Núi nào mà bị chặt ra từng khúc zậy mấy bạn ?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tại sao mày chửi người khác ngu vay sao may ko tu lam di con đăng len hoi
Hồi 18 tuổi, nghĩa vụ đầu tiên mà thế giới trao cho tôi là: "Bạn muốn làm nghề gì?"
Tôi thật may mắn vì là người rất ít phân vân, và cũng ít sự lựa chọn. Giống như khi mình đi mua xà bông, có ít hàng lúc nào chọn cũng nhanh hơn là có 200 loại xà bông trên kệ. Khả năng ít, cơ hội ít, điều kiện ít - khiến tôi nhanh chóng nhìn ra thứ mình cần làm cho câu hỏi đó.
Sau này nhiều bạn của tôi hỏi, tại sao tôi lại làm nghề viết? Tôi hỏi lại họ: "Cậu nghĩ xem, tớ không hề biết tính toán, giao tiếp rất bối rối, với tiền bạc lại càng mù mờ, và tớ chỉ yêu thích có mỗi một thứ, thì tớ biết làm gì bây giờ?" Câu trả lời đó rất thành thật. Tôi biết mình không có nhiều chọn lựa, và tôi vui lòng vì được sống mỗi ngày với việc mình thích làm và có thể tự nuôi thân.
Nhưng giờ là 11 năm sau tuổi 18, tôi giật mình thắc mắc: Tại sao mình lại để cho thế giới trấn áp mình bằng câu hỏi "Bạn muốn làm nghề gì?" Trong mắt của những bạn ấy dâng lên sự phân vân về cùng bài toán mà tôi may mắn không bị rối. Nhiều người đáp lời: "Tôi muốn làm...", có người không thể đáp lời vì "tôi chưa biết mình muốn làm...".
Ở khoảng này của cuộc đời, tôi nghĩ, câu hỏi đã sai. Câu hỏi "bạn muốn làm nghề gì?" đã nhất thể hóa cả cuộc đời chúng ta lại làm một với nghề nghiệp tương lai. Trong một bộ phim giả tưởng, mỗi đứa trẻ lớn lên nhận một cái nhãn hiệu, và chúng mặc bộ quần áo đồng phục đó, bước vào công xưởng đó của thế giới. Câu hỏi trên là quá trình dán nhãn hiệu - chúng ta được chỉ định mang một nhãn hiệu nào đó, và được mong chờ sẽ hành động nhất quán theo cái nhãn hiệu đó - và từ đó chúng ta thật sự an toàn.
Nhưng có một lần, tôi ngồi trò chuyện với người bạn trên một chuyến đò tự chèo giữa sông. Bạn tôi vừa thở hồng hộc vật lộn với chèo, vừa nói: "Tôi không bao giờ tự hỏi mình muốn làm gì, và vẫn rất ổn!" - Rất ổn - là một trạng thái tôi chưa trải qua, mỗi khi buông lỏng câu hỏi bên trên ra vào tuổi trẻ của mình. Tôi sợ, tôi hoang mang, tôi rối bời và làm loạn xoạn mọi thứ lên.
Chúng ta chỉ sống từ 8 -10 giờ mỗi ngày với công việc mình làm, có nghĩa là ta còn 16 - 14 giờ mỗi ngày cho những phần khác của cuộc đời. Phần ấy lớn hơn công việc, quan trọng hơn "làm nghề gì" - nhưng không một ai hỏi.
Trong lúc chèo đò, bạn tôi nói, anh nghĩ thứ mà anh thiếu nhất thời trẻ là một thần tượng nghề nghiệp để noi theo. Anh không biết làm việc và có giá trị là thế nào, không hiểu niềm vui tạo ra một giá trị là sao, thậm chí, không có một ai trong nghề đủ trong sáng để hấp dẫn anh dùng trái tim để hành động theo nó. Thiếu thần tượng nghề nghiệp - hay nói khác đi - thiếu một tấm gương giá trị là một điều nguy hiểm mà ta gặp phải.
Thiếu họ, ta không hiểu mình muốn trở thành ai? - Tôi có thể làm một người viết, đó là nghề tôi đã chọn, nhưng tôi sẽ trở thành người viết thế nào - đó là phần quan trọng hơn.
Bạn có thể trở thành một người thợ sửa điện - nhưng bạn sẽ làm gì để có giá trị với công việc của bạn, hay bạn có nghĩ nghề của mình tạo ra một sự thỏa mãn nghề nghiệp ra sao hay còn giá trị gì thêm ngoài tiền lương?
Người ta có thể trở thành một giáo viên, có thể biết rất nhiều kỹ thuật giảng dạy - nhưng họ muốn tạo ra giá trị gì cho những người học trước mặt? Họ muốn là một người giáo viên thế nào?
Phần hệ quả sau đó đã không được trả lời.
Không biết mình trở thành gì, có giá trị gì, hay có vì giá trị đó mà tận hưởng thế giới trước mặt - đó là phần khuyết thiếu ức chế và bất hạnh của những kẻ chỉ đặt một câu hỏi “làm nghề gì” và điên cuồng chạy về phía nó.
