K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tham khảo!

Yếu tố

Ảnh hưởng

Giải thích

Nước

Trong giới hạn nhất định, cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước.

Nước là dung môi, là môi trường cho các phản ứng hóa học xảy ra, đồng thời, nước cũng hoạt hóa các enzyme hô hấp và cần thiết cho quá trình thủy phân tạo nguyên liệu trực tiếp cho quá trình hô hấp. Do đó, nước trong mô, cơ quan, cơ thể thực vật liên quan trực tiếp đến cường độ hô hấp.

Nhiệt độ

Trong giới hạn nhất định, khi nhiệt độ tăng, cường độ hô hấp cũng tăng.

Nhiệt độ ảnh hưởng đến hoạt động của các enzyme hô hấp, từ đó, ảnh hưởng đến cường độ hô hấp: Nhiệt độ thấp kìm hãm hoạt tính của các enzyme hô hấp dẫn đến cường độ hô hấp giảm. Nhiệt độ quá cao làm biến tính enzyme dẫn đến hô hấp bị ngưng trệ.

Hàm lượng $O_2$

Nếu hàm lượng $O_2$ đủ, quá trình hô hấp diễn ra thuận lợi. Nếu hàm lượng $O_2$ thấp dưới \(10\%\) hô hấp sẽ bị ảnh hưởng; còn dưới \(5\%\) thì cây chuyển sang con đường lên men.

Khí $O_2$ là nguyên liệu của hô hấp nên hàm lượng $O_2$ ảnh hưởng trực tiếp đến cường độ hô hấp. Khi thiếu $O_2,$ các tế bào thực vật sẽ chuyển hóa glucose theo con đường lên men để tạo ra $1$ lượng nhỏ năng lượng cho tế bào thực vật sử dụng. Tuy nhiên, con đường này lại tạo ra lactic acid và ethanol, sự tích lũy lactic acid và ethanol ở nồng độ cao sẽ gây chết các tế bào và cơ thể; đồng thời, nếu tình trạng kéo dài, cây cũng không đủ năng lượng để cung cấp cho các hoạt động sống.

Hàm lượng $CO_2$

Hàm lượng $CO_2$ trong không khí cao sẽ ức chế hô hấp hiếu khí, cây chuyển sang con đường lên men.

Hàm lượng $CO_2$ cao sẽ ảnh hưởng đến sự trao đổi khí dẫn đến ức chế và làm giảm cường độ hô hấp.

Tham khảo!

- Để hạt nảy mầm cần cung cấp đủ nước vì: Các hạt khô đang ở trạng thái ngủ, nghỉ có hàm lượng nước rất thấp dẫn đến quá trình hô hấp tế bào bị ức chế. Khi hạt được cung cấp đủ nước sẽ kích thích cường độ hô hấp tế bào tăng nhanh, giúp tạo ra vật chất và năng lượng cho sự nảy mầm của hạt.

Tham khảo!

• Con đường hô hấp hiếu khí:

- Gồm 3 giai đoạn: đường phân, oxy hóa pyruvate và chu trình Krebs, chuỗi truyền electron.

- Nguyên liệu và sản phẩm của từng giai đoạn:

Giai đoạn

Đường phân

Oxy hóa pyruvate

và chu trình Krebs

Chuỗi truyền

electron

Nguyên liệu

$Glucose,ADP,NAD^+,Pi$

$Pyruvate,ADP,Pi,NAD^+,FAD$

$NADH,FADH_2,ADP,Pi,O_2$

Sản phẩm

$Pyruvate,ATP,NADH$

$ATP,NADH,FADH_2,CO_2$

 $ATP,H_2O,NAD^+,FAD^+$

• Con đường lên men:

- Gồm 2 giai đoạn: đường phân và lên men.

- Nguyên liệu và sản phẩm của từng giai đoạn:

Giai đoạn

Đường phân

Lên men

Nguyên liệu

$Glucose,ADP,NAD^+,Pi$

$Pyruvate,ADP,Pi,NAD^+,FAD$

Sản phẩm

$Pyruvate,ATP,NADH$

 $Ethanol$ hoặc $lactate.$

Tham khảo!

- Khái niệm hô hấp ở thực vật: Hô hấp ở thực vật là quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ phức tạp, phổ biến là carbohydrate thành các chất đơn giản, đồng thời, tạo ra ATP và nhiệt năng.

- Phân tích vai trò của hô hấp đối với cơ thể thực vật:

+ Năng lượng (dưới dạng ATP) sinh ra từ hô hấp được sử dụng cho hầu hết các hoạt động sống của cây như tổng hợp và vận chuyển các chất, sinh trưởng và phát triển, cảm ứng,…

+ Nhiệt năng được giải phóng ra trong hô hấp giúp duy trì nhiệt độ cơ thể, đảm bảo cho các hoạt động sống trong cơ thể thực vật diễn ra một cách bình thường.

