K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 3 2018

BIỆN PHÁP SO SÁNH 

I.                  Khái niệm

Là biện pháp tu từ ngữ nghĩa nhằm đối chiếu hai hay nhiều đối tượng khác loại nhau nhưng giống nhau ở một điểm nào đó ( chứ không đồng nhất hoàn toàn ) để đem đến một cách tri giác mới mẻ về đối tượng.

II.               Tác dụng

So sánh nhằm làm nổi bật khía cạnh nào đó của sự vật, sự việc.

III.           Cấu  tạo: Gồm có 2 vế :

- Vế được so sánh và vế để so sánh.

      - Giữa  2 vế thường có từ so sánh : như , như là, tựa như…

IV.           Dấu hiệu

-         Qua từ so sánh : là, như , giống, như là.. ,

-         Qua nội dung : 2 đối tượng có nét tương đồng được so sánh với nhau.

V.               Các phép so sánh được học ở Tiểu học . (Mỗi bài GV nên biểu diễn theo sơ đồ cấu tạo tương ứng khi dạy HS).

1.     So sánh sự vật với sự vật

Ví dụ:

Sự vật 1

( Sự vật được so sánh)

Từ so sánh

Sự vật 2

( Sự vật để so sánh)

Hai bàn tay em

như

Hoa đầu cành

Cánh diều

như

Dấu “á”

Hai tai mèo

như

Hai hình tam giác nhỏ

2.     So sánh sự vật với con người

Ví dụ:

Đối tượng 1

Từ so sánh

Đối tượng 2

Trẻ em (con người)

như

Búp trên cành ( svật)

Ngôi nhà (sự vật)

như

Trẻ nhỏ ( người )

Bà (người)

như

Quả ngọt ( svật)

3.So sánh đặc điểm của 2 sự vật

Ví dụ:

Sự vật 1

Đặc điểm so sánh

Từ so sánh

Sự vật 2

Tiếng suối

trong

như

Tiếng hát

Giọt nước cam

vàng

Như

Mật ong

4.     So sánh âm thanh với âm thanh

Ví dụ:

Âm thanh 1

Từ so sánh

Âm thanh 2

Tiếng suối

như

Tiếng hát xa

Tiếng chim

như

Tiếng xóc những rổ tiền đồng

5.     So sánh hoạt động với hoạt động

Ví dụ:

Sự vật

Hoạt động 1

Từ so sánh

Hoạt động 2

Lá cọ

xoè

như

Tay ( vẫy)

Con trâu đen

Chân đi

như

Đập đất

VI.Các kiểu so sánh

1.     So sánh ngang bằng : như, tựa như, là, chẳng khác gì….Ví dụ: Làm mà không có lí luận chẳng khác gì đi mò trong đêm tối

2.     So sánh hơn kém: chẳng bằng, hơn…

VII.        Sự khác nhau giữa hình ảnh so sánh và sự vật so sánh

-         Hình ảnh so sánh: là phải nêu đầy đủ “ Sự vật được so sánh + từ so sánh + sự vật để so sánh”       Ví dụ : Trẻ em như búp trên cành.

-         Sự vật so sánh: Trẻ em như búp trên cành.

·        Lưu ý: khi dùng từ so sánh “là” nó có ý nghĩa và giá trị tương đương từ so sánh “như”  nhưng có sắc thái ý nghĩa khác. “như” có ý nghĩa sắc thái giả định, còn từ “là” có sắc thái khẳng định.

