viết đoạn văn về sống chết mặc bay
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Môi trường là không gian sống của con người và các loại sinh vật trên trái đất. Môi trường không chỉ giúp chúng ta tồn tại, phát triển mà còn mang đến những tài nguyên quý giá để phục vụ cho đời sống. Thế nhưng chúng ta lại chỉ biết lấy đi mà không bù đắp vào, ngược lại còn làm tổn thương đến môi trường tự nhiên. Cho đến giờ phút này vấn đề bảo vệ môi trường vẫn luôn là vấn đề nóng, được đặt lên hàng đầu trong các vấn đề cấp bách của toàn thế giới.
Phần lớn chúng ta đều trải qua mọi quá trình sinh hoạt tại chính môi trường nhưng lại không quan tâm đến môi trường bao gồm những gì, hiện tại môi trường ra sao. Mà con người chỉ cố gắng lấy đi, tận dụng tối đa những thứ của môi trường phục vụ cho mục đích của mình. Môi trường là toàn bộ vật chất, yếu tố tự nhiên và nhân tạo bao quanh tác động trực tiếp đến cuộc sống của con người (đất, nước, không khí, sinh vật, cơ sở hạ tầng kỹ thuật). Môi trường rất đa dạng, phong phú nhưng tài nguyên trong mỗi môi trường là có hạn và khả năng tái tạo hay nói cách khác là “chữa lành vết thương” do con người gây ra cũng rất hạn chế.
Một thực trạng đáng buồn đang xảy ra là chúng ta đang khai thác quá mức, xâm hại nghiêm trọng đến an toàn của môi trường, làm biến môi trường tự nhiên và gây ô nhiễm môi trường vô cùng nghiêm trọng. Môi trường đất, nước, không khí đều đang bị ô nhiễm. Cụ thể như việc bón phân hóa học, phun thuốc trừ sâu, xả túi nilon, xói mòn đất khiến môi trường đất bị ô nhiễm. Các ống xả thải của các nhà máy chưa qua xử lý xả thẳng ra sông hồ, kênh rạch làm ô nhiễm nguồn nước. Những cột khói khổng lồ từ nhà máy, từ đốt rừng, ống xả của xe máy, ô tô, máy bay khiến môi trường không khí ô nhiễm nghiêm trọng.
Môi trường bị ô nhiễm là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu, điển hình nhất là hiện tượng nóng lên toàn cầu, băng tan nhanh ở hai cực Nam, Bắc. Chính vì thế cần thiết phải bảo vệ môi trường, trước khi môi trường cạn kiệt tài nguyên, kiệt quệ không đủ sức “nuôi” con người tồn tại và phát triển, đến lúc đó chúng ta sẽ chết trước. Môi trường có thể không cần sự có mặt của con người nhưng con người thì không thể sống nếu không có đất, nước, không khí.
Vì vậy xét trên phương diện con người, bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chính mình. Môi trường không khí ô nhiễm, không có oxy làm sao con người sống được, con người cũng không thể sống nếu không có nước và đất. Không có sức khỏe, con người cũng không thể phát triển kinh tế, nếu không bảo vệ môi trường con người cũng không thể đảm bảo và bảo vệ được tính mạng của mình. Các loài động vật trong tự nhiên đều chọn cách sống thuận tự nhiên, thích nghi với môi trường, thật đáng buồn là con người là sinh vật cấp cao nhất nhưng lại chọn cách khai thác triệt để, xả rác thải ra môi trường để hủy hoại chính nơi sống của mình.
Bảo vệ môi trường không khó, chúng ta hãy bắt tay vào từ những việc đơn giản nhất như ngừng sử dụng túi nilon, tái chế sử dụng các sản phẩm từ nhựa và phân loại rác, không xả rác bừa bãi ra môi trường. Xa hơn, chúng ta nên khai thác đi đôi với bảo vệ, khai thác tài nguyên để phát triển nhưng cũng không quên gìn giữ tài nguyên để bảo vệ môi trường. Sử dụng tài nguyên nước hợp lý, tránh lãng phí, cải tạo để chữa lành vết thương do chính mình gây ra cho môi trường. Cần thiết phải giáo dục và tuyên truyền sâu rộng về vai trò, ý nghĩa của môi trường cũng như tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ môi trường.
