các bạn ơi ,các bn giải link bài này nhé
Em hãy tưởng tượng và viết đoạn văn khoảng 8 câu nêu cảm xúc của nhân vật cáo sau khi từ biệt hoàng tử bé :)?
U là tr toy hong bt lm lun ý :'(
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Câu ca dao được cha ông ta đúc kết từ hàng nghìn năm nay nhưng đến tận bây giờ, nó vẫn là bài ca hay nhất về công lao của cha mẹ dành cho con cái.
Cha sinh mẹ dưỡng, nuôi nấng con nên người. Cha mẹ đã phải trải qua biết bao nhiêu khó khăn, vất vả để mang đến cho con tiếng cười, niềm hạnh phúc. Dân gian xưa đã lấy hình ảnh ngọn núi Thái Sơn để ví như công lao của người cha. Đây là một hình ảnh so sánh vừa chân thực, vừa cụ thể. Núi Thái Sơn là một trong những ngọn núi cao và hùng vĩ nhất Trung Quốc. Công lao nuôi dưỡng của người cha cũng vậy, không thể nào cân đong đo đếm dược. Trong quan niệm phong kiến xưa, người cha được coi là trụ cột của gia đình, là người lo toan gánh vác những công việc to lớn, nặng nhọc. Dân gian ta có câu: Con có cha như nhà có nóc. Nóc đối với ngôi nhà là vô cùng quan trọng, che mưa, gió, bão giúp cho ngôi nhà được chắc chắn. Ngôi nhà không có nóc cũng như những đứa trẻ bất hạnh mồ côi cha, không có một chỗ dựa tinh thần vững chắc. Có thể nói vai trò của người cha trong xã hội trọng nam khinh nữ xưa hay trong cuộc sống hiện đại ngày nay là vô cùng quan trọng.
Công lao sinh dưỡng của mẹ cũng vô cùng to lớn: Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Cách so sánh này quả thực rất hay. Bởi lẽ nước trong nguồn không bao giờ chảy hết cũng như tình cảm mẹ dành cho con cũng không bao giờ vơi cạn. Mẹ mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày rồi cho con bú mớm, rồi nuôi dưỡng con nên người. Nước trong nguồn chảy ra cũng ngọt ngào, dịu mát như dòng sữa mẹ vậy. Dòng sữa trắng trong chứa đựng biết bao tình cảm, sự hi sinh mẹ dành cho con.
Công cha nghĩa mẹ đối với con cái thật to lớn. Chúng ta sinh ra được sống trong vòng tay đầy âu yếm, đầy tình thương, đầy những lo toan, vất vả mà cha mẹ đã phải chịu đựng:
Nuôi con cho được vuông tròn
Mẹ thầy dầu dãi xương mòn gối cong
Vậy chúng ta với trách nhiệm là những người con phải làm tròn chữ hiếu để đền đáp công lao của cha mẹ:
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Video Player is loading.
Play
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Trong xã hội xưa có biết bao nhiêu câu chuyện cảm động về lòng hiếu thảo: chuyện về một người con đã lấy thịt mình làm thuốc cho mẹ, chuyện về Lão Lai Tử người nước Sở lúc bảy mươi tuổi còn mặc áo ngũ sắc nhảy múa để mua vui cho cha mẹ. Chữ hiếu được thể hiện ngay trong hành động, ngay trong tình cảm mà chúng ta dành cho cha mẹ. Bổn phận của người làm con trước hết là tu dưỡng học hành, đỗ đạt thành tài để làm cha mẹ vui lòng. Sau đó tận tình chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ khi đau ốm, lúc tuổi già. Đạo làm con không phải một sớm một chiều mà phải làm trọn vẹn chữ hiếu, dành trọn cả tấm lòng để đền đáp công lao sinh thành của cha mẹ.
