K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Doraemon - Trang sách mới của nền văn minh nhân loạiNăm 1972, vào một ngày nọ, Doraemon bị hết pin và ngưng hoạt động. Nobita dùng tivi xuyên thời gian liên lạc Dorami, em gái của Doraemon. Dorami nói rằng nếu thay pin như thông thường thì Doraemon sẽ mất hết kí ức về Nobita. Ngoài ra, đội tuần tra thời gian không cho phép cô bé quay về quá khứ giúp anh mình nữa.Giờ đây Nobita đứng trước 2 lựa chọn: Hoặc tự mình thay...
Đọc tiếp

Doraemon - Trang sách mới của nền văn minh nhân loại

Năm 1972, vào một ngày nọ, Doraemon bị hết pin và ngưng hoạt động. Nobita dùng tivi xuyên thời gian liên lạc Dorami, em gái của Doraemon. Dorami nói rằng nếu thay pin như thông thường thì Doraemon sẽ mất hết kí ức về Nobita. Ngoài ra, đội tuần tra thời gian không cho phép cô bé quay về quá khứ giúp anh mình nữa.

Giờ đây Nobita đứng trước 2 lựa chọn: Hoặc tự mình thay thế bộ pin bên trong chú mèo máy bất động, mà việc này có thể dẫn đến Doraemon bị cài đặt lại từ đầu và mất hoàn toàn trí nhớ, hoặc cậu phải chờ tiến bộ khoa học để phục hồi lại Doraemon một ngày nào đó trong tương lai. 

Nobita phải đứng trước hai sự lựa chọn để sửa chữa Doraemon. Và Nobita đã chọn cách thứ 2, nhưng cậu không ngồi yên chờ đợi mà lao vào học tập để tự tạo ra phép màu. Chính nguồn động lực lớn lao đã đánh thức tiềm năng của Nobita, biến cậu trở thành nhà khoa học số 1 trong tương lai. 

Ngay sau đó, Nobita lao vào học tập, tìm tòi, hy vọng có thể tìm ra được phép màu sửa chữa Doraemon. Chính nhờ đó, từ một cậu bé hậu đậu, yếu đuối, học dốt, Nobita ngay trong những năm học trung học đã vượt qua thiên tài Dekisugi và luôn là học sinh có điểm thi cao nhất trong mọi bài kiểm tra.

Năm 1975

Dekisugi: Nobita đã thay đổi... đúng không?

Shizuka: Không đúng! Mặc dù ngày xưa Nobita hậu đậu, lười biếng, lại còn... hay nhìn trộm tớ tắm, nhưng cậu ấy luôn cố gắng phấn đấu. Cậu ấy biết mọi người cần gì ở cậu ấy. Cho dù bốc thăm đen đủi, cậu ấy vẫn tươi cười. Cậu ấy là người mạnh mẽ! Từ khi Doraemon biến mất, cậu ấy chỉ biết làm việc mà chẳng nói gì với ai. Nhưng tớ luôn hiểu cậu ấy, Nobita...
Nói đến đây, một số "mọt" Doraemon có thể sẽ ngay lập tức phản biện lại bằng những điểm phi lý xuyên suốt bộ truyện:

1. Tại sao có cảnh sát tuần tra vũ trụ nhưng Nobita và Doraemon từ trước đến nay vẫn đi phiêu lưu xuyên thời gian thì thoải mái?

2. Con cháu Nobita trong tương lai tự nhận nghèo khó mà còn gửi Doraemon cho Nobita. Vậy con cháu Suneo sao không gửi mèo máy xịn cho ông tổ?

3. Tại sao Doraemon, một con rô bốt lỗi lại có những bảo bối thần kỳ như Tủ điện thoại yêu cầu, Lịch quy định nắng mưa...

Những câu hỏi này đều được giải thích bằng thuật ngữ "biến dị thời gian" trong đoạn kết: Việc Doraemon đến quá khứ từ lúc bắt đầu câu chuyện đến chương kết thúc fanmade là để gây ra biến dị thời gian lên Nobita. Nói cách khác, đây là cách đánh thức tiềm năng của Nobita - cậu bé được cả thế giới gửi gắm mơ ước và tương lai thông qua thử thách.

Năm 2023

Suneo: Dị biến thời gian? Có phải khi du hành thời gian, người ta gây ra những chuyện làm thay đổi lịch sử phải không?