Nếu chúng ta không thể trả lại cho môi trường những thứ đã lấy đi thì phải cố gắng bảo vệ môi trường để môi trường tự chữa lành bản thân. Muốn được sống và tồn tại, phát triển bền vững trên Trái đất này, việc quan trọng nhất chính là phải bảo vệ môi trường. Hãy là một đứa con ngoan của người mẹ thiên nhiên để được mẹ thiên nhiên ưu ái, vỗ về, bao bọc và nuôi dưỡng ,được sống trong môi trường trong lành.
Trong những năm gần đây, nước ta đang trong quá trình Công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, do đó mà nền kinh tế phát triển rất nhanh chóng, đời sống của người dân được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, song song với sự phát triển đó, môi trường sống của chúng ta ngày càng có dấu hiệu bị suy thoái, không chỉ bởi lượng nguồn tài nguyên đang ngày càng bị khai thác bừa bãi, quá mức mà còn bởi ý thức của con người chưa tốt trong việc bảo vệ môi trường. Vì vậy, để bảo vệ môi trường sống thì chúng ta, những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường cần nâng cao ý thức tuyên truyền, bảo vệ môi trường.
Môi trường chính là không gian mà con người sinh sống, phát triển vì vậy mà môi trường có thể coi là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại của con người. Nói cách khác, không có môi trường thì không có con người, con người muốn duy trì sự sống và tồn tại phải phụ thuộc rất nhiều vào môi trường. Môi trường ở đây ta có thể hiểu là những yếu tố trong tự nhiên như: nước, không khí, đất, hệ sinh thái, cây cối….đó là những nhân tốc rất cần thiết trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của chúng ta. Chúng ta không thể sống mà không có nước, không thể sống mà không có không khí, vì như thế hệ hô hấp của chúng ta không thể hoạt động, đồng nghĩa với nó là con người sẽ mất đi sự sống. Các nhân tố khác cũng vậy, nó đều có vai trò quan trọng đối với sự sống ấy.
Thấy được môi trường sống có vai trò quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta như thế nào ta mới thấm thía được hậu quả khôn lường nếu như môi trường sống ấy bị ô nhiễm, bị suy thoái. Ngày nay, sự phát triển của kinh tế ngày càng mạnh mẽ, con người quan tâm nhiều hơn đến vấn đề lợi nhuận, nguồn thu để đảm bảo cuộc sống sinh hoạt mà vô tình hoặc cố ý xâm hại đến môi trường. Con người sử dụng những tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi, không đúng quy cách, không chỉ làm cho những nguồn tài nguyên này trở nên cạn kệt một cách nhanh chóng mà còn làm cho môi trường bị ô nhiễm, khủng hoảng nghiêm trọng bởi cách khai thác ấy.
Chẳng hạn, con người khai thác dầu khí trên biển, vì chỉ quan tâm đến lợi nhuận,lại khai thác quá mức, không có những kĩ năng cần thiết thì lượng dầu có thể tràn ra mặt biển, làm ô nhiễm môi trường nước xung quanh đó. Ngày nay, sự phát triển của kinh tế cùng với ý thức chưa tốt của con người đã làm cho môi trường suy thoái nghiêm trọng, không chỉ riêng tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt mà các yếu tố khác của môi trường đều bị suy thoái, như môi trường nước, môi trường đất, môi trường không khí, rừng….. Trong đó, nguồn nước sạch của chúng ta cũng đang bị ô nhiễm do lượng nước thải trong công nghiệp chưa được sử lí đã xả trực tiếp ra ngoài môi trường, rác thải sinh hoạt cũng là một nhân tố làm cho nguồn nước thêm ô nhiễm.
1 ông sư.
Vì ba = bố
=> Ba ông sư là bố của ông sư.
Mà bố của ông sư chưa chắc cũng là sư.