Tình cảm cha mẹ dành cho con cái thật thiêng liêng biết bao. Công cha, nghĩa mẹ vô bờ bến, suốt đời con không thể trả hết:
Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Câu ca dao xưa nhưng vẫn luôn vang vọng trong suy nghĩ của rất nhiều thế hệ. Câu ca dao không chỉ ngợi ca tình cảm cha mẹ bao la, rộng lớn mà còn muốn nhắn nhủ người làm con phải giữ trọn bổn phận, giữ trọn chữ hiếu. Đối với riêng cá nhân tôi, trước hết là phải vâng lời cha mẹ, tu dưỡng đạo đức, học hành chăm chỉ để làm cho cha mẹ vui lòng.
Xem thêm tại: https://doctailieu.com/phat-bieu-cam-nghi-ve-bai-ca-dao-cong-cha-nhu-nui-thai-son
Người Việt Nam ta rất coi trọng đời sống tình cảm, nhất là tình cảm gia đình. Có lẽ không ai không biết đến bài ca dao đã trở thành lời ru quen thuộc tự bao đời:
Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Nói về công lao của cha mẹ đối với con cái, câu ca dao trên đã đưa ra những hình ảnh giàu sức biểu cảm để so sánh và chỉ ra những hình ảnh vĩ đại như núi Thái Sơn, như nước trong nguồn mới diễn tả hết công lao so sành ấy. Thái Sơn là một ngọn núi cao nổi tiếng ở Trung Quốc, tượng trưng cho những gì lớn lao, vĩ đại. Khi so sánh Công cha như núi Thái Sơn, nhân dân ta muốn nhấn mạnh công lao của người cha trong việc nuôi dạy con cái trưởng thành. Còn hình ảnh nước trong nguồn thể hiện tình yêu thương vô hạn của người mẹ đối với các con.
Người xưa đã ví công cha với ngọn núi cao nhất, còn nghĩa mẹ lại so sánh với nước trong nguồn bất tận. Đọc kĩ bài ca dao, ta sẽ ngạc nhiên trước sự tinh tế này. Người xua đã phản ánh rất đúng đặc điểm tâm lí và cách biểu hiện tình cảm của cha mẹ đối với con cái để từ đó chọn chữ và dùng hình ảnh so sánh cho hợp lí. Vì thế chữ công để nói về cha, chữ nghĩa để nói về mẹ. Hai hình ảnh núi Thái Sơn và nước trong nguồn tuy khác xa nhau nhưng đều phù hợp với vai trò và vị trí của mỗi người.
Công sinh thành của cha mẹ rất lớn. Không có cha mẹ thì không có các con. Bất cứ một anh hùng hay vĩ nhân nào cũng đều được sinh ra từ cha mẹ của mình. Cha mẹ đã dứt ruột sinh ra các con, đã chia sẻ một phần xương thịt để các con có mặt trên đời. Chính vì vậy, công ơn sinh thành của cha mẹ sánh ngang với núi cao, biển rộng.
Cha mẹ cũng là người nuôi dưỡng các con từ khi mới chào đời cho đến lúc trưởng thành. Mẹ nuôi con bằng dòng sữa ngọt lành. Cha mẹ thay nhau chăm sóc đàn con mỗi khi trái gió trở trời. Cha mẹ ra sức làm lụng để nuôi các con khôn lớn.Từ một hình hài nhỏ xíu cho đến khi biết đi, rồi biết đọc, biết viết, biết nấu cơm, quét nhà, biết làm lụng để tự nuôi thân đâu phải là chuyện ngày một, ngày hai. Các con lớn dần lên cũng là lúc cha mẹ già yếu đi. Cha mẹ đã dành cho đàn con tất cả tâm huyết và sức lực của mình.
Không chỉ nuôi con lớn, cha mẹ còn dạy dỗ cho các con nên người. Cha mẹ dạy con bằng chính những việc làm, những hiểu biết về đời sống, về đạo làm người của mình. Sau này, dù được thầy cô dạy dỗ, được người đời khuyên răn, nhưng cha mẹ vẫn là người thầy đầu tiên, người thầy gần gũi nhất của các con.