Có người thầy chọn đi dạy vì muốn nhìn thấy thứ họ được học không mất đi, và muốn đưa những đồng nghiệp trẻ hơn đến với mức độ chuyên nghiệp trong nghề. Có người lao công trong chung cư lo lắng cho nước mưa tràn vào nhà hàng xóm, lo kẻ trộm giả làm người bán hàng lên chung cư, lo chiều mưa không đóng cửa sổ mưa sẽ tràn vào nhà một bà lão lớn tuổi gần đó. Có người thầy làm cơ sở vật chất muốn chắc chắn lớp học tiện nghi và đầy đủ nhất cho buổi học ngày hôm sau trước khi anh đóng cửa phòng ra về. Có những người viết, muốn tạo ra di sản lớn hơn một bài báo - khi anh chọn đặt bút xuống và hành động vì điều anh cho là quan trọng.
Cái phần đó, thiếu hụt và đáng thương hại biết bao nhiêu. Nó tạo ra những người giới thiệu mục tiêu của mình rất nhiệt thành: “Tôi muốn thành ca sĩ”, “tôi muốn thành doanh nhân”, “tôi muốn thành phi hành gia”, “tôi muốn thành giáo viên” – và đến khi buộc phải chọn lựa đúng – sai trong nghề, đạo đức – vô đạo đức, giá trị - vô giá trị... thì họ lại vật lộn, đau khổ và thất vọng vì nghề nghiệp của mình.
Có rất nhiều người đã lớn lên, tuyệt vọng chạy theo với một nhãn hiệu bước vào đời để có thể giống với bất kỳ ai khác (cũng là những tay đua trên một mặt trận) - mà quên đi mất câu hỏi: "Tôi muốn trở thành ai?" – Câu hỏi đó quyết định 14 -16 giờ còn lại mà ta muốn sống trong đời này ra sao và hạnh phúc thế nào...
Câu hỏi đó, chắc tuyệt chủng rồi...
Và tôi chưa bao giờ tự hỏi.... Thật ghê rợn.
Có những phút yếu lòng, có khi những khi vấp ngã, có những khi lầm lỡ ta đều cần một điểm tựa, một chỗ dựa vững chắc về mặt tinh thần để sẵn sàng bước tiếp. Và trong hành trình dài rộng ấy của cuộc đời, hẳn những hình ảnh tươi đẹp về nụ cười của cũng giống như một điểm tựa tinh thần vững chãi ấy. Nụ cười của mẹ với tôi, vừa như dòng suối mát trong, vừa ánh nắng mai chan hòa, ấm nóng.
Mẹ tôi năm nay đã ngoài 30 tuổi. ở mẹ tôi thấy toát lên những nét mộc mạc, đằm thắm, rất duyên dáng cũng rất cứng cỏi như vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam bao đời. Sinh ra trong khó nhọc, lam lũ với ruộng đồng, kể cả khi nuôi nấng chúng tôi trưởng thành khôn lớn, có nhưng khi đau đớn, mệt mỏi, có những khi túng thiếu khó khăn nhưng chưa bao giờ mẹ để cho tôi nhìn thấy mẹ thờ dài, ngao ngán. Mẹ luôn mỉm cười rạng ngời để cho chúng tôi thêm niềm tin và tình yêu vào cuộc sống.
Có những khi tôi được điểm cao, có những khi làm được việc tốt tôi khoe với mẹ, mẹ rạng rỡ một nụ cười trên môi như nụ hồng buổi sớm. một nụ cười đầy mãn nguyện và tự hào, một nụ cười đầy thánh thiện và nhân hậu. Nụ cười ấy cho tôi cảm giác mình cũng thêm tự hào và càng khát khao làm những điều tốt đẹp thêm cho cuộc sống này. Nhưng mẹ không chỉ nở nụ cười khi ấy. Mỗi khi tôi buồn, mỗi khi tôi làm sai, hay mỗi khi gặp thất bại hoặc nản lòng về con đường mình đang đi, mẹ lại nở nụ cười dịu dàng như dòng suối ngọt cho tôi cảm giác bình yên, tin tưởng và sự động viên. Nụ cười của mẹ tựa như liều thuốc thần tiên có thể chữa lành vết thương lòng, khỏa lấp những khoảng trống, xua tan đi những lo âu của tuổi trẻ. Mẹ là tất cả những điều tuyệt vời ấy.
Tôi nghĩ rằng, có nhiều những điều hạnh phúc dù nhỏ bé, bình dị hay lớn lao kì vĩ, những một thứ hạnh phúc tuyệt vời mà chúng ta đều dễ dàng và may mắn được hưởng đó là ngắm nhìn nụ cười của mẹ. đó là món quà tinh thần quý giá, là điểm tựa, là niềm tin, là sức mạnh, là tình yêu và cũng là sợi dây vô hình buộc chặt ta hơn trong dòng đời vô thủy vô chung, trong sự trôi chìm quên nhớ đời người. Nụ cười lấm tấm những gọt mồ hôi, lấp lánh niềm tự hào, hay nụ cười trong sự buồn bã âu lo cũng đều mang ý nghĩa nhất định của nó, đều khiến ta cần phải suy ngẫm thật lâu và thật sâu.
Mẹ ơi, mong rằng những tháng ngày rộng dài phía trước con sẽ làm nụ cười trên môi mẹ luôn rạng rỡ mãi mãi.
cái rồi mà người ta dùng để đánh bóng rổ ấy
hok tốt
k mk với
đang liên quan tới môn j zậy
mấy người này ham chơi quá hén
mk bt
nhưng phải bấm vào quên mật khẩu
sau đó vào cái mail or số điện thoại lấy mật khẩu
Núi Thái Sơn!
T**k nhé!
Hok tốt!
Núi Thái Sơn