K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 5 2017

Dân số nước ta còn tăng nhanh.

- Tốc độ gia tăng dân số tự nhiên ở mức cao, tuy đã giảm trong những năm gần đây nhưng vẫn còn chậm (1,32% trong giai đoạn 2002 - 2005).

- Do quy mô dân số đông nên mỗi năm dân số nước ta vẫn tăng thêm trung bình hơn 1 triệu .

7 tháng 11 2019

a) Tình hình phân bố dân tộc Việt (Kinh) và các dân tộc ít người ở nước ta

* Dân tộc Việt (Kinh)

 Người Việt phân bố rộng khắp cả nước song tập trung hơn ở các vùng đồng bằng, trung du và duyên hải.

* Các dân tộc ít người: phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du.

- Trung du và miền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú đan xen của trên 30 dân tộc. Ở vùng thấp, người Tày, Nùng sống tập trung đông ở tả ngạn sông Hồng; người Thái, Mường phân bố từ hữu ngạn sông Hồng đến sông Cá. Người Dao sống chủ yếu ở các sườn núi từ 700 - 1.000 m. Trên các vùng núi cao là địa bàn cư trú của người Mông.

- Khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên có trên 20 dân tộc ít người. Các dân tộc cư trú thành từng vùng khá rõ rệt, người Ê-dê  Đắk Lắk,  Gia-rai ở Kon Turn và Gia Lai, người Cơ-ho chủ yếu ở Lâm Đồng,...

- Các tỉnh cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ có các dân tộc Chăm, Khơ-me cư trú thành từng dải hoặc xen kẽ với người Việt. Người Hoa tập trung chủ yếu ở các đô thị, nhất là ở Thành phố Hồ Chí Minh.

* Hiện nay, phân bố dân tộc đã có nhiều thay đổi.

- Một số dân tộc ít người từ miền Bắc đến cư trú ở Tây Nguyên.

- Một số dân tộc vùng hồ thủy điện Hòa Bình, Y-a-ly, Sơn La sống hòa nhập với các dân tộc khác tại các địa bàn tái định cư.

 

- Nhờ cuộc vận động định canh, định cư gắn với xóa đói giảm nghèo mà tình trạng du canh, du cư của một số dân tộc vùng cao đã được hạn chế, đời sống các dân tộc được nâng cao, môi trường được cải thiện.

7 tháng 10 2017

- Nước ta có 54 dân tộc cùng chung sống, gắn bó với nhau trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước.

- Trong các dân tộc ở Việt Nam, dân tộc Việt (Kinh) có số dân đông nhất với gần 74 triệu người (năm 2009), chiếm 86% dân số cả nước.

- Một số dân tộc ít người có số dân khá đông như Tày (1,63 triệu người), Thái (hơn 1,55 triệu người), Mường (1,27 triệu người), Khơ-me (1,26 triệu người - năm 2009).

9 tháng 12 2017

Dân số nước ta tăng trong khi nền kinh tế còn chậm phát triển dẫn tới hậu quả:

- Đối với phát triển kinh tế:

+ Tốc độ tăng dân số chưa phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Trên thực tế để tăng 1% dân số thì mức tăng trưởng kinh tế hàng năm phải đạt từ 3 - 4% và lương thực phải tăng trên 4%. Trong điều kiện kinh tế nước ta còn gặp nhiều khó khăn thì mức tăng dân số như hiện nay là vẫn còn cao.

+ Khó có thể giải quyết hết việc làm được vì nguồn lao động nước ta tăng nhanh trong khi nền kinh tế còn chậm phát triển.

+ Dân số tăng nhanh làm ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa tích luỹ và tiêu dùng, tạo mâu thuẫn giữa cung và cầu.

+ Làm cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và lãnh thổ diễn ra chậm.

- Sức ép đối với tài nguyên môi trường:

+ Nguồn tài nguyên thiên bị suy giảm do khai thác quá mức.

+ Môi trường ô nhiễm.

+ Không gian cư trú ngày càng trở nên chật hẹp,...

- Sức ép đối với chất lượng cuộc sống:

+ Chất lượng cuộc sống của người dân chậm được nâng cao.

+ GDP/người thấp.

+  Các vấn đề phát triển giáo dục, y tế, văn hoá, cơ sở hạ tầng,...

+ Tỉ lệ thiếu việc làm và thất nghiệp lớn.