VD: -  Lũ đế quốc như bày dơi hốt hoảng (sắc thái giả định )

                  - Lũ đế quốc là bầy dơi hốt hoảng ( sắc thái khẳng định )

VIII. BT ứng dụng:

Bài tập 1: Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong các đoạn thơ sau:

a,  Đêm mưa, sao lẩn trốn                          b,   Ơ cái dấu hỏi

     Đèn vẫn sáng lưng trời                                   Trông ngộ ngộ ghê

     Như mắt ai chờ đợi                                      Như vành tai nhỏ

     Nhấp nháy hoài không thôi                                  Hỏi rồi lắng nghe

c, Ngọn đèn sáng giữa trời khuya                                           

   Như ngôi sao nhỏ rọi niềm vui                                                                                                          

d, Cam xã Đoài mọng nước

   Giọt vàng như mật ong

g, Trường Sơn : chí lớn ông cha                

  Cửu Long : lòng mẹ bao la sóng trào

h, Quả dừa : đàn lợn con nằm trên cao

26 tháng 3 2018

   Khái niệm

Là biện pháp tu từ ngữ nghĩa nhằm đối chiếu hai hay nhiều đối tượng khác loại nhau nhưng giống nhau ở một điểm nào đó ( chứ không đồng nhất hoàn toàn ) để đem đến một cách tri giác mới mẻ về đối tượng.

   Tác dụng

So sánh nhằm làm nổi bật khía cạnh nào đó của sự vật, sự việc.

  Cấu  tạo: Gồm có 2 vế :

- Vế được so sánh và vế để so sánh.

      - Giữa  2 vế thường có từ so sánh : như , như là, tựa như…

  Dấu hiệu

-         Qua từ so sánh : là, như , giống, như là.. ,

-         Qua nội dung : 2 đối tượng có nét tương đồng được so sánh với nhau.

26 tháng 3 2018

Tôi có thể đoán ấn tượng đầu tiên của một ai đó khi lần đầu tiên gặp cha tôi. Thế nào họ cũng cho rằng ông là một người có dáng vẻ nghệ sĩ và trông rất nhàn hạ với gương mặt khá điển trai, đôi mắt sáng và mái tóc đen bồng bềnh. Nhưng tôi chắc rằng bạn sẽ nghĩ khác khi chú ý đến đôi bàn tay to, thô ráp vì chai sạn của cha tôi.

Cha có bàn tay theo tôi là rất to. Bàn tay đó sần sùi, cứng và thô. Nó là dấu tích lao động suốt cả cuộc đời của ông: lúc bé làm ruộng giúp ông bà nội, lớn lên lái xe ô tô chở hàng và giờ làm công nhân trong một công ty nhỏ gần nhà. Chính những công việc vô cùng bình dị ấy đã khiến cha tôi có bàn tay đó. Bàn tay đã nuôi dưỡng và che chở cho tôi suốt những năm tháng cuộc đời.

Cha tôi không phải tuýp người cao to. Ông có thân hình nhỏ nhưng rắn chắc. Nước da hơi ngăm ngăm nhuốm màu thời gian. Cha là một người hiền lành và vui vẻ. Ông thường dành hàng giờ đồng hồ để chơi cùng chị em tôi. Có khi cha làm chú kỵ mã, có lúc lại làm hành khách trên con tàu tý hon của chúng tôi. Rồi rùng mình một cái, cha lại trở thành vị khán giả trung thành cho hai cô ca sĩ nhí thể hiện. Cha là người bạn lớn gắn bó suốt những năm tháng tuổi thơ của chị em tôi.

Bởi tình yêu trẻ nhỏ của cha nên nhà tôi lúc nào cũng đông vui nhộn nhịp. Lũ trẻ con trong xóm thường coi nhà tôi là điểm tập kết cho mọi trò chơi. Tôi và tụi nó chơi đùa, chạy nhảy và thậm chí còn phá phách trong nhà. Cha chỉ luôn mỉm cười và đôi lúc nhắc nhở khi chúng tôi quá nghịch, ông không bao giờ lớn tiếng hoặc đánh mắng chị em tôi.

Cha yêu thương vả chiều chuộng chị em tôi như vậy có lẽ một phần vì thương chúng tôi còn quá nhỏ mà đã thiếu thốn tình cảm. Năm tôi tám tuổi, mẹ tôi đột ngột qua đời, để lại cho cha hai đứa con nhỏ. Lúc đó em tôi mới sáu tuổi, còn chưa biết gì. Một nách hai con, cha tôi mang trách nhiệm vừa phải làm cha vừa phải làm mẹ. Đó là một thời kì khó khăn của gia đình tôi.