Hạnh phúc thay cho những đứa con được ấm ủ, yêu thương trong vòng tay cha mẹ! Vậy làm con phải đối xử với cha mẹ như thế nào để đền đáp chữ hiếu? Câu cuối của bài ca dao nhắc nhở chúng ta bổn phận làm con:
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Đạo con là đạo đức, trách nhiệm làm con. Bổn phận của con cái là phải bày tỏ lòng biết ơn và thái độ kính mến, chăm sóc cha mẹ lúc già yếu. Tình cảm đối với cha mẹ phải chân thành và được thể hiện qua những thái độ, hành động xứng với đạo làm con.
Trong dân gian xưa nay đã lưu truyền những câu chuyện cảm động về lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ qua Nhị thập tứ hiếu GươngsángcủahaimươibốnngườiconhiếuthảoGươngsángcủahaimươibốnngườiconhiếuthảo. Nàng Cúc Hoa dắt mẹ đi ăn mày, gặp cảnh ngặt nghèo đã cắt thịt ở cánh tay mình để dâng mẹ ăn cho đỡ đói. Có lẽ đó cũng là một cách nói cường điệu để ca ngợi đức hiếu thảo. Còn trong đời thường, lòng biết ơn cha mẹ được thể hiện qua những lời nói và việc làm cụ thể hằng ngày như cốc nước mát ân cần trao tận tay cha mẹ khi đi làm về nắng nôi, mệt nhọc; là bát cháo nóng bưng cho cha mẹ khi ốm mệt; là sự cảm thông với hoàn cảnh khó khăn của cha mẹ mà không đua đòi ăn diện quần nọ, áo kia... Điều quan trong nhất đối với lứa tuổi học sinh là chúng ta phải phấn đấu học tập, rèn luyện để trở thành người con ngoan, trò giỏi, thành niềm vui, niềm tự hào của cha mẹ.
Năm tháng qua đi, em ngày một trưởng thành. Em tự nhủ phải học tập thật giỏi để sau này trở thành người hữu ích cho gia đình, xã hội và thực sự trở thành chỗ dựa đáng tin cậy của cha mẹ lúc tuổi già. Bài ca dao Công cha như núi Thái Sơn ... luôn nhắc nhở em giữ trọn đạo làm con.
CÁC LOẠI TỪ GHÉP
Trả lời câu 1 (trang 13 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Trong các từ ghép bà ngoại, thơm phức, tiếng nào là tiếng chính, tiếng nào là tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính? Em có nhận xét gì về trật tự của các tiếng trong những từ ấy?
(1) Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại [...].
(Lí Lan)
(2) Cốm không phải thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy lại thu cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ [...].
(Thạch Lam)
Trả lời:
- Trong các từ ghép: bà ngoại, thơm phức, tiếng “ngoại” và tiếng “phức” là hai tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho hai tiếng chính: “bà” và “thơm”.
- Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.
Trả lời câu 2 (trang 14 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Các tiếng trong hai từ ghép: quần áo, trầm bổng có phân ra tiếng chính, tiếng phụ không?
- Việc chuẩn bị quần áo mới, giày nón mới, cặp sách mới, tập vở mới, mọi thứ đâu đó đã sẵn sàng, khiến con cảm nhận được sự quan trọng của ngày khai trường.
- Mẹ không lo, nhưng vẫn không ngủ được. Cứ nhắm mắt lại là dường như vang lên bên tai tiếng đọc bài trầm bổng [...].
Trả lời:
Các tiếng trong hai từ ghép: quần áo, trầm bổng không có phân ra tiếng chính, tiếng phụ, mà bình đẳng về mặt ngữ pháp.
Phần II
Video hướng dẫn giải
NGHĨA CỦA TỪ GHÉP
Trả lời câu 1 (trang 14 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
So sánh nghĩa của từ bà ngoại với nghĩa của từ bà, nghĩa của từ thơm phức với nghĩa từ thơm, em thấy có gì khác nhau.
Trả lời:
Nghĩa của từ ghép bà ngoại hẹp hơn nghĩa của từ bà, nghĩa của từ thơm phức hẹp hơn nghĩa của từ thơm.
Trả lời câu 2 (trang 14 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
So sánh nghĩa của từ quần áo với nghĩa của mỗi tiếng quần, áo; nghĩa của từ trầm bổng với nghĩa mỗi tiếng trầm, bổng em thấy có gì khác nhau?
