K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 4 2018

# Về dế Mèn :

Dế Mèn phiêu lưu kí là một truyện viết cho thiếu nhi rất đặc sắc của Tô Hoài. Trong truyện, tác giả đã xây dựng nhân vật chính là chú Dế Mèn với những nét tính cách, phẩm chất thật đáng yêu, đáng quý. Nhưng nhân vật mà em ấn tượng nhất là chú dễ choắt. Dù chỉ xuất hiện ở những phần đầu câu chuyện nhưng những câu nói cuối cùng của chú trước khi mất nhưng nó làm cho mỗi độc giả mãi không thể nào quên. Cậu là một người có thân hình nhỏ bẻ nhưng khá am hiểu sự đời, cách đối đãi với mọi người xung quanh. Bằng chứng là câu nói cuối cùng của Dế Choắt ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình. Chỉ vài câu thôi, nhưng nó đã làm thay đổi một Dế Mèn kiêu căng, ngạo mạn lúc bấy giờ. Vậy mỗi người chúng ta hãy học theo Dễ Choắt, đừng bao giờ kiêu căng, làm việc bậy bạ mà ảnh hưởng đến cả mình, cả người khác.

hok tốt# =.=

1 tháng 4 2018

Sau những cơn nắng gắt triền miên và ngột ngạt của ngày hè, cuối cùng mùa thu cũng ghé qua và mang đến bao điều dễ chịu, khoan khoái trong lòng. Trời tháng 8, nắng vẫn chưa tắt hẳn nhưng đã dịu dàng hơn rất nhiều so với những ngày tháng 6 tháng 7 trước đó. Cuối cùng, cái mùa tôi mong đợi nhất trong năm cũng đã tới, mùa thu ghé mang theo bầu trời xanh và áng mây trắng, được ngắm nhìn bầu trời ấy qua ô cửa sổ phòng tôi, đó là một điều thật tuyệt!

Nhớ những ngày mùa hè, nóng như rang, cái nóng hành hạ nhau đến mức người ta chỉ có thể đóng chặt cửa như bưng để nắng khỏi chiếu vào, và tất nhiên vào những ngày như vậy, không ai còn có tâm trí ngắm nhìn bầu trời. Mùa thu đến mọi thứ đã thay đổi, lãng mạn và ngọt ngào. Tôi thỏa thích ngắm nhìn bầu trời qua ô cửa sổ nhỏ của mình.

Ô cửa sổ ở phòng tôi với cái khung sắt đã đôi ba chỗ han gỉ, được sơn màu trắng. Phòng tôi nằm ở tầng ba của ngôi nhà, nên có lẽ từ ô cửa sổ này, tôi ngắm nhìn được thật nhiều thứ từ cảnh vật xung quanh tới những chuyển động khe khẽ của tự nhiên. Tôi để gió lùa vào ô cửa làm dịu tâm hồn, để nắng chan hòa và để mưa hắt vào những giọt nhè nhẹ mát lành.

Buổi sáng mùa thu thức dậy, việc đầu tiên tôi làm là mở tung ô cửa sổ để ngắm nhìn bầu trời thu mỗi sớm mai. Đó là khi những đám mây mới chỉ kịp vội ửng hồng, phơn phớt một gang màu ấm áp, tôi cảm nhận được trời thanh khiết một cách lạ lùng. Tôi ngắm nhìn mặt tròi nhô lên từ từ chậm rãi, chiếu những tia nắng đầu tiên, mang lại ánh sáng cho muôn loài. Rồi dần dần, bầu trời màu sắc linh hoạt, bắt mắt, từ hồng cam đến trắng trong rồi xanh ngắt một màu thiên thanh.

Trên trời, những đám mây nhởn nhơ trôi, bỗng nhớ đến câu thơ trong bài thơ “Sang thu” của nhà thơ Hữu Thỉnh:

“Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu”.

Những đám mây bồng bềnh nhờ gió thổi mà trôi đến phương troài xa. Nhưng cũng có lúc trời xanh ngắt không một gợn mây trắng lấn ná. Dấu hiệu Bầu trời mùa thu trong xanh cao vời vợi, nếu bầu trời mà không có những làn mây trắng mây hồng điểm tô thì khác gì một bông hoa có sắc mà không có hương. Thỉnh thoảng còn có cả đám mây màu xanh phớt hay màu mỡ gà trôi nhè nhẹ trên trời như đang khoe sắc thắm của mình. Khoảng trời ấy rộng và thoáng đạt bao la tưởng như vôn tận và không có điểm dừng. Tôi cứ ngỡ mình có thể xuyên qua màn mây ấy, bay đến một nơi thật xa, thật đẹp đẽ. Cánh cửa khi thoảng lại đập khe khẽ khi có một làn gió lướt qua.