19 tháng 11 2017

a) Đặc điểm của dân số nước ta

- Đông dân, có nhiều thành phần dân tộc.

+ Năm 2002, số dân nước ta là 79,7 triệu người (đứng thứ 14 trên thể giới).

+ Nước ta có 54 thành phần dân tộc.

+ Nước ta còn có khoảng 3,2 triệu người Việt sinh sống ở nước ngoài.

- Dân số còn tăng nhanh: Từ cuối những năm 50 của thế kỉ XX, nước ta bắt đầu có hiện tượng “bùng nổ dân số”. Nhờ thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình nên tỉ lệ gia tăng của dân số có xu hướng giảm, nhưng mỗi năm dân số nước ta vẫn tăng thêm khoảng 1 triệu người.

- Nước ta có cơ cấu dân số trẻ và đang có sự biến đổi nhanh chóng về cơ cấu dân số theo nhóm tuổi.

+ Tỉ lệ nhóm tuổi từ 0-14 giảm (dẫn chứng).

+ Tỉ lệ nhóm tuổi từ 15 đến 59 tăng (dẫn chứng).

+ Tỉ lệ nhóm tuổi từ 60 trở lên tăng (dẫn chứng).

b) Giải thích: Dân số đông vừa là nguồn lao động dồi dào, vừa là thị trường tiêu thụ rộng lớn

22 tháng 6 2019

Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số giảm nhưng số dân vẫn tăng nhanh, vì nước ta có quy mô dân số đông, cơ cấu dân số trẻ, số người trong độ tuổi sinh đẻ cao.

16 tháng 8 2019

- Cơ cấu dân số theo độ tuổi thể hiện tổng hợp tình hình sinh, tử, tuổi thọ, khả năng phát triển dân số và nguồn lao động của nước ta.

 

- Cơ cấu dân số theo độ tuổi cho biết nước ta có dân số trẻ hay dân số già.

2 tháng 9 2019

- Vì Trung du Bắc Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi:

      + Nằm liền kề Đồng bằng sông Hồng, vùng có trình độ phát triển kinh tế - xã hội cao.

      + Có nguồn nước tương đối dồi dào, mặt bằng xây dựng tốt, lại có nhiều cơ sở công nghiệp và đô thị đã hình thành và đang phát triển.

      + Là địa bàn trồng cây công nghiệp (chè, đậu tương, hoa quả), chăn nuôi gia súc.

      + Diện tích đất tương đối rộng, khí hậu không khắc nghiệt, giao thông dễ dàng hơn,... là điều kiện thuận lợi cho sinh sống.

- Miền núi Bắc Bộ có khó khăn cho sản xuất và đời sống:

      + địa hình núi ca hiểm trở.

      + Giao thông khó khăn do địa hình chia cắt sâu sắc.

      + Thời tiết diễn biến thất thường.

      + Đất nông nghiệp rất hạn hẹp, quỹ đất lâm nghiệp có rừng và đất chưa sử dụng chiếm tỉ trọng lớn nhưng tài nguyên rừng đã bị cạn kiệt, muốn khai thác phải đầu tư nhiều tiền của và công sức.

      + Thị trường kém phát triển.

6 tháng 1 2019

Việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống các dân tộc phải đi đôi với bảo vệ môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, vì :

- Trong điều kiện hiện nay của đất nước, việc phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của dân cư, về thực chất là đẩy mạnh hơn nữa việc khai thác tài nguyên thiên nhiên.

- Trong thực tế, nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt: gỗ rừng và lâm sản, đất nông nghiệp, khoáng sản, sinh vật,... đang bị khai thác quá mức. Diện tích đất trống, đồi trọc ngày một tăng lên, thiên tai diễn biến phức tạp, gây thiệt hại lớn. Sự suy giảm chất lượng môi trường sinh thái tác động xấu đến nguồn nước các dòng sông, hồ nước của các nhà máy thuỷ điện; nguồn nước cung cấp cho Đồng bằng sông Hồng cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp.

11 tháng 9 2017

- Dựa vào kí hiệu trên lược đồ để xác định.

- Các mỏ khoáng sản: than (Quảng Ninh), sắt (Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên), mangan (Cao Bằng), thiếc (Cao Bằng, Tuyên Quang), bôxit (Cao Bằng, Lạng Sơn), apatit (Lào Cai), đồng (Sơn La, Lào Cai), chì - kẽm (Bắc Kạn).