Dekisugi, một trong những nhà khoa học hàng đầu thế giới lúc bấy giờ: Đúng vậy. Cậu có để ý rằng nền khoa học của chúng ta đang đi vào ngõ cụt, đúng chứ? Có một điều mà các cậu đã biết, đó là "khi Doraemon đến". Thì điều đó có liên hệ và ảnh hưởng đến tương lai. Thực ra, tốc độ tiến hóa của chúng ta là rất chậm, các cậu có để ý rằng...

Jaian: Đúng rồi. Các cậu có nhớ, lúc nhỏ chúng ta đã từng tưởng tượng rằng chúng ta có thể du hành ngoài vũ trụ khi lớn lên, đi lại qua những chiếc ống, hay được phục vụ đồ ăn bằng chỉ một nút bấm. Hoặc thậm chí là robot phục vụ...

Dekisugi: Đúng, tớ cũng đã nghĩ như thế! Mặc dù thế, cho dù tớ đã cố gắng hết sức để những chuyện đó có thể xảy ra, thậm chí tớ còn không tham gia các cuộc phiêu lưu với các cậu hồi xưa...

Và ngay trong tối nay, nền văn minh của chúng ta sẽ nhảy vọt nhờ vào một nhà khoa học. Vì sự kiện này có tầm ảnh hưởng to lớn đến lịch sử, điều này là cực tuyệt mật và đã được thông báo từ tương lai, "mọi can thiệp vào người đó cần phải được ngăn chặn". 

Suneo: Này, đừng nói với tớ rằng, nhà khoa học đấy là...

Dekisugi: Lời thề duy nhất của cậu ấy lúc nhỏ, cuối cùng thì tớ cũng đã hiểu! Cậu ấy vẫn thế, không hề thay đổi! Đúng, đó là "dị biến thời gian", nhưng đã được sắp đặt từ trước. 35 năm trước, niềm tin của thế giới và tương lai đã được đặt hoàn toàn vào cậu ấy.

Theo truyện, Doraemon ra đời vào năm 2112. Còn Nobita ra đời vào năm 1963, Nobita sửa xong Doraemon khi râu ria xồm xoàm, tầm 50 tuổi. Vậy là vào năm 2023, Nobita đã sửa chữa được Doraemon, một sản phẩm ra đời sau đó tới gần một thế kỉ!

Nói như một câu thoại của Dekisugi trong tập kết fanmade này: "Điều tối mật phải được đặt trên mọi thứ đã được thông báo từ tương lai: Mọi can thiệp vào người đó phải bị cấm ngặt!" Vậy là đã rõ! Việc Doraemon quay về quá khứ giúp đỡ Nobita không phải là chủ ý của con cháu dòng họ Nobi, mà chính là sứ mệnh nhằm tạo ra "biến dị thời gian".

Chính vì vậy, việc Nobita du hành vượt thời gian trong suốt những tập trước không hề bị cấm, mà ngược lại còn có đội tuần tra theo sát để đảm bảo cậu đi theo đúng dòng lịch sử đã được đặt ra. 

Và trong thời khắc quan trọng nhất, sự kiện lịch sử đó đã diễn ra: mèo máy gặp trục trặc nghiêm trọng, đội tuần tra thời gian ngăn chặn không cho phép thế giới tương lai can thiệp thêm, tiềm năng thực sự của Nobita đã được khai phá!

Đến đây, lại có một câu hỏi khác lớn lao hơn được đặt ra: Tại sao sứ mệnh lại lựa chọn Nobita - một cậu nhóc hậu đậu, yếu ớt, nhà nghèo... mà không chọn Dekisugi thông minh, Jaian khỏe mạnh hay Suneo giàu có để mọi chuyện có thể diễn ra dễ dàng, suôn sẻ hơn?

Câu trả lời đơn giản nhưng vô cùng ý nghĩa: Nobita là một đứa trẻ bình thường nhưng cũng rất đặc biệt. Chú bé Nobita chính là hiện thân của một "kẻ thua cuộc" mà bạn có thể dễ dàng bắt gặp ở bất cứ môi trường nào: không tài giỏi, không thu hút, không giàu có và cũng không có nhiều tài lẻ.

