố gắng hơn trong tuần tiếp theo.

3 tháng 3 2018

Tuần học trước đối với lớp tôi là một tuần thật vô cùng tồi tệ. Lớp tôi đã tụt hơn 10 bậc trong bảng xếp loại thi đua. Sắp đến giờ sinh hoạt, không khí lớp nặng nề. Dù không muốn nhưng hình như ai cũng đoán chắc rằng cả l lớp sẽ được nghe rất nhiều lời trách phạt của cô chủ nhiệm.

Tùng! Tùng! Tùng!

Trống vào tiết năm vừa điểm, cô giáo chủ nhiệm bước vào lớp với ánh mắt nghiêm trang, cả lớp tôi im phăng phắc. Cô có vẻ hơi ngạc nhiên vì cô mới đi công tác xa về. Cũng giống như mọi khi, cô gọi Huyền Trang lên thông qua tình hình của lớp trong tuần. Bạn lớp trưởng chầm chậm đứng lên. Ở dưới, chúng tôi nhận rõ vẻ mặt thất vọng của cô sau mỗi lời nói của Huyền Trang. Bản thông báo được đọc nhanh chóng, ngắn gọn nhưng đầy đủ. Kết quả, lớp tôi tụt từ vị trị số một xuống vị trí thứ 15.

Cả lớp tôi vừa buồn, vừa sợ hãi lại vừa hối hận chờ đợi từ cô những lời trách phạt. Cô không giấu vẻ mặt thất vọng nhưng trông cô vẫn điềm tĩnh vô cùng:

- Cô đi công tác có một tuần mà công tác tự quản của các em kém quá! Ai lại mang tiếng một lớp mũi nhọn của trường mà lại xếp thứ 15. Bản báo cáo của Huyền Trang đã nêu ra quá nhiều những cái tên mắc lỗi nhưng trước khi phê bình, cô muốn nghe lớp mình phát biểu.

Cả lớp vẫn im phắc trong một không khí nặng nề nhưng rồi cuối cùng, Huyền Trang cũng lên tiếng trước:

- Em thưa cô! Tuần qua lớp mình sút kém là vì các bạn thực hiện nề nếp không nghiêm và lại còn sao nhãng trong việc học hành. Là cán bộ lớp mà không nhắc nhở được các bạn, em xin nhận lỗi về mình.

Nói xong, lớp trưởng bật khóc ngồi thụp xuống bàn. Ngay lúc đó, bạn Mi thành viên của tổ bốn đứng lên:

- Thưa cô! Tuần qua các mặt thi đua của lớp mình đều sút kém, theo em có mấy nguyên nhân. Thứ nhất, ở cổng trường ta vừa khai trương một quán trò chơi điện tử. Em thấy lớp mình có nhiều bạn hay la cà ở đó vì thế mới xảy ra chuyện không học bài trước khi đến lớp và chuyện đi muộn thường gặp ở các nam. Thứ hai, các bạn nữ lớp mình gần đây hay mang đến lớp đồ ăn, quà bánh nên thường gây mất trật tự và còn ảnh hưởng đến công tác vệ sinh. Còn nữa, tuần vừa qua cô đi vắng, lớp mình lại là lớp mới của cấp hai nên các bạn còn có thói quen xao nhãng nếu không có ai nhắc nhở thường xuyên. Thưa cô! nếu giải quyết được những nguyên nhân ấy, em tin lớp mình sẽ tốt hơn.

Chờ đợi một lúc không thấy còn ai có ý kiến gì, cô kết luận:

- Vậy là ngay chính bản thân các em đã tự chỉ ra nguyên nhân mắc lỗi của mình. Cô khen bạn Trà Mi đã góp ý rất kịp thời. Cô sẽ giữ bản báo cáo này xem tuần sau các em sửa chữa ra sao? Nếu các em đã biết lỗi của mình mà các em còn mắc lỗi cô sẽ phạt nặng gấp đôi.

Buổi sinh hoạt tan, lớp tôi ra về nhiều bạn thấy mình nhẹ nhõm vì không bị cô trách phạt gì. Nhưng ai cũng lo ngay ngáy cũng nghĩ phải làm sao cố gắng để không bị cô trách phạt trong giờ sinh hoạt tuần sau.

3 tháng 3 2018

Những ngày 30, mồng 1, nhà nào cũng phảng phất khói hương nghi ngút, mùi bánh chưng thơm lừng. Năm nào cũng vậy, mẹ em cứ đến hai ngày đó lại làm thật nhiều món ăn ngon để cúng ông bà, tổ tiên. Mẹ bảo rằng ngày Tết ông bà sẽ về nhà, sẽ cùng ăn bữa cơm với con cháu và hơn hết để sum họp. Mẹ dặn ngày Tết phải ngoan thì người lớn mới lì xì nên trẻ con ngày Tết không có ai quấy rối, nghịch ngợm hết.