Trả lời:
Nghĩa của từ quần áo khái quát hơn nghĩa của mỗi tiếng quần, áo; nghĩa của từ trầm bổng khái quát hơn nghĩa của mỗi tiếng trầm, bổng.
Phần III
LUYỆN TẬP
Câu 1
Video hướng dẫn giải
Trả lời câu 1 (trang 15 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Xếp các từ ghép: suy nghĩ, lâu đời, xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn, ẩm ướt, đầu đuôi, cười nụ theo bảng phân loại.
Lời giải chi tiết:
Phân loại từ ghép
Từ ghép chính phụ | lâu đời, xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn, cười nụ. |
Từ ghép đẳng lập | suy nghĩ, chài lưới, cây cỏ, ẩm ướt, đầu đuôi. |
Câu 2
Video hướng dẫn giải
Trả lời câu 2 (trang 15 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Điền thêm tiếng vào sau các tiếng dưới đây để tạo từ ghép chính phụ.
bút … | ăn … |
thước … | trắng … |
mưa … | vui … |
làm … | nhát … |
Lời giải chi tiết:
Điền thêm tiếng để tạo từ ghép chính phụ:
bút chì thước kẻ mưa rào làm quen | ăn bám trắng xóa vui tai nhát gan |
Xem thêm:
Câu 3
Video hướng dẫn giải
Trả lời câu 3 (trang 15 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Điền thêm tiếng vào sau các tiếng dưới đây để tạo từ ghép đẳng lập.
núi | … | mặt | … |
… | … | ||
ham | … | học | … |
… | … | ||
xinh | … | tươi | … |
… | … |
Lời giải chi tiết:
Điền thêm tiếng để tạo từ ghép đẳng lập:
- Núi đồi, núi non
– ham muốn, ham thích
– xinh đẹp, xinh tươi
– mặt mày, mặt mũi
– học hành, học hỏi.
- Tươi tốt, tươi mát.
Câu 4, 5
Video hướng dẫn giải
Trả lời câu 4 (trang 15 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Tại sao có thể nói một cuốn sách, một cuốn vở mà không thể nói một cuốn sách vở?
Trả lời:
Có thể nói một cuốn sách, một cuốn vở, vì sách và vở là danh từ chỉ sự vật tồn tại dưới dạng cá thể, có thể đếm được nhưng không thể nói một cuốn sách vở, vì sách vở là từ ghép đẳng lập có nghĩa tổng hợp chỉ chung cả loại.
Trả lời câu 5 (trang 15 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
a. Có phải mọi thứ hoa có màu hồng đều gọi là hoa hồng không?
Trả lời:
Không phải mọi thứ hoa màu hồng đều gọi là hoa hồng.
b. Em Nam nói “Cái áo dài của chị em ngắn quá!”. Nói như thế có đúng không? Tại sao?
Trả lời:
Em Nam nói: “cái áo dài của chị em ngắn quái”. Nói như thế không có gì sai. Vì áo dài là từ ghép chính phụ chỉ một loại áo, trong đó từ “dài” không nhằm mục đích chỉ tính chất sự vật.
c. Có phải mọi loại cà chua đều chua không? Nói “Quả cà chua này ngọt quá!” có được không? Tại sao?
Trả lời:
Không phải mọi loại cà chua đều chua cho nên có thể nói “quả cà chua này ngọt quá”. Vì cà chua là từ ghép chính phụ chỉ một loại cà, trong đó, từ “chua” không nhằm mục đích chỉ tính chất sự vật.
d. Có phải mọi loại cá màu vàng đều là cá vàng không? Cá vàng là loại cá như thế nào?
Không phải mọi loại cá màu vàng đều gọi là cá vàng. Cá vàng là một loại cá cảnh được người ta nuôi trong chậu nhằm mục đích giải trí.
Câu 6
Video hướng dẫn giải
Trả lời câu 6 (trang 16 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
So sánh nghĩa của các từ ghép mát tay, nóng lòng, gang thép (anh ấy là một chiến sĩ gang thép), tay chân (một tay chân thân tín) với nghĩa của những tiếng tạo nên chúng.