+ Các sản phẩm trung gian được tạo ra từ quá trình hô hấp ở thực vật (đường 3 carbon, pyruvate,…) là nguyên liệu để tổng hợp nên các hợp chất hữu cơ trong cơ thể như protein, acid béo,…

Tham khảo!

- Để thực hiện các hoạt động sống như trao đổi nước, khoáng, sinh trưởng, phát triển, sinh sản,… thực vật sử dụng nguồn năng lượng do quá trình hô hấp cung cấp. Hô hấp là quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ phức tạp, phổ biến là carbohydrate thành các chất đơn giản, đồng thời, tạo ra ATP và nhiệt năng. Năng lượng dưới dạng ATP sinh ra từ quá trình hô hấp được sử dụng cho hầu hết các hoạt động sống của cây.

Tham khảo!

a) Nhận xét về hình dạng, số lượng, kích thước và sự phân bố lục lạp trong tế bào cây rong mái chèo: Lục lạp có hình bầu dục, phân bố nhiều trong tế bào biểu bì của cây rong mái chèo.

b) Khi tiến hành thí nghiệm chứng minh sự tạo thành tinh bột trong quang hợp, phải để chậu cây trong bóng tối 2 ngày trước khi làm thí nghiệm nhằm khiến cho cây khoai lang thí nghiệm ngừng quang hợp, lượng tinh bột đang có sẵn trong các lá sẽ được cung cấp cho các cơ quan, bộ phận khác của cây. Điều này sẽ đảm bảo tính chính xác của thí nghiệm.

c) Trong quá trình quang hợp, cây thủy sinh và cây rong nhả khí oxygen hoà tan vào nước của bể giúp cải thiện nồng độ khí oxygen trong bể, tạo điều kiện cho cá cảnh hô hấp tốt hơn. Ngoài ra, trồng cây thủy sinh và cây rong trong bể cá còn có nhiều tác dụng khác như tạo nơi trú ẩn an toàn cho cá, cung cấp thức ăn xanh cho cá, tăng tính thẩm mĩ cho bể cá,…

Tham khảo!

- Trong trồng trọt, muốn tăng năng suất và chất lượng cây trồng như khoai tây, khoai lang, sắn dây, mía, củ cải đường,… thông qua quang hợp, cần áp dụng các biện pháp kĩ thuật như: chọn giống thích hợp, bón phân hợp lí, cung cấp đầy đủ nước cho cây trồng, gieo trồng đúng thời vụ, phòng trừ sâu bệnh hại,…

Tham khảo!

- Cây có điểm bù ánh sáng thấp có khả năng quang hợp ở cường độ ánh sáng thấp, còn cây có điểm bù ánh sáng cao có khả năng quang hợp ở cường độ ánh sáng cao $→$ Trong trồng trọt, người ta thường trồng xen canh các cây có điểm bù ánh sáng thấp với cây có điểm bù ánh sáng cao để tận dụng tối đa nguồn ánh sáng, chất dinh dưỡng trên một diện tích trồng trọt mà vẫn đảm bảo năng suất do cây có điểm bù ánh sáng cao sẽ ở phía tầng trên còn cây có điểm bù ánh sáng thấp sẽ ở tầng dưới.

- Ví dụ: Trồng xen giữa ngô có điểm bù ánh sáng cao với đậu đỗ có điểm bù ánh sáng thấp.

Tham khảo!

- Các cây xương rồng, thuốc bỏng,… thường sinh trưởng và phát triển chậm hơn so với các cây thuộc nhóm thực vật $C3,$ $C4$ vì: Để thích nghi với điều kiện môi trường sống nắng nóng, nhiệt độ cao, khô hạn, khí khổng ở các loài cây này không mở ra vào ban ngày mà chỉ mở vào ban đêm khi nhiệt độ giảm xuống. Điều này dẫn đến $CO2$ $–$ nguyên liệu cho quá trình quang hợp chỉ xâm nhập vào lá vào ban đêm để dự trữ, sau đó, vào ban ngày, $CO2$ này mới được sử dụng để tạo ra chất hữu cơ. Bởi vậy, ở những loài cây này, cường độ quang hợp thấp kéo theo lượng chất hữu cơ được tổng hợp và tích lũy ít dẫn đến sinh trưởng và phát triển của cây chậm hơn các loài thực vật khác.

Tham khảo!

- Công nghệ trồng cây không cần ánh sáng mặt trời là công nghệ sử dụng đèn $LED$ thay thế ánh sáng mặt trời, giúp con người có thể chủ động tạo được nguồn ánh sáng có cường độ và thành phần quang phổ phù hợp với quá trình quang hợp ở từng loại cây trồng.

- Một số loại cây trồng được áp dụng công nghệ trồng cây không cần ánh sáng mặt trời: các loại rau xanh như xà lách, rau diếp, rau cải, rau muống, củ cải đỏ, cần tây,… các loại cây cảnh như hoa hồng, hoa lan, kiềng lá, sen đá,…