Em tôi còn nhỏ nên thường hay quấy nhiễu và hành tội cha. Tôi thì lâm vào tình trạng khủng hoảng và luôn có cảm giác cô đơn, bị bỏ rơi và thấy mình thật bất hạnh. Lúc đó chính hơi âm từ bàn tay xù xì, thô ráp của cha đã vỗ về, động viên, an ủi tôi. Mẹ luôn ở trong trái tim cha và con. Mỗi khi nghe nhịp đập con tim mình, con hãy nhớ rằng mẹ luôn ở bên cạnh con Hãy nhìn ra thế giới xung quanh con. Con sẽ thấy rằng con vẫn còn rất hạnh phúc với những đau khổ mà người khác phải chịu đựng . Những câu nói đó của cha đã giúp tôi rất nhiều trong khoảng thời gian khó khăn này.

Tôi tưởng cha là người vui vẻ, không bao giờ biết buồn. Nhưng tôi đã nhận ra là mình đã nhầm, cha cũng như bao nhiêu bậc cha mẹ khác, cũng buồn khi con cái mình không ngoan. Một lần, tôi và lũ bạn nghịch ngợm rủ nhau ra sông chơi, khi về, đứa nào đứa nấy đều ướt như chuột. Cha biết chuyện đã mắng tôi một trận, cấm không cho tôi ra khỏi nhà trong vòng mấy ngày. Tôi giận cha lắm. Vì tôi nghĩ cha không còn thương tôi nữa. Tôi dỗi không thèm nói chuyện với cha. Đêm hôm đó, tưởng tôi đã ngủ, cha vào đắp lại chăn cho tôi, rồi ông ra ngoài ghế ngồi. Trong bóng tối chỉ có le lói một chút ánh sáng của chiếc đèn ngủ, tôi nhìn dáng cha sao mà buồn đến vậy. Cha ngồi lặng lẽ, thỉnh thoảng lại nheo đôi mắt đã bắt đầu có nếp nhăn nhìn xa xăm. Khuôn mặt không còn dáng vẻ giận dữ như lúc mắng tôi, thay vào đó là một nét buồn, thoáng suy tư. Lúc này, tôi mới cảm thấy hối hận vì việc làm của mình. Tôi đã làm cha phiền lòng. Tự hứa với bản thân sẽ không như vậy nữa, tôi quyết tâm làm cho bằng được. Từ sau lần đó, tôi ngoan hơn rất nhiều, không nghịch ngợm nữa mà còn biết giúp cha chăm sóc cho em. Cha rất vui truớc những biểu hiện đó của tôi.

Bây giờ, khi đã lên cấp hai, tôi càng cảm thấy yêu cha nhiều hơn. Tuy tôi không có mẹ để dìu dắt những bước chập chững vào đời nhưng tôi đã có cha. Người đã tận tâm chăm sóc, dạy dỗ chị em tôi. Nếu bạn hỏi ai là người có ảnh hưởng lớn đến tôi nhất thì tôi sẽ không ngần ngại mà trả lời ngay đó là cha tôi. Còn bạn thì sao?



 

26 tháng 3 2018

"Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào..." - Câu hát ấy đã ngấm mãi trong em không bao giờ nhai nhạt! Mỗi người ai cũng có người để mến mộ và tự hào, với em đó là mẹ của em. Mẹ của em rất tuyệt vời! Mẹ em là chỗ dựa vững chắc, là nơi em san sẻ niềm vui, nỗi buồn. Mẹ cho em cuộc đời hôm nay và mai sau. 

Mẹ em đã ngoài bốn mươi tuổi nhưng trông mẹ vẫn còn trẻ. Dáng người mẹ không cao nhưng cân đối. Mái tóc mẹ uốn cao ôm gọn lấy khuôn mặt tròn trĩnh, phúc hậu, tạo cho mẹ một vẻ đẹp dịu hiền, dễ mến. Nổi bật trên khuôn mặt mẹ là đôi mắt to, đen láy, luôn ánh lên cái nhìn ấm áp và trìu mến. Mỗi khi cười, mẹ em để lộ hàm răng trắng, đều, trông rất duyên.