Cậu bé dễ bị lu mờ bởi những thứ giá trị hào nhoáng mà xã hội ngày nay dễ dàng tôn vinh. Nhưng, cũng chính cậu bé Nobita yếu ớt ấy, sẵn sàng đứng lên chống lại Jaina để bảo vệ quan điểm của mình, dùng hết sự chân thành ngây ngô của mình chinh phục Shizuka.

Và vẫn là cậu bé yếu ớt ấy, khi được Doraemon giao nhiệm vụ nuôi thú, cậu đã sáng tạo ra Rồng, Thiên Mã, Điểu Sư; hay với tài năng bắn súng tưởng chừng vô dụng trong thời bình, lại là thứ để cậu hạ gục trùm sát thủ quốc tế, giải cứu hành tinh tím...

Những phẩm chất, tài năng đáng quý ấy thật sự bật lên sau khi cậu gặp được Doraemon - một chú mèo máy sở hữu biết cao bảo bối thần kỳ và cũng là người bạn tri kỷ của Nobita. 

Mỗi đứa trẻ đều có trong mình những điều đặc biệt; và chúng cần được yêu thương, che chở, chắp cánh cho trí tưởng tượng để tạo nên những điều phi thường; thay vì bị hắt hủi, coi thường hay bắt nạt!

0
MB :Dân tộc ta có truyền thống yêu nước và được gìn giữ qua nhiề thế hệ. Vậy liệu tinh thần yêu nước xưa vad nay có sự thay đổi, khác biệt hay k TB 1. giải thích thế nào là tình yêu nước? Đây là tình cảm gắn bó thiết tha,chân thành với những thứ thân thuộc nơi mình chôn nhau cắt rốn 2 biểu hiện - lòng yê nước được thể hiện rõ ràng trong từng thời kỳ lịch sử của dân tộc *Thời kì chiến...
Đọc tiếp

MB :Dân tộc ta có truyền thống yêu nước và được gìn giữ qua nhiề thế hệ. Vậy liệu tinh thần yêu nước xưa vad nay có sự thay đổi, khác biệt hay k

TB

1. giải thích thế nào là tình yêu nước? Đây là tình cảm gắn bó thiết tha,chân thành với những thứ thân thuộc nơi mình chôn nhau cắt rốn

2 biểu hiện

- lòng yê nước được thể hiện rõ ràng trong từng thời kỳ lịch sử của dân tộc

*Thời kì chiến tranh

-Cầm súng chiến đấu chống lại kẻ thù. Không ngại khó khăn, gian khổ 

- Ở hậu phương hì gia tang sản xuất, chi viện lương thực, hực phẩm cho chiến rường

-Dẫn chứng: Võ Thị Sáu, Kim Đồng...

* Thời kỳ hoà bình

-Không ngừng nỗ lực góp phần xây dựng đất nước

-Còn được thể hiện qua các tình cảm giản dị: yêu gia đình, yêu thiên nhiên,...

3 vai trò ý ngĩa

- là điểm tựa tinh thần cho mỗi người

-cảm hứng sáng tác cho nghệ sĩ

-Là động lực để con người có ý thức ,trách nhiệm với bản than, gia đình ,xã hội và góp phần xây dựng đất nước

4 phản đề : vẫn còn có người chưa có lòng yêu nước , cưa thực sự cố gắng để xây dựng quê hương đất nước

5 kết bài khẳng định lại vấn đề nghị luận. Nhấn mạnh tầm quan trọng của tình yêu nước viws những hành động cụ thể nhằm nâng cao tinh thần yêu nước của giới trẻ hiện nayu t

 

 

1
25 tháng 1

Chúng ta sinh ra trong một đại gia đình Việt Nam, chúng ta phải biết sống hòa thuận với nhau, giúp đỡ nhau lúc khó khăn. Khi có chiến tranh, chúng ta cùng lòng một dạ kháng chiến chống giặc cứu nước. Quyết hi sinh tính mạng mình để khiến nước mãi mãi độc lập, tự do và hòa bình.

23 tháng 1

Khoảnh khắc giao thoa đẹp nhất của đất trời đó chính là mùa xuân. Khi những cơn gió nhẹ lướt qua cành lá, từng đàn chim nhỏ đang chấp cánh bay về tìm chút nắng ấm còn le lói hắt từ cuối trời xa. Đó chính là dấu hiệu của một mùa xuân.