=> Chỉ có 1 ông sư.
có 1 ông sư, ông sư có ba nên ba của ông sư không phải là sư :))
a. chúng tôi /đoán rằng/ đội bóng lớp tôi/ sẽ thắng
CN VN CN VN
b. bác ấy/ đến muộn làm cho mọi người /khó chịu
CN VN CN VN
Tham khảo ạ !!!
Những cánh đồng lúa bát ngát xanh tươi nuôi sống dân ta từ ngàn xưa đến nay đã là nhân chứng cho bao nhiêu hoạt động, bao nhiêu tâm tình của người lao động nước ta. Họ đã làm việc ở đó và cũng tâm sự trên mảnh đất đó:
““Cày đồng đang buổi ban trưa,
“Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày;
“Ai ơi bưng bát cơm đầy,
“Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.”
Để tìm hiểu tâm sự của người nông dân thời xưa, ta hãy giải thích ý nghía bài ca dao trên.
“Cày đồng đàng buổi ban trưa,
“Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
Lời thơ miêu tả nỗi vất vả trong lao động của người nông dân. Hình ảnh người nông dân lao động vào thời điểm ban trưa tức là thời điểm mặt trời gay gắt nhất, khoảng thời gian từ chín, mười giờ đến mười một, mười hai giờ. Đất nước ta lại là xứ nhiệt đới, nắng lúc bấy giờ chiếu thẳng xuống mặt đất. Nông dân lại làm việc giữa trời rộng, không một mái che. Từ đó ta hiểu vì sao người cày ruộng ướt đẫm mồ hôi:
“Mồ hôi thánh thót như mưa mộng cày.
So sánh mồ hôi thánh thót như mưa, người nông dân đã muốn diễn tả cụ thể nỗi khó nhọc, vất vả của công việc mình làm. Bên cạnh đó từ láy thánh thót gợi lên hình ảnh từng giọt mồ hôi rơi xuống liên tục, giọt ngắn giọt dài. Tóm lại, câu một chỉ giới thiệu hoàn cảnh lao động, câu hai đã miêu tả hình ảnh một cách cụ thể sinh động, gợi hình, gợi cảm. Tuy sự so sánh này có tính cách thậm xưng nhưng vẫn gây xúc động mạnh cho chúng ta.
Nếu hai câu đầu miêu tả công việc cực nhọc thì hai câu sau là lời tâm sự của người làm công việc ấy:
“Ai ơi bưng bát cơm đầy,
“Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.
Câu ba mở đầu bằng hô ngữ từ “Ai ơi” để diễn tả một lời kêu gọi tha thiết. Lời kêu gọi không nhằm vào một người quen biết nào cả. Họ cũng không rõ ai là người lắng nghe tâm sự của họ. Họ chỉ biết nói với những người đã từng bưng những bát cơm ngon, những bát cơm đầy. Vậy thì chữ “Ai” không xác định đã được xác định: Ai đó chính là những người đã từng ăn cơm, chính là chúng ta, là mọi người.
Lời tâm sự trong câu bốn được diễn tả bằng nghệ thuật đối lập và tăng cấp dẻo thơm mộthạt đối với đắng cay muôn phần. Sự đối lập cho ta thấy sự éo le, nghiệt ngã giữa dẻo thơm và đắng cay giữa một hạt và muôn phần. Từ đó ta càng hiểu được tâm sự của người nông dân: “Hãy hiểu cho chúng tôi để có một hạt cơm thơm dẻo là muôn phần cực nhọc, đắng cay, một chén cơm thơm ngon ià do muôn lần vất vả mà chúng tôi phải chịu đựng.” Sự khiêm tốn nằm ở chỗ họ chì mong muốn chúng ta cảm thông với công lao cực nhọc ấy, thấu hiểu nỗi vất vả ấy. Một lời tâm sự thật cảm động, một lời kêu gọi thật tế nhị. Thế mà xưa nay, mỗi lần ăn bát cơm ta có luôn nhớ đến họ không?
Bốn câu lục bát thật giản dị diễn tả nỗi vất vả nhọc nhằn cùa nông dân làm ra hạt lúa nuôi sống mọi người. Bên cạnh đó là một lời kêu gọi nhẹ nhàng, khiêm tốn: Hãy nhớ, đừng quên người nông dân.