Đến khi màn đêm buông xuống, không còn có những đám mây xanh ngắt, không còn có những đám mây trắng bồng bềnh trôi ngang. Tất cả còn lại chỉ là một bầu trời đêm đen đặc quánh và đen rộng thênh thang không thấy lối. Trên trời, thay vì vẻ hừng hực sức sống của buổi bình minh thì sự yên tĩnh và nhẹ nhàng lên ngôi.  Mặt trời đi ngủ, những chỗ cho mặt trăng và những vì sao.

Tôi ngồi bên cửa sổ, ngước mắt ngắm nhìn bầu trời về đêm. Trên đó vầng trăng bạc vằng vằng chiếu thứ ánh sáng hiền dịu không đủ làm sáng rõ mọi vật nhưng cũng đủ để sự vật không chìm nghỉm trong tăm tối. Vầng trăng hình lưỡi liềm, như miếng bánh quy bị đứa trẻ tham lam cắn dở. Những vì sao bên cạnh hội tụ đông vui, lấp lánh điểm tô cho bầu trời đêm thêm hấp dẫn long lanh. Tôi đưa tay ra ngoài cửa sổ, vờ như quờ quặng và cố gắng tóm lấy một vì sao cho riêng mình.

Và không phải lúc nào bầu trời mùa thu cũng dịu dàng như vậy. Thỉnh thoảng một cơn bão ghé qua, sẽ không còn trăng và những vì sao lấp lánh trên trời. Bầu trời đêm ngoài cửa sổ thỉnh thoảng rạch những tia chớp sáng lóe rồi vụt tắt. Những tia chớp dài rạch ngang rạch dọc, tưởng như có ai đang vui đùa cùng bầu trời với một chiếc đèn pin khổng lồ.

Bầu trời ngoài cửa sổ những ngày bão ghé, mưa đến cũng buồn hơn, bớt đi cái vẻ tươi vui của nó. Trời u ám và xám xịt như kẻ phiền muộn lo lắng. Những ngày đó, tôi không được trông thấy đám mây tinh nghịch nhởn nhơ trôi trên bầu trời. Con mưa khiến bầu trời của tôi buồn và nặng trĩu. Rồi từ đó, những hạt mưa hắt xuống từng giọt, từng giọt nặng nề.

Bầu trời của tôi rộng lớn bao la, không phải lúc nào cũng xanh mắt vui tươi, có cả những lúc buồn bã và cáu kỉnh. Bầu trời ấy thay đổi theo thời gian trong ngày. Qua ô cửa sổ nhỏ của mình, tôi đã được ngắm nhìn, say mê tưởng tượng về những sắc thái riêng của bầu trời. Nơi đó dù thế nào cũng thật rộng và thật đáng yêu!

1 tháng 4 2018

Bạn tham khảo.
Hầu hết những tác phẩm truyện và kí đã học trong chương trình Ngữ văn 6 – tập 2 là những bài ca ngợi ca đất nước, con người và cuộc sống của nhân dân Việt Nam. Thông qua những văn bản đã học, em cảm thấy thêm yêu đất nước, yêu cuôc sống mà yêu mỗi người ở quanh mình. Các tác phẩm giúp em hiểu biết hơn về cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp của đất nước và cuộc sống con người ở mọi miền của Tổ quốc, đặc biệt là vẻ đẹp của những người dân lao động; những vấn đề gần gũi với đời sống tình cảm, tư tưởng và các mối quan hệ của người dân Việt Nam ta.
Học tốt nhé! =)

1 tháng 4 2018

Sao ? Những đám mây làm sao à ?

1 tháng 4 2018

đề gì nghe ngộ dạ

1 tháng 4 2018

người mà em ghét nhất là những người chê em ngốc và chửi gia đình em

MB: Giới thiệu về giấc mơ đó (nguyên nhân, thời gian, địa điểm). Đặc biệt là nói sơ qua về nhân vật cổ tích mà em đc học.

** Nhân vật cổ tích đó có thể là một nhân vật là 1 hình mẫu lí tưởng, đại diện cho sự công bằng và tốt đẹp trong xã hội. Đó còn là một nhân vật thể hiện đc những điều mà em đang mong muốn.