Mẹ em ăn mặc rất giản dị nhưng không kém phần lịch sự. Mỗi khi đi làm, thường là bộ váy màu xanh dương có điểm hoa văn hay bộ đồ tây màu trắng trang nhã. Còn lúc ở nhà, với đồ bộ gọn gàng trông cũng rất duyên dáng.

Mẹ em rất yêu thương gia đình và hết lòng chăm sóc, dạy dỗ con cái. Dù công việc ở cơ quan bận rộn nhưng mẹ đều dành thời gian cho gia đình, cho việc học hành của em. Những lần, em mắc khuyết điểm, mẹ không mắng nhiếc, đánh đập mà nhẹ nhàng chỉ bảo, nhắc nhở, chỉ ra chỗ sai để em khắc phục, sửa lỗi. Mẹ vui mừng, hạnh phúc khi em đạt kết quả cao trong học tập.

Em còn nhớ, có lần, em không nghe lời mẹ chạy chơi ngoài nắng, đến tối thì sốt cao. Em ngất đi cho đến gần sáng mới tỉnh lại. Thật bất ngờ, mẹ em vẫn ngồi đó. Mẹ đã thức thâu đêm để chăm sóc em nên khuôn mặt hiện rõ sự mệt mỏi, lo âu. Mẹ âu yếm sờ tay lên trán em, rồi đặt tay em trong tay mẹ. Em thấy người ấm lên còn bệnh thì bớt đi nhiều.

Đối với đồng nghiệp, mẹ được mọi người tin yêu và mến phục. Với hàng xóm, mẹ luôn vui vẻ và sẵn sàng giúp đỡ nên ai ai cũng yêu quý.

Mẹ là "Tổ quốc" riêng của em! Mỗi lần nhắc đến mẹ, lòng em lại dạt dào những tình cảm thiêng liêng nhất. Em thầm nhủ: "Mình phải cố gắng học thật giỏi và không ngừng rèn luyện để trở thành người có ích cho xã hội". Đó cũng là nguyện vọng lớn lao nhất mà hằng ngày mẹ vẫn thường nhắn nhủ và khuyên bảo em.

26 tháng 3 2018

Trong văn bản "Vượt thác" của Võ Quảng, hình ảnh dượng Hương Thư "giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ" là một hình ảnh so sánh đầy sức gợi. Hình ảnh ấy khiến ta liên tưởng tới những hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của những Đăm Săn, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện trước mắt. So sánh như vây, tác giả nhằm khắc hoạ nổi bật và tôn vinh sức mạnh của con người trong công cuộc chế ngự thiên nhiên. Lớp lớp những thế hệ trên mảnh đất này đã lao công khổ tứ với sự nghiệp chinh phục thiên nhiên hoang dã đổ giành phần sống cho mình, và hôm nay, không phải chỉ một mình dượng Hương Thư, không phải một mình người dân chài nào trên mảnh đất này đang đơn độc chống chọi với thác dữ mà là oai linh của hàng trăm người anh hùng đang tụ hội cùng hậu thế vượt qua thử thách. Không chỉ vậy, cách so sánh này còn đối lập mạnh mẽ với một hình ảnh "dượng Hương Thư ở nhà, nói nãng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ". Qua đó, tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trọng công việc, trong khó khăn, thử thách. 
 

Xin mời bạn đọc kĩ đề bài ạ!

Thế giới thần tiên

Lung linh huyền bí

Cô tấm rất hiền

Nết na, ngoan ngoãn.

Chị Hằng cung trăng

Chơi cùng chú Cuội 

Nhảy múa tung tăng

Chiếu rọi khắp làng.

Bầy chim thiên nga 

Đôi cánh trắng muốt

Bay lươn múa ca

Hóa ra tiên trời.