Lời giải chi tiết:
So sánh nghĩa của các từ ghép với nghĩa của những tiếng tạo nên chúng.
- Mát tay: dễ đạt được kết quả tốt.
Mát: có nhiệt độ vừa phải gây cảm giác dễ chịu.
Tay: một bộ phận của cơ thể nối liền với vai.
- Nóng lòng: có tâm trạng mong muốn cao độ muốn làm việc gì.
Nóng: có nhiệt độ cao hơn mức được coi là trung bình.
Lòng: bụng của con người, được coi là biểu tượng của mặt tâm lí.
- Gang thép: cứng cỏi, vững vàng đến mức không gì lay chuyển được
Gang: hợp kim của sắt với carbon và một số nguyên tố, thường dùng để đúc đồ vật.
Thép: hợp kim bền, cứng, dẻo của sắt với một lượng nhỏ carbon.
- Tay chân: người thân tín, người tin cẩn giúp việc cho mình.
Tay: một bộ phận của cơ thể nối liền với vai.
Chân: một bộ phận của cơ thể dùng để di chuyển.
Câu 7
Video hướng dẫn giải
Trả lời câu 7 (trang 16 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Phân tích cấu tạo của những từ ghép có ba tiếng máy hơi nước, than tổ ong, bánh đa nem theo mẫu sau:
Mẫu:
Lời giải chi tiết:
Lm trc 9h30 rồi nha bn
ke ten cac tac pham viet ve con cao
CON CAO VA CHUM NHO
CAO VA QUA
cam nhan chung ve con cao bang 3 TT la
thong minh
lanh loi
xao quyet
avartar giong mk the
Ý nghĩa của cách cho mượn gươm:
– Việc nhận gươm diễn ra ở nhiều thời điểm, nhiều địa điểm cho thấy việc cứu nước vô cùng khó khăn, gian khổ và dài lâu.
– Chuôi gươm tìm thấy ở miền rừng núi, lưỡi gươm thấy ở miền sông nước cho thấy cách để cứu nước có ở khắp nơi, từ miền ngược tới miền xuôi.
– Qua đó cũng cho thấy để cứu đất nước khỏi lâm nguy là sự đồng lòng của dân tộc ở khắp mọi miền đất nước.
Ý nghĩa của cách cho mượn gươm:
– Việc nhận gươm diễn ra ở nhiều thời điểm, nhiều địa điểm cho thấy việc cứu nước vô cùng khó khăn, gian khổ và dài lâu.
– Chuôi gươm tìm thấy ở miền rừng núi, lưỡi gươm thấy ở miền sông nước cho thấy cách để cứu nước có ở khắp nơi, từ miền ngược tới miền xuôi.
– Qua đó cũng cho thấy để cứu đất nước khỏi lâm nguy là sự đồng lòng của dân tộc ở khắp mọi miền đất nước.
Sau khi tạm biệt hoàng tử bé, Cáo cảm thấy vô cùng buồn bã. Nó một mình trở về cánh đồng lúa mì. Cáo đưa đôi mắt nhìn ra phía xa. Màu vàng óng của lúa mì làm nó nhớ về hoàng tử bé. Điều đó khiến nó trở nên dễ chịu hơn. Cáo tin rằng sẽ sớm được gặp lại hoàng tử bé. Nó mỉm cười hạnh phúc. Và tin chắc khi ấy, nó sẽ tặng cậu món quà đặc biệt như đã hứa.
Tham khảo thôi
HT
Từ biệt hoàng tử bé, cáo trở về cánh đồng lúa mì. Khuôn mặt buồn bã. Ánh mắt đầy sự tiếc nuối dõi về phía chân trời. Nó ngồi trước cánh đồng lúa mì hàng giờ, nhớ về hoàng tử bé. Cáo nghĩ đến sự cảm hóa tuyệt vời của hoàng tử bé dành cho mình. Nó trở nên vui vẻ hơn. Khuôn mặt dần trở nên rạng rỡ. Cáo thầm nhủ nếu gặp lại hoàng tử, nó chắc chắn sẽ đem món quà bí mật tặng cho cậu.
Ok rồi em ơiii