** Hoặc có thể đó là 1 con người địa diện cho tầng lớp xấu xa trong truyện. 
TB: 
- Tâm trạng của em trc khi có đc giấc mơ.
- Thơi gian? địa điểm? <nói cụ thể hơn>
- Nhân vật mà em được gặp:
+ Hình dáng bên ngoài: là một nhân vật như trong truyện cổ tích nên em có thể nói là nhân vật đó có hình dáng bên ngoài giống như trong truyện và chính yếu tố hình dáng tương tự như trong truyện làm em biết đó là nhân vật ở trong câu chuyện nào.
+ Giọng nói, nụ cười, ... <hiền hay ác, ...>
+ Đó là nhân vật đại diện cho mong ước hiền lành hay là một người xấu xa trong truyện.
- Em lúc đó ntn?
+ Tâm trạng của em: buồn, vui hay sợ hãi?
+ Em đã làm gì: đứng yên, ôm chầm lấy nhân vật đó, hay ...?
- Những việc sau đó diễn ra, giữa em với nhân vật đó.
+ Nếu là 1 nhân vật địa diện cho cái thiện thì 2 người có thể ngồi nói chuyện,tâm sự với nhau, em bày tỏ những ước mơ của mình và nhân vật đó thì khuyên bảo em nhiều điều. 
+ Nếu là 1 nhân vật đại diện cho cái xấu xa, tàn bạo trong truyện thì em có thể đấu tranh mãnh liệt với người đó, có thể là bằng lời nói hoặc trực tiếp bằng hành động. 
- Kết hợp với miêu tả khung cảnh xung quanh, có thể là mờ ảo hay có nhiều ánh sáng?
- Kết thúc giấc mơ:
+ Hình ảnh cuối cùng của nhân vật.
+ Em tỉnh dậy và tâm trạng lúc đó.

Kb: Suy nghĩ của em sau giấc mơ đó.

1 tháng 4 2018

 trong các chính sách, chính sách thâm độc nhất là đồng hóa dân ta vì để dân ta tư tưởng trống vắng ko nghĩ đến việc khởi nghĩa dành lại độc lập.

1 tháng 4 2018

chính sách của nhà hán vì chúng muốn đồng hóa nhân dân ta 

1 tháng 4 2018

Cả 2 cái văn kể và văn tả đều giống nhau ở điểm là cả 2 bài văn này đều có yếu tố kể và tả 
nhưng trong văn kể thì cái đoạn tả chỉ nên ngắn thôi,và chủ yếu đoạn tả này chỉ để giới thiệu sơ qua thôi 
còn trong văn tả thì cũng có 1 phần là kể,chủ yếu thì đoạn này sẽ là kể kỉ niệm,...Nhưng trong cái đoạn văn tả này thì tả sẽ nhiếu nhất 

1 tháng 4 2018

Điểm giống nhau tả người và tả cảnh là : Đều có ba phần ; cùng xác định người hoặc cảnh để tả ; tính chât nổi bật và phải nêu nhận xét của mình
 

1 tháng 4 2018

Bài 1/

                                     Ghi ở bờ ao

                                Chim hót rung rinh cành khế

                                Hoa rơi tím cả cầu ao

                                Mấy chú rô con ngơ ngác

                               Tưởng trời đang đổ mưa sao

      Dễ thấy một Trần Đăng Khoa bé thơ nhạy cảm, tinh tế trong quan sát cảnh vật thiên nhiên gần gũi, thân thuộc. tiếng chim làm lay động cành khế khiến hoa rơi làm tím mặt ao nhà. Nét độc đáo là sự nhập thân tưởng tượng vào mấy chú rô non. Cá con tưởng một trận mưa ngôi sao vừa đổ xuống! Vũ trụ thu hẹp lại trong cái nhìn bé xíu thật hồn nhiên…

Bài 2/

                                  Ao nhà mùa hạ

                                  Mùa mưa mà mưa chưa đến

                                  Đáy sâu nẻ toác khi nào

                                  Rêu nằm mơ chuyện sấm sét

                                  Rồi khô trên cọc cầu ao…

            Đúng là ao nhà vào ngày nắng hạn khắc nghiệt nhất - chuyện cũng thường thấy ở làng quê ta. Dòng thơ mở đầu là một nghịch lí, đúng hơn là một bi kịch “Mùa mưa mà mưa chưa đến …”. Cái phải đến lẽ ra phải đến rồi. Mưa móc nào cần gì nhiều đâu. Một chút hơi nước ẩm đủ để một đời … rêu phong ! Những thân- phận- rong - rêu chết khô ngay trong giấc mơ về một ngày uy vũ nổi lên, một ngày giọt giọt sẽ nhuần thấm trong lòng người, một ngày để phục sinh ! …. Đâu còn là chuyện ao nhà ngày hạn nữa mà là góc khuất của cuộc đời bất chợt hiện ra khiến ta phải suy ngẫm.