26 tháng 3 2018

Ngày thầy cô giáo 
Em vui em hát 
Em cười em ca 
Mừng thầy cô giáo 
Em vui em hát 
Em ca em cười

26 tháng 3 2018

Trường em cạnh dòng sông
có đồng xanh bát ngát
và cây đa xanh mát
cho chúng em nô đuà

trường em lợp ngói đỏ
và tường quét vôi vàng
chung quanh bờ dậu cao
trường tiểu học làng quê

mỗi ngày em đi học
trên con đê đầu làng
em nhìn thấy xa xa..
dáng ngôi trường thân yêu
như dáng của mẹ hiền

thời gian đã bao năm
nơi quê người xuôi ngược
lòng em mãi ko quên
tiếng trống trường tan học​

26 tháng 3 2018

Về cái gì thế bạn ?

27 tháng 3 2018

Soạn bài: Lòng yêu nước (I-li-a Ê-ren-bua)

Câu 1: Đại ý của bài văn:

   Tác giả lý giải lòng yêu nước bắt nguồn từ tình yêu với tất cả những sự vật cụ thể và bình thường nhất, gần gũi và thân thuộc nhất, đồng thời khẳng định: lòng yêu nước được bộc lộ đầy đủ và sâu sắc nhất trong những thử thách gay gắt của cuộc chiến tranh vệ quốc.

Câu 2:

  a, Câu mở đầu đoạn: "Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất… có hơi rượu mạnh."

   Câu kết đoạn: " Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc"

  b, Trình tự lập luận:

  - Mở đầu tác giả nêu nhận định giản dị mang tính quy luật lòng yêu nước bắt nguồn từ những điều nhỏ bé, giản dị thường ngày.

   + Lòng yêu nước bắt nguồn từ những cái nhỏ tới cái lớn

  - Tác giả đặt "lòng yêu nước" trong thử thách những cuộc chiến tranh vệ quốc để mỗi công dân Xô viết nhận ra vẻ đẹp thanh tú của quê hương:

+ Người Vùng Bắc

   + Người xứ U-crai-na

   + Người xứ Gru-di-ca

   + Người Matxcova

  - Kết lại tác giả tổng kết rằng tình yêu nhà, yêu quê hương trở thành tình yêu Tổ quốc.

Câu 3:

  Nhớ đến quê hương, người dân Xô viết ở mỗi vùng đều nhớ đến vẻ đẹp tiêu biểu của quê hương mình:

  - Người vùng Bắc:

    Nghĩ tới cánh rừng bên dòng sông Vi-na hay miền Xu- cô- nô, … những đêm tháng sáu sáng hồng.

  - Người U-crai-na:

     Nhớ bóng thùy dương tư lự bên đường, cái bằng lặng của trưa hè vắng.

   → Nhớ những cảnh vật, những điều nhỏ bé quen thuộc trong cảnh sống yên bình.

 - Người xứ Gru-di-a:

     Ca tụng khí trời của núi cao, nỗi vui bất chợt, những lời thân ái giản dị

  - Người ở thành Le-nin-grat:

     Nhớ dòng sông Ne-va rộng và đường bệ, nhớ những tượng đồng tạc những con chiến mã lồng lên, nhớ phố phường

   → Nỗi nhớ, niềm tự hào về ngôn ngữ, vẻ đẹp, sự oai hùng của quê hương xứ sở.

  - Người Mat-cơ-va:

     Nỗi nhớ gắn với vẻ đẹp truyền thống, niềm tin mãnh liệt vào tương lai.

   => Vẻ đẹp riêng của từng vùng miền, mỗi vùng gắn với đặc trưng và vẻ đẹp riêng biệt của vùng đó.

  Bài viết tạo nên tổng thể hài hòa đa dạng về tình yêu của người dân Xô viết dành cho mảnh đất nơi họ sinh sống.

Câu 4: Chân lý phổ biến, sâu sắc về lòng yêu nước:

Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc; và không thể sống khi mất nước.