Chỉ một khắc chuyển mình mà "đuổi" được cả mùa đông lạnh lẽo, giá buốt. Ai dám bảo xuân không tài tình? Nó thực sự rất biết cách nắm bắt cái hồn, cái tinh túy của vạn vật song không hề mang mộng tưởng sẽ can thiệp vào quy luật ngàn đời trong tạo hóa. Những giọt sương vươn lại trong không khí đầu xuân chính là giọt kết cho sự chuyển giao hài hòa của đất trời, là một trong những điểm nhấn sắc nét của thế giới xuân huyền ảo mà năng động. Dường như, trong những ngày này, chúng ta đã thấy và cảm nhận được cái không khí lạnh lẽo, ẩm ướt của mùa đông. Nó đang tự mình thu gọn lại thành khối, rồi tan biến đi khi khúc nhạc xuân vừa nhẹ nhàng "ngỏ lời chào", đồng thời nhường chỗ lại cho khoảng không khoáng đạt, dịu mát hiện hữu và sắc xuân tràn về. Trong khoảnh khắc thiêng liêng khi chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, dường như con người có một sự gắn kết đến kỳ lạ. Mùa xuân cũng được coi là mùa của tình yêu đôi lứa. Trải qua một năm với biết bao vui buồn, mùa xuân tới mang theo bao cảm xúc, khiến tình yêu đơm hoa và lan tỏa đi khắp mọi nơi trên “Trái đất này”. Mùa xuân đến từ những ánh mắt chan chứa sự hân hoan, sự yêu thương. Những câu hát này đã thể hiện rõ cảm xúc của bao con người khi đón chào một năm mới tràn về với hy vọng, háo hức, niềm tin yêu vào cuộc sống. Những đôi mắt hân hoan trên đường phố, những tiếng bước chân vội vã trở về nhà, những nụ cười hạnh phúc hòa vào không khí xuân như một bản giao hưởng đẹp đẽ với bao trầm, bổng cũng giống như một năm vừa qua đi. Trong khoảnh khắc giao thừa, con người mới có dịp nhìn lại tháng ngày quá khứ và hồi tưởng lại. Chúng ta đã có lúc là những đứa trẻ, háo hức đón Tết về trong tiếng pháo rộn ràng và ngẩn nhơ nhìn ngắm xác pháo bên thềm. Rồi sau đó, chúng ta trở thành những thanh niên chìm đắm trong tình yêu, trong công việc, trong một guồng quay không ngừng, để rồi khi nhìn lại mới thấy thời gian đã trôi đi quá nhanh. Mỗi mùa xuân về, hạnh phúc nhất của mỗi con người là được quây quần bên những người thân yêu, cùng nâng ly rượu Tết đầy hương vị và xúc cảm. Đó là thứ cảm giác thiêng liêng, đáng trân trọng nhất mà cho dù bao nhiêu năm trôi qua đi chăng nữa, không ai có thể quên được.

Sau khoảnh khắc giao thừa là một năm mới đầy mới mẻ đang chờ đón mỗi người ở phía trước. Xuân sẽ qua, hè đến, thu về, đông sang rồi lại xuân. Cuộc sống là một vòng tuần hoàn xoay vòng hết năm này qua năm khác. Cỏ cây, vạn vật và cả con người sẽ chẳng bao giờ có thể tồn tại mãi mãi. Nhưng cho “dù qua bao tháng năm dài” thì “tình người” vẫn là thứ luôn vẹn nguyên, không phôi phai theo thời gian. Những câu “chúc mừng năm mới” sẽ vẫn được con người trao nhau trong thời khắc thiêng liêng của đất trời, bây giờ và mãi mãi.

Ca dao dân ca phản ánh đời sống, tình cảm, tư tưởng của con người, thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, tình cảm gia đình, tình yêu đôi lứa. Vì là sản phẩm có tính truyền miệng nên ở mỗi địa phương sẽ có những dị bản. Bài viết này chúng tôi sẽ báo cáo về việc sưu tầm một số dị ca dao vẫn tồn tại ở địa phương các vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ.

     Văn học dân gian nói chung và ca dao nói riêng là những sản phẩm của người lao động. Được hình thành từ thời xa xưa nhằm đáp ứng nhu cầu bày tỏ tình cảm đời sống tinh thần phong phú của nhân dân ta. Tính dị bản là một trong những đặc điểm thú vị của ca dao, cho nên mới có tình trạng cùng là một bản nhưng câu chữ có thể khác nhau, tuy nhiên nội dung thì không thay đổi.