Bài 3/

                                                Cơn giông

                                  Cơn giông nổi lên giữa làng

                                  Bờ ao lở gốc cây bàng cũng nghiêng

                                 Quả bòng chết chẳng chịu chìm

                                 Ao con mà sóng nổi lên bạc đầu…

         Thế rồi giấc mơ kia đã đến, nhưng đến theo một kiểu bất ngờ ! Đời vốn khó lường. Đã đành…Rêu phong đã khô cháy từ lâu, lần này là những thân phận khác lớn hơn ! Sấm sét đã nổi lên rúng động làng trên xóm dưới, bất chợt, thảng thốt…Cũng trên cái xã hội ao con ấy. Khoa quan sát một đối cực khác đang diễn ra với sự khốc liệt mới mẻ đến không ngờ: Bờ ao lở, gốc cây bàng cũng nghiêng…Quả bòng chết oan khiên không nhắm mắt. Đây nữa, dâu bể thế gian: Ao con mà sóng nổi lên bạc đầu…Hình như ta chưa được đọc một câu thơ nào tả sóng ao theo một kiểu như thế. Cụ Tam Nguyên Yên Đỗ để lại hai câu thơ tả sóng ao thu không thể nào quên “Sóng biếc theo làn hơi gợn tí, Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo…”. Sóng ao đẹp mơ màng thì nhiều người viết, viết hay; còn sóng ao - mà ao con - dữ dội oan khiên thì chỉ thấy cậu bé “nhà quê” này !

           Ao gì mà ao, biển đấy, lạ chưa ?! ...

           Biển đâu mà biển, cõi người đó, buồn chưa ?! ...

          Trần Đăng Khoa thuở “Góc sân và khoảng trời” có nhiều câu thơ nói về cái ao. Có thể nhặt ra: Mặt ao không gợn gió- Bóng trúc cũng rung rinh (Câu cá). Mặt trời lặn xuống bờ ao, Ngọn khói xanh lên lúng liếng (Khi mùa thu sang). Chị tre chải tóc bên ao, Đàn mây áo trắng ghé vào soi gương (Buổi sáng nhà em…). Bài “Ghi ở bờ ao”(đề cập đến phần đầu bài viết này) cũng phát triển theo hướng ấy. Ao hiện lên thân thuộc, đầy hình ảnh nên thơ nhưng ao vẫn là ao, dẫu có sử dụng thủ pháp nhân hóa, dẫu có cả gió-mây-trời-nước soi bóng trong chiếc gương tròn bé xíu nhà Khoa cũng chỉ nhằm làm cho thiên nhiên thêm phần lung linh, sống động hơn thôi; cũng chỉ là những câu thơ gợi tả, gợi cảm, có hồn đáng khen…Đến Ao nhà mùa hạn và Cơn giông thì không còn là cái ao thiên nhiên nữa mà là cái ao số phận, là cuộc đời ở hai chiều nghịch cảnh éo le…Đọc “Ao nhà mùa hạn”  và “Cơn giông” rồi ngẫm chuyện đời, chuyện xã hội đổi thay  mà quắt quay cám cảnh!

            Thiên nhiên ở đây giã từ hồn nhiên tưởng tượng để bay chơi vơi đến tầng nghĩa của những biểu tượng. Không cảm xúc nữa mà cảm thương, chiêm nghiệm. Thi sĩ, dù ở tuổi nào; thơ hay – dù viết về cái gì, cũng phải phát hiện ở sự vật theo một chiều kích riêng, hiển hiện những khuất lấp ngộ nhận đến nông nỗi của đời sống thực tại bằng một linh cảm không giải thích, có khi ngỡ như là thiếu căn cứ , có khi tưởng là vượt thoát tầm nghĩ của người làm thơ. Hai bài thơ con, của đứa trẻ con, viết về chiếc ao con đã ngầm chứa giá trị của tư tưởng. Thơ thiếu nhi và thơ cho thiếu nhi là thơ của người lớn hoặc trẻ con viết về tuổi ấu thơ. Hai bài thơ trên thuộc loại nào ?! Khái niệm nào cũng bất ổn đáng ngờ.