Ngày Tết, những chiếc xe ô tô to đùng chở những cành đào từ miền núi về đây. Bà con xóm làng ai cũng nhanh tay chọn cho mình một cành đào có nhiều nụ, màu hồng tươi thắm đặt giữa sân. Vì đào báo hiệu Tết đến xuân về, có đào mới có hương vị Tết.

Đêm giao thừa có lẽ là đêm mà người người nhà nhà xóm chợ quê em chờ đợi nhất. Tiếng pháo hoa nổ vang trời, tiếng reo hò ầm ĩ và lời chúc nhau bình an. Em còn nhớ đêm giao thừa ý nghĩa nhất vào năm ngoái, mấy chị em tranh nhau đi hái lộc ở cây sung đầu làng. Đám trẻ con vặt trụi lá của cây sung ấy, đến sáng hôm sau mới thấy cây đã tả tơi. Vui ơi là vui!

Sáng mùng 1 Tết, mẹ thường bảo mấy chị em ở nhà, không được đến nhà ai, vì ở quê em có tục lệ như vậy. Hôm đó ai cũng dậy thật sớm, dù không phải làm gì hết. Nhưng vì đây là ngày đầu tiên của một năm mới, ai cũng háo hức và hi vọng những điều tốt đẹp sẽ đến.

Những mâm cơm ngày Tết rất đông vui và ý nghĩa, mọi người vui vẻ và đầm ấm bên nhau, kể cho nhau nghe dự định cho năm mới, còn trẻ con thì chỉ lo người lớn quên lì xì.

Tết ở quê em kéo dài đến tận mùng 10, vì mọi người bảo hết bánh kẹo mới hết Tết. Nhà nào cũng gói bánh chưng rất nhiều nên ăn không hết.

Tết ở quê em thực sự là những ngày ý nghĩa và vui vẻ nhất trong năm. Em mong sao Tết năm nào quê em cũng tràn đầy ấm áp, tiếng cười như thế.

3 tháng 3 2018

Có lẽ những ngày giáp Tết đối với rất nhiều đứa trẻ xóm chợ là những ngày mà chúng tìm thấy niềm vui và sự thích thú. Nhưng những ngày Tết lại là điều mà chúng mong đợi hơn bao giờ hết. Ngày Tết quê em, ngày Tết ở một khu chợ thực sự ý nghĩa và là điều đáng nhớ để bắt đầu một năm mới.

Mùa xuân đến, Tết đã gõ của mọi nhà, niềm vui nhân đôi, hạnh phúc bội phần. Trẻ con chờ mong ngày Tết còn nhiều hơn là người lớn. Người lớn bảo Tết vui vẻ nhưng có nhiều điều phải lo toan hơn, sắm sửa nhiều thứ hơn và tốn nhiều tiền hơn. Nhưng trẻ con không quan tâm điều đó, vì Tết là dip để chúng em có thêm nhiều quần áo mới, được nhận lì xì, quà bánh ăn không hết và không phải học bài. Có lẽ đó là điều đứa trẻ nào cũng thích thú.

Em không biết ngày Tết ở những nơi khác như thế nào nhưng ngày Tết ở quê em luôn tràn đầy tiếng cười và lời chúc phúc cho nhau một năm mới an lành, phát tài phát lộc.

Trên những con đường nhỏ còn bốc mùi sỏi đá, đám cỏ phủ kín lối đã được thôn xóm cắt tỉa rất sạch sẽ. Vì ở xóm em cứ chiều 30 Tết mọi nhà lại rủ nhau đi quét dọn đường làng ngõ xóm để chuẩn bị đón Tết. Ai cũng háo hức và chăm chỉ, không ai tị nạnh ai, mọi người làm việc hăng say, nhiệt tình. Đám con nít tíu ta tíu tít không ngớ, cứ đòi giành phần ba mẹ để làm, nhưng làm được một lúc là chán, là bỏ đó đi chơi. Những lá cờ Tổ quốc được treo cao trên mái ngói đỏ tươi, bay phấp phới giữa bầu trời tạo nên không khí vui tươi, phấn khởi.

Có lẽ mùa xuân khiến cho không khí của mọi nhà trở nên ấm áp và an lành. Mặc dù thời tiết vẫn còn lạnh, sương đầu ngày còn lảng bảng bám kím trên cành cây nhưng nụ cười của mọi người luôn ở trên môi.

Ngày Tết, trẻ con háo hức, lựa chọn quần áo đẹp và mới nhất để mặc, để đi chơi, để chúc thọ ông bà. Đứa trẻ nào cũng kiếm cái áo có túi thật to và rộng để đựng bánh kẹo và tiền lì xì. Đó cũng là điều mà em mong đợi trong suốt những ngày Tết.