      Bài nghiên cứu tập trung khai thác và phân tích một số dị bản của các ca dao nhằm có cơ sở đối chiếu, so sánh. Từ đó thấy được sự phong phú, đặc sắc của ca dao cũng như sự biến hoá tài tình của nhân dân ta trong việc lựa chọn câu chữ để thể hiện đời sống tư tưởng, tình cảm.

      Hẳn nhiều người đều biết đến bài ca dao “Tát nước đầu đình” một trong những bài ca dao rất hay, sâu sắc. Đây là bài ca dao nói về tình yêu đôi lứa, chàng trai tỏ tình với người con gái thông qua chuyện vá áo, khâu áo. Với bài ca dao này người ta tìm thấy với hai dị bản. Bản ở Phú Yên không nói đến lợn mà nói đến heo; không nói từ khâu mà nói từ vá, không “giúp đôi chăn” mà “giúp đôi áo”, không “đèo buồng cau” mà “đèo bông tai”,... Tính dị bản khiến mỗi bài ca dao mang đậm đặc trưng của vùng miền, thể hiện được sự phong phú và tinh tế trong việc lựa chọn từ ngữ, hình ảnh của nhân dân ở từng địa phương.

      Trong kho tàng ca dao dân ca còn có rất nhiều nhưng dị bản khác, chẳng hạn trong bài ca dao:

Gió đưa gió đẩy về rẫy ăn còng

Về kinh ăn cá về đồng ăn cua

Lại có một dị bản khác:

Gió đưa gió đẩy về rẫy ăn còng

Về bưng ăn ốc về đồng ăn cua

      Chúng ta không bàn đến câu nào đúng, câu nào sai vì ở mỗi vùng miền đều có những nét đặc trưng khác nhau. Quê anh có sông thì quê tôi có rạch, quê anh nhiều cá thì quê tôi nhiều ốc. Tôi thuận theo đặc trưng của quê tôi để viết, chẳng ai cấm cản được. 

      Trong chùm ca dao châm biếm cũng ghi nhận rất nhiều những bài ca dao biến thể, chẳng hạn:

Chồng người đánh bắc dẹp đông

Chồng em ngồi bếp giương cung bắn mèo

Thì lại có dị bản khác:

Chồng người đánh bắc dẹp đông

Chồng em ngồi bếp sờ mông con mèo

      Tuy khác nhau ở các từ ngữ nhưng về nội dung cơ bản thì vẫn giống nhau, vẫn là để phê phán những ông chồng vô tích sự, không làm nên trò trống gì trong xã hội, không giúp được gì cho gia đình, mọi công việc đều đổ dồn lên đầu người phụ nữ. Chùm ca dao than thân, trách phận với motip quen thuộc như thân em, chiều chiều cũng ghi nhận khá nhiều các bài ca dao dân ca có các dị bản khác nhau như:

Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều 

Thành:

Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Mẹ ơi mẹ hỡi mau mau gởi tiền

      Chúng ta thấy vế đầu tiên của bài ca dao vẫn giữ nguyên, chỉ khác ở câu thơ thứ hai. Từ “trông về quê mẹ…” sửa thành “mẹ ơi mẹ hỡi mau mau gởi tiền”, ý tứ của bài ca dao thứ hai có vẻ thời đại hơn, trần tục hơn, có lẽ nó ra đời sau, dựa trên sự cải biên của bài ca dao một.

      Một số bài ca dao trong đời sống sinh hoạt hàng ngày cũng có các dị bản khác như:

                          Dạy con từ thuở còn thơ

Dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về thành “dạy vợ từ thuở ban sơ mới về”

      Còn rất nhiều các bài ca dao có những dị bản hay mà trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi chưa nghiên cứu được. Có thể nói tính dị bản là một trong những nét đặc sắc của ca dao dân ca Việt Nam nói riêng và kho tàng văn học dân gian Việt Nam chung. Dị bản không chỉ xuất hiện trong ca dao, tục ngữ mà còn có trong truyền thuyết, cổ tích, truyện ngụ ngôn,… Việc tiếp tục triển khai các bài nghiên cứu về tính dị bản trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về tính phong phú, sinh động của thể loại văn học truyền miệng này. Từ đó  có cơ sở để khám phá những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của nó.