            Nhưng mà dẫu sao , tôi vẫn chưa hết day dứt một điều Ao nhà mùa hạn và Cơn dông làm thế nào lại được viết vào năm 1972, khi ông TĐK còn là bé Khoa mới vừa mười bốn tuổi?!..

tham khỏ nha bạn

1 tháng 4 2018

Trần Đăng Khoa bé thơ nhạy cảm, tinh tế trong quan sát cảnh vật thiên nhiên gần gũi, thân thuộc. tiếng chim làm lay động cành khế khiến hoa rơi làm tím mặt ao nhà. Nét độc đáo là sự nhập thân tưởng tượng vào mấy chú rô non. Cá con tưởng một trận mưa ngôi sao vừa đổ xuống! Vũ trụ thu hẹp lại trong cái nhìn bé xíu thật hồn nhiên…

1 tháng 4 2018

Trùng lợp thật,hôm nay trường mình đi đền Hùng,mình vừa đi về nè

Đền Hùng nằm ở phía tây bắc Hà Nội, cách Thủ đô chưa đầy 90km. Đền Hùng được xây dựng trên núi Hùng hay còn được gọi là núi Cả, núi Nghĩa Lĩnh, Nghĩa Cương, Hi Cương, Hi Sơn, Bảo Thiếu Lĩnh, Bảo Thiêu Sơn,...). Núi có độ cao 175m so với mặt nước biển. Tục truyền rằng, núi Hùng là chiếc đầu rồng hướng về phía Nam, mình rồng uốn khúc thành núi Vặn, núi Trọc, núi Pheo. Núi Vặn cao 170m, xấp xỉ núi Hùng. Núi Trọc nằm giữa núi Hùng và núi Vặn, cao 145m. Theo truyền thuyết, ba đỉnh núi này là ba đỉnh “Tam sơn cấm địa” được dân gian thờ từ rất lâu đời.
 
Phong cảnh nơi đây mới hùng vĩ làm sao! Ở đó núi non trùng điệp, rừng cây bạt ngàn xanh tốt. Vào những ngày đẹp trời, ta có thể nhìn thây dòng sống Lô hiền hoà, trong vắt, những xóm làng ẩn hiện trong vườn cây trái như một bức tranh đầy màu sắc. Từ núi Nghĩa Lĩnh có thế’ quan sát được cả một vùng rất rộng của trung tâm Bắc Bộ với ngã ba Hạ, nơi sông Lô đổ nước vào sống Hồng, với các dãy núi Tam Đảo, Ba Vì và các dãy đồi lượn sóng xen kẽ giữa những cánh đồng tốt tươi, những vùng quê trù phú của vùng trung du.
 
Toàn bộ khu di tích gồm 4 đền, 1 chùa và một lăng hài hòa trong phong cảnh thiên nhiên, có địa thế cao rất đẹp mắt. Cao nhất là Đền Thượng, thấp nhất là Đền Giếng. Các Đền được xây dựng theo một kiến trúc cổ kính. Sau khi qua cổng chính của khu di tích, qua 225 bậc đá, là lên đến đền Hạ. Ở khu vực Đền Hạ có chùa Thiên Quang và cây Thiên Tuế 700 tuổi; gần đó có đền Ngọc và giếng Ngọc. Từ Đền Hạ theo 168 bậc đá nữa là Đền Trung và lên tiếp 102 bận nữa thì lên Đền Thượng và có lăng vua Hùng, tượng trưng cho mộ Tổ.
 
Cổng đền được xây theo kiểu vòm cuốn. Tầng dưới có một cửa vòm cuốn lớn, đầu cột trụ cổng tầng trên có cửa vòm nhỏ hơn, bốn góc tầng mái trang trí rồng, đắp nổi hai con nghê. Giữa cột trụ và cổng đắp nổi phù điêu hai võ sĩ; giữa tầng một có đề bức đại tự: “Cao sơn cảnh-hành” (lên núi cao nhìn xa rộng). Mặt sau cổng đắp hai con hố là hiện thân vật canh giữ thần.
 