II. LUYỆN TẬP

  Nếu cần nói về vẻ đẹp quê hương mình:

   - Giới thiệu về vị trí địa lý, đặc điểm về dân số, diện tích.

   - Nêu truyền thống lịch sử, văn hóa.

   - Điểm nổi bật về phong cảnh, con người.

   - Thế mạnh trong công cuộc phát triển đất nước.

27 tháng 3 2018

k cho mk đi, mk trả lời đầu tiên đó !

27 tháng 3 2018

Cảm nghĩ về bài “Cảnh Khuya” của Hồ Chí MinhTrăng là nguồn cảm hứng bất tận của biết bao nhiêu thi nhân từ xưa cho đến nay, ánh trăng ko chỉ mang lại vẻ đẹp cho thiên nhiên đất nước mà hơn thế có những lúc ánh còn trở thành người bạn trhi kỉ. để mỗi có thể chia sẻ buồn vui, có lúc trăng như dòng suôí mát làm tan đi những ưu phiền, mệt mỏi sau những giờ phút căng thẳng. bác Hồ của chúng ta sau những giờ phút vất vả cũng tìm đến trăng để tạm quên đi những vất vả. Biết bao nhiêu công việc bề bộn. Thế nhưng khi đọc bài thơ Cảnh Khuya của Bác, ta vẫn thấy hiên lên một bức tranh thiên nhiên đẹp.Bài thơ cho em hiuể rõ hơn về bác, đó là một con người ko chỉ có tình yêu đối với nhân loại mà còn có một tình yêu sâu đậm với thiên nhiên. Bài thơ hiện lên như một bức tranh:Tiếng suối trong như tiếng hát xaTrăng lồng cổ thụ bong lồng hoaCảnh khuya như vẽ người chưa ngủChưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.Hai câu thơ đầu:Tiếng suối trong như tiếng hát xaTrăng lồng cổ thụ bong lồng hoa.Đọc hai câu thơ này ta cảm nhận được một không gian tĩnh lặng, đó là vào một đêm khuya trong khu rừng của chiến khu Việt Bắc, nơi đang diễn ra một cuộc kháng chiến vô cùng ác liệt của quân và dân ta trong 9 năm chống quân Pháp xâm lược. Giữa bề bộn công việc ấy,Bác Hồ của chúng ta vẫn dành một khoảng thời gian để tìm đến với thiên nhiên hiện lên như một bức tranh phong cảnh thật đẹp. Ta có thể thấy tất cả như đang chìm đắm say sưa trong khung cảnh thiên nhiên của đất trời. Cảnh vật như ngừng lặng, chỉ nghe đâu đây tiếng suối chảy rì rầm và nghe văngvẳng như tiếng hát cất lên nhẹ nhàng trong trẻo, lan toả, ngân vang khắp núi rừng. Đặc biệt là âm thanh càng trở nên nhẹ nhàng, ngân vang khi nó được cất lên dưới ánh trăng vàng. Ánh trăng sang chiếu vào lá và hoa tạo nên vẻ đẹp lấp lánh. Hoa lá nghiêng bong trên mặt đất tạo nên những bức tranh lấp loá, lúc ẩn lúc hiện. Hoa lá cỏ cây và ánh trăng lồng quyện vào nhau, trăng đan vào cậy cổ thụ, trăng tràn vào hoa. Hình ảnh trăng lồng hoa này khiến ta gợi nhớ đến câu thơ trong Chinh Phụ Ngâm Khúc:Hoa giãi nguyệt,nguyệt in một tấm,Nguỵêt lồng hoa, hoa thắm từng bongNguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng
 

27 tháng 3 2018

cho đoạn thơ chứ sao lại cho đạn thơ vậy,vội quá nên gõ nhầm hả

viết sai nhiều lỗi chính tả kìa

26 tháng 3 2018

Ai là vị vua cuối cùng của nước ta

TL: vua Bảo Đại

k mk nha

26 tháng 3 2018

Quang trung