Câu 1. Phó từ là gì? Có mấy loại phó từ? Kể ra?
Câu 2. So sánh là gì? Cho VD có sử dụng phép so sánh.
Câu 3. Thế nào là nhân hóa? Cho VD minh họa.
Câu 4. Ẩn dụ là gì? Cho VD minh họa.
Câu 5. Hoán dụ là gì? Cho VD minh họa.
Câu 6.Thành phần chính có vai trò gì trong câu?
Câu 7.Vị ngữ là gì?
Câu 8.Chủ ngữ là gì?
Câu 9.Chủ ngữ có cấu tạo như thế nào?
Câu 10.Câu trần thuật đơn là gì? Cho ví dụ?
Câu 11.Thế nào là câu trần thuật đơn có từ là?
Câu 12. Nêu các kiểu câu trần thuật đơn có từ là, cho ví dụ?
Câu 13.Thế nào là câu trần thuật đơn không có từ là? Cho ví dụ?
Câu 14.Thế nào là câu miêu tả? Cho ví dụ?
Câu 15. Thế nào là câu tồn tại?
Phó từ: gồm các từ ngữ thường đi kèm với các trạng từ, động từ, tính từ với mục đích bổ sung nghĩa cho các trạng từ, động từ và tính từ trong câu.
Dựa theo vị trí trong câu của phó từ với các động từ, tính từ mà chia làm 2 loại như sau:
– Phó từ đứng trước động từ, tính từ. Có tác dụng làm rõ nghĩa liên quan đến đặc điểm, hành động, trạng thái,…được nêu ở động – tính từ như thời gian, sự tiếp diễn, mức độ, phủ định, sự cầu khiến.
– Phó từ đứng sau động từ, tính từ. Thông thường nhiệm vụ phó từ sẽ bổ sung nghĩa như mức độ, khả năng, kết quả và hướng.
So sánh là biện pháp tu từ sử dụng nhằm đối chiếu các sự vật, sự việc này với các sự vật, sự việc khác giống nhau trong một điểm nào đó với mục đích tăng gợi hình và gợi cảm khi diễn đạt.
Tác dụng: so sánh nhằm làm nổi bật khía cạnh nào đó của sự vật hoặc sự việc cụ thể trong từng trường hợp khác nhau.
Cách nhận biết: Trong câu sử dụng biện pháp tu từ so sánh có các dấu hiệu nhận biết đó là từ so sánh ví dụ như: như, là, giống như. Đồng thời qua nội dung bên trong đó là 2 sự vật, sự việc có điểm chung mang đi so sánh với nhau.
Cấu tạo
Một phép so sánh thông thường sẽ có vế A, vế B, từ so sánh và từ chỉ phương diện so sánh.
Ví dụ: Trẻ em như búp trên cành. “Trẻ em” là vế A, từ so sánh là “như”, vế B “như búp trên cành”.
2. Một số phép so sánh thường dùng
– So sánh sự vật này với sự vật khác.
Ví dụ: Cây gạo to lớn như một tháp đèn khổng lồ.
– So sánh sự vật với con người hoặc ngược lại.
Ví dụ: Trẻ em như búp trên cành.
– So sánh âm thanh với âm thanh
Ví dụ: Tiếng chim hót líu lo như tiếng sáo du dương.
– So sánh hoạt động với các hoạt động khác.
Ví dụ: Con trâu đen chân đi như đập đất