Ngày nay, nhờ cơ giới hóa nông nghiệp, nông dân đã bớt vất vả hơn nhưng bài ca dao vẫn còn giá trị đặc biệt. Hôm nay, họ vẫn thiếu vốn, thiếu phân, thiếu kĩ thuật tiên tiến. Thiên nhiên khắc nghiệt cũng vẫn luôn là mối đe dọa, rình rập người nông dân. Nhà nước ta đã có chính sách rất tốt cho nông dân nghèo vay vốn nhưng người trí thức Việt Nam vẫn chưa mạnh dạn trở về đồng ruộng để trả ơn tiền nhân, đưa khoa học vào nông nghiệp. Đó là bổn phận và trách nhiệm của thế hệ chúng ta những người trí thức mới dám về quê hương cải tiến kĩ thuật, thì thực sự ta mới đền công ơn thầm lặng của bao nông dân việt Nam.
Trong các văn bản mà tôi đã được học, văn bản gây nhiều ấn tượng với tôi nhất đó là "Sống chết mặc bay" do tác giả Phạm Duy Tốn sáng tác. Bằng sự khéo léo trong việc vận dụng kết hợp hai phép tương phản và tăng cấp trong nghệ thuật, "Sống chết mặc bay" đã lên án tên quan phủ "lòng lang dạ thú". Trong khi nhân dân thì thì đang vật lộn với mưa cố gắng giữ đê không bị vỡ thì hắn lại yên thân ở trong triều, lại còn chơi đánh bài tổ tôm một cách sung sướng. Cho đến khi đất nước lâm nguy thì đã muộn màng. Sau khi đọc xong văn bản này em tự nhủ rằng không nên quá chủ quan. Vì nếu như chúng ta quá chủ quan thì sẽ để lại những hậu quả khó lường giống như tên quan phủ ở trong bài.Đây là một văn bản hay và có ý nghĩa. Đừng chủ quan nhiều bạn nhé.
Mở đầu tác phẩm, tác giả đã xây dựng một tình huống độc đáo được đặt trong sự đối lập gay gắt. Một bên là tình cảnh vô cùng nguy khốn của dân chúng: "Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã . Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X thuộc phủ X xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đê thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất". Tính mạng "con dân" cả vùng đang bị đe dọa nghiêm trọng. Quang cảnh hàng trăm ngàn con người đang ra sức chống chọi lại với cơn lũ thật khẩn trương, vất vả. "Kẻ thì thuổng, người thì cuốc, người đội đất, kẻ vác tre", "người nào người nấy lướt thướt như chuột lột". Một bên là cảnh quan huyện "kẻ cha mẹ của dân" có trách nhiệm đốc thúc dân chúng bảo vệ đê thì lại đang chễm chệ trong đình "cách đó chừng bốn năm trăm thước. Đình ấy cũng ở trong mặt đê, nhưng cao mà vững chãi, dẫu nước to thế nữa, cũng chẳng việc gì". Ngoài kia con dân đang chân lấm tay bùn, đem thân hèn yếu để chống chọi lại với sức nước thì trong đình "đèn thắp sáng trưng", "nha lệ lính tráng, kẻ hầu người hạ đi lại rộn rịp". Dường như ngoài kia và trong này là cả hai thế giới khác biệt hoàn toàn. Nếu ngoài kia là thảm cảnh thì trong này là thú vui. Ngoài kia gấp gáp khẩn trương, trong này thong dong nhàn nhã. Cái náo loạn đặt bên cạnh cái yên ả. Trái với "con dân" đang "trăm lo ngàn sợ", quan phụ mẫu "uy nghi chễm chện ngồi" như không hề hay biết đến tình trạng thảm thương của dân chúng. Dựng lên hai cảnh đối lập gay gắt đó, tác giả vạch trần thói vô trách nhiệm của bọn quan lại đương thời. Trong tình cảnh ấy, vô trách nhiệm chính là một tội ác.