Qua cổng chính là Đền Hạ. Tương truyền nơi đây, Mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, sau nở thành 100 người con trai, nguồn gốc “đồng bào” (cùng bọc) được bắt nguồn từ đây. Ngay chân Đền Hạ là nhà bia, trên đỉnh có đắp hình, nậm rượu. Nơi đây đặt bia đá ghi lời dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người về thăm Đền Hùng ngày 19/9/1945: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
 
Gần Đền Hạ có ngôi chùa Thiên Quang thiền tự. Trước cửa chùa có cây thiên tuế là nơi Bác Hồ ngồi nói chuyện với cán bộ và chiến sĩ. Chùa có một gác chuông được xây dựng vào thế kỉ XVII. Tiếp đến là Đền Trung. Tương truyền đây là nơi các vua Hùng cùng các Lạc hầu, Lạc tướng du ngoạn ngắm cảnh thiên nhiên và họp bàn việc nước. Đây cũng là nơi vua Hùng thứ 6 đã nhường ngôi cho Lang Liêu - người con hiếu thảo vì đã có công làm ra bánh chưng, bánh dày.
 
Đền Thượng được đặt trên đỉnh núi Hùng. Tương truyền rằng thời Hùng Vương, Vua Hùng thường lên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh để cử hành những buổi lễ thờ trời đất, thờ thần lúa, cầu mong mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt. Tục truyền đây còn là nơi vua Hùng thứ 6 lập đàn cầu trời ban cho người tài ra giúp nước đánh giặc Ân. Sau khi Thánh Gióng đánh tan giặc và bay về trời, vua Hùng cho lập đền thờ vọng trên đỉnh núi, về sau, nhân dân đặt thêm bài vị vua Hùng vào thờ cúng. Tiếp đến là Lăng Hùng Vương, tương truyền là mộ của Vua Hùng thứ 6. Lăng hình vuông, tầng dưới bốn góc đắp bốn con rồng tư thế bò, tầng trên đắp rồng uốn ngược, đỉnh lăng đắp hình “quả ngọc”. Ba mặt Tây, Đông, Nam đều có cửa vòm, hai bén cửa đều đắp kì lân, xung quanh có tường bao quanh, trang trí hoa, chất liệu bàng đá. Trong lãng có mộ Vua Hùng. Mộ xây hình hộp chữ nhật dài, có mái mui luyện.
 
Từ Đền Thượng, đi tham quan một đoạn nữa là đến Đền Giếng (tên chữ là Ngọc Tỉnh), tương truyền là nơi hai công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa (con gái của Vua Hùng thứ 18) thường soi gương, vấn tóc khi theo cha đi kinh lí qua vùng này. Hai bà có công dạy dân trồng lúa nước và trị thuỷ nên dược nhân dân lập đền thờ phụng muôn đời, cổng Đền Giếng có kiểu dáng gần giống cổng chính nhưng nhỏ và thấp hơn.
 
Đền Tổ Mẫu Âu Cơ được xây dựng trên núi Ốc Sơn (núi Vặn). Trong đền có tượng thờ Mẹ Âu Cơ và hai Lạc hầu, Lạc tướng. Đường đi lên đền được xây bằng 553 bậc đá Hải Lựu.
 
Ngay dưới chân núi là Bảo tàng Hùng Vương. Trong Bảo tàng có nhiều hiện vật, tranh ảnh, tượng lớn khắc hoạ chủ đề: “Các Vua Hùng dựng nước Văn Lang trên mảnh đất Phong Châu lịch sử”.
 
Vào những ngày giỗ Tổ Hùng Vương, cờ, hoa, biểu ngữ được trang hoàng khắp mọi nơi. Cờ bay đỏ những cành cây, đỏ những mặt hồ. Trong những ngày lễ, Đền Hùng càng đông khách thập phương đến tham quan và thắp hương, tưởng nhớ ghi dấu công ơn của các vua Hùng.
 
Đền Hùng vừa là thắng cảnh đẹp, vừa là một di tích lịch sử — văn hóa đặc biệt quan trọng đối với người Việt Nam. Về với Đền Hùng là về với cội nguồn dân tộc, để tự hào về dòng giống tiên rồng đang chảy trong huyết mạch của mỗi người dân Việt Nam!
 
Trẩy hội Đền Hùng là truyền thống văn hóa đẹp của người Việt Nam. Trong rất nhiều những ngày hội được tổ chức trên khắp đất nước, hội đền Hùng vẫn được coi là hội linh thiêng nhất bởi đó là nơi mỗi người Việt Nam nhớ về cội nguồn và truyền thống oai hùng, hiển hách của cha ông.

12 tháng 6 2021

VUONGDUCTAI